Hôm nay,  

Nhìn Từ Biển Đông

16/10/201400:00:00(Xem: 4555)

Trong khi Tướng Nhật Bản sử dụng ngôn ngữ cứng rắn, theo tin Jiji Press, một số Tướng Hoa Kỳ vẫn dịu giọng, theo tin của USNI, một báo của Học Viện Hải Quân Mỹ... khi nói về Biển Đông và hiểm họa Trung Quốc.

Trong khi đó, bản tin VOA ghi lời một số nhà hoạt động rằng Mỹ có nên nhắm mắt để bán vũ khí sát thương trong khi Hà Nội đàn áp nhân quyền...

Nơi hướng nhìn khác, bản tin RFA nói rằng Trung Quốc đã làm ASEAN hỏng giò, vì đã đặt cho nhiều chuyện đã rồi trên Biển Đông. Thập phần hung hiểm là vậy.

Bản tin Jiji Press hôm 15-10-2014 cho biết Tổng Tham Mưu Trưởng Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản tố cáo TQ tiếp tục khiêu khích ở Biển Đông (của VN) và Biển Hoa Đông (của Nhật).

Tướng Nhật Kiyofumi Iwata nói như thế hôm Thứ Ba trong hội nghị thường niên với Hội Hải Quân Hoa Kỳ ở Washington, không chỉ đích danh TQ nhưng nói rõ rằng hành vi đơn phương dùng vũ lực thay đổi hiện trạng như các hoạt động hải dương và đơn phương tuyên bô vùng nhận dạng không phận (ADIZ) là nỗi lo độc hại ở Châu Á Thái Bình Dương.

Hồi tháng 11-2013, TQ đơn phương khoanh vùng ADIZ, bao gồm không phận đảo Shenkaku của Nhật Bản.

Trong khi đó, tạp chí USNI ghi lời Đô Đốc Tư Lệnh Hành Quân Hải Quân Jonathan Greenert nói rằng chìa khóa tương lai hải hành bình yên giưã Mỹ và TQ sẽ bắt rễ trong việc gắn bó sâu thêm giữa hải quân 2 nươc.

Từ đầu năm 2014 tới giờ, Greenert đã họp với Đô Đốc Tư Lệnh hải Quân TQ Wu Shengli tới 5 lần, nhiều hơn bất kỳ tư lệnh Hải quân nào, theo lời Greenert.

Hồi tháng 4-2014, TQ, Mỹ và nhiều nước phía Tây Thái Bình Dương đã ký bản văn Quy Tắc Ứng Xử Khi Chạm Trán Không Tính Trước ở Biển (Conduct for Unplanned Encounters at Sea - viết tắt: CUES) -- để làm cẩm nang khi các tàu Hải quân gặp nhau trong khu vực.

Điều quan tâm: Trung Quốc có thực sự muốn hòa hay không? Hay chỉ muốn từ từ nuốt gọn Biển Đông?

Trong khi đó, bản tin VOA tưạ đề “Hoa Kỳ có nên bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hay không?” hôm 15-10-2014 nên hướng nhìn từ một số nhà hoạt động:

“Hồi tuần trước, chính phủ của Tổng Thống Obama đã quyết định nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam trong một sự thay đổi về chiến lược đã được áp dụng từ sau chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, quyết định đó đã không chấm dứt cuộc tranh luận về vấn đề này liên quan tới vấn đề nhân quyền.

Trong một bài báo đăng trên trang mạng National Interest.org ngày 14/10, chuyên gia Đông Nam Á của Hội đồng Chính sách Đối ngoại, ông Joshua Kurlantzick, nói ông đồng ý với quyết định đó, nhưng cho rằng Washington nên thẳng thắn thừa nhận rằng quyết định đó dược dựa trên quyền lợi quốc gia, thay vì chống chế bênh vực quyết định của mình với lý do là Việt Nam đã đạt tiến bộ trong nỗ lực cải thiện nhân quyền.

Lý do, theo nhà nghiên cứu lão thành này, là vì Hà Nội không cải thiện nhân quyền, mà ngược lại, tình hình nhân quyền tại Việt Nam còn tệ hại hơn trong mấy năm gần đây, như chính phúc trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nhận định trong phúc trình mới nhất, mà kết luận nêu lên “những vấn đề nhân quyền đáng kể nhất tại Việt Nam là những hạn chế nghiêm ngặt của chính phủ đối với các quyền chính trị của các công dân, nhất là quyền được thay đổi chính phủ, và những biện pháp nhằm giới hạn các quyền công dân, cũng như nạn tham nhũng trong hệ thống tư pháp và ngành cảnh sát”.


Tuần trước, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng thay đổi chính sách của Washington chỉ áp dụng cho các thiết bị phòng vệ liên quan đến an ninh hàng hải, phản ánh những cải thiện khiêm tốn về nhân quyền.

Ông Kurlantzick nói không có chứng cớ nào cho thấy nhân quyền đã được cải thiện ở Việt Nam, mà đây chỉ là một cái cớ được viện ra để đáp ứng yêu cầu của các nhà lập pháp Mỹ, những người đòi Washington phải gắn liền những bước siết chặt các quan hệ với Việt Nam với những tiến bộ về nhân quyền.

Ông Kurlantzick nói mặc dù ông nghĩ rằng Washington đã làm ngơ nhân quyền và việc cổ vũ cho dân chủ trong chiến lược xoay trục sang Đông Nam Á, ông tin rằng quyết định bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, và siết chặt hơn nữa các quan hệ với Hà Nội là quyết định đúng...” (hết trích)

Nghĩa là, Hà Nội tha hồ bóp mũi các phong trào xã hội dân sự, vì Mỹ sẽ nhắm mắt bỏ lơ?

Cũng bản tin VOA, có nhắc lời Ông John Sifton, thuộc Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, tuần trước nói rằng quyết định của chính phủ Tổng Thống Obama phát đi một thông điệp tới đảng cầm quyền ở Việt Nam rằng bất chấp có cải cách hay không, Hà Nội cũng sẽ được đối xử như vậy, và đây không phải là loại thông điệp mà Mỹ muốn gửi đến Hà Nội. Ông Sifton cho rằng quyết định bán vũ khí sát thương của Hoa Kỳ đã gạt sang một bên công sức và lòng can đảm của các nhà hoạt động ở Việt Nam, những người trông chờ Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ khác gây sức ép buộc Đảng Cộng sản phải chấm dứt chính sách đàn áp có hệ thống và nghiêm túc thực hiện cải cách.

Trong khi đó, RFA nói rằng Trung Quốc đang đặt ASEAN vào sự đã rồi. Bản tin RFA viết:

“...việc xây dựng cải tạo bãi đá, và củng cố thêm các căn cứ quân sự ở Trung Quốc ở biển Đông, theo Giáo sư Carl Thayer, nhằm một mục tạo sự đã rồi trước các đàm phán với ASEAN.

“Mục đích chính của Trung Quốc là gia cố càng nhiều càng tốt trước khi có bất cứ đàm phán nào đạt kết quả gì với ASEAN, ngay kể cả COC. Trong vòng 6 tháng đầu của 2015, tòa quốc tế theo dự kiến sẽ có phán quyết liên quan đến vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc. Vì vậy họ phải gia cố trước khi có bất cứ thay đổi nào để chuẩn bị trước, tạo một thực tế đã rồi trên thực địa, để ngăn cản Hoa Kỳ và ngăn cản bất cứ quốc gia nào có phản ứng lại với họ.”

Vào tháng giêng năm 2013, Philippines chính thức đưa vấn đề biển Đông ra tòa trọng tài quốc tế theo Công ước về luật biển của Liên Hiệp quốc 1982. Theo hồ sơ kiện, Philippines muốn Trung Quốc phải làm rõ những yêu sách liên quan đến các đòi hỏi chủ quyền của đường đứt khúc 9 đoạn trên biển Đông. Trung Quốc sau đó đã tuyên bố từ chối tham dự phiên tòa...”(hết trích)

Tòa quốc tế có ép được TQ gì không? Hãy nhớ tới trường hợp Israel, Liên Hiệp Quốc đã ra cả trăm nghị quyết buộc Israel gỡ phong tỏa cho dân tộc Palestine, phải đôi thoại để trả đất đã chiếm... mà nhiều thập niên chẳng tới đâu vậy. Huống gì, nói chi Tàu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.