Hôm nay,  

Phép Lạ Đài Loan

10/01/200000:00:00(Xem: 5912)
Có bài học phát triển nào cho Việt Nam không" Thí dụ như một mô hình nào khả dĩ tăng tốc phát triển kinh tế và văn hóa" Thí dụ như Hoa Kỳ" Nếu chúng ta lấy điển hình là Hoa Kỳ thì Việt Nam không cách nào học nổi, bởi vì các điều kiện để hình thành một Hoa Kỳ như hiện nay có thể không nước nào tìm lại được nữa. Nhưng thí dụ như những con rồng Á Châu, những nước từ nghèo khó vươn lên trong vài thập niên qua" Và chìa khóa tiến bộ là gì"

Chắc chắn là Việt Nam có thể học nơi các nước bạn Á Châu. Và trong các nước có tốc độ phát triển mau nhất về kỹ thuật chính là Đài Loan, một đảo quốc thật nhỏ nhưng đã chạy nhanh hơn bất cứ nước nào khác trong cuộc đua kỹ thuật với Thung Lũng Điện Tử ở San Jose, thủ đô kỹ thuật hitech của thế giới.

Nhưng nước Á Châu nào có thể cạnh tranh kỹ thuật với Silicon Valley" Theo nhận xét của Stan Sesser trên Wall Street Journal, nước cạnh tranh với hang ổ kỹ thuật San Jose chính là Đài Loan. Mặc dù nước này rất là lặng lẽ, âm thầm... mà chỉ bị báo chí nêu lên mặt báo ầm ĩ mỗi khi Bắc Kinh nổi giận hay là khi trận động đất bùng nổ. Nhưng các tiến bộ kỹ thuật của Đài Loan đang gây kinh hồn cho nhiều công ty Hoa Kỳ ở San Jose.

Chứ không phải là Hồng Kông, nơi đang ầm ĩ đánh trốngq uang cáo cho cái gọi là CyberPort gì đó; cũng không phải là Singapore, nơi cứ quảng cáo về sự kết hợp kỹ thuật với quản trị kinh doanh gọi là technopreneurship, một chữ cực kỳ bí hiểm nhưng không làm sợ ai; mà cũng chẳng phải là Nhật, nơi các phát minh như tủ lạnh biết nói và chó robot đang gây hào hứng cho giới kỹ thuật.

Nếu nhìn về hiệuq ủa, sức cạnh tranh của Đài Loan đã xóa sổ nhiều công ty kỹ thuật trên thế giới, để bây giờ Đài Loan sản xuất tới phân nửa số lượng máy điện toán xách tay (notebook computer) toàn cầu và tới hai phần ba tổng số board mẹ (motherboard) trong các máy điện toán toàn cầu, đó là chưa kể tới việc chiếm đa số sản lượng màn hình, máy quét, bàn phím và con chuột.

Đó là lý do cho thấy chứng khoán các công ty điện toán Mỹ rung chuyển ngay khi trận động đất lớn xảy ra ở Đài Loan; và nhiều hãng phải tạm nghỉ vì thiếu phụ tùng từ Đài Loan.


Dĩ nhiên, nếu Việt Nam theo kịp một phần Đài Loan cũng là may rồi. Nhưng bước tiến Đài Loan còn xa hơn chuyện sản xuất phụ tùng điện toán, bởi vì đó vẫn không phải là chìa khóa tương lai - đơn giản, vì khi Việt Nam vào lĩnh vực sản xuất phụ tùng điện toán được, thì thế giới kỹ thuật đã đổi rồi. Ngay bây giờ cũng vậy: Đài Loan đã thành ông chủ bự, chứ không còn thầu các hợp đồng lẻ tẻ của Mỹ. Mới năm ngoái, 28% sản phẩm high-tech từ các hãng Đài Loan được sản xuất bên ngoài đảo quốc này, mà hầu hết làm từ Trung Quốc. Dĩ nhiên là cho rẻ hơn, vì đã tới lúc phải trả lương cao cho thợ Đài Loan rồi.

Và trong thời gian gần đây, Đài Loan đã rơi vào cuộc chạy đua sôi động y hệt ở San Jose: các hãng kỹ thuật mọc lên hàng loạt, trong đó phần nhiều là dính tới Internet. Đó là hiện tượng chỉ xảy ra ở California và Đài Loan.

Chúng ta có thể dẫn lời Steven Hanley, một luật sư cố vấn các công ty high-tech trong 10 năm tại Silicon Valley và trong 5 năm qua ở Đài Bắc, rằng, “Có cái gì rất đặc biệt nơi đây, rất năng động. Một tinh thần kinh doanh y hệt ở Thung Lũng Điện Tử.”

Điều dễ hiểu, và đây cũng là chìa khóa: Lý do chính nằm ở chỗ hệ thống giáo dục Đài Loan sản xuất ra các khoa học gia và kỹ sư xuất sắc. Hàng chục ngàn kỹ sư đó đã đi vào các đại học Mỹ để học cao hơn, và ở lại để làm việc ở Silicon Valley, nghĩa là ngay hang ổ kỹ thuật. Bây giờ thì, làn sóng “dot-com” tại Mỹ nhiều tới mức kinh khủng, và hàng ngàn kỹ sư Đài Loan phải tính chuyện về quê nhà để chụp cơ hội kinh doanh. Hanley giải thích, “Nhiều kỹ sư và doanh gia Mỹ gốc Đài Loan đã đụng trần nhà ở California, và họ trở về Đài Loan để tự mở hãng.”

Theo báo Wall Street Journal, khu tập trung các tay sừng sỏ này là Hsinchu Science Park, một vùng gồm các xưởng và hãng nghiên cứu cách Đài Bắc 90 phút lái xe. Hiện trung tâm này có 288 công ty, trong đó 110 hãng được dựng lên bởi những người từ Mỹ trở về. Và họ còn lại xâm lăng Mỹ nữa chớ: 50 công ty tại khu này đã đặt chi nhánh ở Silicon Valley.

Cần chú ý: gần như đã qua thời sản xuất phụ tùng, mà bây giờ hầu hết các hãng mới đều nhằm vào nhu liệu và Internet.

Bài học: Morris Chang, chủ tịch Taiwan Semiconductor Manufacturing và là nhà dân cử cao niên tại Hsinchu, giải thích rằng từ khi chính phủ Quốc Dân Đảng dọn sang Đài Loan 50 năm trước, cứ luôn luôn nhấn mạnh vào khoa học kỹ thuật. Và bây giờ thì cây đã ra quả.
Còn Việt Nam thì sao" Hay là các khu kinh tế mới và trại cải tạo có phép lạ gì chăng"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.