Hôm nay,  

Tại Sao TC Hạ Cố Đến Hà Nội

20/06/201400:00:00(Xem: 6924)

Tin đáng lưu ý. theo Thông tấn xã Pháp AFP, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TC, bà Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) ngày 17/06/2014 cho biết, lãnh đạo phụ trách đối ngoại cao cấp nhứt của Trung Quốc, là Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì đi Việt Nam, để có các «cuộc hội đàm thẳng thắn» với đại diện nhà cầm quyền VN, là Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Bình Minh vào ngày 18/06, tại Hà nội trong tình hình hai nước đang căng thẳng do vụ giàn khoan dầu của TC đang thăm dò ở Biển Đông.

Cũng tin AFP ngày 19 trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, cũng Bà Hoa Xuân Oánh cho biết Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc yêu cầu Việt Nam cần phải, tránh “mở rộng, làm phức tạp và quốc tế hoá” vấn đề, đình chỉ «quấy nhiễu» hoạt động của giàn khoan, ngưng «thổi phồng» bất đồng, «khắc phục hậu quả» của các vụ bạo động nhắm vào các doanh nghiệp Trung Quốc giữa tháng 5 vừa qua. Nhưng trong thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong cuộc hội đàm với ông Dương Khiết Trì, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nhắc lại quan điểm của Việt Nam rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là đã vi phạm luật pháp quốc tế. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam, đàm phán giải quyết các bất đồng giữa hai nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.Tin thông tấn xã Mỹ AP, một quan chức Việt Nam ẩn danh cho rằng cuộc hội đàm giữa ông Dương Khiết Trì và ông Phạm Bình Minh đã không đạt được tiến bộ nào. VN giữ vững lập trường của mình dù TC hạ cố cho Phó Thủ Tướng đặc trách ngoại vụ của Đảng Nhà Nước TC qua Hà nội thay vì đòi Đảng Nhà Nước VNCS sang Bắc Kinh chỉ dụ như hồi đó tới giờ khi có bất đồng về biển đảo.

Tin này cho thấy về phía Đảng Nhà Nước VNCS, lâu nay vì cứ cúi xuống nên thấy người ta lớn, bởi tự ti nên cứ lom khom. Chính vì thái độ tiêu cực này của nhà cầm quyền VNCS đã làm cho TC cứ lấn lướt, lấy đảo, giành biển của đất nước ông bà Việt Nam để lại, mà không cần một tiếng súng, một đường gươm. Chỉ có mới đây phía Nhà Nước VNCS, đặc biệt là Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng sanh ra, lớn lên, trong thời Việt Nam Cộng Hoà, sự nghiệp chánh trị xuất phát từ hàng ngũ CS Nam bộ, nên đứng thẳng lưng, nói lớn giọng, bày tỏ tinh thần bất khuất của dân tộc Việt, tung mấy chục tàu cảnh sát biển ra kiên trì phá đội hình, ngăn chận không cho giàn khoan khổng lồ của TC thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế VN. Trên phương diện ngọai giao và công luận quốc tế, Nhà Nước công khai tuyên bố công hàm của Thủ Tướng Phạm văn Đồng thừa nhận quần đảo Hoàng sa và Trường sa nằm trong lãnh hải TC - là vô hiệu lực. Thủ Tướng Dũng còn bay qua Miến Điện tố giác trước hội nghị thượng đĩnh ASEAN về hành động khiêu khích nguy hiễm của TC. Ông còn bay qua Phi luật tân liên minh với TT Phi và tuyên bố ủng hộ lập trường của Phi kiện TC và tuyên bố VN đã lập hồ sơ và sẽ kiện TC khi thích hợp. Người dân Việt ở Bắc, ở Nam, ở Trung, ở hải ngoại lên tinh thần, trí thức mở hội thảo “Thoát Trung”, công nông thương người thì bài Trung, kẻ thì chống Trung, nhiều nhà cầm quyền thành phố bắt gỡ bảng hiệu có tiếng Tàu lớn hơn tiếng Việt.

Thế là ngày 17 tháng Sáu, khoảng một tháng rưởi sau khi Nhà Nước VNCS phản ứng chống hành động xâm lấn của TC, thì TC thấy Nhà Nước VNCS cứng và vững, nắn không được nên buông, hạ cố cho đại diện cao cấp qua Hà nội dự định “cho một bài học” tại chỗ để tuyên truyền. Ai dè VN vẫn cứng rắn, đối đáp chín chống chín đối với TC.

Theo kế hoạch TC đích thân ngỏ ý muốn gặp Ngoại Trưởng Phạm bình Minh là có thâm ý dằn mặt Ngoại Trưởng VN. Ông là con trai của Ngoại Trưởng Nguyễn cơ Thạch, một nhà ngoại giao có công mở cuộc bang giao và giao thương với Mỹ và Tây Phương, nhưng là người kiên quyết chống lại việc Đảng Nhà Nước đi sát với TC, đến đổi TC áp lực Bộ Chánh trị của CSVN nặc lịnh cho Ô. Thạch từ dịch. Nhưng con nhà tông không giống lông cũng giống cánh, Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Phạm bình Minh của VN đã tỏ ra kiên cường, ăn miếng trả miếng với Ô. Dương khiết Trì là một ngoại trưởng dữ dằn của TC, từng giận xanh mặt, lên tiếng hăm he các nước A châu Thái bình dương, nói đừng quên TQ là một nước lớn, lớn nhứt khi các nước hoan hô tuyên bố của Mỹ quyết chuyển trục quân sự trở lại Á châu khiến Ông bỏ phòng họp, phản đối Mỹ trong hội nghị Changri la khi Ông làm ngoại trưởng cho TC.


Phân tích về hình thức, địa điểm gặp gỡ, chức chưởng người hẹn gặp của TC cho thấy quyết định của TC sang VN gặp đại diện Nhà Nước VN, cuộc gặp gở của Uỷ viên Quốc Vụ Viện TC Dương khiết Trì và Ngoại Trưởng VNCS Phạm Bình Minh, quyết định đó có dựa vào thái độ cương quyết của Nhà Nước VNCS, tinh thần bất khuất của người Việt trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.

Hơn ai hết TC biết quốc gia dân tộc Việt, đất nước ông bà Việt Nam, tổ tiên người Việt là những người bất khuất, kiên nhẫn chống quân Tàu 1.000 năm trong lịch sử 4000 năm, chớ không phải ít. Đánh đuổi quân Tàu không phải một lần mà sau ba lần Bắc Thuộc. Quân Nguyên, Mông khét tiếng, vó ngựa dẫm nát Đông Âu, từ bên Tàu qua VN cũng phải cong đuôi chạy dài về Tàu.

TC biết hồn thiêng tiền nhân của người Việt từng lấy núi xương, sông máu ra lập quốc, cứu quốc, bảo quốc làm sao chịu nổi trước cảnh quân Tàu đang xâm lấn giang sơn gấm vóc VN, đã lấy Ải Nam Quan, quần đảo Hoàng sa, và 80% Biển Đông của VN. Thử hỏi đàn hậu tấn VN sẽ nghĩ gì khi Đảng Nhà Nước CSVN để mất ải, mất đảo, mất biển mà không rút một cây gươm, bắn một tiếng súng.

TC thừa biết thực sự và thực tế, quốc gia dân tộc Việt Nam, quân lực VN đâu phải yếu đuối trước quân Tàu. Ngay trong trận hải chiến sanh tử của Hải Quân VNCH (19/1/1974), lúc bấy giờ VNCH bị Mỹ phản bội, thân cô thế cô, Hải Quân VNCH vẫn gây tổn thất cho Hải Quân TC nặng hơn mình bị. Ngay trong trận hải chiến của Hải Quân VN Cộng sản (14/3/1988) Hải Quân VNCS cũng gây tổn thất cho Hải Quân TC nặng hơn mình. Và trong chiến tranh biên giới (17/2/1979), Tàu Cộng Đặng Tiểu Bình tung sáu bảy trăm ngàn quân tấn công Việt Nam toàn biên giới, trong khi VNCS chỉ còn 2 sư đoàn chủ lực ở Miển Bắc vì quân đội VNCS còn kẹt ở Miền Nam và Campuchia, nhưng TC không chiếm giữ được một tấc đất nào, mà còn phải bỏ xác lại rất nhiều ở VN.

Các chiến lược gia Tây Phương từng phân tích Quân đội Giải Phóng của TC có tiếng chớ không có miếng. Nó không phải của dân, vì dân, do dân, mà của Đảng, vì Đảng, do Đảng nên nó chỉ nghe lịnh Đảng thôi. Nó có hai cấp chỉ huy nên thường lủng củng, tranh giành quyền với nhau. Đảng coi quân đội như một phương tiện tuyên truyền kích động tình yêu nước nơi ‘quần chúng nhân dân” mà thôi.

Quân đội của TC không có thực lực và kinh nghiệm chiến đấu như quân đội Mỹ. TC hô hào quân đội có 2 triệu 300 ngàn người nhưng thực tế không có dữ vậy. Theo tuỳ viên quân sự Mỹ ở Toà Đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh, là Dennis Blasko, ghi nhận TC đã tính vào đó 750 ngàn công nhân quốc phòng làm việc cho quân đội.

Quân đội TC ít kinh nghiệm chiến đấu hơn quân đội VNCS. Quân đội TC chỉ đánh với Mỹ một trận ở Triều Tiên, chết như rạ với chiến thuật biển người. Trong khi quân đội VNCS dạn dày kinh nghiệm chiến đấu du kích, trận địa chiến, chiến tranh bất cân xứng, chiến tranh nhân dân.

Thái độ và hành động của Nhà Nước VN trong cơn khủng khoảng giàn khoan cho TC thấy Nhà Nước VNCS vứt bỏ tự ti mặc cảm đi, dẹp đi tánh ích kỷ chỉ nghĩ tới quyền lợi của Đảng, của cá nhân đảng viên mà quên quyền lợi quốc gia dân tộc, cứ để cho quân Tàu gậm nhấm bờ cõi, giang sơn gấm vóc VN.

Với tình hình TC quậy đục nước Á châu Thái bình dương như bây giờ, thế giới không để yên cho TC đánh VN, một nước lớn ăn hiếp nươc nhỏ đâu. Với nguy cơ nước có thể mất vào tay TC, chánh nghĩa chống quân Tàu, cứu nguy quốc gia dân tộc VN là chất men hàn gắn, là cơ hội tạo nội lực dân tộc, làm cho người Việt ớ Bắc, ở Nam, ở Trung và ở hải ngoại dễ dàng đến với nhau. VN bây giờ có cả bốn triệu ngưởi định cư ở các siêu cường Tây Phương, chấp TC trong công tác vận động chiến quốc tế cho VN, và chắc không ít bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, trí thức, doanh gia, trai trẻ nghe theo tiếng gọi của Tổ Quốc về nước giúp chống quân Tàu. Cho nên TC thấy tốt hơn là thương nghị. Và TC đi bước đầu.

Thế là cũng cần cảnh giác: họp mật có khi sẽ mất biển nhiều hơn là cứ giằng co ở Biển Đông.

Ý kiến bạn đọc
21/06/201413:40:35
Khách
tau cung nhu cong .doi khi tau con dem lai cho nguoi dan do kho hon ,chu cong no an tu trong den ngoai lo cho con no va gia dinh no .de nguoi dan doi ngheo . cu de tau no danh cho tui no chet me
20/06/201417:33:48
Khách
Hãy đoàn kết , người việtnam khắp 5 châu hợp lại là một quả đấm khổng lồ đập vào mặt bọn Tảu
20/06/201417:27:34
Khách
Cứ xem sao
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.