Hôm nay,  

Nạn Nhân Của Một Cuộc Chiến Bẩn Thỉu

19/02/200000:00:00(Xem: 5450)
Câu chuyện của Veronica có thể làm cho tất cả những con người có lương tri trên khắp năm châu phải cau mày ứa lệ. Mẹ bị bắt cóc, xem như đã chết, cha bị bắt cóc cùng chung số phận. Anh chị em bị mất tích sau khi bị giựt ra khỏi tay của người mẹ chỉ vài giây sau khi cất tiếng khóc chào đời.

Ở Argentina những vết thương của cái gọi là “cuộc chiến bẩn thỉu” vẫn chưa lành miệng. Chế độ độc tài quân phiệt Argentina đã tiến hành một chiến dịch tra tấn, ám sát, bắt cóc kéo dài từ 1976 đến 1983. Và đó cũng là câu chuyện đau lòng của Veronica.

Khi lên 10 hay 11 tuổi Veronica mới biết rằng mình có một người anh hay một người chị gì đó. Hiện nay đã 25 tuổi, Veronica cho biết khi cô mới lên hai tuổi thì cha mẹ cô bị bắt cóc. Cả hai đã bị bắt cóc trong cùng một ngày nhưng tại những địa điểm khác nhau. Veronica không nhớ bất cứ chi tiết gì về những ngày tháng kinh hoàng đó nhưng những người thân cho cô hay rằng vào ngày xảy ra việc bắt cóc, cô đang cùng đi chơi với cha và cả hai đang đứng ở một góc đường gần nhà của bà nội. Một chiếc xe vận tải bất thình lình xuất hiện và nhiều người đàn ông nhảy ra tóm lấy cha cô và để cô đứng lại một mình trên đường phố. Veronica cứ đứng như thế không hiểu chuyện gì đã xảy ra cho đến khi bà nội cô chạy ra và bế cô vào nhà.
Cùng trong ngày hôm đó mẹ của Veronica cũng bị bắt cóc. Lúc đó bà đang có thai sáu tháng và lần cuối cùng người ta nhìn thấy bà là khi bà bước lên một chiếc xe bus. Những tù nhân từng bị thẩm vấn và tra tấn chung với mẹ của Veronica cho biết khi mẹ cô mang thai được tám tháng rưỡi, bà được bọn mật thám đưa vào một bệnh viện và những bác sĩ của chúng tiến hành một ca phẫu thuật để đưa đứa bé ra khỏi bụng mẹ. Những chuyện này được thực hiện thường xuyên như cơm bữa trong những bệnh viện thời chế độ quân phiệt Argentina. Những phụ nữ tù nhân đang có thai hầu hết đều bị mổ lấy con ra chứ không được phép sinh nở bình thường. Lúc đó là tháng 5.1977 và Veronica hoàn toàn không biết những chuyện gì sau đó đã xảy ra cho mẹ mình. Thông thường thì sau khi lấy được đứa con ra, những bà mẹ này lập tức bị thủ tiêu và thi thể bị hủy hoại tại một nơi bí mật nào đó.

Cách đây 3 năm Veronica đọc một cuốn sách nói về nỗ lực của những trẻ em ngày xưa nay muốn tìm lại những anh chị em của mình đã bị chế độ độc tài quân phiệt Argentina bắt đi biệt tích. Lập tức Veronica cố gắng tìm ra tác giả của cuốn sách và trong vài tuần sau đó cô gia nhập một tổ chức được thành lập bởi con cái của những nạn nhân đã bị giết hại, bắt cóc, hay bị buộc phải vượt biên ra nước ngoài sống lưu vong trong cuộc chiến chống cộng bẩn thỉu ở Argentina. Tổ chức này có tên gọi là HIJOS có mục đích tìm lại gốc tích cội nguồn của những trẻ em có cha mẹ là nạn nhân của chế độ quân phiệt Argentina.

Veronica từ đó bắt đầu làm việc với những thành viên khác của tổ chức HIJOS, với mong ước một ngày kia sẽ buộc những kẻ đã giết cha mẹ cô, bắt em của cô đi biệt tích phải đền tội trước pháp luật. Ngày 24.3.1976 tướng Jorge Videla đã lật đổ chính phủ của tổng thống Maria Estela Isabel de Perón, góa phụ của một lãnh tụ đầy huyền thoại của Argentina là Juan Domingo. Trong 7 năm cầm quyền sau đó chế độ độc tài của tướng Jorge Videla đã chịu trách nhiệm đối với sự mất tích của ít nhất 9000 người, trong số đó 1/3 là những phụ nữ chân yếu tay mềm. Tất cả những ai chống lại chế độ độc tài quân phiệt của tướng Jorge Videla đều bị tra tấn và thủ tiêu. Hàng trăm ngàn tù nhân được đưa đến 340 trại tập trung nơi họ chịu đựng vô số những hình thức tra tấn dã man nhất. Đàn ông sau đó được mang lên máy bay và thả xuống biển, còn phụ nữ thì bị hãm hiếp dã man và đàn bà có thai thì được phép sống cho đến khi đứa bé đủ tháng chào đời. Sau khi chào đời những đứa bé này được mang cho những gia đình quân nhân hiếm muộn con của chế độ quân phiệt. Hơn 500 trẻ em như thế đã bị đem cho và thân nhân giờ đây không biết số phận của những em này ra sao.

Khi nền dân chủ được phục hồi vào năm 1983, chín trong số những viên tướng quyền lực nhất của chế độ quân phiệt bị bắt và kết án vì vai trò của họ trong cuộc đảo chánh và những hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng sau đó. Tuy nhiên những đạo luật được ban hành vào những năm 1980 đã làm cho những thủ tục truy tố đối với những tội trạng xảy ra xa hơn không thể tiến hành được. Thậm chí những viên tướng bị tù cũng được thả vào năm 1990 khi một đạo luật về khoan hồng được ban hành.

Tổ chức HIJOS biết rằng những kẻ chịu trách nhiệm về vi phạm nhân quyền sẽ không bao giờ được mang ra xét xử tại Argentina, vì thế họ đã sáng tạo ra tổ chức này dùng những phương cách trả thù độc đáo. Những thành viên của HIJOS tập trung những thông tin về cá nhân của một viên tướng nào đó rồi kéo đến nhà của tên này biểu tình phát truyền đơn cho càng nhiều người càng tốt tố cáo những quá khứ đen tối của tên này và cổ động mọi người tẩy chay hắn. Theo Lucila Quieto thì thành viên của HIJOS đi vào từng khu phố để cổ động và nhiều khi được dân chúng ủng hộ nhưng cũng có khi bị nhiều người phản đối xua đuổi. Những thành viên này thường xuyên đối diện với những nguy cơ bị đàn áp từ phía cảnh sát.

Thêm vào đó tổ chức này còn được sự hỗ trợ của một tổ chức có tên gọi là Grandmothers Of May Square. Tổ chức này bao gồm những bà nội bà ngoại của những đứa trẻ bị chính quyền quân phiệt bắt cho những gia đình quân nhân khác. Cách đây một năm HIJOS phối hợp hành động với Abuelas sau khi phát hiện, luật mới không truy tố những hành động vi phạm nhân quyền xảy ra trước đây bao gồm việc bắt cóc các trẻ em mang cho những gia đình quân nhân, và việc này mở ra một hướng đấu tranh mới cho tổ chức HIJOS và Abuelas.

Tuy nhiên công việc chính của HIJOS và Abuelas hiện nay là giúp những người trẻ tin rằng mình là những trẻ em bị bắt đi mất tích năm xưa tìm lại cội nguồn và thân nhân của mình. Vào những thời điểm khác và tại một số quốc gia khác những thành viên của HIJOS có thể bị xem là những người thiên tả hay thậm chí là những kẻ gây rối xã hội. Tuy nhiên những thành viên của HIJOS luôn luôn cho rằng họ chỉ là những con người bình thường bị số phận xô đẩy khiến phải làm những việc đội đá vá trời mà thôi.

Đa số những thành viên của HIJOS đều ở trong lứa tuổi 20 đã tìm đến nhau trong tổ chức sau khi cảm thấy mình là nạn nhân của một giai đoạn lịch sử đau thương của đất nước. Nhiều người không muốn nói về những kỷ niệm nhức nhối trong cuộc đời mình vì không muốn nhắc lại những quá khứ đen tối, và chỉ muốn làm một điều gì đó vì một tương lai tươi sáng và công bằng hơn.

Những thành viên của HIJOS bao gồm cả nam giới lẫn nữ giới và đây là một hiện tượng chính trị mới ở đất nước này. Đây là thế hệ đầu tiên của những người lên tiếng chống lại một hệ thống chính trị bất công thối nát lại được lãnh đạo bởi những người đàn ông chứ không phải là những người phụ nữ như trước đây. Có lẽ điều này xảy ra là vì hiện tại những người đàn ông không còn đối diện với những nguy hiểm chết người như bậc cha anh của họ trong nhiều thập niên trước đây. Những thế hệ cha anh của họ đã từng bị bắt cóc, tra tấn và thủ tiêu chỉ vì dám đứng lên chống lại bạo quyền.

Tuy nhiên nhiều người lý luận cho rằng sở dĩ những cuộc biểu tình tranh đấu trong quá khứ đều do phụ nữ lãnh đạo chỉ vì phụ nữ tỏ ra đấu tranh hữu hiệu hơn. Một thành viên của tổ chức Abuelas cho biết bà suy nghĩ vì sao những cuộc biểu tình chính trị tại Argentina trước đây đều do phụ nữ lãnh đạo và cuối cùng đã tìm ra câu trả lời là vì truyền thống văn hóa của người Argentina cũng như bản chất vững vàng hơn về mặt giới tính của phụ nữ. Phụ nữ có một mối quan hệ vững vàng hơn với con cái và khi gặp nguy hiểm khó khăn thì có sức chịu đựng bền bỉ hơn, trong khi giới mày râu thì nhanh chóng từ bỏ những khó khăn họ đang phải đương đầu.
Ví dụ như tổ chức Abuelas đã từng đạt được những thành công trong đấu tranh chính trị hết sức vang dội. Cho đến hiện tại họ đã thu thập được bằng chứng của hơn 230 trẻ em đã bị tước đoạt khỏi gia đình của những nạn nhân trước kia, hay được sinh ra khi mẹ còn nằm trong tù và bị chính quyền đưa đi chỗ khác nuôi nấng. Trong số này có 166 em bị mất tích, 35 em đã quay về lại với gia đình ruột thịt của mình và 14 em vẫn tiếp tục sống với cha mẹ nuôi của các em. Có sáu trường hợp khác hiện đang được phân xử trước tòa và 9 em được xem như là đã chết trong những giai đoạn dầu sôi lửa bỏng.

Cố gắng làm cho dư luận hiểu rằng việc bắt cóc trẻ em và giao cho các gia đình quân nhân của chế độ nuôi nấng là một chính sách tàn nhẫn hẳn hoi chứ không phải là những sự kiện riêng lẻ, tổ chức Abuelas hợp tác chặt chẽ với tổ chức HIJOS đã thuyết phục được một vị chánh án liên bang đưa tám viên tướng chóp bu của chế độ độc tài bao gồm tướng Videla, tư lệnh lực lượng đảo chánh ra trước tòa để chịu xét xử về việc thực hiện chính sách tàn nhẫn nói trên. Đầu năm ngoái cả tám viên tướng này đều bị coi là có tội và hiện đang chờ bị tuyên án hay đang làm thủ tục kháng cáo.

Ngoài những thành công nêu trên, tổ chức HIJOS còn mang lại niềm tự tin cho những thành viên của mình và nhận được sự kính trọng của bè bạn và dư luận. Đa số những nạn nhân của chế độ, nay là thành viên của tổ chức đều cho rằng trước đây họ cảm thấy tủi hổ về số phận của họ nhưng nay thì ai cũng hiểu rõ xuất xứ của mình, hiểu rõ câu chuyện của mình và tự hào tiến bước vào tương lai.

Câu chuyện của những nạn nhân ở Argentina và ở Chile trong thập niên 1970 là câu chuyện thương tâm về số phận nhỏ nhoi của những con người sống trong những cơn bão táp chính trị của thời đại. Nhân danh chống cộng những chính phủ quân phiệt độc tài ở Argentina và Chile đã tiến hành những cuộc chiến tranh bẩn thỉu chống lại những người bị nghi ngờ là cộng sản. Những nạn nhân này bị bắt cóc, tra tấn, thủ tiêu và những hậu quả thương tâm vẫn còn kéo dài cho đến nay. Tuy nhiên công lý luôn luôn có tiếng nói cuối cùng của nó và tất cả những kẻ vi phạm nhân quyền nhân danh ý thức hệ, rồi sẽ đến lượt phải nhận lãnh những bản án thích đáng trước pháp luật.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.