Hôm nay,  

Đông Nam Á Và Khủng Bố

18/11/200100:00:00(Xem: 3964)
Chi nhánh Công ty Xăng Dầu BP của Anh ở Sàigòn đóng cửa mấy ngày để khử trùng bịnh than. Các giới thẩm quyền y tế xác nhận chất bột màu trắng phát hiện trong phòng họp của công ty sau khi thử nghiệm, có chứa bào tử vi khuẩn bịnh than. Sàigòn hiện là trung tâm kinh tế lớn nhứt của một nước Cộng sản. Công an mật vụ dày đặc như rươi, kiểm soát nhân dân chặc chẽ bằng nhiều biện pháp không hề thấy ở các nước dân chủ, như hộ khẩu, khai tạm vắng tạm trú, mà còn như vậy. Còn Tokyo, Seoul, Hong Kong, Manila, chỗ nào nhà cầm quyền cũng cảnh giác cao và thủ kỹ. Liệu trong những này sắp tới Vùng Đông Nam Á ra sao" Có thể trở thành mảnh đất dụng võ của khủng bố không"

Khi nói đến khủng bố, bây giờ thông thường người ta nghĩ ngay đến Trung Đông, Bin Laden và al Qaida. Và xa xưa hơn thì nhớ đến Nhóm Tháng 9 Đen. (Cũng con số 9 đầy biến cố lớn ở VN của Oâng Trạng Trình, "Cữu cữu càn khôn thiên dĩ định". Không biết tại sao người Hoa tin đó là con số hên có lẽ vì thích chơi bài 9 nút chăng!).

Nhưng những chuyên viên chống khủng bố và các nhà phân tách thời cuộc không nghĩ giản dị như vậy. Trước khi chi nhánh Công ty Xăng Dầu BP của Anh ở Sàigòn bị khủng bố bằng Anthrax, Tổ hợp Tham vấn Heritage Foundation tại Washington, ngày 23 tháng 10 rồi, có công bố một bản tham cứu, báo động dư luận. Rằng Đông Nam Á có thể là đất dụng võ của khủng bố (Army Times). Tài liệu này chỉ định rõ các nước ven Thái Bình Dương -- đặc biệt Nam Dương, Mã Lai, và Phi Luật Tân là mục tiêu đáng lo đề phòng nhứt.

"Đông Nam Á là một mặt trận khác trong cuộc chiến chống khủng bố," Dana Dillon và Paolo Pasicolan, hai nhà chuyên phân tích của Heritage Foundation nói chắc nịt như vậy. Đông Nam Á có rất nhiều nhóm Hồi giáo chính thống cực đoan, quá khích, cảm tình viên của Trùm Khủng Bố Bin Laden. "Vì vậy vùng ấy là một nơi an toàn lý tưởng cho y và cho các căn cứ của y để từ đó tung ra những cuộc khủng bố phản công lại Mỹ."

TT Bush xác nhận trước khoáng đại lưỡng viện Quốc Hội Mỹ rằng Bin Laden và Al Qaida có dính líu đến cuộc khủng bố giết hại 5000 người Mỹ. "Cuộc chiến của chúng ta bắt đầu với Al Qaida, nhưng không ngừng ở đó," Oâng tuyên bố, trù tính một cuộc chiến lan rộng và bền bĩ đến "khi nào mọi nhóm khủng bố bị phát hiện, chận đứng và đánh bại."

Theo tham vấn của Heritage Foundation, Mỹ cần quan tâm và hành động nhiều hơn ở Đông Nam Á. Cụ thể là giúp huấn luyện chống khủng bố và cung cấp vũ khí cho quân lực các nước trong vùng này.

Vì rằng nạn tham nhũng tràn lan, năng lực yếu kém của bộ máy thi hành luật pháp, và sự cộng tác không nhịp nhàng của các cơ quan công quyền của các nước trong vùng là những trở ngại trong việc truy tầm các tổ khủng bố đang hoạt động ở Đông Nam Á.

Nam dương là quốc gia Hồi giáo lớn nhứt trên thế giới, với 206 triệu dân trong đó 170 triệu theo Hồi giáo. Nước này cũng là nước có dân số đứng hàng thứ tư trên thế giới. Vị Tân Tổng thống, Megawati Sukarnoputri, cảnh báo ngày 28 tháng 10, rằng tính đa sắc tộc và bạo lực đang làm cho nước này chia rẻ. Nếu bạo lực cứ tiếp diễn, tình hình sẽ khẩn trương hơn." Chúng tôi có thể trở thành Ballkan ở Đông Nam Á."

Mã lai đa số dân cũng theo Hồi giáo. Cảnh sát đã từng nhiều hình thức khủng bố để triệt hạ những người đối lập chống lại Thủ Tướng Mohammad Mahatir.

Phi luật Tân, Hồi giáo chiếm chỉ 5% dân số thôi, nhưng là thiểu số tích cực hoạt động. Nhiều nhóm Hồi giáo Phi rõ ràng đã liên kết với Al Qaida. Nhóm của Abu Sayyaf đã tập họp được những cán bộ đã từng sát cánh chiến đấu với Bin Laden ở A phú hản trong thập niên 1980 trong cuộc chiến chống Quân liên xô xâm lược. Nhóm này còn và đang hoạt động tích cực nhứt ở Phi hiện thời. Hồi tháng 5, Abu đã bắt cóc một số khách du lịch, trong đó có ba người Mỹ, và giết chết một người. Năm 1995, kết quả điều tra cho biết Abu âm mưu ám sát Đức Giáo Hoàng La mã, đặt bom 12 phi cơ hành khách, và cuớp một máy bay khác để trực tiếp tấn công vào Trụ sở Trung ương của CIA Mỹ ở Langley, Virginia.

Còn các nước khác tuy ít người Hồi giáo, nhưng rất nhiều cơ sở làm ăn, điểm đóng quân, cơ quan ngoại giao của các nước trong Liên minh Quốc tế chống khủng bố, đặc biệt là Mỹ, Anh. Cuộc khủng bố chi nhánh Công ty Xăng dầu BP đặt ở Sàigòn đã gặp phải là một điều đáng suy nghĩ.

Nhân dân và chánh quyền các nước ở Đông Nam A nói chung không yễm trợ quân khủng bố, Heritage Foundation kết luận. Nhưng tình hình đia lý, chánh trị phức tạp của Vùng tạo nơi đây thành đất dụng võ cho khủng bố.

Do vậy, song song với chiến dịch tiểu trừ khủng bố ngay hang ổ của chúng ở A phú hản, Mỹ cần tăng cường trực tiếp yểm trợ cho Phi luật tân và vận động khối Asean hậu thuẩn mạnh cho nước này hơn nữa. Giúp đỡ huấn luyện, cung cấp khí tài cho các nước trong vùng trong công cuộc chống khủng bố. Tự nhiên chỉ giúp tiền của và vũ khí cho chánh quyền nào thực sự chống khủng bố, chớ không để lọt vào tay kẻ tham nhũng, độc tài lạm dụng để khủng bố lại nhân dân mà họ ïthống trị. Giải pháp lý tưởng là để chánh quyền đia phương và lực lượng sở tại tiểu trừ khủng bố, thì mới đào tận gốc, bốc tận rễ khủng bố được.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.