Hôm nay,  

VN Xin 2015 Đối Tác Toàn Diện VN-Mỹ; VN Hạnh Phúc Thứ Nhì Thế Giới, Mỹ Thứ 105...

22/11/201400:00:00(Xem: 2700)
HANOI /WASHINGTON -- Trong khi dân oan mất nhà, giới trí thức bị kềm kẹp các quyền căn bản, nông dân bị cướp đất cho dự án, các tân cử nhân và thạc sĩ ra trường vẫn thất nghiệp mãi, và lũ lượt công nhân phải xin đi xuất khẩu lao động để kiếm sống... một bản nghiên cứu quóc tế nói điều rất trái nghịch: rằng dân Việt Nam hạnh phúc thứ nhì thế giới trong bản khảo sát 151 quốc gia.

Hạnh phúc nhất thế giới là Costa Rica, thứ nhì là Việt Nam, và hạnh phúc thứ ba thế giới là Colombia.

Trong khi đó, Anh đứng hạng thứ 41 về hạnh phúc, Mỹ hạnh phúc thứ 105 toàn cầu.

Đó là bản khảo sát có tên là Happy Planet Index (HPI) trong đó cũng ghi nhận dân Pháp hạnh phúc thứ 50 toàn cầu, Tây Ban Nha thứ 62, Canada thứ 65, Úc Châu thứ 76.

Bản khảo sát còn tính theo điểm của tuôi thọ, sức khỏe, và môi trường sinh thái.

Bản khảo sát không tính tới các vấn đề bất bình đẳng, cũng khư không kể về vấn đề nhân quyền, do vây nhiều quôc gia mất nhân quyền như Việt Nam vẫn được điểm hạnh phúc cao.

Trong khi đo1ó, chính phủ VN tìm cách níu áo Hoa Kỳ để “thêm phần hạnh phúc.”

Bản tin VOA ghi lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết cần thực thi một loạt biện pháp thực tiễn để tăng cường các quan hệ Mỹ-Việt trong năm 2015.

Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc, trích lời ông Lê Hải Bình nói rằng “Trong năm tới sẽ có một loạt bước thiết thực để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ, vì lợi ích của nhân dân hai nước, cũng như vì hoà bình, ổn định và hợp tác trong khu vực.”

Phát biểu này được đưa ra tại cuộc họp báo thường lệ hôm thứ Năm ở Hà nội, khi ông Lê Hải Bình trả lời câu hỏi của một nhà báo về những ưu tiên của Tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius.

Bản tin VOA ghi nhận rằng về vấn đề Biển Đông và quan hệ với Trung Quốc, ông Lê Hải Bình tái khẳng định rằng “mọi hoạt động của các bên ở Biển Đông cần đóng góp tích cực, xây dựng cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.” Ông nhắc lại rằng các bên cần tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.