Hôm nay,  

Đại Nhạc Hội "vòng Tay Hy Vọng"

22/10/200100:00:00(Xem: 4104)
Tối Thứ Sáu, 19/10/01, tại Bankstown Town Hall sẽ có buổi đại nhạc hội "Vòng Tay Hy Vọng" với chủ đề "Tuổi trẻ hát cho đồng bào tỵ nạn". Đây là một buổi đại nhạc hội với hai ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, đại nhạc hội tuy do CĐNVTD NSW và Hội Đồng Yểm Trợ Đồng Bào Tỵ Nạn Úc Châu tổ chức, nhưng được sự đóng góp với đầy nhiệt tâm của giới trẻ Việt Nam, bao gồm học sinh, sinh viên tại các trường đại học ở NSW, Đoàn Thanh Niên Đồng Tâm, Nhóm Sóng Việt & các Hội Đoàn Trẻ trong cộng đồng người Việt. Thứ hai, toàn bộ tiền thu được trong buổi đại nhạc hội sẽ được gửi qua Phi Luật Tân để giúp đỡ thuyền nhân Việt Nam.

Như chúng ta đã biết, hiện tại có khoảng 2,000 thuyền nhân Việt Nam còn kẹt lại tại Phi Luật Tân. Họ là những người Việt thuộc những làn sóng tỵ nạn cuối cùng đặt chân đến Phi Luật Tân vào cuối thập niên 1980, nên phải đối diện nhiều cuộc thanh lọc cay nghiệt và bị kẹt lại tại Phi. Suốt thời gian trên dưới 10 năm qua, cộng đồng người Việt trên toàn thế giới, trong đó có cộng đồng người Việt tại Úc và Hội Đồng Yểm Trợ Đồng Bào Tỵ Nạn Úc Châu, đã tổ chức nhiều cuộc lạc quyên, gây qũy... để giúp đỡ những người tỵ nạn Việt Nam tại Phi trên phương diện kinh tế, đồng thời vận động chính giới tại quốc gia sở tại để tái định cư một số gia đình, hoặc cá nhân, trên căn bản đoàn tụ gia đình, hoặc diện con lai.

Theo Bản Tin mới nhất của CĐNVTD/UC (được đăng trong số báo tuần này trang 30), thì gia đình N.T.Hương 4 người, trường hợp cuối cùng trong số 8 gia đình (19 người) tị nạn Việt Nam ở Phi Luật Tân trong diện có cha mẹ hoặc con ruột ở Úc bảo lãnh, đã rời Phi Luật Tân qua Úc hồi giữa tháng 9, sau khi được Bộ Trưởng Di Trú chấp thuận trong chương trình "Nhân Đạo Đặc Biệt" của Úc. Ngoài ra, 2 người thuộc diện "religious worker", tên P.P.Vân và Đ.P.Lê, cũng đã qua Hoa Kỳ hồi đầu tháng 9.

Trong nỗ lực giúp đỡ người Việt tỵ nạn còn kẹt tại Phi suốt thời gian qua, bên cạnh vai trò quan trọng của BCH Cộng Đồng NVTD/UC và Hội Đồng Yểm Trợ Đồng Bào Tỵ Nạn Úc Châu, còn có nhiều gương mặt tiêu biểu như LS Trịnh Hội, cô Linda Phillip, Luật sư Nguyễn Hoàng Vũ, Dominic Đặng, Alison Phan, Nguyễn Uyên... Đặc biệt, cô Linda Phillip là một người Úc trẻ tuổi, trước những việc làm thiện nguyện đầy ý nghĩa mà cộng đồng người Việt theo đuổi tại Phi, cô đã xúc động, quyết định tình nguyện làm việc không lương bằng cách sang Phi dậy Anh văn cho người Việt tỵ nạn.

Nhận thức được những thiếu thốn của người Việt tỵ nạn tại Phi, nhất là những thua thiệt về giáo dục của trẻ em tỵ nạn, tại Úc trong thời gian gần đây đã có sự nhập cuộc dấn thân đầy hào hứng của thanh niên sinh viên học sinh Việt Nam qua các tổ chức như Hands For Hope (Góp Một Bàn Tay) ở Melbourne, River Of Hope (Vòng Tay Hy Vọng) tại NSW.

Trong bản Thông Báo Đại Nhạc Hội Vòng Tay Hy Vọng được trình diễn vào tối Thứ Sáu, 19/10, Ban Tổ Chức đã mở đầu bằng những dòng chữ rất chân tình và cảm động: "Trong khi chúng ta đang sống trên một Quốc Gia đầy đủ nhu cầu tiện nghi và vật chất, thì đồng bào ta ở Trại Tị Nạn Phi Luật Tân, đang sống trong thiếu thốn, mỏi mòn và tuyệt vọng. Vậy mỗi người trong chúng ta, hãy nới rộng vòng tay nhân ái, đem lại niềm hy vọng cho đồng bào ta, dù là nhỏ nhoi, nhưng sự quan tâm của chúng ta, cũng là sự an ủi, khích lệ cho những người đang thiếu may mắn hơn ta nhiều lắm. Ngạn ngữ Việt Nam có câu: Miếng khi Đói, bằng gói khi No. Mỗi Gia Đình, Cá Nhân chúng ta, của ít lòng nhiều, mỗi người một tay, dù chúng ta đóng góp nhỏ, cũng trở thành hy vọng lớn của những người còn đang tuyệt vọng ở Trại Tỵ Nạn bên Phi..."

Rõ ràng trước sự dấn thân đầy nhiệt tình và chân thành của tuổi trẻ Việt Nam, thế hệ cha anh tại Úc, ai ai cũng vui mừng và cảm động. Những lần gặp anh chị em sinh viên, học sinh, trong đó có Bích Huyền, Thùy Dương, Diễm Châu... nghe những lời tâm sự, những ước vọng, hoài bão... của họ, thế hệ cha anh thấy mình như trẻ lại, niềm tin được bồi đắp...

Ngạn ngữ Việt Nam xưa nay vẫn có câu, "tre già măng mọc, lớp sóng sau đè lớp sóng trước". Nhưng sống trên đất khách quê người, cả vạn điều khác biệt giữa các thế hệ, nhiều người lo ngại, làm sao tuổi trẻ Việt Nam, sinh ra và lớn lên ở Úc, có thể hiểu sâu xa và chia xẻ một cách chân thành những nỗi đau, nỗi buồn, những khát khao, hoài vọng của thế hệ cha anh" Làm sao một thanh niên, một thiếu nữ từ khi chào đời cho đến khi bước vào tuổi trăng tròn lẻ, không hề biết đến thảm cảnh vượt biển, vượt biên; không hề nhìn thấy những bị kịch đầy máu và nước mắt ở trại tỵ nạn... lại có thể bỏ thì giờ, công sức, tâm trí để thao thức, để lo âu trăn trở, ấp ủ hoài bão tổ chức bữa cơm gây qũy hay đại nhạc hội lạc quyên, giúp đỡ những người Việt tỵ nạn còn kẹt tại Phi" Và tại sao thế hệ trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên ở một đất nước tự do, dân chủ như Úc Đại Lợi, lại không được thừa hưởng những tự do sung sướng như thế hệ trẻ của các dân tộc khác, trái lại, các em lại bị ám ảnh bởi quá khứ, lại phải chia xẻ cùng thế hệ cha anh những trách nhiệm, những bổn phận của lương tâm"

Viết đến đây, lòng ai cũng trùng xuống trong một nỗi buồn... Thì ra bi kịch của cuộc chiến tranh Việt Nam không hề chấm dứt vào ngày 30-4-75 như nhiều người lầm tưởng. Trái lại, kể từ ngày 30-4-75, với gót chân xâm lăng của người cộng sản giầy xéo trên đường phố Sàigòn, bi kịch của cuộc chiến VN đã chuyển sang trăm vạn hình thái khác, vừa khốc liệt vừa tàn nhẫn vừa triền miên, trên mọi nẻo đường của đất nước, trong rừng rậm, trên mặt biển, tại các trại cải tạo, các trại tỵ nạn, trong các hãng xưởng, nhà máy, đè nặng lên cả hàng triệu nấm mồ của những người đã chết, lên vai hàng chục triệu người còn sống tại Việt Nam hay hải ngoại, đọa đầy cả thế hệ người Việt hôm nay lẫn thế hệ con em và cả thế hệ người Việt mai sau...

Có điều, là thế hệ cha anh, trước những việc làm đầy ý nghĩa và cao qúy của thế hệ trẻ, chúng ta vui mừng, cảm động không chưa đủ, chúng ta còn phải có bổn phận hậu thuẫn, giúp đỡ, hướng dẫn... để thế hệ trẻ biết nhìn vào thế hệ cha anh mà noi gương, mà có thêm hùng tâm, tráng khí.

Và nếu trong chúng ta có ai thấy buồn, thấy thương thế hệ trẻ Việt Nam hải ngoại hôm nay phải chia xẻ gánh nặng quá khứ với thế hệ cha anh, thì hãy biến tình thương, nỗi buồn đó bằng hành động cụ thể: Hãy hậu thuẫn, giúp đỡ thế hệ trẻ để thế hệ trẻ có thêm niềm tin và sức mạnh, tiếp nối sự nghiệp của chúng ta.

Và để có hậu thuẫn, giúp đỡ thế hệ trẻ một cách cụ thể, thiết nghĩ không có gì qúy bằng sự hiện diện của thế hệ cha anh trong đêm Đại Nhạc Hội Vòng Tay Hy Vọng vào tối Thứ Sáu tuần này, 19/10, tại Bankstown Town Hall.

"Đây là lần đầu tiên Tuổi Trẻ Hát cho Đồng Bào Tỵ Nạn, Một chương trình đặc sắc. Mong đồng bào tham gia ủng hộ nhiệt tình... cho những trái tim đang mỏi mòn chờ đợi chúng ta. Mọi chi tiết xin liên lạc: Thùy Dương: 0410 307 374 Bích Huyền: 0401 395 402. Vé có bán trước tại: Phở Việt Cabramatta, Phở Xì Dách (Cabramatta), Phòng mạch BS Tiến và BS Phước (Cabramatta), Phòng mạch BS Tấn (Bankstown), Phòng mạch BS Vinh (Marrickville). Ngoài ra, vé cũng được bán trước giờ trình diễn tại Bankstown Town Hanll."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.