Hôm nay,  

Mỹ Úc Nhựt Ấn: Chống TC

25/08/201400:00:00(Xem: 5625)

Thời sự mới đây ở Á châu Thái bình dương đáng chú ý, là Mỹ ủng hộ thành lập một liên minh cốt lõi và một liên minh phụ trợ nhưng cùng một mục đích là ngăn chận đà bành trướng của TC nếu không muốn nói chống TC.

Đối với 10 nước Đông Nam Á của tổ chức Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN, Mỹ chỉ nói, chỉ khuyên nên “đóng băng” các hoạt động có khả năng gây mất ổn định tại Biển Đông. Nhưng đối với các siêu cường Úc, Nhựt, Ấn, thì Mỹ làm, thực hiện liên minh cốt lõi bao vây quân sự Trung Cộng. Điều này không có gì khó hiểu, trong ASEAN có Việt Nam là chế độ CS từng “đồng chí” với TC, có Miên và Lào vốn CS và bây giờ hoàn toàn lệ thuộc TC về kinh tế và chánh trị. Một tổ chức 10 nước, mà 3 thân với TC, một tổ chức xôi đậu đỏ như vậy, Mỹ chỉ có thể tương quan như “đối tác” chớ không thể liên kết đồng minh được. Còn Úc là đồng minh truyền thống của Mỹ, Nhựt đồng minh Mỹ có hiệp ước bảo vệ, có mấy chục ngàn quân đội đồn trú, và Ấn độ một quốc gia dân chủ lâu đời, từng có chiến tranh biên giới với TC trong thời Chiến tranh Lạnh gần đây Mỹ vận động “đông tiến”, Mỹ thực hiện những nước thân cận này thành liên minh chống TC là chuyện dĩ nhiên.

Bên cạnh liên minh Mỹ Úc Nhựt Ấn cốt lõi đó, Mỹ còn ủng hộ cho Nhựt thành lập một liên minh phụ trợ vòng ngoài một chút, gồm Nhựt, Phi luật tân, Việt Nam mà mục đích cũng không có gì khác hơn là chống TC.

Như đã biết, với một phối hợp chặt hai vị Bộ Trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng của Mỹ sau hội ARF của ASEAN, đều bay xuống Úc, thực hiện những gì Tổng Thống Obama của Mỹ đã trình bày với nhân dân và chánh quyền Úc, một cách long trọng trước Quốc Hội Úc khi Mỹ chuyển trục quân sự vế Á châu Thái bình dương trong những năm trước. Kể ra việc hiện thực và cụ thể hoá này của Mỹ với Úc có vẻ chậm, nhưng chậm mà chắc như tình đồng minh của Mỹ rất lâu đời suốt nhiều cuộc chiến tranh của Tây Phương ở Á châu đối với Úc một quốc gia Tây phương lớn ở Nam Á châu này.

Ngày 12/08/2014 Mỹ và Úc chính thức ký Hiệp ước tăng cường hợp tác quân sự, 2500 Lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ sẽ đóng thường trực tại căn cứ Darwin của Úc, miền Bắc nước này, sát Biển Đông để sẵn sàng can thiệp khi cần thiết. Không quân và Hải quân Mỹ cũng được quyền tiếp cận các căn cứ Úc một cách rộng rãi hơn ở nhiều nơi của nước Úc. Hiệp ước có hiệu lực trong vòng 25 năm. Úc và Mỹ cũng quyết định hợp tác hình thành hệ thống phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo tại khu vực Đông Bắc Á, cũng như tăng gia hợp tác và thao dượt hải quân.

Hai đồng minh thân thiết này còn đồng ý mở rộng liên minh quốc phòng với Nhật Bản ở vùng Đông Bắc Á, và Ấn Độ ở vùng Nam Á. Đây rõ ràng là hành động Mỹ gia tăng mạnh sự hiện diện quân sự trong khu vực. Đây rõ ràng là Mỹ và Úc dùng hợp tác quân sự quốc phòng của mình làm nòng cốt để mở rộng liên minh cốt lõi, dù không nói ra nhưng ai cũng biết, liên minh chống lại sách lược bành trướng của TC. Đối với Nhựt, thông cáo chung của liên minh nồng cốt Úc- Mỹ gọi là AUSMIN nói rõ: «Úc và Hoa Kỳ hoan nghênh nỗ lực của Nhật Bản nhằm đóng góp lớn hơn vào hòa bình và ổn định quốc tế, bao gồm cả quyết định của Nhật hành xử quyền tự vệ tập thể theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Hai nước [Mỹ và Úc] cam kết duy trì các quan hệ an ninh song phương mạnh mẽ với Nhật Bản, phát huy hợp tác an ninh và quốc phòng ba bên, trong đó có cơ chế Đối thoại Chiến lược Ba bên, và phát triển hơn nữa các cuộc tập trận ba bên hiện hữu».


Đối với Ấn Độ cũng thế, Mỹ và Úc đều công nhận tư cách «nền dân chủ lớn nhất thế giới» và «cường quốc kinh tế và chiến lược quan trọng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương» của Tân Delhi. Mỹ và Úc xác nhận ý định mở rộng hợp tác ba bên với Ấn Độ, trong những lãnh vực như an ninh hàng hải, an ninh năng lượng, tăng trưởng kinh tế, cũng như thông qua hợp tác với Ấn Độ trong các tổ chức khu vực.

Trước khi Mỹ Úc chính thức ký Hiệp ước tăng cường hợp tác quân sự, Úc đã ký hiệp ước với Nhựt về “phòng vệ tập thể”, mua khoa học kỹ thuật tiền tiến đóng tàu lặn tàng hình của Nhựt. Và chính TT Obama cũng ký hiệp ước với Phi luật tân về việc Mỹ đưa các quân nhân Mỹ tới tham gia các cuộc tập trận trong vòng 10 năm tại Philippines. Và Phi luật tân liên kết với VN trong việc bảo vệ biển đảo trước đà xâm lấn của TC nhứt là khi TC cắm dặt giàn khoan Hải Dương vào vùng đặc quyền kinh tế VN khiến Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng đích thân sang gặp TT Phi dể liên kết.

Trong thông cáo chung Mỹ Úc sau khi ký hiệp ước 12/08/2014 ở Sydney, Mỹ và Úc lên tiếng “phản đối mọi nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi thực tế trên mặt đất hoặc mặt biển thông qua việc đe dọa hay sử dụng vũ lực hoặc cưỡng chế», phản đối các hành vi dùng võ lực để làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, đồng thời kêu gọi các bên tranh chấp «tự nguyện đóng băng» một số hoạt động có nguy cơ làm căng thẳng leo thang. Dù không nói ra, nhưng các quan ngại được Mỹ và Úc bày tỏ trong bản Thông cáo chung đều liên quan đến các động thái hung hăng áp đặt và đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trong thời gian qua, đặc biệt là yêu sách chủ quyền mập mờ gói trong tấm bản đồ 9 đường gián đoạn chiếm gần trọn Biển Đông, vốn bị coi là hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý.

Trong phần nói riêng về Biển Đông, bản Thông cáo chung Mỹ-Úc đã nhấn mạnh trở lại một số điểm từng được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát huy khi ông đề nghị giải pháp «đóng băng» tại các hội nghị của khối ASEAN ở Miến Điện vào tuần trước.

Liên minh phụ nhưng quan trọng của ba nước Á châu Thái bình dương giữa Nhựt, Phi, Việt Nam bị TC xâm lấn trực tiếp cho thấy, Mỹ đã chuẩn bị đề phòng nếu chưa gỡ cấm vận bán vũ khí sát thương cho VN, không thể liên minh quân sự với VNCS vì truyền thống Mỹ không đồng minh với chế độ CS, thì Nhựt sẽ làm việc đó đối với VNCS.

Dĩ nhiên TC phản ứng như đỉa phải vôi. Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối kịch liệt việc Mỹ và Úc gia tăng hợp tác quốc phòng, coi đó là hành động làm gia tăng căng thẳng và hoài nghi giữa các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hai ngoại trưởng Mỹ Úc cứng tay nhưng mềm lưởi, nhẹ nhàng hoá giải, làm dịu tình hình. Ngoại trưởng John Kerry hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc và mong muốn hợp tác với Bắc Kinh trong tinh thần xây dựng. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop lên tiếng, cho rằng việc này không nhằm kiềm chế sức mạnh đang lên của Trung Quốc đang gây căng thẳng trong khu vực.

Nhưng đó chỉ là những lời ngoại giao thường lệ, chớ không phải chiến thuật, chiến lược quân sự thường các nước làm nhưng ít hay không nói./.(Vi Anh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.