Hôm nay,  

Ba Mươi Phút Cuối Với Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng

19/02/200000:00:00(Xem: 5452)
LTS. Nhà văn Dương Tử, tức nhà giáo Dương Ngọc Sum, cựu Hiệu Trưởng Trung Học Petrus Ký Sài Gòn và hiện là Hội Trưởng Hội TH Petrus Ký, là bạn rất thân của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Nhà văn Dương Tử ghi lại trong bài này những giây phút cuối đời của nhà giáo Nguyễn Văn Lợi, tức nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, như sau.

1- Hôm ấy nhằm ngày Chúa nhật 31 tháng 10 năm 1999, khoảng 2 giờ trưa. Tôi đang ngồi đọc báo chờ đi giải quyết một vài công việc, thì chuông điện thoại reo. Tôi nhấc ống nghe lên, đầu bên kia có tiếng nói của Lợi:
- Allo, Lợi đây Anh. Anh lại đằng Lợi được không"
- Được chứ. Ngay bây giờ hả" Có việc gì đó Lợi"
- Ngay bây giờ hay chừng nào Anh rãnh cũng được. Một vài bạn gửi cho Lợi chút ít tiền trợ giúp Bạn Giần. Đáng lý Lợi mang lại cho Anh, nhưng Lợi không có xe.
- OK. Anh tới ngay. Độ 3 giờ Anh có một cái hẹn khác.

Trước đây, khi còn ở trong nước, Bùi Văn Giần, Lợi và tôi đều là nhà giáo, và hiện nay, trên mảnh đất tạm dung nầy, chúng tôi sinh hoạt với nhau trong Gia Đình Sư Phạm. Chẳng may, cách nay hơn bảy tháng, Bạn Giần bị thương tật sau một tai nạn xe. Từ đó đến nay thỉnh thoảng các đồng nghiệp vẫn gửi về chúng tôi những món quà tình nghĩa để chia xẻ phần nào nổi bất hạnh của Giần.
Hai mươi phút sau, tôi đậu xe bên lề đường Ball, trước vườn bán hoa và cây kiểng, rồi đi bộ vào Chung cư Sundial; Lợi ở căn số 4, trên lầu, cạnh hồ bơi, ngó ra đường Ball. Tôi bấm chuông, Lợi ra mở cửa, tay cầm một xấp báo và một phong bì. Chúng tôi ngồi xuống chiếc giường con kê sát cửa sổ, nơi mà Lợi vừa dùng làm giường ngủ vừa làm ghế ngồi tiếp bạn bè. Một chiếc giá móc áo đặt song song với chiếc giường làm tăng vẻ đơn sơ của căn phòng, vắng vẻ và thiếu ánh sáng.

Lợi trao xấp báo cho tôi:
- Đây là mười tờ tuần báo Tình Thương và mười tờ tuần báo Thời Báo có đăng Phân ưu gia đình Chị Kim Cúc. hôm nọ sau khi bàn với Anh tôi gọi ngay cho Tòa soạn của hai tờ báo nầy, nhưng chỉ có tờ Tình Thương là kịp thời sửa theo ý Anh, còn tờ Thời Báo thì đã đưa đi in.

Chị Trần Kim Cúc là một thành viên của GĐSP chúng tôi. Thân phụ Chị vừa thất lộc tại Montreal, Canada. Lợi lo việc đăng báo chia buồn. Tôi cầm xấp báo xem qua các trang bên trong rồi xếp lại:
- Cũng chỉ là những chi tiết nhỏ thôi, không mấy quan trọng, sửa hay không sửa cũng được. Đăng cả trang báo như vầy là quý hóa lắm rồi! Hết bao nhiêu để Anh gởi lại cho Lợi"
- Không có Anh. Chỗ Anh em quen, họ đăng giúp, không tính tiền. Lâm Tường Dũ và Du Miên, Anh biết hai người nầy chứ"
- Lâm Tường Dũ thì Anh quen biết nhiều. Lần nào Đại hội Petrus Ký cũng đều có mời, có khi cả hai vợ chồng cùng đến. Riêng Du Miên thì Anh không quen lắm. Để hôm nào Anh mang mấy tờ Đặc San Petrus Ký đến biếu thư viện Nhân Ái rồi cám ơn Anh Du Miên luôn. Nhà văn Linh Bảo đã giới thiệu với Anh. Nhưng trước hết nhờ Lợi chuyển lời GĐSP mình cám ơn các Anh ấy rất nhiều.

Lợi trao tiếp phong bì dán kín cho tôi:
- Còn đây là một ít tiền của các Bạn gởi giúp Bạn Giần, nhờ Anh trao lại dùm Lợi cũng chưa đi thăm Anh ấy được nữa.
Tôi toan mở phong bì cho đúng với câu châm ngôn “gửi lời thì nói, gửi gói thì mở” và cũng hơi ngạc nhiên sao Lợi dán kỹ như thế, chắc là sợ tiền rơi rớt ra ngoài. Nhưng một ý nghĩ chợt thoáng qua trong đầu tôi nên lại thôi:
- Hay là sẵn đây Anh chở Lợi lại thăm Giần và trao tiền luôn thể.
Lợi chần chừ:
-Thôi Anh, để khi khác, hôm nay Anh không có nhiều thì giờ và Lợi cũng không được khỏe.
Lợi nhắc tôi cất tiền vào túi kẻo quên. Tôi bỏ chiếc phong bì vào túi và hỏi thăm tình trạng sức khỏe của Lợi. Lợi cho biết bệnh phổi đã đỡ nhiều nhờ chữa trị theo Đông y. Hiện đang bồi dưỡng, sợ yếu quá nguy hiểm. tôi đề nghị:
- Vậy thì hai anh em mình đi kiếm tiệm quán nào gần đây để bồi dưỡng đi.
- Ý đâu được Anh, Lợi vẫn còn phải kiêng cử một thời gian nữa cho khỏi hẳn. Ngay như nước uống, thèm lắm mà mỗi ngày cũng chỉ được nếm một tí xíu thôi, còn lại là nuốt nước bọt của chính mình, nhiều khi không có nước bọt để nuốt!
Tôi khuyên Lợi:
- Lợi coi chừng để yếu quá làm sao chịu nổi, phải ăn uống bồi dưỡng chứ, ép xác quá không nên.
Câu chuyện giữa chúng tôi xoay qua vấn đề văn hóa, giáo dục, xã hội.
- Anh có nghe Đài phát nhiều lần bản nhạc Bên Em Có Ta của Lợi. Cảm động lắm, nhất là câu “khi con tim thế nhân chưa thờ ơ, chưa lạnh lùng...”
- Tội nghiệp lắm Anh, Anh không có ở trong các Trại Tị nạn nên không thấy tận mắt. Mà ngay cả bây giờ đây nầy, trên đất nước mình còn có biết bao nhiêu trẻ thơ không cơm ăn, không áo mặc, chứ đừng nói chi đến việc được đi học hay sống đầy đủ, sung sướng...
- Chương trình Quỹ Xã hội Bên Em Có Ta Foundation dành cho các thiếu nhi mồ côi đến dâu rồi Lợi"
- Anh em vẫn đang xúc tiến đó Anh. Mấy lúc sau nầy, tuy đau yếu nhưng Lợi vẫn theo dõi...
- Cám ơn Lợi đã đặc biệt sáng tác cho các Trung Tâm Việt Ngữ và Giải Khuyến Học Olympiad bản nhạc Vang Vang Việt Nam rất hay. Ban Tổ chức đã cho phát băng suốt cả hai buổi thi tranh giải thưởng Khuyến Học Olympiad 1999 vừa qua. Như chợt nhớ ra, Lợi bảo tôi:
- Anh nhắc đến nhạc, Lợi mới nhớ. Lợi thấy thỉnh thoảng Anh cũng có làm thơ đăng báo. Bài nào ưng ý nhất, Anh đưa Lợi phổ nhạc cho Anh làm kỷ niệm. Cam đoan tuy không bằng ai nhưng chắc không đến nỗi tệ. Nhớ đưa sớm sớm, coi chừng không kịp...
Tôi ngắt lời Lợi:
- Việc đó sẽ tính sau, hãy lo cho sức khỏe của Lợi đã.


Câu chuyện còn dài dài, nhưng nhìn đồng hồ đã ba giờ thiếu mười, nhớ ra tôi có hẹn, nên đứng lên từ biệt. Lợi đưa tôi xuống tận chân cầu thang rồi mới trở lên. Tôi khuyên Lợi nên cẩn thận giữ gìn sức khỏe “Take care”, mà vẫn không ngờ mình đã nói lời cuối cùng với Lợi!

2- Tôi và Lợi quen biết nhau gần năm mươi năm nay. Lợi nhỏ hơn tôi vài tuổi. Chúng tôi cũng học một trường nhưng khác Ban. Năm 1958 tốt nghiệp, chúng tôi cũng đi dự Trại hè dược tổ chức tại Nha Trang một tháng. Cũng như những Trại Hè khác, cũng có những trò tranh đua thể dục thể thao, chạy việt dã quanh Thành phố Nha Trang, được dân chúng đón tiếp, hoan hô quá xá, tổ chức cắm trại qua đêm tại Đại Lãnh, những buổi trình diễn văn nghệ và đốt lửa trại thật vui nhộn trước khi bắt đầu cuộc đời nhà giáo. Về thể dục thể thao thì Lợi chịu thua, nhưng về văn nghệ thì Lợi tỏ ra có biệt tài và rất xông xáo. tôi còn nhớ, Lợi đã tập chúng tôi hát một trong những bài hát đầu tay của Lợi, ca ngợi Thành phố Duyên hải nầy trong đó có những câu như: “Tôi ghé đất Nha Trang một chiều thu nắng tàn, bên bờ dương liễu mềm lã lướt. Từ tinh sương êm mơ, thành đô muôn xe đưa, dệt nên đất Nha nầy một bài thơ...”

Quả thật chúng tôi là nhũng con người”sinh bất phùng thời”. Các biến cố chính trị, quân sự, đã đẩy chúng tôi vào những nổi bất hạnh triền miên. Ngay từ khi còn nhỏ, chiến tranh (Thế Chiến II 1939-1945) đã khiến chúng tôi phải bỏ học, đói rách, mất Cha, mất Mẹ. Lớn lên chọn nghề dạy học, những tưởng sẽ được yên thân. Nhưng rồi cũng bị động viên, nhập ngũ, tái ngũ, biệt phái, đi tù cải tạo, đuổi đi các Khu Kinh Tế Mới, rừng sâu, nước độc, đến nỗi không thể sống trên mảnh đất quê hương của mình, phải tìm cách lưu vong, hoặc bằng con đường vượt biên, lén lút, nguy hiểm, tính mạng như chỉ mành, con xa cha, vợ xa chồng... hoặc bằng con đường tị nạn chính thức ODP hay HO, thì cũng trầy vi tróc vảy, tiêu tan tài sản, phân tán gia đình!

Lợi vượt biên năm 1985, còn tôi đi theo diện HO năm 1990. Sang đây, ai cũng tất bật. Lợi bận rộn với sinh hoạt văn nghệ còn tôi, phần tuổi cao, sức yếu, phần tiếng Anh không rành, kỹ thuật không biết, nên những năm đầu rất vất vả trong việc xây dựng cuộc sống mới. Tôi và Lợi không mấy khi gặp nhau. Cho đến mấy năm gần đây, chúng tôi mới có dịp sinh hoạt chung với nhau trong Gia Đình Sư Phạm, trong những lần họp mặt và trong nhũng khi có “quan hôn tang tế”.

Tôi còn nhớ, trong kỳ Họp mặt mừng thọ Giáo Sư Trương Hữu Tước năm 1996, Lợi rất vui khi kể lại nhũng lần “chọc phá Thầy Cô”, nhưng GS Nguyễn Quý Bỗng cho biết năm nào, Tết đến, Lợi cũng từ Mỹ gọi sang Canada để chúc Tết Thầy. Kinh nghiệm lâu năm trong ngành dạy học cho thấy, một đôi khi chính những học sinh hay chọc phá Thầy Cô trong lớp lại là những học sinh rất kính trọng và nhớ ơn Thầy Cô sau khi ra trường. Một lần khác cũng trong buổi họp mặt năm 1998, có người hỏi Lợi là một Nhạc sĩ nổi tiếng, rất dược nhiều người mến mộ sao đến giờ phút nầy vẫn còn độc thân, “phòng không gối lẻ”. Lợi trầm ngâm một lúc rồi trả lời ngắn gọn, đầy tinh thần trách nhiệm: “Vì Lợi biết, với cuộc sống của một nghệ sĩ, Lợi không thể làm tròn bổn phận làm chồng, làm cha”.

3- Để thay đoạn kết, xin trở lại một tí về Chiếc Phong Bì Dán Kín mà Lợi dã trao cho tôi. Ở nhà Lợi ra, tôi vội vã đi lo giải quyết công việc riêng cho đến tối mới về đến nhà. Chừng mở phong bì, tôi mới “tá hỏa”: bên cạnh những số tiền của anh chị em chung góp, có một phần của Lợi! Sao lại có phần của Lợi" Lợi đang gặp khó khăn, bệnh hoạn mà! Tôi hối hận, vì lúc nãy dã không mở phong bì ra ngay, để còn đề nghị gởi lại tiền cho Lợi. Tôi chợt hiểu ra tại sao Lợi lại dán kín phong bì và cứ giục tôi bỏ vào túi. Đã lỡ mang về nhà, bây giờ làm sao đây" Mấy lần tôi nhắc điện thoại lên toan gọi cho Lợi nhưng lại thôi. Gọi rồi nói gì bây giờ" Không khéo lại chạm tự ái Lợi. Ngộ nhỡ Lợi giận dỗi hỏi ngược lại tôi: “Anh lấy quyền gì không nhận" Bộ Anh chê tôi nghèo chắc. Đây là tấm lòng của tôi đối với Bạn Giần”, rồi tôi trả lời như thế nào"
Tôi hiểu những con người nghệ sĩ lắm: nghèo thì nghèo tiền nghèo bạc chứ không nghèo nhân nghĩa, đối đãi với anh em thật chí tình. Tôi tự nhủ thôi đã lỡ nhận rồi, để thủng thẳng sẽ tìm cách giúp lại Lợi. Trông Lợi cũng chưa đến nỗi nào! Sau nầy tôi mới biết: vì không muốn làm phiền anh em nêm Lợi cố dấu bệnh trạng của mình và tôi cũng như nhiều người khác đã lầm về tình trạng sức khỏe của Lợi! tôi đã âm thầm chia xẻ ý định của tôi với nhiều bạn khác. Dự trù trong ngày họp mặt 18 tháng 6 sắp tới sẽ thực hiện ý định đó.

Nhưng không còn kịp nữa rồi! Lợi dã vĩnh viễn ra đi! Lợi đã thấy trước ngày ra đi của mình cách nay mấy tháng. Bên tai tôi như còn văng vẳng lời căn dặn của Lợi: “Nhớ đưa sớm sớm, coi chừng không kịp”. Chiều 25 tháng giêng, trên đường đi làm về, tôi nghe Đài phát thanh loan tin Lợi mất, tôi bàng hoàng xúc động. Tôi gọi điện thoại thông báo mọi người, đến Tòa soạn báo Người Việt đăng Phân ưu, đặt vòng hoa tại Le Florist, tập họp anh em đến Peek Family phúng điếu và tiễn đưa Lợi lần cuối, song tôi vẫn tự hỏi: Như thế đã đủ chưa" Đã đủ với tình cảm của mìmh đối với Lợi, và đã đủ với tình cảm của Lợi đối với anh em chưa" Tôi chưa tìm ra câu trả lời! Nhưng chắc là chưa đủ.

California ngày 10 tháng 2 năm 2000

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.