Hôm nay,  

Chìa Khĩa Phát Triển

26/04/199900:00:00(Xem: 18832)
Việt Nam cũng như nhiều nước chưa phát triển khác vẫn tin rằng dân số là một trở ngại cho phát triển, và đã tập trung nỗ lực vào khẩu hiệu chống nhân mãn, xem đó như một phép thần có thể cứu nguy kinh tế. Điều này còn được chính cơ quan dân số Liên Hiệp Quốc hỗ trợ. Nhưng điều suy nghĩ khác biệt giữa các lãnh tụ CSVN và viên chức LHQ chính là việc cải tổ cơ cấu kinh tế: giữa một cơ quan LHQ tin rằng hạn chế sinh sản chỉ là yếu tố phụ của phát triển, và một Hà Nội tin rằng triệt sản là phép thần cứu được chế độ, một trong những ngụy biện dễ gặp trong bất kỳ hội nghị nào của nhà nước và cũng để tránh né những nan đề thật mà đất nước đang gặp.
Có thật là Việt Nam không sản xuất đủ gạo nuôi dân, trong khi lại viện trợ cho Cuba và Bắc Hàn hàng trăm triệu tấn gạo, và xuất cảng gạo đã đứng nhì thế giới sau Thái Lan" Vấn đề thực sự nằm nơi đâu giữa quan hệ dân số và phát triển"
Niềm tin rằng nhân mãn là hiểm họa lớn nhất mà thế giới đối diện thực sự đã khởi phát từ hai thế kỷ trước. Năm 1798, tổ sư kinh tế học Thomas Malthus đã viết “An Essay on the Principles of Population.” (Tiểu Luận Về Các Nguyên Lý Của Dân Số) Nhưng rồi các tiên đoán của ông về mức tăng dân số và sự chết đói đã sai hoàn toàn, ít nhất là cả cho tới bây giờ.
Nhưng hơn một thập niên sau Thế Chiến II, nghĩa là trong thời Chiến Tranh Lạnh, nhiều kinh tế gia cũng vẫn xem chìa khóa phát triển cho các nước nghèo là phải cắt giảm dân số. Đúng là có vấn đề nhân mãn, nhưng bây giờ thì ai cũng có thể thấy đó không phải là chìa khóa phát triển. Thậm chí, lúc đó nhiều kinh tế giá mỹ còn xem mô hình kinh tế hoạch định của chủ nghĩa xã hội như là cách duy nhất mà các nước nghèo có thể thoát nguy, điều mà tới cuối thập niên ‘80 và đầu ‘90 thế giới đã chứng tỏ ngược lại, rằng chính các nước XHCN mới thật là đói nghèo và khối Liên Xô cùng Đông Âu CS đã đua nhau sụp đổ hết chữa.
Nhớ lại năm 1957, kinh tế gia Hoa Kỳ Paul A. Baran tại Đại Học Standford đã viết, “Việc xây dựng một nền kinh tế hoạch định có tính xã hội chủ nghĩa là một điều kiện chủ yếu để có các thành tựu xã hội và kinh tế tại các nước chưa phát triển.”

Tới ngay như kinh tế gia giải Nobel, Paul Samuelson, còn khẳng định rằng các nước chưa phát triển “không thể nâng đầu cao khỏi mặt nước bởi vì sản lượng của họ quá thấp tới nỗi họ không thể để giành vốn đầu tư...” Và đó khởi đầu của lý thuyết “chu kỳ đói nghèo.”
Nếu nhìn như vậy, thì nhân loại bây giờ vẫn còn sống trong hang vậy, và có ai nhớ rằng vào năm 1776 thì nước Mỹ độc lập đang là một nước kém phát triển. Vậy mà Mỹ đã trở thành số một thế giới mà không cần vay tiền Ngân Hàng Thế Giới WB hay Quỹ Tiền Tệ IFM hay xin viện trợ gì cả... Vậy thì chìa khóa phát triển ở đâu"
Chắc chắn không phải là “dân số” như Hà Nội cố ý nhồi nhét vào đầu dân mình, bởi vì dưới một chế độ quản lý tốt đẹp thì chính dân số lại có thể trở thành đũa thần kinh tế.
Cứ nhìn những đối chiếu, theo các con số về dân số thế giới có được từ 1950 tới 1983, thì Tây Đức có mật độ dân số cao hơn và mức tăng dân số cao hơn Đông Đức. Cũng y hệt như vậy là: Nam Hàn đối với Bắc Hàn; Đài Loan, Hồng Kông và Singapore đối với Trung Quốc; Hoa Kỳ đối với Liên Xô. Riêng Nhật so với Ấn Độ thì có mật độ dân số cao hơn, nhưng lại có mức tăng dân số thấp hơn một chút.
Và bất kể là mật độ dân số cao hơn (nghĩa là đất hẹp người đông), Tây Đức, Nam Hàn, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Mỹ và Nhật lại có mức tăng kinh tế cao vọt hơn các nước có mật độ dân số thấp hơn và mức tăng dân số thấp hơn. Thậm chí tới như Hồng Kông không có đất trồng nông nghiệp nhưng lại là trung tâm tài chánh Á Châu.
Chúng ta không cần nhắc tới kế hoạch Bước Nhảy Vọt của Trung Quốc đã làm 30 triệu dân chết từ 1959 tới 1961. Nhưng từ khi giảm bớt cái màn kinh tế hoạch định XHCN thì sản lượng thực phẩm trên đầu người của Trung Quốc mới tăng gấp đôi (tức là gấp hai lần) và mức tăng cứ đều đều lên. Lý do có phải vì hạn chế sinh sản" Không. Chỉ vì năm 1979, Trung Quốc đổi chính sách nông ngiệp, và tới năm 1982 thì biến khu vực nông nghiệp từ hợp tác xã tập thể sang nông nghiệp cá nhân.
Đó là bài học mà VN cần suy nghĩ. Chính nền kinh tế thị trường, quyền sở hữu tư, các định chế pháp lý và dân chủ mới là đũa thần kinh tế. Trung Quốc chỉ học được có “một vài chiêu thức Tây Phương” cũng đã thoát nghèo, huống gì nếu VN đi theo tận cùng con đường dân chủ thì có đói nghèo nào mà cản trở nổi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.