Hôm nay,  

Trước Cuộc Bầu Cử Tt Mỹ

18/08/200000:00:00(Xem: 5211)
Trong thời đại truyền thông đại chúng này,con ngưòi bị đặt trườc một khối lượng tin tức quá lớn.Đa số những thông tin ấy do những nhà chuyên nghiệp ,thù lao có khi còn cao hơn lương Tổng Thống Mỹ, soạn thảo hay trình bày.Nhưng thương thay, Trời sanh con người bình thường chỉ có thể nghĩ được từ 500 đến 800 chữ và nói được 150 chữ một phút thôi,nên bị quá tải ,thiếâu thì giờ suy luận hơp lý.

Và đó cũng là thâm ý cuả các nhà quảng cáo,tuyên truyền,vận động quần chúng thiếu đạo đức. Thượng nghị sĩ George McGovern là người từng được Đảng Dân Chủ chỉ định làm ứng cử viên Tổng Thống năm 1972,còn phải than, các nhà làm chánh trị Mỹ hiểu rằng, không nên đem tin xấu lại cho dân chúng vì nếu làm thế , họ sẽ bị dân đánh bại. Tổng Thống Bush nói với dân Mỹ, ông không hay biết gì về việc chuyển tiền bán súng lậu để đài thọ chiến phí ở Nicaragua. Và Tổng Thốâng Clinton trình bày cũng với nhân dân với vẻ mặt nghiêm chỉnh rằng ông chả có gì với người đàn bà cáo giác ông về tương quan tình dục không thích đáng.

Chính trị gia không phải là giới duy nhưt có vấn đề với đạo đức trong lời nói. Còn nhiều loại người của nhiều ngành nghề bẻ cong sự thật vì quyền lợi riêng trong cuộc sống hàng ngày, khiến lời khuyên, đừng nghê lời nói mà nhìn việc làm hóa ra hữu ích.

Bình thường đã vậy, muà bầu cử, truyền thông đại chúng lại rầm rộ hơn. Các lời tuyên bố lại hoa mỹ, đầy hưá hẹn hơn. Chỉ trích phê bình lại cay độc và nẩy lửa hơn. Cử tri Mỹ gốc Việt mình , mới thử lửa qua vài cuộc bầu cử lớn,càng tỏ ra dè dặt, ,càng thủ kỹ hơn. Mới thấây TNS McCain ôm hun tha thíết người Việt tỵ nạn CS, gọi nhau là đồng đội ở Little Saigon. Không bao lâu sau , lại thấy vợ chồng ông nhởn nhơ Hà nội, thủ đô cuả địch. May mà ông tặng cho CS hỗn danh là bọn xấu (wrong guys). Nếu không, khó mà hiểu lập trường của ông với Hà nội.

Đất nước ông bà bên nhà xưa dạy, " Xem mặt mà băt hình vong / Con lợn có béo thì lòng mới ngon.” Lòng lợn mổ ra xem , biến chế thành món nhấm với rượu đế có bọt, có thể biết ngon dở được. Nhưng lòng người thì "Dò sông dò biển dễ dò / Nào ai bẻ thước mà đo lòng người !" Lời hứa cuả ứng cử viên, hành vi , quyết định chánh trị không ít thì nhiều do lòng người;. nên không dễ gì dò đúng dù khoa học xã hội nhân văn nghĩ ra đủ cách để đo lường ( thí nghiêm, phỏng vấn , lục vấn, , tham gia quan sát, phân tích dữ kiện). Nhưng chả ai dám baỏ đảm tính chính xác của kết qủa.

Đo lường chính xác như khoa học thiên nhiên không được, thì đành "cưới vợ xem tông , lấy chồng xem giống vậy." Lướt sơ qua quá trình dân chủ Mỹ, quan điểm của quần chúng đối với hai phạm trù căn bản của chánh trị, kinh tế và xã hội;, từ đó phát sanh các tổ chức chánh trị (chánh đảng, các nhóm quyền lợi đặc biệt ) sẽ phần nào giúp ta có một số dữ kiên cần thiết để phân miếng nghề của hai võ sĩ trên võ đài hầu đánh cuộc bằêng lá phiếu cho yên tâm.

Triết gia thi sĩ Ralph Waldo Emerson, thế kỷ 19, viết, " Càng ít chánh quyền, càng tốt cho chúng ta." Tinh lý của dân chủ Mỹ là tôn trọïng cá nhân, thịnh hành trong thời lập quốc. Nhưng dần dần về sau mọi người đều thấy chánh quyền là một thiết yếu cho quốc phòng,giao thông,giáo dục, luật pháp và trật tư. xã hội. Hơn nữa, chánh quyền còn cần thiêt cho an sinh xã hội giúp đỡ người dân. Tư tưởng ấy phát triển theo thời gian. Chánh quyên lớn dần. Khi lập quốc một công chức phục vụ 1800 ngươiø dân. Năm 1998, cứ 13 người dân thì có 1 công chức (US Bureau of the Census, 1998) Dù vậy chế độ quốc gia an sinh của Mỹ vẫn còn đi sau các nước Aâu châu, đứng đầu là Thụy điển , kế Đan mạch.

Lập trường ủng hộ và không ủng hộ chế độ an sinh xã hội của nhà nườc của quần chúng một phần lớn đưa đến sự phân cực chánh trị trong nước. Về kinh tế, phe Tự do hay cấp tiến, hay phóng khoáng (Liberal) ủng hộ việc chánh quyền can thiệp, điều tiết nền kinh tế . Phe Bảo thủ muốn trói tay Nhà Nước để thị trường được vận hành tự do. Về xã hội, Tự do trợ trưỡng quyền bình đẳng, cơ hội đồng đều cho mọi người,xem việc phá thai là sự chọn lựa cá nhân, chống án tử hình vì nó đã được áp dụng bấét công đối với các nhóm dân thiểu số. Còn Bảo thủ chốâng đồng tính luyến làm xói mòn nền tảng gia đình,chốâng các biện pháp nâng đỡ dân thiểu số, chống phá thai vì vô đạo, và ủng hộ án tử hình đối với tội ác vì oán thù.

Hai chánh đảng lớn của Mỹ hiện tại, Cộng hòa tỏ ra bảo thủ hơn trong lãnh vưc kinh tế lẫn xã hội, trong khi Dân chủ tự do, cởi mở hơn. Tuy nhiên, đa số dân Mỹ không hẳn kiên định một lập trường. Dân giàu hay bảo thủ về kinh tế dể bảo vệ tài sản, nhưng nhờ học cao, ở địa vị cao họ thường có lập trường tự do về mặt xã hội. Còn dân nghèo thì ngược lại, ưa tự do kinh tế, bảo thủ xã hội (Syzmanski,1983; McBroom & Rêêâd, 1990). Về bầu cử, dân Mỹ gôc Phi châu , giàu hay nghèo, đều thích Tự do; nưả thế kỷ nay dồn phiếu cho Dân chủ. Người Mỹ gốc La tinh, Do thái cũng ủng hộ Dân chủ. Chỉ có người Mỹ gốc Á châu, năm 1996, lại ủng hộ Cộng hòa.

Vì đa số pha trộn quan điểm TưÏ do , Bảo thủ, trong hai vấn đề lớn Kinh tế và Xã hội, nên sự găn bó với đảng không chặt. Theo Trung tâm Quốc gia Khảo sát Dư luận, năm1999 (NORC) có 46% nhậän là Dân chủ, 34% là Cộng hòa, và 17% độc lập, không thích theo đảng nào. Đa số dân Mỹ, như vậy, tỏ ra thích tham gia đảng; nhưng lòng trung với đảng thì yếu.

Trái lại các Nhóm Quyền lợi Đặc biệt ( Special-Interest Group ) rất nhiều và mạnh. Các nhóm nầy mướn 75,000 người vận động hành lang ( lobbyists) ở Thủ đô mỹ. Nhóm nhiều người biết nhứt là Uûy ban Vận động Chính trị (Political Action Committês,PACs ). Từ thập niên 1970 , con số của nhóm đã tăng lên đến 4,500 (US Federal election Commission 1998 ). Kỳ bầu Quốc hội 1996, một phần ba chi phí vận động cuả tất cả ưng cử viên do các PACs chi. Hai phần ba các Thượng nghị sĩ tái đắc cử dều có nhậän sự đóng góp từ một triệu đô la của các nhóm.

Các nhóm quyền lợi đặc biệt hoạt dộng ì xèo như thế , mà cử tri lại thờ ơ đi bầu. Năm 1996, dưới 50% cử tri đã ghi danh đi bầu. Kỳ bầu sơ bộ 1998 chỉ có 20% cử tri dự. Phe Bảo thủ cho rằng dân không đi bầu vì họ thoả mãn với cuộc sống hiện tại. Phe Tự do, đặc biệt là khối Cấp tiến, phản pháo bảo, đó là sự xa lánh , khinh ghét chánh trị; người dân chán nãn bầu cử vì có bầu cũng chẳng có gì hay hơn.NORC cho biết nhiều người Mỹ mất niềm tin nơi lãnh đạo. Trong thập niên gần đây, chỉ số ấy giảm hơn 10% dối với Lập pháp lẫn Hành pháp. Có 44% dân chúng tỏ ra hầu như chẳng còn tin tưởng (NORC, 1997).

Xem tông, xem giống như thế , người Mỹ gôc Việt cũng lo. Chả lẽ ở goá sao" Thôi thì 12 bến nước, cố mà chọn 1 với người ta . Nói xuôi theo sách vở rồi cũng phải nói ngược dựa vào kinh nghiệm đau thương ở nước nhà. Đúng, nền Dân chủ Mỹ không hòan toàn tốt, cuộc bầu cử Mỹ, chỉ dân giàu mới ứng cử nỗi, nhưng nó vẫn dân chủ , công bình, lợi ich cho người dân hơn cả trăm lần của VNCS là cái chắc, và hơn nhiều lần của các nước ở Aâu châu, Tuyệt đối chưa có trong chánh trị. Tương đối trên dưới 65% là quí rồi. Chánh trị , bầu cử dân chủ, mình không làm, người khác sẽ làm, và thiệt cho mình thôị

Số cử tri người Mỹ gốc Việt chưa nhiều, nhưng nếu các đoàn thể, cộng đồng kết hợp, trao đổi với các nhóm sắc tộc khác , sữ dụng tối đa lá phiếu biên tế thì hiệu quả rất cao. Thương lệ, sai biệt giữa số phiếu của hai Đảng rất nhỏ. Lá phiếu biên tế là giọt nước tuy nhỏ nhưng là lượng nước làm tràn ly. Đó là miếng võ mà các khốâi thiểu số hay đôc lập thường sử dụng mà Tổ Tiên người Việt đã truyền, "Mạnh dùng sức, yếu dùng thế " vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.