Hôm nay,  

Tài Liệu Về Biên Giới-lãnh Hải: Kế Hoạch Lấn Biển Đông Vn Do Tq Tiến Hành Từ Năm 1950 (kỳ 1)

22/02/200200:00:00(Xem: 4577)
Kỳ 1: Từ Đảo Phú Lâm đến Quần đảo Hoàng Sa
Vương Hồng Anh tổng lược
LTS: Trong gần 2 tháng qua, Việt Báo đã phổ biến nhiều bài viết, tài liệu liên quan đến sự kiện CSVN nhượng đất và lãnh hải Hiệp ước Biên giới Việt-Trung ký ngày 30-12-1999 phê chuẩn ngày 9-6-2000, và Hiệp ước Vịnh Bắc Bộ ký ngày 25-12-2000. Theo nhận định của nhiều phân tích gia quốc tế và Việt Nam, cứ theo đà này, trong một thời gian không xa, đảng và nhà nước CSVN sẽ lại ký các Hiệp ước Biển Đông để nhượng cho TQ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh hải của Việt Nam. Để giúp bạn đọc có những tài liệu về chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam, vào mỗi số báo Thứ Bảy hàng tuần, VB sẽ lần lượt đăng tải các bài tổng hợp về biên giới-lãnh hải VN. Phần thứ nhất của loạt bài này sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số sự kiện liên quan các đến kế hoạch lấn chiến Hoàng Sa mà TQ tiến hành từ 1950 đến nay.
* Sự kiện hòn đảo Phú Lâm năm 1950
Cách đây 52 năm, vào năm 1950, sau khi chiếm trọn Hoa Lục, Trung Cộng đã đưa quân ra chiếm hòn đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa mà trước đó vào tháng 11/1946, lực lượng Quốc quân của Tưởng Giới Thạch đã chiếm. Trước đó, ngày 29-10-1946, Quốc quân Trung Hoa đã gửi 4 chiến hạm từ đảo Hải Nam đến Hoàng Sa, các chiến hạm này đã đụng độ với toán quân Việt-Pháp do sĩ quan Pháp chỉ huy, cuối cùng 4 chiến hạm này rút lui. Quốc quân Trung Hoa trên các chiếm hạm này đã quay ra chiếm đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa vào ngày 29-11-1946. Hơn 3 năm sau, Trung Cộng chiếm Phú Lâm, biến đảo này thành một căn cứ đồ sộ: làm đường xe hơi chạy từ đầu tới cuối đảo, xây một công sự gồm 5 dãy nhà 6 căn, 4 dãy nhà 2 căn và cột ăng-ten cao 12 mét. Vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ 20, Trung Cộng cho xây cất 50 cơ sở và 1 cầu tàu dài 100 mét. Trung Cộng cũng đã chiếm đảo Linh Côn trong nhóm đảo Linh Côn, tất cả đều thuộc lãnh hải VN.
24 năm sau đó, ngày 19 tháng 1/1974, Trung Cộng đã huy động một lực lượng mạnh để đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa. Trước khi trình bày diễn tiến của trận hải chiến tại Hoàng Sa giữa quân Trung Cộng và Hải quân VNCH, VB xin lược trình toàn cảnh về Hoàng Sa trước 1974 dựa theo tài liệu của nhà sử học Trần Thế Đức được phổ biến trong đặc san Sử Địa của Đại học Sư phạm Sài Gòn ấn hành năm 1974. Những ghi nhận dưới đây được sử gia Trần Thế Đức ghi lại theo lời kể của một số nhân viên khí tượng đã đến đảo này vào cuối tháng 11/1973.
* Câu chuyện về chuyến tàu đến đảo quần đảo Hoàng Sa
Lúc 7 giờ 30 tối 30-11-1973, Chiến hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 rời hải cảng Đà Nẵng, ra khơi trực chỉ hướng Đông để tới mục tiêu là đảo Hoàng Sa, một đảo trong quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng chừng 200 hải lý. Chiến hạm có tốc độ khá mau, lúc đó đi mất 14 tiếng đồng hồ, trước kia mất 16-17 giờ. Những người ra đảo Hoàng Sa nhiều lần nói rằng tàu bây giờ chạy nhanh hơn thời Pháp nhiều lắm. Xưa kia, chiếc La Modepiquer khởi hành lúc 4 giờ chiều, mà tới 12 giờ trưa hôm sau mới tới đảo.
Chiến hạm HQ 16 có nhiệm vụ vận chuyển một số quân nhân (1 trung đội) và bốn nhân viên dân chính thuộc nha Khí tượng ra thay thế các quân nhân và công chức tại đảo này từ ba tháng trước. Đây là công tác bình thường của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Trước đây, Hải quân Pháp hoạt động tại Đông Dương cũng có sứ mạng tương tự như tuần dương hạm này. Thời kỳ đó, cùng với các nhân viên khí tượng người Việt, các quân nhân Pháp và Việt xưa kia được liên lạc với đất liền một tháng một lần, có khi ba tháng, không nhất định.
Trong số những người đi chuyến tàu này có người ra đảo vài lần, có người đếm được lần thứ 16 nhưng cũng có người ra đi lần đầu. Có người đã từng quen với sóng biển, nhưng cũng có người lần đầu tiên bước xuống tàu. Nhóm người ra đảo gồm 2 thành phần: thành phần thứ nhất gồm 1 trung đội Địa phương quân thuộc Tiểu khu Quảng Nam do 1 trung úy chỉ huy. Ngoài vũ khí cá nhân, cộng đồng, mỗi quân nhân chỉ mang theo vài gắp đạn. Trên biển cả mênh mông này chỉ quý nhất là chất nổ: lựu đạn, béta, plastic, họ đem theo càng nhiều càng tốt. Thành phần thứ hai là 4 người thuộc ngành khí tượng, trong đó có ông Nguyễn Kim Nhường, trưởng ty; Đặng Đình Võ, Võ Vĩnh Hiệp: chiêm sát viên; Nguyễn Văn Tấn: lao công. Sự phân biệt chỉ có giá trị trên giấy tờ. Ở ngoài đảo, trưởng ty cũng phải làm việc như các nhân viên khác. Các ông Nhường, Võ, Hiệp làm ở nha Khí tượng Sài Gòn, ông Tấn làm ở Trung tâm Khí Tượng Đà Nẵng. Ông Hiệp ra đảo Hoàng Sa lần này là lần thứ 16. Ông Nhường ra lần này là lần 10, ông Tấn ra lần thứ ba, còn ông Võ ra lần đầu.

Ngoài những hành khách trên, chiến hạm HQ còn có thêm một nhóm hành khách khác gồm 4 quân nhân thuộc Tiểu khu Quảng Nam, có nhiệm vụ lo việc chuyên chở. Khi tới đảo, 4 quân nhân này sẽ phụ trách việc đưa các quân nhân từ tàu vào đảo và từ đảo ra tàu. Bốn quân nhân này không ở lại đảo, theo tàu về Đà Nẵng sau khi xong công việc. Hành trang của họ chỉ có hai chiếc tàu cao su, tới đảo, họ sẽ bơm lên, thả xuống biển để di chuyển. Trung đội Địa phương quân và toán nhân viên khí tượng, ngoài quần áo đem theo, phải đem theo lương thực đủ ăn trong 3 tháng. Từ đây đến ba tháng sau, không có chuyến tàu nào từ đất liền chạy ra, trừ khi có chuyến khẩn cấp. Gạo chiếm phần chính trong số lương thực họ mang theo. Ngoài gạo, họ phải đem theo các thức ăn có thể để lâu được như đồ hộp, hột cải và rau để trồng, nhất là không thể thiếu được gia vị, vì gia vị làm giảm mùi tanh của cá biển.
Sau một đêm dài vật lộn với sóng gió, con tàu vẫn trực chỉ hướng mặt trời mọc. Khi mặt trời đả sáng rõ, một vùng trắng xóa hiện ra rõ dần trên vùng biển xanh. Đó mới là đảo Quang Ảnh (Vĩnh Lạc, Money) mà thôi. Đảo Quang Ảnh hiện rõ dần, rồi lại mờ dần đằng sau tàu. Một đảo khác lại hiện ra ở mé phải bên của tàu. Đó là đào Hữu Nhật. Xa hơn Hữu Nhật một chút là Hoàng Sa. Nhưng sao lạ, tàu không ghé vào đảo. Đảo Hữu Nhật đang bị bỏ xa dần. Còn ở mé trái của tàu, Hoàng Sa cũng đang lùi dần. Thì ra tàu phải đi về phía đông để tránh đá ngầm ven đảo, rồi mới kiếm chỗ đậu gần cầu tàu. Hai chiếc xuồng cao su được toán quân nhân lo việc chuyển vận bơm lên, thay phiên nhau chở người và đồ đạc từ tàu vào cầu tàu, rồi lại chở người từ đảo ra tàu. Hai trung đội Địa phương quân bàn giao công việc phòng thủ đảo, ngày N của trung đội mới đến bắt đầu...
* Kế hoạch phòng thủ tại đảo Hoàng Sa
Trước năm 1945, Pháp chỉ lập căn cứ ở đảo Hoàng Sa (Pattle) một đảo gần đất liền để tàu ra cho gần. Đảo Hoàng Sa tuy không bằng đảo Phú Lâm (IIe Boisée), nhưng ở gần trung tâm quần đảo, gần nhiều đảo, việc kiểm soát dễ dàng hơn ở Phú Lâm. Các toán lính khố xanh và lính Pháp đồn trú trên đảo có xà lúp thường xuyên đi kiểm soát các đảo. Thời Pháp thuộc, số lính khố xanh trấn đóng tại đây chừng vài chục người, dưới quyền chỉ huy của một sĩ quan Pháp. Khi Nhật đảo chánh Pháp (tháng 3/1945), anh em trên đảo bị bỏ rơi, bèn kiếm gỗ làm bè thả trôi về đất liền. Sau mấy ngày nhịn đói, khát, họ tách vào bờ biển Qui Nhơn.
Sau khi Nhật đầu hàng, Pháp trở lại Đông Dương họ lại ra trấn giữ đảo. Toán khí tượng đầu tiên sau khi Pháp trở lại Đông Dương, ra đảo làm việc vào tháng 9/1947. Toán quân nhân Pháp gồm 1 trung đội hoàn toàn người Pháp. Lúc ấy tình thế đã biến chuyển. Tàu không đi vòng ra nhóm Tuyên Đức . Nghe nói nơi đó người Tàu đã chiếm rồi (đã trình bày ở phần đầu). Mỗi buổi sáng trời tốt, anh em bảo vệ đảo nhìn về phía Đông Bắc thấy hòn đảo Phú Lâm qua kính thiên văn mà thấy xót xa. Người Pháp canh phòng các đảo rất kỹ. Họ dùng xà lúp đi tuần quanh các đảo luôn. Chân cầu tàu năm 1974 còn dấu tích căn nhà để xà lúp. Họ xua đuổi các tàu bè lại gần đảo. Đuổi mà không đi là họ bắn ngay.
Năm 1955, Pháp rút khỏi Việt Nam, việc bảo vệ đảo do một đơn vị Quân đội Quốc gia Việt Nam đảm trách (Ngày 26 tháng 10/1955, nền Đệ nhất Cộng Hòa thành lập, Quân đội Quốc gia Việt Nam cải danh thành Quân đội Việt Nam Cộng Hòa). Về sau, một tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến Việt Nam Cộng Hòa có nhiệm vụ bảo vệ các đảo còn lại. Sau đó, số quân đóng trên đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa, Duy Mộng và các đảo khác rút xuống còn 1 đại đội, và do đại đội thuộc tiểu đoàn 42/162 đảm trách. Ngày 8 tháng 5/1957, Hải vận hạm Hàn Giang chở một đại đội Thủy quân Lục chiến khác từ Nha Trang ra thay thế. Đơn vị Thủy quân Lục chiến có đầy đủ phương tiện nên thường xuyên tổ chức đi tuần, canh phòng.
Ngày 5-10-1959, Tỉnh đoàn Bảo An tỉnh Quảng Nam có nhiệm vụ bảo vệ quần đảo. Đơn vị này cử 43 quân nhân Bảo An ra thay đại đội Thủy quân Lục chiến để giữ các đảo trên. Tuy vậy, trên đảo Hoàng Sa vẫn còn 1 trung đội Thủy quân Lục chiến gồm 30 người. Giữa năm 1964, Bảo An đổi thành Địa phương quân. Lực lượng Bảo An tỉnh Quảng Nam thuộc bộ chỉ huy Tiểu khu của tỉnh này. Đơn vị Địa phương quân phương tiện eo hẹp, không có ca nô đi kiểm soát các đảo, nên chỉ trấn đóng trên đảo Hoàng Sa mà thôi. Về sau, quân số giảm xuống, chỉ còn 1 trung đội do 1 sĩ quan cấp thiếu úy hoặc trung úy chỉ huy. Riêng với trung đội vừa đến đảo vào sáng 1/12/1973 là trung đội cuối cùng trước khi trận hải chiến xảy ra. (Còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.