Hôm nay,  

Quần Đảo Trường Sa & Thềm Lục Địa Việt Nam Chủ Quyền Việt Nam Tại Trường Sa: Cụm Sinh Tồn

21/10/201407:40:00(Xem: 10585)

 

 

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA & THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM

CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TẠI TRƯỜNG SA: CỤM SINH TỒN

 

Lời người phụ trách: Loạt bài về Chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa gồm có 6 phần: Cụm Song Tử (1), Cụm Nam Yết (2), Cụm Sinh Tồn (3), Cụm Trường Sa (4), Cụm An Bang (5) và Thềm lục địa VN - Hệ thống nhà giàn DK1 (6). Các bài này sẽ lần lượt đăng trong 3 tháng, 2 bài một tháng.

 

  1.       I.    CẤU TRÚC CÁC ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA

 

  1. Đảo (Island): Hoàn toàn nổi lên trên mặt biển dù thủy triều cao. Xung quanh là bãi san hô ngầm. Có một số loại cây thích hợp với san hô.
  2. Cồn, Đá, Bãi (Bank, Cay, Reef, Rock, Sand, Shoal): Những mỏm đá nổi lên trên mặt biển dù thủy triều cao hoặc những bãi san hô nổi khi thủy triều thấp.
  3. Bãi Đá Ngầm (Submerged Reef): Những bãi đá san hô chìm dù khi thủy triều thấp.

 

  1.     II.    QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

 

Cách Cam Ranh 248 hải lý - Vũng Tàu 305 hải lý - Hải Nam 550 hải lý – Đài Loan 860 hải lý – Palawan 200 hải lý. Gồm có 15 đảo nhỏ và  trên 130 đá, bãi  nổi và chìm, bãi san hô rải rải rác từ 6°12' đến 12°00' vĩ Bắc và từ 111°30' đến 117°20' kinh Đông, trên một diện tích gần 160.000 km² (nguồn khác: 410.000 km²) ở giữa biển Đông. Quần đảo này có độ dài từ tây sang đông là 800 km, từ bắc xuống nam là 600 km.

 

 blank

 

 Lớn thứ nhất: đảo Ba Bình, 0.460 km², do Đài Loan chiếm  giữ, trước đó từng có quân đội Pháp-Việt và trạm khí tượng.

  1. Lớn thứ hai: đảo Thị Tứ, 0.370 km² bị Philippines chiếm, trước đó từng có quân đội Pháp-Việt từ thời Pháp, và sau đó quân  lực  VNCH ở đó trước Phi.
  2. Lớn thứ ba: đảo Bến Lạc, 0.186 km² bị Philippines chiếm (Trước đó từng có quân đội Nhật, có thể có lính Việt cùng với lính Nhật).
  3. Lớn thứ tư: đảo Trường Sa, 0.130 km² bây giờ là thủ phủ của quân đội VN trên quần đảo Trường Sa.
  4. Lớn thứ năm: đảo Song Tử Đông, 0.127 km² bị Philippines chiếm, từng có quân đội Việt Nam ở đó trước Phi.
  5. Lớn thứ sáu: đảo Song Tử Tây, 0.120 km², Việt Nam đóng quân.
  6. Lớn thứ bảy: đảo Sinh Tồn, 0.080 km², Việt Nam đóng quân.
  7. Lớn thứ tám: đảo Vĩnh Viễn, 0.079 km², Philippines chiếm giữ.
  8. Lớn thứ chín: đảo Sơn Ca, 0.07 km², Việt Nam đóng quân.

10. Lớn thứ mười: đảo Loại Ta, 0.065 km², Philippines chiếm giữ, từng có quân đội Việt Nam ở đó trước Phi.

11. Lớn thứ mười một: đảo Hoa Lau, 0.062 km² do Malaysia chiếm giữ.

12. Lớn thứ mười hai: đảo Nam Yết, 0.053 km², Việt Nam đóng quân.

13. Lớn thứ mười ba: đảo An Bang, 0.016 km², Việt Nam đóng quân.

14. Lớn thứ mười bốn: đảo Bình Nguyên, 0.006 km², Philippines chiếm giữ.

15. Lớn thứ mười lăm: đảo (cồn) An Nhơn, 0.004 km², Philippines chiếm năm 1978 (Philippines gọi là đảo Panata, một số  báo Việt Nam ghi nhầm tên Ponata nhưng đó chính là cồn An Nhơn).

 

Theo truyền thông Trung Quốc thì "chủ quyền" đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nói rằng trong số 53 điểm đảo, bãi đá ở Trường Sa thì "Việt Nam chiếm giữ 29 điểm, Philippines chiếm giữ 9 điểm, Malaysia 3 điểm, Indonesia và Brunei mỗi nước chiếm giữ 1 điểm". Trung Quốc và Đài Loan chiếm 10 điểm.

  1.    III.    CÁC VỊ TRÍ DO VIỆT NAM KIỂM SOÁT

 

Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa gồm có thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn, và khu bảo tồn biển Nam Yết (đang đề nghị). Hiện đang có 6 đảo và 16 đảo chìm, bãi san hô, đá ngầm với 33 điểm đóng quân do Việt Nam đóng giữ được Việt Nam thông báo (chưa kể các đảo chưa có quân nhưng đã được Việt Nam kiểm soát):

  • 6 đảo nổi là: Đảo An Bang (Amboyan Cay), Đảo Nam Yết (Namyit Island), Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island), Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay), Đảo Sơn Ca (Sand Cay), Đảo Trường Sa (Trường Sa Lớn, Spratly Island).
  • 16 đảo chìm, bãi san hô, đá ngầm (Các đảo chìm này đều có những ghềnh đá nổi trên mặt nước) là: Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef), Đá Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef), Đá Đông (East London Reef), Đá Lát (Ladd Reef), Đá Hi Gen (Higgens Reef), Đá Len Đao (Lansdowne Reef), Đá Lớn (Great Discovery Reef), Đá Nam (South Reef), Đá Núi Le (Cornwallis South Reef), Đá Tây (West London Reef), Đá Thị (Núi Thị, Petley Reef), Đá Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef), Bãi Tốc Tan (Alison Reef), Đảo Phan Vinh (Pearson Reef), Đảo Sinh Tồn Đông (Đá Nhám, Sin Cowe East Island, Grierson Reef), Đảo Trường Sa Đông (Đá Giữa, Central London Reef).
  • 9 ngọn hải đăng gồm Đá Lát, Đá Tây, An Bang, Tiên Nữ, Song Tử Tây, Trường Sa Lớn, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn.
  • Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam gồm có 7 bãi với 15 nhà giàn mang tên DK1 hiện tại còn sử dụng 15 nhà giàn, trong đó có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng. Ngoài ra có một nhà giàn khác DK1/10 ở bãi Cà Mau.

 

blank

 

Quần đảo Trường Sa được chia làm 9 cụm (Song Tử, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, An Bang, Thị Tứ, Loại Ta, Bình Nguyên và Thám Hiểm) trải dài từ vĩ độ 6°20’ Bắc (Louisa Reef) lên 11°28’ Bắc (Song Tử Đông) và từ kinh độ 111°41’ Đông (Đá Lát) qua 117°19’ Đông (Brown Reef). Việt Nam đang đóng quân trên các điểm đảo trên 5 cụm (Song Tử, Sinh Tồn, Nam Yết, Trường Sa, An Bang):

 

CỤM SINH TỒN (UNION REEFS): TÂY BẮC

 

Cụm Sinh Tồn ở về Tây Bắc quần đảo Trường Sa, có vị trí chiến lược kiểm soát lối ra vào quần đảo từ Tây sang Đông. Việt Nam chiếm 2 đảo (Sinh Tồn và Sinh Tồn Đông), 6 bãi đá ngầm (Cô Lin, Len Đao, Phúc Sỹ, An Bình, Sơn Hà và Văn Nguyên). Trung Quốc chiếm 4 bãi đá (Gạt Ma, Kennan, Tư Nghĩa, Ba Đầu). Ngoài ra bãi đá Bình Khê không rõ ai chiếm.

blank
7. Đảo Sinh Tồn: Sincowe Island (QT) - Rurok (PLT) - Jinghong Dao (TQ)

  • Tọa độ: 9º53’ B - 114º19’ Đ
  • Diện tích: 0.080 km²
  • Miêu tả: Đảo lớn thứ 7 quần đảo - Đảo nằm trên nền san hô ngập nước cách bờ kè từ 300 đến 600 m, khi nước thủy triều xuống thấp nhất nền san hô lộ khỏi mặt nước từ 0.2 đến 0.4 m. Có vành đá bao quanh nổi khi triều xuống. Đảo chạy dài theo hướng đông tây chiều dài khoảng 400 mét chiều rộng 140 m. Đất ở đảo là cát và san hô. Đảo có nhiều cây xanh không có giếng nước ngọt, xung quanh đảo có tường kè chắn sóng. Hai đầu của đảo theo hướng đông tây có hai dải cát di chuyển theo mùa sóng gió. Chiếm giữ từ năm 1974. Một phần của Union Reefs (Cụm Sinh Tồn).

 
blank


8. Đảo Sinh Tồn Đông: Sincowe East Island (QT) còn có tên cũ là Đá Nhám, Đá Grisan, Grierson Reef

  • Tọa độ: 9º51’ B - 114º34’ Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Miêu tả có thể giống với đảo Sinh Tồn. Một phần của Union Reefs (Cụm Sinh Tồn).

 
blank

9. Đá Cô Lin: Collins Reef/Johnson North Reef (QT) - Guihan Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 9º42' B - 114º13' Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Nối với đá Gạc Ma. Một "cồn san hô" ở góc Đông Nam, nổi khi triều cao. Một phần của cồn Union Reefs (Cụm Sinh Tồn).

 

10. Đá Len Đao: Lansdowne Reef (QT) - Qiong Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 9º46' B - 114º21' Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Cồn cát với vành đá ngầm bao quanh. Một phần của Union Reefs (Cụm Sinh Tồn).

 
blank


Nguồn
:

www.globalsecurity.org/military/world/.../spratly-claims.htm

en.wikipedia.org/wiki/Spratly_Islands - 23 hours ago 
hoangsa.org/.../23352-Nhung-dao-o-Truong-Sa-duoc-Viet-Nam-giu-vung

vi.wikipedia.org/wiki/Quần_đảo_Trường_Sa

 

 

 
Nguyễn Mạnh Trí
www.tranhchapbiendong.com
Tu chỉnh: 21  tháng 10  năm 2014

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.