Hôm nay,  

Bợm Già Mắc Bẫy

05/08/200000:00:00(Xem: 5565)
Hà Nội và Washington không phải hai người xa lạ, bang giao chỉ là một hình thức. Không có bang giao người ta vẫn tiếp xúc được với nhau như thường. Giữa thời chiến tranh Việt Nam, Mỹ và chế độ Hà Nội vẫn mở được hội đàm Paris và Kissinger vẫn đến Hà Nội trước khi ký hiệp định đình chiến. Bởi vậy lịch sử quan hệ giữa hai bên phải gồm cả thời kỳ tiền và hậu bang giao. Cái tiền soi sáng cái hậu.

Trong cuộc hòa đàm Paris, Mỹ đã gập những tay thương thuyết của Hà Nội rất cứng rắn, kiên trì cố thủ trong lập trường không chịu xê xích nửa bước, rút cuộc Mỹ kém vế đành phải ký hiệp định đình chiến. Vào thời điểm đó thời gian không làm việc cho Mỹ, thời gian làm việc cho Việt Cộng. Thời gian càng kéo dài, Mỹ càng bị áp lực phản chiến trong nước, chưa kể đến những áp lực khác của nhu cầu chiến lược toàn cầu và dư luận thế giới. Phía Hà Nội cũng chịu áp lực của bom B-52, kể cả những tấm thảm bom quanh Hà Nội. Nhưng những nguời cầm đầu chế độ đâu có dại ngồi ở Hà Nội để ngửa cổ chịu bom, họ rút vào những hang núi của miền Bắc, chỉ có dân và vài đội dân quân hứng chịu bom rơi.

Sau khi có bang giao chính thức, vai trò đã đổi khác. Bây giờ thời gian làm việc cho Mỹ chớ không làm việc cho Việt Nam. Hình ảnh này đã nổi bật trong cuộc thương thuyết bản thương ước gọi là quan hệ thương mại bình thường. Thương thuyết kéo dài trong 4 năm, tương xứng với độ cò cưa của hòa đàm Paris, rút cuộc Hà Nội vẫn phải ký bản thương ước theo những điều kiện của Mỹ. Lần này Hà Nội bị áp lực kinh tế, còn Mỹ không có áp lực đó, có chăng chỉ là những nhu cầu của một nhóm nhỏ giới kinh doanh và đầu tư Mỹ khi thấy cái gọi là thị trường béo bở Việt Nam trông bóng loáng năm 1995. Lạ lùng thay, thời gian càng kéo dài áp lực càng đè nặng lên Hà Nội, trong khi cái mồi thị trường kia ngày lại càng ốm teo. Thế nhưng đáng kể nhất vẫn là những áp lực sau khi hai bên đã ký thương ước.

Ký rồi thì sao" Ký rồi là phải có phê chuẩn mới được thi hành. Bây giờ phải chờ đến tháng 5 sang năm Quốc hội Mỹ mới phê chuẩn cho thì thật đau khổ cho Hà Nội. Ký rồi là không rút ra được nữa, bút sa gà chết, nhưng lại không được ăn ngay mà phải chờ dài cổ trong khi kinh tế Việt Nam đang bốc mùi sình thối. Lỗi tại ai, Mỹ giục ký cho bằng được rồi bắt ngồi chờ đó, Mỹ chơi xỏ chăng" Sự thật Mỹ đã chứng tỏ rất đàng hoàng tử tế, hối thúc Hà Nội ký thương ước từ tháng 9 năm 1999. Mỹ rất thực thà cảnh giác rằng nếu chậm ký, coi chừng sẽ bị kẹt vào thế tranh cử Mỹ năm 2000 và có nguy cơ kéo dài đến 2001. Hà Nội vẫn cứng đầu không chịu ký, có thể vì trong nội bộ còn tranh cãi, nhưng cũng có thể lần khân để mong tạo tư thế mặc cả cò kè bớt một thêm hai vào giờ chót. Rồi đến chí kỳ, rút cuộc vẫn phải ký mà không thay đổi được gì đáng kể trong thương ước. Dân gian Việt Nam có câu tục ngữ “Ăn hơn hờn thiệt, đánh tiệt cất đi”. Đó là lời bà mẹ mắng đứa con hư, thức ăn bà đã dọn ra rồi còn hờn dỗi không chịu ăn. Rút cuộc cậu quý tử đành ăn vậy. Rõ là thân con lừa, nhẹ không ưa chỉ ưa nặng.

Cũng có thể ở phía Hà Nội người ta bất chấp, phê chuẩn sớm hay muộn cũng chẳng sao. Sớm là phải thi hành sớm, vậy muộn càng tốt. Bởi vì nguời ta muốn kéo dài cho mấy ổ quốc doanh dẹp tiệm từ từ mà tận hưởng, trong khi lại có thời giờ “hóng gió dựa hơi” thương ước cho đã. Thế nhưng đón gió thì gió còn ở chân trời, mà dựa hơi thì mùi chưa tới vị đã tan. Hãy nhìn trình tự của vụ này. Một tuần sau khi ký thương ước, thị trường chứng khoán Saigon khai trương, và một tuần sau nữa mới thực sự mua bán. Người ta cần một tuần để sắp đặt mâm cỗ. Nhưng quái ác thay, mộng vẫn không thành, vì một ngày trước đó người ta bị kê tủ đứng vào họng. Thứ năm mở chợ thì thứ tư có tin thương ước phải chờ đến tháng 5 năm 2001 mới có phê chuẩn của Quốc Hội Mỹ.

Tin này xuất phát từ một ông luật sư Mỹ ở Hà Nội kèm theo phụ đề rùng rợn “có thể thương thuyết lại”, khiến tòa đại sứ Mỹ phải lên tiếng vuốt. Một giới chức sứ quán nói ông ta “tin tưởng” rằng bất cứ ai được bầu lên ở Mỹ cũng sẽ nhìn nhận thỏa ước đã ký kết giữa hai chính phủ, nhưng ông ta không phủ nhận đến sang năm mới phê chuẩn. Thế tại sao không nạp thương ước lên Quốc hội ngay bây giờ để may ra nội trong tháng 8 có phê chuẩn" Bạch Cung đã nhã nhặn nói không phải lỗi tại ai mà vì xét ngày giờ làm việc của Quốc hội còn quá ít, chuyển qua Quốc hội lúc này là điều không thực tiễn. Lời tuyên bố này đã đóng đinh vào sự xác nhận sang năm mới có phê chuẩn. Người ta đã thấy ngày đầu của việc mua bán chứng khoán Việt Nam tiêu điều như thế nào.

Dân ngoài phố Hà Nội chắc hẳn phải có lời bàn hóm hỉnh “ta đã đi vào xiếc của Mỹ rồi”. Vào xiếc có nghĩa là khi anh đã chui vào rọ là nó “xiết bù-loong” không cách nào cựa quậy cho được. Càng quậy nó càng xiết. Bây giờ còn xiết gì nữa" Người ta bắn tin nếu chính phủ Mỹ chuyển thương ước qua Quốc hội vào tháng 1 sang năm, rất có thể được phê chuẩn vào cuối tháng 2. Nhưng nếu Quốc hội Việt Nam chờ Quốc hội Mỹ làm trước rồi mới làm sau, điều đó có nghĩa là phải chờ đến tháng 5. Tại sao có kỳ hạn tháng 5" Đó là vì người ta muốn chờ qua tháng 3 năm 2001 xem đại hội đảng CSVN ăn nói như thế nào về thương ước. Để chắc ăn, nguời ta thúc Quốc hội Việt Nam làm trước để đại hội đảng khỏi giở giọng.

Nghệ thuật xiết là như vậy đó. Người ta làm từ từ để con mồi khỏi chết, vì còn lợi dụng nó đúng theo kiểu cho lên màn hát xiệc. Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, hay bợm già mắc bẫy cò ke cũng vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.