Hôm nay,  

Tình Trạng Chiếm Đóng & Chiến Lược Của Trung Quốc Tại Trường Sa

05/11/201423:13:00(Xem: 7329)

TÌNH TRẠNG CHIẾM ĐÓNG & CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC TẠI TRƯỜNG SA

 

Lời người phụ trách: Tài liệu này đã viết từ lâu về tình trạng chiếm đóng của Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và Brunei tại Trường Sa. Được cập nhật trước âm mưu xây các đảo nhân tạo của Trung Quốc vào tháng 9/2014. Bài này tổng hợp 2 bài nói trên để thành một tài liệu cập nhật mới nhất về sự hiện diện và chiến lược của Trung Quốc tại Trường Sa.

 

CẤU TRÚC CÁC ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA

 

1/ Đảo (Island): Hoàn toàn nổi lên trên mặt biển dù thủy triều cao. Xung quanh là bãi san hô ngầm. Có một số loại cây thích hợp với san hô.

 

2/ Cồn, Đá, Bãi (Bank, Cay, Reef, Rock, Sand, Shoal): Những mỏm đá nổi lên trên mặt biển dù thủy triều cao hoặc những bãi san hô nổi khi thủy triều thấp.

 

3/ Bãi Đá Ngầm (Submerged Reef): Những bãi san hô chìm dù khi thủy triều thấp.

 

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

 

Cách Cam Ranh 248 hải lý - Vũng Tàu 305 hải lý - Hải Nam 550 hải lý – Đài Loan 860 hải lý – Palawan 200 hải lý. Gồm có 15 đảo nhỏ và  trên 130 đá, bãi  nổi và chìm, bãi san hô rải rải rác từ 6°12' đến 12°00' vĩ Bắc và từ 111°30' đến 117°20' kinh Đông, trên một diện tích gần 160,000 km² (nguồn khác: 410,000 km²) ở giữa biển Đông. Quần đảo này có độ dài từ tây sang đông là 800 km, từ bắc xuống nam là 600 km.

 

blank

 

 

 blank


1)     Lớn thứ nhất: đảo Ba Bình, 0.460 km², do Đài Loan chiếm  giữ sau Thế Chiến thứ 2, trước đó từng có quân đội Pháp-Việt và trạm khí tượng.

2)     Lớn thứ hai: đảo Thị Tứ, 0.370 km² bị Philippines chiếm, trước đó từng có quân đội Pháp-Việt từ thời Pháp, và sau đó quân  lực  VNCH ở đó trước Phi.

3)     Lớn thứ ba: đảo Bến Lạc, 0.186 km² bị Philippines chiếm (Trước đó từng có quân đội Nhật, có thể có lính Việt cùng với lính Nhật).

4)     Lớn thứ tư: đảo Trường Sa, 0.130 km² bây giờ là thủ phủ của quân đội VN trên quần đảo Trường Sa.

5)     Lớn thứ năm: đảo Song Tử Đông, 0.127 km² bị Philippines chiếm, từng có quân đội Việt Nam ở đó trước Phi.

6)     Lớn thứ sáu: đảo Song Tử Tây, 0.120 km², Việt Nam đóng quân.

7)     Lớn thứ bảy: đảo Sinh Tồn, 0.080 km², Việt Nam đóng quân.

8)     Lớn thứ tám: đảo Vĩnh Viễn, 0.079 km², Philippines chiếm giữ.

9)     Lớn thứ chín: đảo Sơn Ca, 0.07 km², Việt Nam đóng quân.

10)  Lớn thứ mười: đảo Loại Ta, 0.065 km², Philippines chiếm giữ, từng có quân đội Việt Nam ở đó trước Phi.

11)  Lớn thứ mười một: đảo Hoa Lau, 0.062 km² do Malaysia chiếm giữ.

12)  Lớn thứ mười hai: đảo Nam Yết, 0.053 km², Việt Nam đóng quân.

13)  Lớn thứ mười ba: đảo An Bang, 0.016 km², Việt Nam đóng quân.

14)  Lớn thứ mười bốn: đảo Bình Nguyên, 0.006 km², Philippines chiếm giữ.

15)  Lớn thứ mười lăm: đảo (cồn) An Nhơn, 0.004 km², Philippines chiếm năm 1978 (Philippines gọi là đảo Panata, một số  báo Việt Nam ghi nhầm tên Ponata nhưng đó chính là cồn An Nhơn).

CÁC VỊ TRÍ CHIẾM ĐÓNG CỦA TRUNG QUỐC

 

Trung Quốc đóng quân trên 9 bãi đá ngầm thuộc các cụm Thị  Tứ  (Đá  Xu Bi, Đá Huy Gơ-Tư Nghĩa), cụm Trường Sa (Đá Châu Viên), cụm Nam Yết (Đá Chữ Thập, Đá Ga Ven), cụm Sinh Tồn (Đá  Gạc Ma, Đá Ba Đầu, Đá Ken Nan), cụm Bình Nguyên (Đá  Vành Khăn) và mới đây có thể là Đá Én Đất thuộc cụm Nam Yết  :

 

1. Đá Xu Bi: Subi Reef (TQ) - Zhubi Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 10º55’33” B - 114º04’55” Đ
  • Diện tích: 0 km²
  • Miêu tả: Đá Xu Bi là một rạn san hô vòng thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa, chiều dài tính theo trục đông bắc-tây nam là khoảng 5.7 km và nơi rộng nhất của vụng biển là hơn 3.7 km. Nằm 16 dặm (26 cây số) tây nam của đảo Thị Tứ (Pagasa Island) do Philippines chiếm đóng. Nhô tự nhiên trên mặt nước khi thủy triều xuống. Bao quanh một đầm nước. Trung Quốc đã xây dựng một toà nhà bốn tầng, hai doanh trại cho quân lính, một vòm che radar và một ngọn đèn biển tại đá Xu Bi. Ngoài ra, Trung Quốc còn có dự định xây một đường băng tại đây.

blank


2. Đá Huy Gơ-Tư Nghĩa: Hughes Reef (QT) - Dongmen Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 9º55’57” B - 114º04’55” Đ
  • Diện tích: 0 km²
  • Miêu tả: Đá Tư Nghĩa là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa. Một phần của Union Banks. Đá chỉ nổi khỏi mặt nước khi thủy triều xuống. Trung Quốc kiểm soát đá này từ ngày 28 tháng 2 năm 1988 và đã xây dựng một toà nhà hai tầng cùng với công sự phòng thủ tại đây.

 blank

 

3. Bải/Đá Châu Viên: Cuarteron Reef (QT) - Huayang Jiao (TQ) -  Calderon (PLT)

  • Tọa độ: 8º54’ B - 112º52’ Đ
  • Diện tích: 0 km²
  • Miêu tả: Là một rạn san hô thuộc cụm Trường Sa, quần đảo Trường Sa. Đây là một trong bốn bộ phận cấu thành cụm đá ngầm mà các nhà hàng hải quốc tế gọi là Cụm rạn Luân Đôn, tức London Reefs (ba thực thể Đá Châu Viên còn lại là đá Đông, đá Tâyrạn vòng chứa đảo Trường Sa Đông). Có chiều dài tính theo trục đông-tây là 3 hải lý (5.56 km) và diện tích đạt 8 km2. Trừ một số hòn đá nổi lên ở phía bắc với độ cao 1.2-1.5 m so với mặt biển thì đa phần đá Châu Viên chìm dưới nước.

 
blank

4. Đá Chử Thập: Fiery Cross Reef + Northwest Investigator Reef (QT) - Yonshu Jiao (TQ) - Kagilingan (PLT)

  • Tọa độ: 9º35’ B - 112º54’ Đ
  • Diện tích: 0 km²
  • Miêu tả: Có chiều dài tính theo trục Đông bắc-Tây nam là 14 hải lý (25.93 km) và chiều rộng là 4 hải lý (7.4 km); tổng diện tích đạt 110 km². Trừ một tảng đá cao 1 m nổi lên ở phần đuôi phía tây nam thì nhìn chung đá này chìm dưới nước khi thuỷ triều lên. ]Theo nguồn tin của Trung Quốc, Uỷ ban Hải dương học Liên chính phủ thuộc UNESCO ủng hộ về mặt ngoại giao và giao phó cho Trung Quốc xây dựng trạm quan sát trên biển tại quần đảo Trường Sa vào tháng 3 năm 1987. Nắm lấy thời cơ này, Trung Quốc bắt đầu khảo sát quần đảo Trường Sa ngay trong tháng 4 năm 1987 và quyết định chọn đá Chữ Thập thuộc cụm Nam Yết làm nơi đóng quân vì đá này không những đủ lớn mà còn nằm xa các căn cứ đồn trú của các nước khác. Trong thời gian sau đó, Trung Quốc còn liên tục viếng thăm và tiến hành khảo sát nhiều thực thể địa lý hoang vu khác. Ngày 31 tháng 1 năm 1988, hải quân Việt Nam cử hai tàu chở vật liệu từ đá Tây đến xây dựng công trình tại đá Chữ Thập nhưng bị hải quân Trung Quốc chặn lại. Từ cuối tháng 2, Trung Quốc bắt đầu xây dựng căn cứ tại đây và hoàn tất việc tạo lập căn cứ vào tháng 7 cùng năm. Trung Quốc đã xây dựng một toà nhà bê tông dài hơn 60 m trên đá Chữ Thập. Trên ngôi nhà có nhiều ăng-ten, gồm cả một ăng-ten radar thu phát sóng cao tần Yagi của hải quân cùng hai vòm che radar. Ngày 26 tháng 5 năm 2010, Trung Quốc phủ sóng mạng điện thoại trên đá này.

 
blank

 

5. Đá Ga Ven: Gaven Reefs (QT) - Nanxun/Xinan Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 10º12’ B - 114º13’ Đ
  • Diện tích: 0 km²
  • Miêu tả: Ga Ven là tên gọi để chỉ một cặp rạn san hô ("đá") thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa, đó là đá Ga Ven (cùng tên) ở phía bắc và đá Lạc ở phía nam. Đây là một phần của Tizard Banks. Các đá này nằm cách đảo Nam Yết lần lượt là 8.5 và 7 hải lý (13-15.7 km) về phía tây. Đá Ga Ven và đá Lạc là hai rạn san hô "nửa nổi nửa chìm" (cạn nước khi thuỷ triều thấp). Trên đá Ga Ven có một dải cát cao 2 m. Diện tích của đá Ga Ven và đá Lạc lần lượt vào khoảng 86 ha và 67 ha. Bây giờ, công sự phòng thủ tr ên đá  Ga Ven hoàn toàn là xi măng và một giàn kim loại được dựng lên, với những căn nhà 2 tầng được xây trên đó. Đá Ga Ven và đá Lạc đều là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc. Trung Quốc kiểm soát đá Ga Ven từ năm 1988. Trung Quốc đã xây mốc chủ quyền trên đá Lạc vào ngày 6 tháng 7 năm 1992, và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng khẳng định chủ quyền đối với đá Lạc vào ngày 9 tháng 7 cùng năm.

 
blank

6. Đá Gạc Ma: Johnson South Reef (QT) - Chigua Jiao (TQ) - Mabini (PLT)

  • Tọa độ: 9º42’ B - 114º17’ Đ
  • Diện tích: 0 km²
  • Miêu tả: Một phần của Union Banks - Nhô tự nhiên trên mặt nuớc chỉ khi thủy triều xuống, nhưng cho rằng nhiều mỏm đá nhô trên mặt nước khi thủy triều dâng. Đá Gạc Ma là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đá Cô Lin hơn 3 km về phía đông nam và đánh dấu đầu mút phía tây nam của cụm Sinh Tồn. Đá ngầm Gạc Ma là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc. Đây là nơi diễn ra Hải chiến Trường Sa năm 1988 với phần thắng thuộc về Trung Quốc; kể từ đó đến nay, Trung Quốc vẫn giữ quyền kiểm soát thực thể địa lý này. Đá Gạc Ma có đặc điểm là một rạn đá ngầm màu nâu được bao quanh bởi vành đai san hô trắng. Đa phần đá này ngập chìm dưới nước, chỉ có vài hòn đá nổi lên. Thời gian đầu căn cứ của Trung Quốc tại đây chỉ là vài kết cấu hình bát giác nằm trên cọc gỗ. Đến năm 1989 tại đây đã có nhà xi măng hai tầng.

 blank

7. Đá Ba Đầu: Whitson Reef (QT) - Bãi Ngưu Ách (TQ)

  • Tọa độ: 9º58’ B - 114º39’ Đ
  • Diện tích: 0 km²
  • Miêu tả: Đá Ba Đầu là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa. Một phần của Union Banks. Đây là điểm mút đông bắc của cụm Sinh Tồn và là rạn san hô lớn nhất trong cụm. Có dạng hình chữ V với diện tích khoảng 10 km². Đá chìm dưới nước trong phần lớn thời gian và chỉ nổi lên khi thuỷ triều xuống. Tàu thuyền có thể nhận ra khu vực đá này qua các lớp sóng vỡ khi tốc độ gió ở mức vừa phải. Đá Ba Đầu là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá này. Một số nguồn cho rằng Trung Quốc từng đổ bộ lên đá Ba Đầu vào tháng 7 năm 1992.

 blank

 

 

8. Đá Ken Nan:  McKennan Reef (QT) - Ximen Jiao (TQ)

 

blank

 

 

9. Đá Vành Khăn: Mischief Reef (QT) - Meiji Jiao (TQ) – Panganiban (PLT)

  • Tọa độ: 9º55’ B - 115º32’ Đ
  • Diện tích: 0 km²
  • Miêu tả: Đá Vành Khăn là một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Có một cái đầm và vài mỏm đá nhô trên mặt nước khi thủy triều xuống. Đá này nằm cách đảo Sinh Tồn Đông 57 hải lý (105.6 km) về phía đông và cách đảo Vĩnh Viễn 51 hải lý (94.5 km) về phía nam. Hình dạng hơi tròn với đường kính khoảng 4 hải lý (7.4 km). Đa phần đá Vành Khăn chìm dưới nước. Vụng biển (phá) của Vành Khăn sâu từ 18.3 đến 29.2 m. Phần phía tây nam của vụng thì an toàn cho việc neo đậu trong khi phần đông bắc lại đầy đá san hô lởm chởm với độ sâu chỉ 1.8 m. Đá Vành Khăn là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc. Trung Quốc kiểm soát đá này từ tháng 2 năm 1995, gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị với Philippines. Trung Quốc đã từng xây dựng hệ thống trú phòng bằng gỗ trên những cột trụ, bắt đầu chính thức việc chiếm đóng đảo này. Năm 1999, Philippines phản đối việc xây dựng ấy và cho rằng đó là một đồn quân sự, đe dọa an ninh và quốc phòng của Philippines, vì nó chỉ cách Palawan 130 dặm (209 cây số). Trung Quốc tuyên bố rằng đây chỉ là một nơi trú ngụ cho ngư dân nhưng công sự phòng thủ hoàn tất đây cho thất sự dối trá của mình.

 blank

10. Đá Én Đất: Eldar Reef (QT) - Anda Jiao (TQ) -  Malvar (PLT)

  • Tọa độ: 10º21’ B - 114º42’ Đ
  • Diện tích: 0 km²
  • Miêu tả: Đá Én Đất là một rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa. Đá này có kích thước lớn nhất cụm, nằm tại cực đông của cụm và cách đá Núi Thị của Việt Nam khoảng 7 hải lý (13 km) về phía đông đông nam. Có chiều dài 4.5 hải lý (8.33 km). Độ sâu tăng dần từ mặt nam lên mặt bắc và chỉ có vài hòn đá nổi lên với độ cao 1.3 m so với mực nước biển. Đá Én Đất là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc. Nguồn tin cho rằng Trung Quốc từng đổ bộ lên Én Đất tháng 5 năm 1989, và vào ngày 28 tháng 4 năm 1990, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc cho quân chiếm đá Én Đất.

 

blank

 

Ghi chú : Có thể một số vị trí khác như Bãi Trăng Khuyết (Half Moon Shoal), Cồn san hô Jackson (Jackson Atoll/Reef), Bãi Chóp Mao (Bãi Cạn Sa Bin, Sabina Shoal) cũng đang thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc.

 

HOẠT ĐỘNG XÂY ĐẢO NHÂN TẠO CỦA TRUNG QUỐC TẠI TRƯỜNG SA

 

  1. CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC

 

Âm mưu khống chế Biển Đông nhất là Trường Sa của Trung Quốc trong mấy năm gần đây rất là rõ ràng từ việc lập thành phố Tam Sa, lập khu vực nhận diện phòng không tại Biển Hoa Đông và sau đó có thể  là Biển Đông, tuyên bố khu vực cấm đánh cá, đưa dàn khoan HD 981 vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chiếm các đảo của Philippines và gần đây nhất là việc xây các đảo nhân tạo tại Trường Sa . Trung Quốc luôn luôn dùng chiến lược tiến và ngừng, chẵng bao giờ lùi. Khi gặp phải phản ứng của các quốc gia trong vùng và quốc tế thì Trung Quốc tạm ngừng. Nhưng Trung Quốc có một chiến lược dài hạn rất rõ ràng trong những toan tính tại Trường Sa. Tin tức gần đây cho thấy sóng gió Biển Đông nổi lên liên tục, sau vụ  dàn khoan HD-981 là việc Trung Quốc đang ra sức đắp đất phong nền biến đá thành đảo tại Gạc Ma, Gaven, Chữ Thập, Tư Nghĩa, Su Bi và Châu Viên, thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Động thái này sẽ giúp Bắc Kinh khống chế một cách hiệu quả gần như toàn bộ quần đảo Trường Sa. Báo chí Quốc tế và Việt Nam  bắt đầu loan tin liên tục về việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo tại 5 bãi đá trong quần đảo Trường Sa . Bốn mục đích của Trung Quốc khi xây đảo nhân tạo tại Trường Sa:

  • Chủ quyền: Hiện nay, tại Trường Sa, Trung Quốc chỉ có 10 bãi đá ngầm trong khi đó Phippines chiếm 7 đảo và Việt Nam chiếm 6 đảo. Sự xây dựng các đảo nhân tạo sẽ giúp Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của mình tại Trường Sa. Hồi tháng 5 khi phát hiện Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa, Philippines đã gửi công hàm phản đối. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngạnh: “Làm gì ở Trường Sa là quyền của Trung Quốc, không ai có tư cách can thiệp”. Trong buổi họp báo ngày 9/9, Bà Hoa Xuân Oánh trả lời, (cái gọi là) lập trường của Trung Quốc rất rõ, Trung Quốc có (cái gọi là) chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Trường Sa và các vùng biển phụ cận. Do đó hoạt động của Trung Quốc tại các bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa là "sự vụ chủ quyền của Trung Quốc", không có gì để bàn cãi”. Phóng viên tiếp tục truy hỏi, Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo quy mô lớn như vậy là nhằm mục đích thương mại hay tính toán quân sự? Bà Hoa trả lời, theo bà ta biết thì các hoạt động xây dựng (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Trường Sa chủ yếu là "cải thiện điều kiện sống và làm việc của các "nhân viên" trên đảo. Như vậy có thể thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục luận điệu ngang ngược đòi "chủ quyền" phi lý đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trên cơ sở cái vô lý ấy để tiếp tục lộng hành bất chấp tất cả, thích làm gì thì làm. Hoa Xuân Oánh không thừa nhận, cũng không phủ nhận việc Trung Quốc đang đảo hóa trái phép ở 6 bãi đá ở Trường Sa mà chỉ nói "ỡm ờ" rằng đó là hoạt động "cải tạo điều kiện sống và sinh hoạt cho nhân viên trên đảo".
  • Ưu thế quân sự:  Ba bãi đá Chữ Thập, Gạc Ma và Vành Khăn ở trung tâm quần đảo Trường Sa. Có thể nói, điều nguy hiểm gây ra từ các đảo nhân tạo này cho Việt Nam và các quốc gia trong vùng là ở ý đồ kiểm soát toàn bộ quần đảo Trường Sa cũng như đánh đòn phủ đầu hay tấn công trước trong phương châm đánh nhanh thắng nhanh của Trung Quốc. Ngoài ra, đảo Gạc Ma có thể khống chế đường tiếp liệu từ Tây sang Đông quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
  • Kinh tế: Trung Quốc có thể đạt được 2 lợi ích kinh tế khi hoàn tất các đảo nhân tạo tại Trường Sa. Các đảo này sẽ là các căn cứ hậu cần cho hạm đội tàu đánh cá Trung Quốc, giảm bớt hành trình khỏi phải xuất phát từ Hải Nam và Hoàng Sa. Cho đến bây giờ, ngoại trừ khu vực khai thác khí đốt tại Bãi Cỏ Rong của Philippines, chưa có nước nào cho đấu thầu khai thác dầu khí tại Trường Sa vì vấn đề tiềm năng chưa rõ, tranh chấp lãnh hải, kỹ thuật và chi phí.
  • Kiểm soát giao thương: Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Năm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5,000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30,000 tấn trở lên. Trong khu vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển, trong đó có hai cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore và Hồng Kông. Thương mại và công nghiệp hàng hải ngày càng gia tăng ở khu vực. Nhiều nước ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và cả Trung Quốc. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung Cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai - Wetar). Đặc biệt eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz). Điều cần phải để ý tuyến đường giao thông huyết mạch này lại gần quân cảng Cam Ranh của Việt Nam hơn là Trường Sa .
  1. DIỄN BIẾN

Sự việc bắt đầu với bài phóng sự của phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của đài BBC cùng các cộng sự ngày 9/9/2014 đã ghi nhận việc Trung Quốc nạo vét nhiều tấn đá và cát từ đáy biển để bồi vào bãi đá Johnson South Reef (mà Việt Nam gọi là bãi Gạc Ma) ở quần đảo Trường Sa và bãi Gaven về phía Bắc. Trước đó, đài NHK của Nhật Bản đã loan tin về âm mưu của Trung Quốc từ tháng 8. Tuy nhiên, Hoa Kỳ  và Đồng Minh đã theo dõi các hoạt động của Trung Quốc từ lâu.

Theo số liệu được cung cấp bởi IHS Maritime,Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động nạo vét tại năm rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp trên Biển Đông.

blank

Việc theo dõi GPS một tàu nạo vét thông qua dữ liệu AISLive đã khẳng định tuyên bố của Philippines rằng Trung Quốc đã cho cải tạo đất tại năm địa điểm, ít nhất từ tháng 9/2013.

Nạo vét là một phần của kế hoạch cải tạo đất trên quy mô lớn được thực hiện bởi Trung Quốc trên một số rạn san hô và bãi cát ngầm mà nước này kiểm soát trong quần đảo Trường Sa. Việc xây dựng rõ ràng đã vi phạm tuyên bố ứng xử mà tất cả các bên tranh chấp ở Biển Đông đã ký kết, tuy nhiên phía Trung Quốc bác bỏ bất kỳ lời chỉ trích nào về các hoạt động của nước này bằng cách nói rằng các rạn san hô là lãnh thổ “không thể tranh cãi” của Trung Quốc và do đó có thể được cải tạo khi Bắc Kinh thấy phù hợp.

Tàu Tian Jing Hao là một tàu biển nạo vét hút cắt dài 127m được thiết kế bởi công ty kỹ thuật VOSTA LMG của Đức. Với trọng lượng 6,017 tấn, nó được ghi nhận là tàu lớn nhất thuộc loại này ở Châu Á. Tàu này đã hoạt động trên Đá Châu Viên (Cuarteron Reef hay còn gọi là Calderon Reef, hoặc Huayang Jiao); Đá Gaven (Gaven Reef hay còn gọi là Nanxun Jiao và Xinan Jiao và Đá Lạc, Burgos); Cụm Sinh Tồn/Union Reefs, đặc biệt là ở Đá Gạc Ma (Johnson South Reef) và Bãi cạn Cô Lin (Johnson North Reef), và tại Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef).

blank 

Theo dõi của AISLive đối với các hoạt động của tàu Tian Jing Hao ở Biển Đông kể từ tháng 9 năm 2013

Đá Châu Viên/Cuateron Reef

9-28/9/2013, 4-8/3/2014, 10/4/2014 – 22/5/2014

Cụm Sinh Tồn – phía Bắc/Union Reefs South

17/12/2013 – 3/3/2014

Cụm Sinh Tồn – phía Nam/Union Reefs North

20/3/2014 – 3/4/2014

Đá Chữ Thập/Fiery Cross Reef

7-14/12/2013 và 9-17/3/2014

Đá Gaven/Gaven Reefs

24/5/2014 – 15/6/2014

Tiến trình xây dựng các đảo nhân tạo có thể chia ra làm 2 cấp:

-       Cấp I: Xây các cơ sở quân sự như bến tàu, cơ sở quân sự, phủ  xanh các đảo và  đưa dân ra ở. Có thể xây phi trường ngắn hơn 1,000 m.

-       Cấp II: Xây phi trường quân sự từ 1,500 m đến 4,000 m tùy theo kế hoạch của Trung Quốc và phản ứng của các nước trong vùng.

ĐÁ CHỮ THẬP: Truyền thông Trung Quốc nói nhiều về bãi đá Gạc Ma nhưng về phương diện chiến lược, bãi đá Chữ Thập quan trọng hơn nhiều. Đá này nằm ở vị trí cách biệt với các thực thể khác của quần đảo, nằm về phía tây nam của bãi san hô Tizard (Tizard Bank) thuộc cụm Nam Yết và về phía đông bắc của cụm Trường Sa. Đá Chữ Thập được coi là có giá trị chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc do vị trí tương đối biệt lập, không gần bất kỳ nơi nào do các nước khác kiểm soát trong một bán kính 70 km, cách trung tâm chỉ huy lực lượng Việt Nam tại Trường Sa khoảng 110 km, và cách bộ chỉ huy của Philippines khoảng 225 km. Bãi đá Chữ Thập là một rặng san hô hình bầu dục chiều dài tính theo trục Đông bắc-Tây nam là 14 hải lý (25.93 km) và chiều rộng là 4 hải lý (7.4 km); tổng diện tích đạt 110 km². Giáo sư Jin Canrong tại Đại học Nhân Dân Trung Quốc đã tiết lộ với  báo Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post) rằng một kế hoạch xây đảo nhân tạo tại Đá Chữ Thập đã được đệ trình lên chính phủ Trung Quốc. Hòn đảo nhân tạo này sẽ có diện tích gấp đôi căn cứ quân sự Diego Garcia rộng 4.4 km² của Mỹ tại Ấn Độ Dương. Không ảnh của khu vực được công bố ngày 25/09/2014 trên trang web của DigitalGlobe, một công ty ảnh vệ tinh thương mại của Mỹ, cho thấy là Trung Quốc đã gia tăng diện tích Đá Chữ Thập lên hơn 11 lần, từ 0.08 km² lên thành 0.96 km², biến bãi đá nhỏ này thành một thực thể địa lý còn lớn hơn cả đảo Ba Bình (Itu Aba Island: 0.46 km²) mà Đài Loan đang chiếm đóng dưới tên gọi Thái Bình. Việc mở rộng bãi đá Chữ Thập được đẩy nhanh hơn dự kiến - giáo sư chuyên nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh nhận định.

blank

ĐÁ GẠC MA: Đá Gạc Ma, cách bãi đá Chữ Thập khoảng 85 hải lý về phía Đông, có  một  vị thế chiến lược quan trọng. Các hình ảnh thâu lượm được cho thấy Trung Quốc đang biến Gạc Ma thành một đảo nhân tạo cấp I với diện tích 100,000 m² (.1 km²).

 blank


CÁC VỊ TRÍ KHÁC: Gồm có bãi đá Châu Viên, Tư Nghĩa và Gaven.

 
blank


Ngoài ra, Trung Quốc đang phát triển nhiều cảng nổi để hỗ trợ cho quá trình cải tạo các đảo nhân tạo ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa theo hãng tin IHS Jane’s dẫn lời quan chức từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Tàu biển Trung Quốc (CSSRS).

blank

  1. NHỮNG KHÓ KHĂN

Những vấn đề Trung Quốc đối diện khi lập đảo nhân tạo tại Trường Sa:

 

  • Địa thế:

So sánh với đảo san hô Diego Garcia do Anh Quốc/Hải quân Hoa Kỳ quản trị thì đảo Diego Garcia nằm độc lập ở Ấn Độ Dương, rộng 60 km² (23 mi²) với dân số 4,239 người và đường bay dài 3,659 m và Hoa Kỳ phải mất 14 năm từ 1971 đến 1985 để xây dựng các cơ sở cần thiết cho các chiến hạm, tàu ngầm và phi cơ xử dụng. 

 

 blank

 

Trong khi đó, các bãi đá ngầm của Trung Quốc tại Trường Sa rất nhỏ bao quanh bởi các đảo có người ở do Việt Nam và Philippines chiếm đóng. Cho đến bây giờ, các bãi đá ngầm do Trung Quốc chiếm đóng chỉ có quân đội đồn trú. Về phương diện khả thi thì hiện nay đã có 4 đảo tại Hoàng Sa và Trường Sa có phi đạo dài 2,000 m tại đảo Phú Lâm của Trung Quốc tại  Hoàng Sa (2 km²) và phi đạo dài 1,500 m tại đảo Ba Bình của Đài Loan (.46 km²) và đảo Thị Tứ của Philippines (.37 km²). Việt Nam cũng có 1 phi đạo dài 600 m trên đảo Trường Sa Lớn (.13 km²). Điều kiện cần thiết để xây một phi đạo 4,000 m là rạn san hô phải có hình tròn hay hình bầu dục đường kính hay chiều dài từ 4 km đến 5 km và đường băng phải nằm trong rặng san hô để vấn đề lắp cát có thể thực hiện được.

blank

  • Chi phí & Thời tiết: Trường Sa là một vùng biển đầy bão  tố, mỗi năm chỉ có 6 tháng biển lặng cho các hoạt động xây dựng. Để bảo đảm kỹ thuật cho một phi trường quân sự hoạt động thường trực trên Gạc Ma trong điều kiện thời tiết, khí hậu rất phức tạp như độ ẩm mặn cao, cách xa đất liền … là không dễ dàng, trong khi xây dựng sân bay trên đó lại vô cùng tốn kém. Ngân sách cho dự án này rất cao, chẳng hạn, diện tích xây dựng căn cứ quân sự khoảng 5 km² trong đó có sân bay và các công trình khác, chi phí tổng thể cho nó tương đương với chế tạo một chiếc tàu sân bay động cơ hạt nhân (5 tỷ USD), đồng thời cần có thời gian 10 năm. Trung Quốc chắc chắc có đủ tiền, khả năng kỹ thuật để thực hiện dự án này nhưng quyết định xây lớn hay không còn tùy thuộc tình hình chính trị Biển Đông trong thời gian sắp đến.
  • Hiệu năng Phòng thủ: Phải công nhận rằng, biến một đảo đá san hô giữa biển khơi thành một sân bay quân sự là một công việc không phải bất cứ quốc gia nào cũng có khả năng làm được. Trung Quốc giàu có về tiền bạc thì xây dựng một sân bay ở Đá Chữ Thập hay Gạc Ma là chuyện nhỏ. Sân bay hình thành tại 2 đảo đá này là chỉ vấn đề thời gian. Hai bãi đá này cọng thêm bãi đá Vành Khăn ở giữa quần đảo Trường Sa, có vị trí chiến lược rất quan trọng trong việc tiếp tế các đảo khác tại Trường Sa. Sự hiện diện của phi trường quân sự tại 2 đảo đá này là một ưu tiên mà Trung Quốc hoạch định từ lâu.  Có nhiều người hỏi tại sao Trung Quốc đã có TSB Liêu Ninh mà tại sao lại đang tập trung vật lực và ý chí, quyết tâm để xây dựng sân bay tại Trường Sa? Có 2 cách để giải thích cho vấn đề này là, thứ nhất, Trung Quốc không thể đoán định được thời gian bao lâu thì tàu sân bay Liêu Ninh đủ khả năng trực chiến tại Biển Đông cũng như sự kiện  tàu sân bay Liêu Ninh có  thể  bị  đánh chìm hay hư hại và thứ hai là Trung Quốc muốn cũng cố sự hiện diện của mình tại Trường Sa. Như các báo Trung Quốc phô trương, Gạc Ma là một “tàu sân bay không thể đánh chìm” nhưng … thật sự sân bay xây dựng trên đó lại rất dễ đánh sập, đánh hỏng.
  • Đối trọng từ Việt Nam,Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei: Như các chuyên gia nước ngoài đánh giá rằng, “với đường băng dài 2,000 m, Trung Quốc có thể triển khai các máy bay tân tiến như Su-30, J-11 và J-10 đến Trường Sa. Điều này cho phép Trung Quốc tiến hành các hoạt động trên không ở biển Đông và toàn bộ khu vực vịnh Malacca …” Bỏ qua yếu tố kỹ thuật, thì đây là một đánh giá đúng của các học giả và nhà chính trị (không phải của nhà quân sự) nhưng chỉ trong trường hợp không xảy ra tác chiến. Khi đó, Chữ Thập hay Gạc Ma là một “tàu sân bay không thể đánh chìm” là chính xác, là có thể phát huy vai trò nhiệm vụ như trên. Song, đáng tiếc, khi tác chiến xảy ra, các phi trường n ày lại là một “tàu sân bay” rất dễ bị đánh hỏng, đánh sập. Trong một vị trí cài răng lược trên quần đảo Trường Sa; trong khả năng tự vệ cao của lực lượng phòng thủ Việt Nam; trong sự xuất hiện vũ khí tầm xa, tầm trung hiện đại, uy lực mạnh … thì việc buộc sân bay Chữ Thập, Gạc Ma ngừng hoạt động không phải là quá khó và tất nhiên, không nằm ngoài sự tính toán, dự liệu của các nhà quân sự các bên. Chiến lược “phi đối  xứng - lấy yếu đánh mạnh” đã được các chiến lược gia Việt Nam nghĩ đến từ lâu. Việt Nam cũng đã tính toán đến việc trang bị các tên lửa địa-địa tầm trung cũng như  tên lửa phòng không cho các đảo trên Trường Sa. Dù rằng trên lý thuyết, Bãi đá Chữ Thập nếu có một phi đạo 4,000 m là chấm tròn ở giữa, vòng tròn xung quanh bán kính khoảng hơn 1,600 km, bao gồm toàn bộ phía Tây Philippines, toàn bộ vùng duyên hải phía Nam Việt Nam, một phần lãnh thổ Malaysia, một phần của Borneo. Do vậy tất cả căn cứ của các nước liên hệ đều bị đe dọa. Tuy nhiên các bãi đá Chử Thập, Gạc Ma không phải là các đảo san hô độc lập như Diego Garcia mà lại bị bao quanh bởi các đảo của Việt Nam. Việt Nam còn có hơn 30 máy bay tiêm kích SU-30 tại Cam Ranh và 6 tàu ngầm Kilo sẵn sàng vào năm 2016. SU-30 và tàu ngầm Kilo có khả năng tấn công các đảo và chiến hạm địch từ tầm xa. Ngày 23/9/2014, báo mạng Anh ngữ Want China Times của Đài Loan trích dẫn một phóng sự đăng trên nhật báo Mỹ The Christian Science Monitor cho biết Việt Nam cũng đang bồi đắp và mở rộng các rạn san hô và đảo nhân tạo tại bãi đá Nam trên cụm Song Tử thuộc quần đảo Trường Sa. Công trình trải rộng trên một diện tích tương đương với 11 sân bóng đá. Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa bình luận về tin này.

Philippines đã rất năng nổ trong lãnh vực ngoại giao nhưng thụ động về quân sự. Điều đáng để ý là lợi thế về địa dư của nước này. Tàu thuyền phát xuất từ Palawan, Philippines đến các đảo Trường Sa gần hơn là xuất phát từ Cam Ranh. Phi trường nếu được xây dựng ở Palawan cũng sẽ bao vùng Trường Sa dễ dàng. Nếu Philippines chủ động hơn trong vấn đề phòng thủ thì họ có lợi thế rất nhiều, đã không để mất bãi đá Vành Khăn, Scarborough và gần đây là bãi Cỏ  Mây (Second Thomas Shoal) đang bị phong tỏa. Philippines có nền kinh tế có thể nói là hơn Việt Nam nên phải có nhiều điều phải làm trong việc tăng cường lực lượng, không thể dựa vào liên minh quân sự với Hoa Kỳ.

Về vai trò của Malaysia và Indonesia, hai nước này đã nhận thức được sự cấp bách của khu vực Trường Sa. Việc một quan chức hàng đầu của hải quân Mỹ cho hay Malaysia đã đề nghị cho phép Mỹ sử dụng một trong các căn cứ không quân nước này để thực hiện các chuyến bay do thám quân sự ở Biển Đông cho thấy sự lo âu đôi với Trung Quốc. Trước đây Indonesia dường như đứng ngoài cuộc trước những hành động khiêu khích của Bắc Kinh trên Biển Đông. Chính phủ Indonesia lúc đó cũng tự đóng vai trò là một nhà trung gian hòa giải đáng tin cậy cho các quốc gia láng giềng đang có tranh chấp bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi Trung Quốc đưa cả khu vực xung quanh đảo Natuna vào bản đồ lảnh thổ mới của mình, tân tổng thống Indonesia Joko Widodo có thể đã thấy sự hung hăng của Trung Quốc, sẽ đặt vấn đề Biển Đông thành một trong những mối quan tâm đầu tiên. Jakarta dự kiến điều động khoảng 4 chiếc trực thăng chiến đấu AH-64E Apache đến quần đảo Natuna, IHS Jane’s dẫn lời các quan chức quốc phòng Indonesia cho biết. Ngoài ra, quân đội Indonesia đang lên kế hoạch nâng cấp căn cứ không quân tại đảo Riau, phía nam Biển Đông, để có đủ khả năng cho chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 và Su-30 đồn trú và hoạt động tại đây.

blank

  • Vai trò của Hoa Kỳ và Đồng Minh: Trung Quốc đã lộ mục tiêu chiến lược lâu dài khi xây các đảo nhân tạo tại Trường Sa. Hoa Kỳ, Nhật Bản,các quốc gia Đồng Minh và ngay cả Nga Sô phải có những chiến lược đối ứng thích hợp. Trả lời phỏng vấn đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) ngày 11/9 tại Ả rập Xê-út về việc Trung Quốc đổ đất cát mở rộng xây dựng trái phép ở một số đảo tại Trường Sa, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói đã có các trao đổi với Trung Quốc về tình hình Biển Đông, yêu cầu không có thêm các hành động khiêu khích!  Trang The Australian (Úc) ngày 12.9 dẫn bài báo từ tạp chí Times (Mỹ) trích ý kiến các chuyên gia Lầu Năm Góc cho rằng khả năng của Trung Quốc xây dựng bất kỳ cơ sở quân sự trên một hòn đảo mới tạo nên là mỏng, vì đó sẽ là mục tiêu quá rõ ràng và có thể bị tên lửa của Việt Nam phá hủy. Ngoài mặt, Hoa Kỳ luôn luôn tuyên bố trung lập đối với Tranh chấp Biển Đông nhưng ưu tiên, Hoa Kỳ và các Đồng Minh có bổn phận giúp Việt Nam trên nhiều khía cạnh về phương diện phòng thủ, phản công và tiếp vận (phi cơ săn tàu ngầm P3C-Orion, phi cơ cảnh báo sớm, hệ thống hướng dẫn bằng vệ tinh, radar bảo vệ bờ biển, huấn luyện tấn công cho các phi cơ và tàu ngầm Việt Nam) cũng như nâng cấp các đảo lớn tại Trường Sa như đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây.

KẾT LUẬN

Mặt trận Trường Sa đã bắt đầu thành hình với Việt Nam chịu trách nhiệm phía Tây và Tây Bắc cũng như tuyến giao thông biển huyết mạch trên Biển Đông là vùng chịu áp lực mạnh nhất. Phillippines chịu trách nhiệm về phía Đông. Malaysia, Indonesia, Brunei chịu trách nhiệm về phía Nam và Tây Nam. Sẽ không là thực tế khi các nước trong vùng nghĩ rằng phản đối ngoại giao sẽ ngăn chặn Trung Quốc trong việc xây các căn cứ quân sự, bến tàu, phi đạo, đảo nhân tạo cũng như củng cố hạm đội đánh cá, tuần tiểu tại Trường Sa. Hoa Kỳ, Nhật Bản và các Đồng Minh có thể áp lực Trung Quốc không vượt quá những giới hạn nào đó nhưng điều quan trọng nhất là bắt Trung Quốc trả giá về những tham vọng của mình. Hoa Kỳ và Đồng Minh càng cứng rắn thì Trung Quốc phải giới hạn các hoạt động bành trướng của mình. 

 

 

NGUỒN:

 

en.wikipedia.org/wiki/Spratly_Islands

vi.wikipedia.org/wiki/Quần_đảo_Trường_Sa

www.globalsecurity.org/military/world/.../spratly-claims.htm

 

 

 

 

Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri@yahoo.com
www.tranhchapbiendong.com
Tu chỉnh: 6  tháng 11  năm 2014
 

 

 

 

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.