Hôm nay,  

Bài Học Thất Bại Của Những Người Ái Quốc Nam Kỳ III - Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp Hay “Mặt Trận Nam Bộ Kháng Chiến” Thất Bại

18/05/201400:00:00(Xem: 8953)
Tháng 11/1945, Hồ Chí Minh gởi Nguyễn Bình vào Nam để tiếp tục, trên một qui mô lớn hơn, thực hiện chiến dịch khủng bố, tiêu diệt những người chống đối Mặt trận Việt minh, những người thân Pháp và " việt gian ", vừa tổ chức lại hàng ngũ Việt minh vì Việt minh yếu kém về nhiều mặt: nhơn sự, khả năng quân sự và chánh trị. Nguyễn Bình nghĩ, với quá khứ Việt nam Quốc dân đảng của mình, có thể kết hợp dể dàng các đảng phái quốc gia, nhứt là Việt nam Quốc dân đảng và Đại việt quốc dân đảng, từng tham gia Mặt trận Việt minh nhưng suy nghĩ này không đưa ông tới thành công. Qua ít nhiều kinh nghiệm xương máu trước đây, các đảng phái chẳng những không theo ông, trái lại, còn chống đối ông như đã chống đối Trần văn Giàu trước đây. Đầu năm 1946, Đệ III Sư đoàn của Nguyễn Hòa Hiệp, Việt nam Quốc dân đảng, đã bắt đầu chống lại, đánh Việt minh, tước võ khí của Việt minh.

Lực lượng Phật giáo Hòa hảo, Cao Đài, Đệ III Sư đoàn luôn luôn đi chung và sát cánh bên nhau. Những lực lượng này cùng với Bình Xuyên giử được một phần lớn Miền đông và Miền Tây Nam bộ. Riêng, lực lượng Phật giáo Hòa hảo, Cao Đài và Bộ đội An Điền của Đại việt được những binh sĩ nhựt bổn đào ngũ, sau khi Nhựt đầu hàng, nhiệt tình yểm trợ. Họ đào võ khí chôn dấu, đem cho lực lượng kháng chiến việt nam. Hơn nữa, họ còn hy sanh không ít trên chiến trường bên cạnh chiến sĩ việt nam (1).

Một ngày ở Bà Quẹo

Sau khi Hồ Chí Minh ký Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946 đưa quân đội Pháp lên Hà nội, dân chúng vô cùng hoang mang và uất giận, tố cáo Hồ Chí Minh là việt gian, bán nước. Đang đánh Tây mà lại ngưng để bắt tay với kẻ thù. Võ Nguyên Giáp xuất hiện trấn an dân chúng hà nội. Hồ Chí Minh đứng trước dân chúng thề "Thà chết không bao giờ bán nước" (?). Các lực lượng kháng chiến trong Nam không chấp hành Thỏa hiệp Sơ bộ. Bảy Viển của Bình xuyên mộc mạc nói một cách giận dử " Đm. Chưa có độc lập mà không oánh nữa là cái gì? Mình cứ oánh. Chừng nào có độc lập mới nghe !"

Ngày 10 tháng 4 / 1946, các lực lượng kháng chiến, lần đầu tiên, họp nhau ở Bà Quẹo để thực hiện thế đoàn kết lớn. Hội nghị đi đến đồng ý thành lập Mặt trận Quốc gia Liên hiệp. Ngày 20 tháng 4 / 1946, Mặt trận tổ chức xong và đặt dưới quyền Chủ tịch của Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, Phó Chủ tịch là Vũ Tam Anh(*), Chỉ huy trưởng Đệ II Sư đoàn. Mặt trận chấp nhận sự gia nhập của Nguyễn Bình (2). Nguyễn Bình phải gia nhập Mặt trận, nếu không sẽ bị loại. Hơn nữa, có đứng chung, Nguyễn Bình mới tìm cách chia rẻ và thanh toàn những tổ chức khác không cộng sản được.

Mặt trận Quốc gia Liên hiệp xác nhận " Mặt trận là tổ chức kháng chiến duy nhứt, đòi lại vai trò lãnh đạo kháng chiến mà Việt minh tự gán cho mình năm 1945" nay không còn giá trị nữa do Hồ Chí Minh đã ký với Sainteny Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946 và đồng thời tuyên bố luôn Nam bộ kháng chiến.

Từ nay, Nam bộ kháng chiền do lực lượng quốc gia lãnh đạo. Vai trò của cộng sản trở thành mờ nhạt lúc này. Nhưng Mặt trận lại vướn trong những mâu thuẩn nghiêm trọng. Một mặt, Chủ tịch và Phó Chủ tịch của Mặt trận và cả Trần Quang Vinh của Cao Đài, tuyên bố ủng hộ Chánh phủ Trung ương của Hồ Chí Minh ở Hà nội ; mặt khác, đòi giải tán các Ủy Ban nhơn dân và Nam bộ kháng chiến vì trước đây, các cơ quan này đã gây quá nhiều tội ác đẩm máu đồng bào do những chiến dịch khủng bố, đã làm mất uy tín với quần chúng.

Chính những lời của lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Liên hiệp ủng hộ Chánh phủ Trung ương ở Hà nội đã làm cho Chánh phủ Trung ương có chánh nghĩa, lý do đưa đến thất bại của Mặt trận sau này.

Thành phần Mặt trân Quốc gia Liên hiệp

Sự xuất hiện Nguyễn Bình và viêc Hồ Chí Minh ký Hiệp ước Sơ bộ đã làm cho các tổ chức kháng chiên và những nhà tranh đấu ái quốc nam kỳ xem xét lại tình hình, phải nắm thế chủ động công cuộc kháng chiến. Ai cũng thấy cộng sản chỉ chú tâm cướp quyền kháng chiên hơn là thật sự cùng tham gia chống thực dân. Mọi người muốn liên kết các lượng lượng võ trang thành một tổ chức lớn mạnh. Nhưng lại thấy chỉ liên kết quân sự chưa đủ, mà cần phải liên kết cả tranh đấu chánh trị nữa. Mặt trận Quốc gia Liên hiệp ra đời lúc 13 giờ ngày 20 / 04 / 1946 tại bà Quẹo gồm những thành phần đại diện rộng rải quần chúng nam kỳ.

Đại diện tôn giáo:

- Giáo chủ Huỳnh Phú sổ của Phât giáo Hòa hảo,

- Ông Lê văn Tỵ, Đại diện Cao Đài Tây ninh,

- Giáo sư Huỳnh Thơ Hương, Đại diện Cao Đài kháng chiến Hậu giang,

- Ông Lâm văn Hậu, Đại diện Phật giáo Tịnh độ Cư sĩ,

- Linh mục Nguyễn Bá Sang, Đại diện Thiên chúa giáo

Đại diện các Tổ chức chánh trị:

- Ông Phạm Thiều, Đại diện Phòng chánh trị Liên khu 7,

- Ông Trần văn Lâm, Đại diện Việt nam Quốc dân qđảng,

- Ông Mai Thọ Trân, Đại diện ông Hà Huy Giáp, Tổng Công đoàn và Kỳ Bộ Việt minh,

- Ông Nguyễn văn Sâm và ông Nguyễn Bảo Toàn, Đại diện đảng Quốc gia Độc lập,

- Ông Nguyễn Hữu Đức và ông Nguyễn văn Nhân, Đại diện, Đại diện Huỳnh long đảng.

Về quân sự, có 12 Đại diện các tổ chức vỏ trang đang chiến đấu ở Nam kỳ.

Mặt trận bầu Ban chấp hành gồm có:

- Chủ tịch: Hoàng Anh (Bí danh Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ),

- Phó Chủ tịch: Ông Vũ Tam Anh,

- Thơ ký: ông Mai Thọ Trân,

- Ủy viên Tuyên truyền: ông Lê Trung Nghĩa,

- Ủy viên Quân sự: ông Huỳnh văn Trí,

- Cố vấn: các ông Phạm Thiều, Phạm Hữu đức, Trần văn Lâm (3).

Mặt trận có gởi người đi ra Trung và Bắc thành lập cơ sở đại diện để thống nhứt công cuộc kháng chiến chống thực dân trên toàn quốc. Nhìn qua thành phần tham dự Mặt trận, cộng sản trở thành thiểu số. Nhưng cái mạnh của cộng sản ở sự yểm trợ và chỉ đạo của cả cái khối cộng sản liên-sô và trung cộng, cái tất thắng của cộng sản là ỏ họ quyết tâm đạt mục tiêu, không hệ ở lương thiện hay không, đạo đức hay không. Phía người ái quốc chỉ mới có cái ý muốn tranh đấu giành độc lập. Chưa có đủ quyết tâm đạt mục tiêu kháng chiến tuy giàu lòng hy sanh. Lòng hy sanh là phản ứng của sự lương thiện. Của đạo đức. Và nhứt là chưa hiểu đủ bản chất cộng sản. Vẫn còn mơ hồ về cộng sản cùng tranh đấu cho nền độc lập dân tộc. Không kết hợp với cộng sản sợ mất độc lập. Sợ bị dân chúng phê phán tranh quyền …

Sự chuyển biến từ Nam bộ kháng chiến qua Mặt trận Quôc gia Liên hiệp quá nhanh làm cho đông đảo quần chúng chưa theo kịp nên họ còn bám theo Việt minh. Nhưng, sự ra đời của Mặt trận Quốc gia Liên hiệp cũng làm cho cộng sản lo ngại và thực dân Pháp lo sợ hơn. Trong lúc cộng sản tìm cách vô hiệu hóa ảnh hưởng của Mặt trận thì thực dân Pháp dồn nổ lực thanh toán Mặt trận, tạm thời bỏ quên Việt minh. Từ Sài gòn nơi tập trung đầu nảo của Mặt trận tới các tỉnh, chánh quyền thực dân lùng bắt những người ái quốc, phá vở các địa điểm liên lạc, …Chỉ trong thời gian ngắn, thực dân đã bắt được hơn 150 thành viên của Mặt trận, bỏ tù, đày đi Côn đảo. Ở các tỉnh, thực dân đưa quân đội hành quân bố ráp, tấn công các căn cứ quân sự của Mặt trận, như các căn cứ biên giới miên Quéo Ba, Thổ địa, Binh Hòa, …(4)

Cộng sản, thừa lúc Mặt trận Quốc gia Liên hiệp bị thực dân Pháp tấn công tiêu diệt, cho thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt nam - gọi tắt là Liên việt để nhằm tranh thủ thế chánh trị. Sự việc này gây hoang mang hay lầm lẫn dễ dàng trong quần chúng. Để kéo mền về mình, như Phạm Ngọc Thạch đã làm đem Thanh niên Tiền phong gia nhập Mặt trận Việt minh trước đây (5), nay Nguyễn Bình và Phạm Thiều vừa tuyên bố rút ra khỏi Mặt trận Quốc gia Liên hiệp, vừa kêu gọi hảy đổi Mặt trận Quốc gia Liên hiệp thành Hội Liên hiệp dưới sự lãnh đạo của cộng sản. Nhưng đề nghị này không được các thành viên không cộng sản của Mặt trận hưởng ứng.

Vậy là cộng sản dở ngay thủ đọan phá hoại thế đoàn kết vừa thành hình: lấy danh nghĩa Chánh phủ Trung ương, tuyên bố giải tán Mặt trận, không cần nghĩ tới cùng nhau chống thực dân để đất nước sớm có độc lập. Trong lúc đó, De Gaulle nhứt định không đề cập tới danh từ “Độc lập”, chỉ chấp nhận Việt nam tự trị trong Liên bang Đông dương và Liên Hiệp Pháp. Theo đó, Nam kỳ là một nước tự trị, chớ chưa phải là một bộ phận của một Việt nam thống nhứt. Trước chánh sách thực dân của Pháp, cộng sản thay vì chống, lại chấp nhận điều kiện của Pháp để được thừa nhận Đại diện Việt nam, có điều kiện thuận tiện tìm sát hại những người ái quốc chống Pháp.

Ở thành phố, Pháp ruồng bố Mặt trận Quốc gia Liên hiệp. Trốn để khỏi bị Pháp bắt, phải bỏ chạy về nhà quê thì bị cộng sản ám hại. Trốn Tây còn dể hơn trốn Việt minh vì Việt minh cùng trốn Tây chung một chổ.

Thất bại không tránh được

Mặt trận Quốc gia Liên hiệp ra đời ngày 20/04/1946 là niềm phấn khởi cho phong trào Nam bộ kháng chiến nhưng lại không thi hành được sứ mạng của mình. Sức mạnh quần chúng của Mặt trận là hai tôn giáo Cao Đài và Phật giáo Hòa hảo lại nằm ở Miền Đông và Miền Tây Nam bộ. Còn lực lượng võ trang lại kẹt dưới sự chỉ huy của Nguyễn Bình, Ủy viên Quân sự Nam bộ.

Sau nhiều ngày thảo luận, Ban lãnh đạo Mặt trận quyết định di chuyển về Hậu giang trong dự tính kiểm soát Khu 8, Đồng tháp và Khu 9, U minh, bỏ Khu 7 cho Nguễn Bình. Khi kiểm soát được Liên khu 8 và 9 là cô lập được Nguyễn Bình ở Khu 7, vô hiệu hóa các cơ sở hành chánh của Việt minh (6).

Những nhơn vật lãnh đạo của Mặt trận như Giáo chủ Huỳng Phú Sổ, Chủ tịch và ông Lê Trung Nghĩa, Ủy viên Tuyên truyền, kín đáo trở về Sài gòn để tìm cách khai triển hoạt động ngoại giao. Các đảng phái quốc gia ở Bắc, trước áp lực của Việt minh và Tây, phải rút qua Tàu. Khi chỉnh đống lại hàng ngũ, họ thàng lập Mặt trận Thống nhứt Toàn quốc.

Mặt trận Quốc gia Liên hiệp dự định khi làm chủ được tình hình Nam bộ sẽ liên kết với các đảng phái Miền bắc để có một lực lượng kháng chiến thống nhứt, tuyên bố không thừa nhận vai trò của Vìệt minh.

Tạm thời, Mặt trận phải ngưng hoạt động để giử nhơn sự.

Phật giáo Hòa hảo dựa vào khối quần chúng tín đồ hơn hai triệu có tổ chức để biến thành một chánh đảng - Việt nam Dân chủ Xã hội đảng. Ban lãnh đạo sẽ gồm những nhơn sĩ ái quốc được nhiều người biết tới, cả ngoại quốc, như các ông Trần văn Ân, Nguyễn Bảo Toàn, Nguyễn văn Sâm, Lê văn Thu, Lâm văn Tết, Đặng văn Ký, …(7)

Những biến chuyển này làm cho Mặt trận Quốc gia Liên hiệp ngưng hoạt động, và cũng từ đây, kháng chiến việt nam bắt đầu mất vào tay Việt minh cộng sản, dẩn tới ngày 30/04/1975.

Nguyễn văn Trần

Ghi chú:

(1)François Guillaume, Đại Việt, Indépendance et Révlution au Việtnam, Ed Les Indes Savantes, Paris, 2012, ghi lại trả lời phỏng vấn Cụ Phạm Đăng Cảnh, Cựu Chủ tịch Đại việt Quốc dân đảng, hiện ở Rouen, Pháp trg 367

(*) Vũ Tam Anh, tên thiệt là Nguyễn Ngọc Nhẫn (3 mẫu tự N), sau này bị Mật vụ của Ngô Đình Diệm ám sát

(2) François Guillaume, sđd, trg 368

(3) Thành nam, PGHH trong dòng lịch sử dân tộc, Đuốc Từ Bi, Huê kỳ, 1991, trg 384

(4) Thành Nam, sđd, trg 386

(5) Nguyễn văn Trân, xem bài I “ Mặt trận Quốc gia Thống nhứt ”

(6) Thành Nam, sđd, trg 391

(7) Trần văn Ân, hồi ký (sắp xuất bản).

Ý kiến bạn đọc
20/05/201404:58:48
Khách
Cong san no thang duoc vi no dam noi dam lam conta thi khoai noi ma khong dam lam,cong san no dam lam ac,ta khong dam lam thi huong chi la dam lam ac ,cong san doan ket ta khong doan ket boi vay ta thua,lam nguoc lai di va van dong toan dan diet cong cong viec nay cua toan dan chu khong phai cua rieng ai va lam di dung noi nhieu
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.