Hôm nay,  

Hải Quân Vnch Giai Đoạn Hình Thành 52-55

20/01/200000:00:00(Xem: 5218)
Hải quân Việt Nam được chính thức thành lập theo Dụ số 2 do Quốc trưởng Bảo Đại ký ngày 6-3-1952, trong Dụ ghi ngày Hải quân Việt Nam chính thức hoạt động là ngày 1-1-1952 (trước khi có Dụ số 2, vào đầu năm 1952, Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Hữu đã ký nghị định quy định về kế hoạch thành lập quân chủng Hải quân cho Quân đội Quốc gia Việt Nam).

Trong giai đoạn đầu, các đơn vị Hải quân Việt Nam được chỉ huy bởi Ban Hải quân (Section Marine), sau đổi thành Phòng Hải quân trực thuộc bộ Tổng Tham Mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam. Chức vụ huy Ban, Phòng Hải quân do sĩ quan Pháp đảm trách. Do chưa có tàu riêng dành cho Hải quân Việt Nam nên đến năm 1953, các tân sĩ quan và thủy thủ Việt Nam tập sự trên các chiến thuyền, chiến hạm của Hải quân Pháp tại Đông Dương. Đến tháng 12/1953, Hải quân Việt Nam có đoàn hai tiểu đỉnh, hai đoàn này được biến thành hai hải đoàn xung phong đầu tiên, đó là: Hải đoàn xung phong Cần Thơ và Hải đoàn Xung phong Vĩnh Long, danh hiệu của các hải đoàn này tạm thời đặt theo địa danh mà bộ chỉ huy đơn vị đồn trú. Các hải đoàn này bắt đầu hoạt động vào cuối năm 1953 và tiếp đén vào đầu năm 1954, hải đoàn xung phong thứ ba được thành lập và hoạt động tại miền Trung châu Bắc Việt.

Đầu năm 1955, quân chủng Hải quân Việt Nam vẫn do các sĩ quan Pháp điều khiển, nhưng các chiến hạm bắt đầu được chuyển giao, Cuối tháng 6/1955, theo đề nghị của thiếu tướng Lê Văn Tỵ-Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia (thăng trung tướng 10/55, đại tướng tháng 12/1956), Thủ tướng Ngô Dình Diệm (kiêm Tổng trưởng Quốc phòng) cử thiếu tướng Trần Văn Đôn-tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam (thăng thiếu tướng tháng 5/1955, trung tướng tháng 12/1956) tạm thời kiêm nhiệm chức vụ phụ tá Hải quân Tổng tham mưu trưởng để trực tiếp đôn đốc chương trình chuyển giao các chiến hạm của Hải quân Pháp cho Hải quân Việt Nam.

* Hải quân Việt Nam và chiến dịch Hoàng Diệu:
Tiến trình Hải quân Pháp chuyển giao các chiến hạm và quyền chỉ huy cho Hải quân và sĩ quan Việt Nam đã tiến hành chậm so với quân chủng Không quân, gây trở ngại cho việc Hải quân Việt Nam tham gia chiến dịch Hoàng Diệu để truy kích Bình Xuyên tại Rừng Sát. Đáng lý, chiến dịch này được tiến hành từ tháng 7/1955 nhưng mãi đến trung tuần tháng 9, cuộc hành quân mới khai diễn, trong đó có một nguyên nhân chính liên quan đến sự tham chiến của Hải quân: vào tháng 7/1955, Quân đội Quốc gia Việt Nam vẫn chưa được toàn quyền sử dụng Hải quân Việt Nam để bao vây Rừng Sát. Vào thời gian này, chỉ có Hải đoàn Xung phong số 21 do sĩ quan Việt Nam chỉ huy, đó là Hải quân thiếu tá Lê Quang Mỹ. Đây là hải đoàn Việt Nam duy nhất đặt thuộc quyền điều động của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam, các hải đoàn khác tuy do sĩ quan Việt Nam chỉ huy nhưng vẫn còn trực thuộc bộ chỉ huy COFFLUSIC của Pháp, nếu Quân đội Quốc gia Việt Nam muốn sử dụng các hải đoàn này thì phải được sự đồng ý của bộ chỉ huy Pháp. Cuối cùng, bộ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam đã phải can thiệp với bộ Tư lệnh Lực lượng Pháp đang còn hoạt động tại Việt Nam để xin sử dụng các hải đoàn này, Pháp đã chấp thuận với điều kiện như sau: để tránh tiếng cho Pháp, các hải đoàn tham chiến đặt dưới quyền chỉ huy tạm thời của thiếu tá Lê Quang Mỹ, chỉ huy trưởng Hải đoàn Xung phong số 21.

* Hệ thống chỉ huy và lực lượng Hải quân Việt Nam trong giai đoạn chuyển tiếp:
Để thống nhất hệ thống chỉ huy, bộ Tổng Tham mưu đã bổ nhiệm Hải quân thiếu tá Lê Quang Mỹ- chỉ huy trưởng Hải đoàn 21 xung phong, kiêm chỉ huy lực lượng Hải quân tham gia chiến dịch Hoàng Diệu. Đến ngày 20 tháng 8/1955, trong khi các hải đoàn dặt trong tình trạng chuẩn bị tham gia chiến dịch, Hải quân thiếu tá Lê Quang Mỹ được bổ nhiệm chỉ huy toàn bộ lực lượng Hải quân Việt Nam với chức danh Phụ tá Hải quân Tổng tham Mưu trưởng (Thiếu tá Mỹ được thăng trung tá tháng 10/1955 và đại tá tháng 10/1956). Đến thập niên 60, chức danh Phụ tá Hải quân đổi thành Tư lệnh Hải quân.

Về lực lượng, đến cuối năm 1955, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa gồm có:


Hải đoàn Xung phong số 21 (Mỹ Tho)
Hải đoàn Xung phong số 23 (Vĩnh Long)
Hải đoàn Xung phong số 25 (Cần Thơ)
3 căn cứ Hải quân: Sài Gòn-Cát Lái và Đà Nẵng.
4 đồn thủy quân: Mỹ Tho-Cần Thơ-Vĩnh Long-Long Xuyên
Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang.
Hải quân Công xưởng ở Ba Son
Kho đạn Thành Tuy Hạ.

Trước đó, có Hải đoàn Xung phong số 22 thành lập và di chuyển từ miền Bắc vào sau tháng 7/1954, nhưng hải đoàn bị hao hụt quân số và một số tàu bị hư trong các trận giao tranh trước đó, nên khi vào Nam đã sát nhập vào Hải đoàn 21 Xung phong do Hải quân thiếu tá Lê Quang Mỹ chỉ huy.
Trong thời kỳ này, các hải đoàn không được tổ chức giống nhau, mỗi hải đoàn có từ 5 đến 7 giang vận đĩnh, 1 giang vận hạm hay 1 giang pháo hạm...Các hải đoàn khi mới thành lập gọi theo nơi trú đóng, sau đổi thành 1, 2, 3 và cuối cùng theo danh hiệu nói trên.

* Tiến trình hình thành Lực lượng Tuần Giang:
Trước khi Hải quân Việt Nam chính thức thành lập, thì từ năm 1951, tổ chức Giang thuyền đã được hình thành và trực thuộc hệ thống chỉ huy của lực lượng Vệ binh Quốc gia tại ba miền Nam, Trung, Bắc Việt. Sau khi thành lập, các đơn vị Giang thuyền được phối trí hoạt động trên các sông ngòi tại vùng trách nhiệm của các quân khu:
Liên đoàn Tuần Giang Biệt lập miền Nam được thành lập ngày 1 tháng 3/1951, đầu tiên có 3 đoàn tuần giang, đến cuối năm 1951 liên đoàn này thành lập thêm đoàn thứ 4. Bộ chỉ huy Liên đoàn đặt tại Sài Gòn, các đoàn được phối trí như sau: đoàn 1: Cần Thơ; đoàn 2: Mỹ Tho, đoàn 3: Vĩnh Long, đoàn 4: Sài Gòn.

Liên đoàn Tuần giang Biệt lập miền Bắc cũng được thành lập vào ngày 1 tháng 3/1951 bằng quân số của Bảo chính đoàn Bắc Việt, lúc đầu liên đoàn này có 3 đoàn tuần giang, bộ chỉ huy Liên đoàn và đoàn 1 đặt tại Hà Nội, đoàn 2 tại Hải Phòng, đoàn 3 tại Nam Định. Về sau các đoàn này bị thiệt hại và thiếu phương tiện giang thuyền nên rút xuống còn hai, đến năm 1954, các đoàn còn lại tập trung cả ở Nam Định để tăng cường cho mặt trận này.

Tại Trung Việt, lực lượng giang thuyền chỉ thành lập một đơn vị cấp đoàn lấy tên đoàn Tuần giang Trung Việt, tuy chỉ là một đoàn nhưng đoàn này đã được tăng cường quân số và thêm phương tiện hoạt động so với các đoàn trực thuộc các liên đoàn.

Theo bảng cấp sớ, bộ chỉ huy Liên đoàn Tuần giang gồm có 2 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan, 9 binh sĩ và một tàu chỉ huy. Mỗi đoàn Tuần giang có 1 Sĩ quan, 15 hạ sĩ quan, 76 binh sĩ, tổng cộng là 92 quân nhân, trang bị 6 tàu vơ đét (vedette). Tuy nhiên, trên thực tế, quân số các liên đoàn và đoàn tuần giang có thể khác nhau về số tàu được cung cấp: ví dụ như Liên đoàn Tuần giang Bắc Việt có 19 tàu, trong khi Liên đoàn Tuần giang Nam Việt có đến 37 tàu nên được tăng cường quân số thêm 108 người. Đoàn Tuần Giang Trung Việt ngoài 6 tàu theo cấp số còn có một tuần duyên có danh hiệu là sông Gianh với 10 thủy thủ và 6 chiếc LCPL dùng để tiếp tế và liên lạc các đồn bót. Mỗi vơ-đét được trang bị một đại bác 20 ly, chiếc đi đầu được trang bị thêm súng phóng lựu.

* Lực lượng Bộ binh Hải quân:
Cuối tháng 6/1954, các đoàn Tuần giang giải tán và cải biến thành sáu đại đội Tuần giang. Sau ngày đình chiến theo Hiệp định Genève (20-7-1954), các dại đội commando Bắc Việt và lực lượng Tuần giang chuyển vào Nam, các đơn vị này được lệnh phối hợp với các đại đội commando Nam Việt để thành lập lực lượng Hải qwân Bộ binh (Infanterie marine). Lực lượng Hải quân Bộ binh thành lập do nghị định số 001/ND ngày 13-10-1954, và kể từ ngày 1-1-1955 các đại đội Tuần giang số 1,2,3,4 và 6 được chính thức sát nhập vào lực lượng này, để khởi đầu cho thành lập binh đoàn lấy tên là đoàn Thủy quân Lục chiến trực thuộc quân chủng Hải quân. Sau này binh chủng Thủy quân Lục chiến là lực lượng Tổng trừ bị trực thuộc bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. (Biên soạn dựa theo tài liệu của Khối Quân sử/Phòng 5 Bộ Tổng Tham mưu QL.VNCH, các văn kiện liên quan đến sự thành lập Quân chủng Hải quân đăng công báo Quốc gia Việt Nam...)

Kỳ sau: Chiến sử Hải quân VNCH giai đoạn 1955-1963.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.