Hôm nay,  

Mỹ Đoán VNCH Thua

20/04/201400:00:00(Xem: 10197)
Vào những ngày cuối tháng 3-1975, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã có bản tiên đoán rằng Việt Nam Cộng Hòa sẽ sụp đổ. Lúc bản đánh giá tình báo SNIE 53/14.3-75 thực hiện là ngày 27-3-1975, và bây giờ hồ sơ này đã giải mật, cho thấy tiên đoán từ phía Mỹ:

- VNCH sẽ thua, nếu chiến đấu kiên cường, cũng sẽ thua vào đầu năm 1976 (thực tế, 30-4-1975, là đầu hàng);

- Cộng quân sẽ tăng áp lực để đánh bại VNCH, nếu không có thay đổi chính trị tại Sài Gòn để mở đường cho một thương lượng mới với các điều kiện gần như đầu hàng.

Điểm chú ý rằng, nhóm chữ “các điều kiện gần như đầu hàng” (new settlement on near-surrender terms) trong hồ sơ giảỉ mật của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có vẻ như khó hiểu, cũng không có giải thích chi tiết, vì chúng ta không rõ có nghĩa gì dị biệt giữa “đầu hàng” và “gần như đầu hàng.”

Như thế, dưới mắt Hoa Kỳ, không có cách nào cứu vãn, dù là ông Thiệu có tuyên bố đánh tới cùng, hay ông Kỳ có kêu gọi tử thủ, hay ông Minh có mời gọi thương thuyết hòa giải.

Hồ sơ đã giảỉ mật này viết ngày 27-3-1975, lúc đó nhiều tỈnh cao nguyên và Miền Trung đã thất thủ, chỉ còn giữ Đà Nẵng với các đơn vị nhiều tỉnh gần đó di tản về trong tình hình hỗn loạn, và hồ sơ này đoán Đà Nẵng sẽ mất trong vài ngaỳ tới.

Một điểm đặc biệt, hồ sơ giảỉ mật này cho biết, theo suy đoán từ phía tình báo Mỹ, lý do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra các quyết định tái phối trí, bỏ rơi bản doanh Quân Khu 2, rút nhiều đơn vị về phía Nam, là vì ông Thiệu sợ bị đảo chính, nếu quyết định rút quân được thảo luận kỹ với các tướng. Quyết định di tản bất ngờ tới nổi, các tướng thân cận của ông Thiệu, và cả phía Mỹ cũng không biết trước cho tới khi ông Thiệu ra chỉ thị rút quân bỏ cao nguyên.

Hồ sơ SNIE 53/14.3-75 nói rằng, an ninh của chính phủ VNCH vào ngày 27-3-1975 đã bắt “một số người âm mưu đảo chánh,” nhưng Mỹ nhận định rằng việc ông Thiệu cho bắt mấy người này là để dằn mặt các thành phần đối lập, chứ họ không phải là hiểm họa nghiêm trọng gì cho ông Thiệu. Hồ sơ không nói rõ những người bị an ninh của ông Thiệu bắt là ai.

Hồ sơ mật này gồm 17 đoạn văn chính, chủ yếu đánh giá tình hình quân sự ở Nam VN.

Hồ sơ này đã giảỉ mật, hiện nằm trong các hồ sơ đối ngoạị Hoa Kỳ 1969-1976, viết tắt là FRUS.

Hồ sơ này có tên là SNIE 53/14.3-75, nằm trong “Volume X, Vietnam, January 1973–July 1975, Document 195.”

Hồ sơ này viết ngày 27-3-1975, tuy nằm trong Bộ Ngoại Giao với số thứ tự “195. Special National Intelligence Estimate” (Đánh Giá Tình Báo Quốc Gia Đặc Biệt. 195), nhưng bản gốc là của Sở Tình Báo CIA, hồ sơ có tên:

“CIA, NIC Files, Job 79-R01012A, Box 497, SNIE 53/14-3-75, March 1975. Secret; Sensitive.”

Có thể trích dịch hồ sơ này ở một số ý chính như sau.

“Tình hình đặc biệt là tuyệt vọng ở Quân Khu I. Chính phủ VNCH đã để mất toàn vùng 1 cho Cộng quân, và quân VNCH đang lui về quanh Đà Nẵng... Cộng quân có 2 sư đoàn mới xuất hiện ở phía tây thành phố này, chuẩn bị tấn công Đà Nẵng. Thêm nữa, Sư Đoàn Bắc Quân 320B -- một trong 5 sư đoàn trừ bị còn lại ở Hà Nội – đang tiến vào Nam...

Tình hình quân sự ở Quân Khu 2 đang suy sụp nhanh chóng. VNCH đã bỏ 5 tỉnh cao nguyên, và nhiều phần lớn ở nhiều tỉnh khác, và quân VNCH không có vẻ có khả năng kình với Cộng quân. Sư Đoàn 23 và 2 liên đoàn Biệt Động Quân của VNCH bị thiệt hại lớn ở tỉnh Đắc Lắc, và 5 trong 6 Liên Đoàn BĐQ di tản khỏi Kontum và Pleiku thì tán loạn cả. Phần lớn đạn và nhiên liệu bỏ cả ở Kontum và Pleiku. Cộng quân tấn công vào đoàn quân di tản đã phá hủy hay gây hư hại hàng trăm chiến cụ, và quân VNCH bỏ phần nhiều thiết bị quân sự dọc đường -- tất cả các th7ú đó cần để bảo vệ các vùng thấp ven biển...

... Nha Trang có lẽ sẽ thất thủ...

Ở phía Nam

...Quân VNCH đang rút khỏi tỉnh Bình Long và đã thảm bại ở tỉnh Bình Dương. Cộng quân tới giờ còn tránh tấn công thẳng vào Tây Ninh, nhưng nhiều sư đoàn Cộng quân và các lữ đoàn đcộ lập đang tiến tới, tăng áp lực vào quân VNCH từ 3 hướng... VNCH đang cứu xét bỏ rơi Tây Ninh để rút về tuyến phòng thủ mới ở phía đông nam tỉnh này...

Nơi vùng đồng bằng tam giác (tức Miền Tây), lúc này tương đối ổn định. Nhiều đơn vị Cộng quân đã thiệt hại nặng trong các trận đánh hồi giáp năm (VB: bản văn ám chỉ, cuối năm 1974) nhưng bây giờ đang tái hồi phục...”(hết trích dịch)

Bây giờ là phần 2 của hồ sơ, được CIA đặt tiêu đề là “Ảnh hưởng của Chiến Lược của TT Thiệu.”

Bản văn nói, ông Thiệu di tản có lẽ để tập trung quân về vùng đông d6an ven bển và quanh Sài Gòn, vì cảm thấy đã rải quân mỏng trong khi Bắc quân vào quá đông, và trong khi quân viện từ Hoa Kỳ co cụm.

CIA phên tích, Ông Thiệu giữ quyết định di tản bí mật tới giờ chót mới nói với cac1 tư lệnh như chuyện đã rồi vì “ông ta có thể ngăn trước bất kỳ âm mưu đaỏ chánh nào từ phía các tướng, hay một sự từ chối trực tiếp thi hành lệnh của ông.” (đoạn văn thứ 6 trong hồ sơ)

Quyết định di tản bất ngờ thật tai hại, vì gây hỗn loạn, hâù hết quân VNCH ly tán, không liên lạc với nhau được, và chỉ giữ tinh thần di tản, một số đơn vị đã từ chối tác chiến.

Trong ghi chú số (2), bản văn CIA nói, ông thiệu ra lệnh bắt một số người “âm mưu đaỏ chánh” vào ngày 27-3-1975, nhưng CIA nói có lẽ chỉ để cảnh cáo phía đối lập, vì nhóm bị bắt chẳng nguy hiểm gì. Bản văn không nói nhóm bị bắt là ai.

Trong phần Viễn Ảnh, hồ sơ mật này trong đoạn 14 nói, “Tóm gọn, tình hình quân VNCH rút lui đã dẫn tới thảm bại lớn.”

Trong đoạn 17, hồ sơ nói rằng quân VNCH còn kiểm soát Miền Tây và Sài Gòn, bản văn viết:

“...Như thế, quân VNCH đối diện với áp lực Cộng quân từ một vị trí yếu kém hơn là chúng tôi ước tính trước đây, với kết quả nhiều phần là sẽ thất thủ vào đầu năm 1976. Cộng quân sẽ tăng áp lực quân sự để đè bẹp chính phủ VNCH, trừ phi có các thay đổi chính trị tại Sài Gòn để mở đường cho một thương lượng mới với các điều kiện gần như đầu hàng.”

Đoạn 17 là đoạn cuối cùng của hồ sơ này.

Như thế, tuy hồ sơ tiên đoán VNCH sẽ sụp đổ vào đầu năm 1976, thực tế, chỉ mấy tuần sau, VNCH không thể chống cự nổi khi Bắc quân tấn công vào Sài Gòn. Vào những ngày cuối tháng 4-1975, sau khi ông Thiệu tự di tản ra hải ngoại, nhiều tướng lãnh và quan chức đã rời chức vụ để cũng ra ngoại quốc.

Nhà quân sử Vương Hồng Anh đã viết trên Việt Báo về những ngày cuối tháng 4-1975 của quân lực VNCH trong bài tưạ đề “Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH Cuối Tháng 4/1975” trích như sau:

“...Liên tỉnh lộ nối liền Chợ Lớn và Cần Đước cũng bị cắt nhiều đoạn nên các lực lượng VNCH không phá vỡ được các chốt chận của Cộng quân tại cầu Nhị Thiên Đường (khu vực này bị Cộng quân chiếm từ rạng sáng ngày 29/4/1975).

Trong khi trận chiến xảy ra tại nhiều nơi thì kho đạn Thành Tuy Hạ lại bị pháo kích nặng nề nên phát nổ nhiều nơi. Hệ thống truyền tin liên lạc với bộ chỉ huy Kho đạn bị mất vào lúc 1 giờ chiều. Xe tăng Cộng quân xuất hiện tại Cát Lái và bắn vào cầu tàu chất đạn chưa được bốc dỡ.

Tại cụm phòng tuyến khu vực từ ngã tư Quân Vận (gần trung tâm huấn luyện Quang Trung) đến cầu Tham Lươn Bà Quẹo; Bình Thới-Ngã ba Bà Quẹo; Bảy Hiền-Lăng Cha Cả, đơn vị Dù phòng ngự tại đây đã nỗ lực ngăn chận Cộng quân. Những người lính Dù không hề nao núng, bình tĩnh chuẩn bị cho trận đánh giờ thứ 25.

* Trận chiến quanh Bộ Tổng Tham Mưu và vòng đai Sài Gòn

Tại vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu, một chiến đoàn thuộc Liên đoàn 81 Biệt cách Nhảy Dù do thiếu tá Phạm Châu Tài chỉ huy đã dàn quân chận địch, từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng, chiến đoàn này đã bắn cháy 6 chiến xa Cộng quân và nỗ lực đánh bật địch ra khỏi trận địa.

Từ sáng sớm ngày 30 tháng 4, tại các mặt trận quanh Sài Gòn và Biên Hòa, các đơn vị của Sư đoàn 5BB, Sư đoàn 18BB, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, các đơn vị Dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân... đều đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng chiến để chận đánh Cộng quân.

Tại bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Thiếu tướng Lâm Văn Phát từ sáng sớm đã dùng trực thăng bay quan sát tình hình, vừa đáp xuống bộ Tư lệnh ông gọi máy liên lạc với Chuẩn tướng Tần, sĩ quan cao cấp nhất của Không quân vào lúc đó. Tướng Phát yêu cầu Tướng Tần cho các phi tuần khu trục liên tục oanh kích Cộng quân đang chuyển quân dọc theo con đường từ ngả tư Bảy Hiền lên đến Hóc Môn.

* Chiến đoàn Biệt Cách Nhảy Dù và trận đánh cuối cùng

Trong khi các đơn vị VNCH đang nỗ lực đẩy lùi Cộng quân ra khỏi bộ Tổng Tham Mưu, thì vào 10 giờ 15 phút, tân Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngưng chiến. Trước đó vài phút, chiến đoàn Biệt Cách Nhảy Dù đang tung các đợt phản công để đánh bật địch quanh vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu. Khi nhận được lệnh ngưng bắn, Thiếu tá Phạm Châu Tài, chiến đoàn trưởng Biệt Cách Nhảy Dù đã lấy xe jeep vào Bộ Tổng Tham Mưu, ông được anh em binh sĩ gác cổng cho biết là Trung tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng Tham mưu trưởng, đã ra đi lúc 6 giờ sáng, tất cả tướng lãnh và các đại tá đã họp với Thiếu tá Tài về kế hoạch phòng thủ Tổng hành dinh bộ Tổng Tham mưu trong đêm 29/4/1975, cũng không còn ai.

Trước tình hình đó, Thiếu tá Tài đã bốc điện thoại quay số gọi về văn phòng Tổng Thổng phủ, gặp Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh ở đầu giây. Ông Hạnh hỏi thiếu tá Tài là ai? Vị chiến đoàn trưởng đã trả lời: “Tôi là chiến đoàn trưởng Biệt cách Nhảy Dù đang trách nhiệm bảo vệ bộ Tổng tham mưu, tôi xin được gặp Tổng thống”. Vài giây sau, Thiếu tá Tài nghe tiến ông Dương Văn Minh nói ở đầu máy: “Đại tướng Dương Văn Minh nghe đây, có chuyện gì đó?” Thiếu tá Tài trình bày: “Tôi đang chỉ huy cánh quân tử chiến với Cộng quân ở Bộ Tổng Tham mưu thì có lệnh ngưng bắn, nhưng Cộng quân vẫn tiến vào, tôi đã liên lạc với bộ Tổng Tham mưu nhưng không có ai, nên muốn nói chuyện với Tổng thống là Tổng Tư lệnh Tối cao của Quân đội để xin quyết định.” Tướng Minh trả lời: “Các em chuẩn bị bàn giao đi!” Thiếu tá Tài ngạc nhiên hỏi lại: “Bàn giao là như thế nào thưa đại tướng, có phải là đầu hàng không?” Tướng Minh đáp: “Đúng vậy, ngay bây giờ xe tăng Việt Cộng đang tiến vào Dinh Độc Lập.” Nghe Tướng Minh cho biết như vậy, Thiếu tá Tài nói ngay: “Nếu xe tăng Việt Cộng tiến vào dinh Độc Lập, chúng tôi sẽ đến cứu Tổng thống.” Tướng Minh suy nghĩ, Thiếu tá Tài nói tiếp: “Tổng thống phải chịu trách nhiệm trước 2 ngàn cảm tử quân đang tử chiến với Cộng quân ở bộ Tổng Tham mưu.” Tướng Minh trả lời: “Tùy các anh em!”

Theo lời thiếu tá Tài, sau này, khi bị CQ giam trong trại tù, ông đã găp trung tá Võ Ngọc Lan-liên đoàn trưởng Liên đoàn phòng vệ Tổng thống Phủ. Trung tá Lan nói với Thiếu tá Tài: “Lúc đó, moa đứng cạnh ông tướng Minh, moa nghe toa nói vào cứu Tổng thống.” Thiếu tá Tài giải thích: “Tổng thống là vị lãnh đạo tối cao của quân lực, phải cứu ông ra để có người chỉ huy quân đội.”...”(hết trích)

Nhưng than ôi, Bộ Tổng Tham Mưu không còn ai nữa. Tướng Dương Văn Minh thấy xe tăng tới ngay cổng Dinh Độc Lập rồi... Chỉ còn cách đầu hàng để tiết kiệm xương máu thôi.

Ý kiến bạn đọc
28/04/201407:14:36
Khách
VNCH khong phai thua ma la My bi phan boi,VNCH chong cong la vi chinh nghia bao ve tu do,con My chong cong chi la quyen loi ,dung chinh phu VNCH nhu 1 mon hang de trao doi cho quyen loi cho minh.
21/04/201420:07:07
Khách
Đề tựa quá LẨM CẨM! Cả thế giới đều biết MỸ muốn bỏ rơi miền NAM. Đó la chuyện đương nhiên, không cần suy đoán !
21/04/201402:05:02
Khách
Ô Trần Khải viết đi viết lại, thế hệ các Ô, các bác, các bố chứ thế hệ chúng tôi không có tiên đoán lẩm cẩm nào của người Mỷ; người Mỷ làm là chuyện của người Mỷ, còn đối với cs thì chỉ có một tiên đoán hoặc là thắng hai là thua chết không có chuyện khoan hồng nhân đạo, không có đi học tập 10 ngày rồi về! Thank you very much, we do not want kid game .
20/04/201414:00:43
Khách
Toi xin hoi cac anh linh vnch . Neu co mot ngay tro ve vn phuc quoc thi cac anh co tinh nguyen khong?
20/04/201413:42:40
Khách
Ô Trần Khải này chắc dư công rổi việc bàn nhửng chuyện không đáng, có lợi cho tuyên truyền của cs hiện nay, việc không đáng làm . Miền nam yếu kém về chính trị vì ai củng trùm chăn từ dân giả đến trí thức, muốn tự do, muốn dân chủ mà để mặc cho nước chảy bèo trôi, hoặc không coi cs nguy hiểm hơn ô Thiệu Ô Kỳ trăm ngàn lần biểu tình đấu tranh vô ý thức, ko vào công viên đở cản trở giao thông, kinh tế, thêm nhóm hoa kiều sống làm giàu nhờ đất vn mà không nghỉ mình ng vn; kinh tài cho cs và mua chuộc cho ăn hối lộ các cấp chính quyền để làm giàu ko nghỉ đến đất nc vn. Ô Trần Khải phải nói Mỷ tiên đoán vn thua từ năm 1965 mới đúng chứ, nói thời điểm 74, 75 làm gì hơi trể đó . Bây giờ ai củng biết mặt thật của cs và biết ng bạn đồng minh muốn gì nếu quay lại thì csvn chắc phải giết gần hết quân đội miền nam bao gồm nghỉa quân, nhân dân tự vệ cảnh sát và một phần lớn dân số và sài gòn không còn nguyên vẹn để thắng nếu họ đủ bản lỉnh còn như csvn bây giờ thì chờ tết maroc; ba cái đám cs bình định, bến tre nhân dân miền nam sẻ thanh toán khỏi cần chính quyền! nên nói như tướng Đảo là đúng miền nam mất là trách nhiệm tất cả mọi người kể cả "Trần Khải" .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.