Hôm nay,  

Đòi Bàn Thêm Về Thương Ước Việt-mỹ

28/01/200000:00:00(Xem: 4826)
HÀ NỘI (AP).- Hôm thứ năm, một nhân vật cao cấp của CS Việt nam tuyên bố rằng cần phải bàn cãi thêm nữa về bản thương ước Việt-Mỹ, một bản thương ước mà hôm tháng 7 năm rồi, hai bên đã thỏa thuận xong trên nguyên tắc.
Trước tin trên, phía chính quyền Hoa kỳ cho biết rằng họ không muốn mở lại các cuộc thương thuyết, nhưng có thể “soi sáng” một vài vấn đề nào đó.
Hai bên đều bị áp lực phải tiến tới cho được một thỏa hiệp trước khi cuộc vận động bầu cử TT Mỹ bước vào giai đoạn sôi nổi nhứt, làm cho Quốc hội Mỹ khó lòng chuẩn nhận trong năm nay, và trước khi Quốc hội bắt đầu thảo luận bản thương ước ký kết giữa Hoa kỳ và Trung quốc năm rồi.
Theo các nhân vật chính thức đã xem hoặc đã tham dự các cuộc thảo luận nội dung của thương ước, thì sự thỏa hiệp có thể tăng thêm 10% - tức 800 triệu đô - vào số tiền mà Việt nam có thể thu được về xuất cảng. Về phía người Mỹ thì họ muốn được hoạt động trong các ngành kỹ nghệ được bảo vệ của Việt nam.
Hồi tháng 7 năm rồi hai bên đã loan báo rằng họ đã đạt tới được nền tảng của một sự thỏa hiệp. Từ lúc đó hai bên thảo luận chi tiết của kế hoạch.

Ông Đào Duy Quát, phó trưởng ban Văn nghệ và Tư tưởng Trung Ương Đảng CSVN, nói với các ký giả rằng nhiều tháng trước đây, Hoa kỳ có gởi một bản đề nghị với nhiều chi tiết khác với các điều thỏa hiệp chính trong bản dự thảo. Ông Quát chỉ đưa ra một ví dụ như việc đôi bên đã đồng ý cho nhau qui chế tối huệ quốc một cách đương nhiên, bây giờ Hoa kỳ lại nói chỉ cấp qui chế đó trên căn bản hàng năm.
Các giới chính thức Hoa kỳ từ chối không tiết lộ nội dung bản đề nghị, tuyên bố rằng việc dự liệu như thế là cần thiết vì mỗi năm Quốc hội vẫn phải xem xét việc từ bỏ tu chính án Jackson-Vanik đối với việc hạn chế buôn bán với những quốc gia cộng sản hạn chế việc di dân.
Ông Quát cho biết rằng Việt nam cần được đối xử đặc biệt vì những khó khăn kinh tế của mình, cho rằng nhiều đòi hỏi của Hoa kỳ cao hơn các tiêu chuẩn thông thường của Tổ chức Thương mại Quốc tế, mà Việt nam đang tìm cách gia nhập. Ông nói: “Việt nam vẫn là một quốc gia nghèo, đang phát triển. Chúng tôi vẫn gánh chịu hậu quả của 30 năm chiến tranh.”
Nhưng ông Quát không cho biết muốn được biệt đãi như thế nào. Nhiều nhà phân tích tình hình cho rằng Việt nam lo ngại các điều qui định trong thỏa hiệp về việc mở cửa thị trường ở Việt nam sẽ làm thiệt hại cho các nền kỹ nghệ quốc doanh của họ mà phần đông đều kém cõi và không thể cạnh tranh với bên ngoài.
Ông Quát không nhìn nhận rằng thỏa hiệp đã bị vướng mắc vì những cuộc tranh cãi nội bộ giữa các bộ, lưỡng lự vì những sự thay đổi mà họ sẽ phải chấp nhận.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.