Hôm nay,  

Bản Tường Trình Về Những Lần Thăm Nuôi Lm Lý

27/05/200400:00:00(Xem: 4610)
Bài dưới đây là bản tường trình các cuộc thăm viếng LM Lý của thân nhân.
Sau phiên xử Lm Tadêo Nguyễn Văn Lý tại TAND tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 19/10/2001, gia đình chúng tôi đã có 16 lần thăm nuôi. Từ lần gặp mặt lần đầu cho đến hôm nay, chúng tôi nhận thấy Lm Tadêo Nguyễn Văn Lý đã có nhiêù dấu hiệu chuyển biến về mặt tinh thần và tâm lý một cách khác thường. Chúng tôi xin tường trình lại những lần gặp mặt thăm nuôi Lm Tadêo Nguyễn Văn Lý một cách khách quan và trung thực hầu giúp quí vị có một cái nhìn đúng hơn về tình trạng thể chất và tinh thần của Lm Tadêo Nguyễn Văn Lý , nhờ đó nếu quả thật Ngài đã bị bệnh lý thì gia đình chúng tôi kính mong Ban Giám thị Trại giam Nam hà tạo điều kiện cho LM Lý được chưã trị kịp thời.

1. Sau ngày 19/10/2001, gia đình ra Huế xin gặp mặt và thăm nuôi , tại đây chúng tôi được biết Lm Tadêo Nguyễn Văn Lý đã bị chuyển ra Trại giam Nam hà, Phủ Lý. Cách Hà nội 58km về hướng Nam.

2. Ngày 8/11/2001 cô Nguyễn Thị Hiếu ( Chị của LM Lý) và anh Nguyễn Văn Dũng (Cháu ruột cuả LM Lý) tìm đến Trại K A Nam Hà, xã Ba sao, huyện Kim bảng, tỉnh Hà Nam xin gặp mặt và thăm nuôi Lm Tadêo Nguyễn Văn Lý - nhưng Trại chỉ cho gởi quà mà không cho gia đình gặp mặt.

3. Ngày 18/12/2001, sau khi nộp đơn, cô Hiếu và anh Dũng được cho vào phòng khách của Trại chờ gặp thăm LM Lý. Sau gần 3 giờ chờ đợi, khoảng 9h30' Cán bộ Trại giam đến và kiểm tra quà thăm nuôi cẩn thận và hướng dẫn hai cô cháu vào một phòng khác sâu bên trong trại, cách cổng Trại vài trăm mét. Tại phòng thăm, cán bộ Hào có tâm sự với gia đình : Tôi rất thán phục anh Lý, một người can đảm, biết hy sinh, không màng danh lợi, của cải vật chất cho gia đình. Chỉ những người như thế mới có thể làm được những việc lớn lao như vậy 5 phút sau, Lm Lý được dẫn ra, mang một bộ đồ xivinh có thêm áo lạnh. Linh mục rất vui mừng và ôm chầm lấy 2 cô cháu. Sau đó, LM Lý ngôì xuống ghế trước sự giám sát chặt chẽ của 02 cán bộ Trại giam Ngài nói: " Sau ngày bị bắt, chú tuyệt thực tất cả 03 lần. Lần nhất 67 ngày, lần hai 58 ngày, và lần thứ ba : 8 ngày và sau đó ra tòa. Sau phiên xử họ đưa thẳng ra đây. Trên đường đi và 02 ngày đầu tiên, ở Trại chú vẫn tuyệt thực, sau đó ăn lại, nhưng ăn rất ít, hiện tại chú ăn rất ít chủ yếu là rau quả. Có một điều là hình như Chúa không muốn chú tuyệt thực nên mặc dù nhịn đói nhiều ngày và lâu vậy, nhiều lần vậy song có một điều là cơ thể chú hơi yếu đi một chút, còn tinh thần vẫn bình thường. Bác sĩ vào khám cho chú họ cũng thấy làm lạ và rất ngạc nhiên", Cha Lý tiếp: " Chú ao ước được chết vì đạo ở trong tù, được như vậy thì đó là một diễm phúc, song có lẽ ý Chúa không muốn." Ông Nam, cán bộ Trại giam ngắt lơì: " Tôi yêu cầu anh Lý và gia đình nói chuyện khác, chuyện gì qua rồi đừng nói lại nữa, trước lúc gặp tôi đã dặn là chỉ được hỏi thăm về sức khỏe, không được nói gì khác." Cha nói:" Anh phải để cho tôi nói, để nói cho mọi người biết, chuyện qua rồi nhưng có ai biết đâu. Con về nói cho mọi người biết những việc chú làm và Chúa đã làm cho chú trong thơì gian qua để mọi người yên tâm. Thời gian này chú chỉ lo đọc kinh cầu nguyện và ăn chay, hy sinh cầu nguyện cho Giáo hội, đất nước và dân tộc." Ông Nam lại tìm cách cản trở câu chuyện bằng việc đưa biên bản gởi quà cho phạm nhân ra và nói: "Anh Lý! anh ký nhận vào giấy gởi quà này đi." Rất điềm tỉnh quay qua anh Dũng Cha Lý nói: " Mỗi lần đi thăm chú, con nhớ mang theo cây viết." "Dạ, con có mang theo đây" vừa nói anh Dũng vừa đưa cây viết ra, cầm cây viết từ tay anh Dũng, với thái độ cương quyết và dứt khoát, Cha gạch ngay chữ "phạm nhân" và nói: " tôi đã nói với các ông nhiều lần tôi không phảøi là phạm nhân, tôi chỉ là tù nhân lương tâm". Và sau khi gạch bỏ chữ " phạm nhân", viết thay vào đó là chữ " tù nhân lương tâm", đồng thời ký nhận vào bên dưới "Lm Tadêo Nguyễn Văn Lý Quản xứ An truyền" , và nói luôn "Tôi đâu cần nhận các thứ quà này vì các thứ quà này mà phải nhận mình là tù nhân à, tôi không nhận, tôi cho các ông biết, nếu tôi ở tù 15 năm xong, trong Giấy ra trại các ông viết " nay trả tự do cho phạm nhân Nguyễn Văn Lý, tôi xé giấy đó ngay và ở tù tiếp." Quay qua anh Dũng và cô Hiếu Cha dặn. "Vào đến Huế, gởi gấp ra cho chú một cái mền của chú ở An truyền, đừng mua mà tốn tiền." Ông Nam cắt lời. "Hôm rồi tôi có đưa cho anh Lý một cái mền rồi mà gởi làm gì nửa". Cha Lý nói " Ông có đưa cho tôi nhưng mền đó dành cho phạm nhân, tôi không phải là phạm nhân, nên tôi không dùng, xin lỗi ông mấy hôm nay trời lạnh quá, tôi có trãi ra và nằm lên nó thôi, chứ tôi không đắp. Ông phải cho cháu gởi ra cái khác còn cái đó tôi không dùng. Cả phiên tòa hôm trước tôi cũng không chịu mang aó tù. Tôi nói vơí các ông ở Huế khi ra toà các ông phải để tôi mang đồ của tôi, nếu không, tôi sẽ ở trần, vì tôi không phải là tù nhân." Một giờ trôi qua cán bộ yêu cầu Lm Lý trở lại phòng giam, từ chối một cách cương quyết, Lm Lý nói , " các ông phải để tôi nói hết các câu chuyện cần thiết đã." Cha Lý nói với gia đình: "Hiện nay, chú đang bị biệt giam một mình, không được giữ bút, viết. Mỗi tháng cán bộ Trại có cho chú viết thư về gia đình một lần,(từ lúc Lm Lý bị bắt cho đến hôm nay, gia đình chỉ nhận được 05 lá thư.) ở một mình nhưng chú không buồn vì có Chúa." Khoảng hơn 30' sau, Cha Lý mới chấp nhận đi vào phòng giam. Sau khi chào tạm biệt chị và cháu. Trở lại phòng khách anh Dũng, dưới sự hướng dẫn của ông Nam đã viết lại biên bản gởi quà nhưng bỏ đi chữ phạm nhân, đồng thơì bắt buộc anh Dũng viết "Bản Cảm Tưởng". Nội dung hoàn toàn do ông Nam đọc, anh Dũng không đồng ý liền nhận được một lời đe dọa "Nếu không viết gia đình sẽ không được thăm nuôi nữa". Rời khỏi Trại giam, hai cô cháu về Phủ Lý và trở về nhà. Trong lần thăm này Cha Lý có gởi ra 06 cây Sống đời làm quà, mặc dù chỉ là 06 cây Sống đời bình thường, song cán bộ Trại giam tìm mọi cách không cho đem ra, tuy nhiên cuối cùng hai cô cháu cũng đưa về được.

4. Trước Tết nguyên đán 2001, tức đầu tháng 2 năm 2002. Anh Dũng, bà Minh ( em họ bà con của Cha Lý) và ông Sử (một người trong Ban hành giáo Giáo xứ An truyền) đi thăm. Lúc đầu một mình anh Dũng mới được vào thăm mà không cho những người khác vào. Sau một hồi phản đối bà Minh mơí được vào, còn ông Sử phải ở ngoài cổng. Sau phần thăm hỏi. Lm Lý căn dặn một số việc liên quan đến 02 Giáo xứ Ngyệt biều và An truyền như : Duy trì học bổng giúp học sinh nghèo ở 02 xứ, trồng các loại cây lấy bóng mát trong khuôn viên nhà thờ,… cố gắng sống đạo tốt, yên tâm về Cha, gởi lời thăm đến mọi người. Lúc ấy ông Nam nói : "Hôm rồi tôi có câu một con cá lớn về nấu cháo cho anh Lý ăn." Tươi cười nhìn ông Nam Cha nói : " Không phải tôi ăn con cá, nhưng tôi ăn tấm lòng của ông. Đất nước khó khăn, dân thì nghèo một mình tôi ăn con cá lớn như vậy thì không đành. Tôi ăn một chút cho ông vui thôi." Cũng như lần thăm trước, lần này Cha cũng gởi ra 06 cây sống đời được trồng trong các chén nhựa. Gọi là quà gởi cho giáo dân hai xứ Nguyệt biều và An truyền, cho hai Cha và gia đình.

5. Đâù tháng 4/2002 cô Hiếu và anh Dũng đi thăm, với thái độ cương quyết rõ ràng Cha Lý cho biết, Nhà nước ép buộc Cha phải nhận tội, nhưng Cha từ chối. "Chú nhận thì Nhà nước phải như thế nào, mà không nhận thì Nhà nước phải như thế nào. Đó là chuyện giữa chú và Nhà nước." Cha cũng cho biết thỉnh thoảng, thời gian qua ông Nam hay câu cá vá nấu cháo cho Cha. Khi Cha hỏi thăm Việt hiện đang làm gì. Lúc này anh Dũng mới cho Cha biết về việc Hoa-Việt Cường bị bắt sau Cha một tháng, Hoa đã tại ngoại còn Việt và Cường vẫn đang bị giam giữ .Thoáng một chút bối rối, lo âu,sau đó cha nói: "không can chi,chịu khó ở tù với chú một thời gian rồi về".

6. Đầu tháng 6/2002 cô Hiếu và anh Thám (cháu ruột của Cha) đi thăm gặp mặt. Cha Lý hỏi Hoa-Việt - Cường thế nào, đồng thời Cha nhắn gởi: Nói với Hoa - Việt - Cường và gia đình vui lòng chịu khó với chú và hy sinh cho Giáo hội. Cứ yên tâm đừng lo lắng." Còn chuyện gởi quà thì Cha nói gia đình hạn chế gởùi ít lại và gởi những thức ăn giản dị, rẻ tiền và lâu hư và ít đi thăm Cha mà để dành tiền lo thăm Việt và Cường. Lần này Cha cũng gởi ra một số cây Sống đời, ông Nam giữ và hứa sẽ cho gia đình đưa ra, song ông đã giữ lại nên gia đình không đưa số cây Sống đời ấy về được.

7. Ngày 14/8/2002 bà Phong ( chị dâu) và anh Dũng đi thăm. Bà Phong không được vào thăm Lm Lý nhưng cán bộ chỉ cho một mình anh Dũng vào thăm, với điều kiện không được nói cho Cha biết có bà Phong ra thăm, nếu gia đình sẽ không được gặp và thăm nuôi Cha Lý. Vì sợ sẽ không đựoc vào thăm nuôi Cha nên anh Dũng đã làm theo yêu cầu của công an Trại giam. Lần thăm này, Cha Lý nói: " Trong những lần thăm nuôi, dù con và gia đình không nói nhưng chú biết qua ánh mắt gia đình lo sợ cho chú nhiều chuyện. Như chuyện bị bỏ thuốc, con nói gia đình yên tâm, vào đây rồi thì phải chấp nhận. Một là nhịn đói, hai là ăn uống bình thường. Tuyệt thực thì chú đã làm rồi mà Chúa không muốn, cón ăn thì, những thức ăn con đưa vào cho chú ( Cha đưa tay chỉ về góc phòng nơi đang để số quà mà anh Dũng mang vào) bữa nào nhanh thì 04 ngày sau chú mới nhận được, còn thường thì 6-7 ngày, họ muốn bỏ gì vào mà không được, làm sao biết mà đề phòng. Cho nên chỉ có phó thác cho Chúa, nếu Chúa muốn thì chuyện gì cũng có thể xảy ra, còn nếu Chúa không muốn thì Cộng sản có bỏ thuốc chú một trăm nghìn lần cũng vô ích. Cho nên vào đây chú chỉ sống bằng đức tin, không thì làm sao mà chú sống được." Mặc dù thời gian gặp chưa tới 30', nhưng công an nói rằng họ phải bận đón khách cho nên họ yêu cầu Lm Lý quay vào phòng giam. Cũng như các lần trước Cha từ chối, họ liền quay qua anh Dũng yêu cầu anh ra khỏi phòng thăm nuôi.
Sau lần thăm nuôi này, chính quyền huyện Thống nhất (Trảng bom )mời anh Dũng làm việc về nội dung các lần thăm nuôi Lm Lý, đặc biệt là lần thăm nuôi vừa rồi (ngày 14/ 8/2002).

8. Trung tuần tháng 11/2002. cô Hiếu và anh Thám đi thăm. Cũng như các lần trước Cha thăm hỏi bà con và giáo dân hai xứ An truyền và Nguyệt biều. Nhờ cô Hiếu nhắn lại Giáo xứ An truyền trích tiền quĩ mua cho ông Chủ tịch Hội đồng giáo xứ một máy trợ thính để ông phục vụ Giáo xứ . Giáo xứ cố gắng duy trì việc giúp các em học sinh nghèo trong xứ, đoàn kết yêu thương sống thánh thiện, đạo đức. Cha trao cho cô Hiếu một mảnh giấy có 2 câu sau : (1) Người người đổi mới, nhà nhà sám hối. (2) Mỗi giây phút sống tốt, mỗi giây phút sống thánh. Cha yêu cầu viết lớn và treo lên trước cổng nhà thờ, để mọi người trong xứ đọc và sống theo. Mảnh giấy này cán bộ Trại tìm mọi cách giữ lại, song Cha Lý và cô Hiếu kiên quyết không chịu, thậm chí họ còn hù dọa bắt cô Hiếu, nếu cô Hiếu đưa mảnh giấy về cho Giáo xứ An truyền. Hai câu này đã được Giáo xứ An truyền ghi lớn và treo ở cổng nhà thờ An truyền như Cha dặn.

9. Trước Tết âm lịch 2003, tức khoảng tháng 01/2003. cô Hiếu và anh Dũng đi thăm. Sau khi làm các thủ tục thường lệ, 2 cô cháu được vào gặp một viên chức cao cấp nhất của Trại giam. Sau một vài câu xã giao. Vị viên chức nọ vào đề với nội dung khiển trách, nhắc nhở anh Dũng về lần thăm nuôi trước. Anh Dũng giải thích: "Việc anh nói hôm nay với tôi, tôi xin trình bày cho anh biết rằng, thời gian vừa qua, chính quyền ở trong đó cũng có mời tôi làm việc nhiều rồi, tôi không nói gì sai sự thật, biết có sao tôi nói vậy." Viên chức đó tiếp lời, " nếu các anh trong đó đã làm việc với anh rồi thì tôi không nhắc lại, chỉ yêu cầu anh thăm nuôi anh Lý khi ra về gia đình không được nói gì nếu ai có hỏi chỉ nói là anh Lý vẫn khỏe. Ngoài ra không được nói gì. Sau đó 2 cô cháu được đưa xuống phòng thăm Lm Lý. Linh mục đã có mặt chờ sẳn đó. Cha Lý ôm 2 cô cháu và ngồi xuống. Cha hỏi tình hình bà con,… Cha tiếp, "hôm trứơc Dũng ra thăm chú có thím Phong ra thăm tại sao chú hỏi con ra đây một mình thôi à mà con cũng "dạ", sao lại nói dối vậy." Chỉ vào ông Nam (cán bộ Trại giam) đang có mặt ở đó, anh Dũng nói: "anh Nam cấm không cho con nói; anh còn nói, nếu con nói cho chú biết thì không cho nhà mình thăm chú nữa".Quay qua ông Nam cha Lý nói: "Các ông chẳng những đã thường xuyên nói dối mà còn bắt cháu tôi nói dối theo các ông nữa.Lần sau con cứ nói thật, họ không cho thăm thì thôi, chú không cần và không chịu phải dối trá để được thăm chú như vậy".Ở trong này chú vẫn khỏe, hiện nay nhà nước đang nhờ Chú góp ý vạch ra một đường hướng mới để thay đổi. Ai cũng kêu đổi mới, nhưng mà phải đổi từ cái gì, từ đâu,và về mục đích cuối cùng là gì" Phải có một điểm sáng để quy tụ mọi sự đổi mới về điểm sáng đó. Nhà nước họ biết nhưng chưa tìm ra, nên hiện giờ họ yêu cầu chú giúp họ. Làm gì có lợi cho dân tộc và giáo hội thì chú làm, thời gian này chú đang viết, chị và cháu cứ yên tâm, viết xong thì về, chứ ở trong này làm gì" Trong lần thăm này, gia đình hỏi về khối u xuất hiện trên mu bàn tay trái mà gia đình đã thấy nhiều tháng trước đó nay lớn gần bằng nửa quả trứng gà. Thì Cha cho biết: Trại đã cho Bác sĩ vào khám. Bác sĩ cho biết là bứu lành thời gian sẽ tan, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Không có gì phải lo lắng.

10. Tháng 5/2003 cô Hiếu và anh Thám đi thăm. Lần này Cha quan tâm nhiều về chuyện của Hoa - cường - Việt, và lộ vẻ lo âu. Cha nói: "Cường và Việt là con trai, ở tù không sao. Tội nghiệp cho Hoa, chồng chết, lại 04 con nhỏ, nó mà đi tù thì ai lo cho bốn đứa cháu." Lần này gia đình không thấy khối u nữa và theo như Cha nói, " Khối u trên tay trái tự nhiên lặn mất."

11. Tháng 6/2003 cô Hiếu và anh Dũng đi thăm. Cha Lý dặn về nói với các Cha: ở trong này chú đang là việc với Nhà nước đầy đủ rồi. Tất cả mọi chuyện liên quan đến Giáo hội từ đất đai, đến chuyện tuyển sinh, thụ phong linh mục, giám mục. Nói các Cha yên tâm lo việc mục vụ, đừng làm gì gây căng thẳng thêm giữa Nhà nước và Giáo hội nữa. Chuyện nhà mình cũng vậy, khi thăm chú vô ai hỏi thăm chú, con cứ nói chú khỏe là được rồi.
Tháng 7/2003 bức Tâm thư Kính đệ trình Hội đồng Giám mục Việt nam xuất hiện.

12. 14/8/2003 cô Hiếu và anh Dũng đi thăm. Khi gia đình hỏi về bức Tâm thư Cha Lý nói: "Hôm trước các cha ở Huế ra thăm có hỏi chú, nhưng chú không biết." Cô Hiếu đưa bức thư, và anh Dũng nói: "Dạ thư đây, chú xem có phải chú viết không"" Nhìn lướt qua trang đầu Cha Lý nói: " đúng của chú đây". Ông Nam (cán bộ Trại giam) tiến đến giành lấy bức thư , anh Dũng liền ngăn lại và nói: " Lá thư này gây nhiều ngộ nhận trong dư luận, anh để chú tôi nói cho rõ ràng, chứ có gì đâu mà anh lại không cho"" Quay sang Cha Lý anh Dũng tiếp. "Chú xem kĩ lại đi, vì chữ này không phải chữ của chú." Cha Lý lật qua 1,2 trang rồi nói. " Không ! chú viết đây, đúng rồi, của chú." Anh Dũng thưa: " Sao nét chữ không giống, chú coi kĩ lại đi. Cha Lý lật lui lật tới và nói: " Bức thư này lúc đầu chú viết dài 43 trang, cán bộ nói quá dài, chú phải tóm ngắn lại có 5 trang nên chú phải viết nắn nót, nên nét chũ nó như vậy. Mỗi trang chú đều có ký tên cẩn thận. Của chú đây!" Đến đây ông Nam giật lấy bức thư mang đi. Cô Hiếu phàn nàn với cha Lý. " Tại sao cậu lại viết bức thư như vậy! Cha chết cũng ngồi trong tù, mạ chết cũng ngồi trong tù mà cứ ca ngợi, ca ngợi. Nếu vậy thì từ nay gia đình không thăm nuôi cậu nữa." Thoáng vẻ buồn rầu cha Lý nói: " Thật ra, gia đình mình không đủ trình độ để hiểu chuyện lớn lao lắm, ngay cả các Đức giám mục cũng không hiểu được, chỉ một vài vị hiểu thôi. Gia đình đừng bận tâm." Ông Nam quay trở lại và yêu cầu cha Lý trở về phòng giam. Cha Lý ngoan ngoãn nghe theo đến nổi quên chào cô Hiếu và anh Dũng dù thời gian gặp mặt chưa được 30 phút.

13. Tháng 10/2003 cô Hiếu và bà Phong đi thăm. Vừa gặp Cha Lý cô Hiếu nói ngay. "Các cha buồn cậu về lá thư lắm." Với vẻ giận giữ Cha Lý đáp. "Nhà mình không biết, không hiểu, đừng bận tâm. Nếu Đức cha Thể không hiểu thì cầm vào hỏi Đức cha Hòa, Đức Cha Hòa không hiểu thì cầm qua hỏi Toà thánh." Sau đó quay trở lại chuyện gia đình. Cha nói: Việc Hoa - Cường - Việt giữ thái độ im lặng tại phiên tòa sơ thẩm ngày 10 tháng 9 vừa qua là ngạo mạn, không được. Phải biết khiêm tốn nhận tội. Các an công an bắt mình họ biết mình không có tội nhưng cũng phải nhận thôi. Vì nếu họ thả mình ra vì bắt lầm, còn bao nhiêu người khác họ bắt lầm hết à. Vậy thì còn chi luật pháp. Họ thả mình thì họ lấy tiền đâu mà bồi thường. Trong này chú khổ tâm về chuyện ba đứa cháu lắm. Về nói với Cường và Việt phải làm sao để chị Hoa đừng bị ở tù. Con dại, thân gái ở tù thì khổ lắm.

14. Tháng 12/2003 bà Hiếu và anh Thám đi thăm. Sau phiên xử phúc thẩm vụ Hoa- Cường - Việt ngày 28/11/2003, nên có lẻ tâm lý Cha được giải tỏa phần nào, nên cuộc nói chuyện có phần thoải mái, bớt căng thẳng, tuy nhiên Cha lại đề cập nhiều về các dấu lạ mà theo Cha Lý là Chúa cho Cha thấy mà các lần thăm trước đây trong năm 2003 Cha đã nói như : Chúa thay cho Cha trái tim mới, Chúa đưa Cha lên đỉnh núi cao, Cha thấy Chúa hiện ra,…

15. Tháng 2/2004 cô Hiếu và anh Hoàng ( Cháu Lm Lý) đi thăm. Lúc này Hoa- Cường - Việt vừa mới được trả tự do, Cha Lý có phần yên tâm. Tuy nhiên Cha nói hơi nhiều, kể cho anh Hoàng các dấu lạ mà theo Cha, Chúa ban cho Cha cách đặc biệt - chứng tỏ các việc Cha làm hiện nay là đúng và hợp ý Chúa. Lúc chào từ biệt ra về, anh Hoàng nói: " Xin chú nhớ là chỉ có một Chúa, một Đức tin, một Thần khí." Cha Lý tỏ vẻ giận dữ, " Con nói vậy là chú thuộc Thần khí khác, Đức tin khác à! Đừng tưởng chú bị mắc mưu Nhà nước, các ông Cộng sản này đã bị chú lừa thì có."

16. Ngày 6/5/2004, cô Hiếu, anh Dũng và anh Việt đi thăm. (Lúc 8h55')Vừa gặp, Cha Lý ôm từng người. Và cũng như những lần trước, khoảng từ tháng 04/2003 trở lại sau này, Cha Lý có chiều hướng nói nhiều và càng về sau Cha càng nói nhiều hơn và đặc biệt trong lần này vừa ngồi xuống Cha Lý nói ngay, "ở nhà bà con có chuyện gì thì cứ nói hết đi ""anh Dũng thưa "Dạ không, bà con bình thường, tất cả gởi lời thăm chú." Việt nói . " Chú Tri nói …" Cha Lý ngắt ngang và tỏ vẻ nóng nảy, "chuyện Chú Tri nói chú biết hết rồi, tí rồi nói sau, bây giờ nghe chú nói: "Cái này(tờ giấy do Cha viết có tên: Niệm tên tối cao Giêsu) chúng con đem về phổ biến cho mọi người, Việt photo cho bà con trong nhà và tập, chú đã ghi rõ ràng trong đó. Chỉ cần làm theo công thức này thì đủ lên thiên đàng, không cần làm chi thêm, kể cả kinh Kính mừng thì cũng như vậy, nhưng (kinh Kính mừng) hơi dài,(nên) khi đọc ít người chú tâm. Cái này ngắn hơn và cũng đầy đủ. Con nhớ đưa cho 2 xứ An truyền và Nguyệt biều và đem bản này cho cha Giải và cha Lợi nữa. Công thức này đã có từ hơn 2000 năm, chú mới tập và rất thành công. Ai thực hiện thì lúc nào thì cũng thấy Chúa ở trong mình hết. Mình với Chúa nên một." Quay qua cán bộ Cha nói, "các ông cho cháu tôi đem giấy này về để mọi người sống tốt và nên thánh." Cha Lýù nói tiếp, "Hôm vừa rồi, phái đoàn Toà thánh qua thăm làm việc với Nhà nước, sắp tới sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao, chú nghe tin nên vội viết 01 Tâm thư Kính Đệ Trình Toà Thánh Vatican, Nhà nước đã gởi rồi. Đây là một việc hệ trọng mà trước đây chưa làm được. Từ năm 54 đến nay giữa Tòa thánh và Nhà nước không có quan hệ ngoại giao, bây giờ mới tiến tới. Quan trọng lắm, Chúa đã dùng chú để làm trung gian. Từ một đứa con nít, một linh mục vô danh mà Chúa dùng chú trong việc hệ trọng này quả là quá sức chú. Chú Tri bảo chú im, im làm sao được. Chúa Thánh Thần đứng đằng sau lưng cứ thúc, thúc liên tục, bắt chú phải làm. Đừng có tưởng im mà được với Chúa à! Với lại chú nói với Chúa, "Chúa bắt con làm thì con phải làm, nếu sai thì Chúa chịu chứ con không chịu đâu" quan trọng lắm. Phái đoàn Tòa thánh qua muốn thăm gặp chú để làm việc, nhưng vì qua trể 01 ngày, rồi phải lên Tây nguyên, rồi ra Phú thọ dự lễ giỗ tổ Hùng vương mất hết thời gian nên không vào thăm chú được, họ chỉ gởi lời thăm, chứ ở đây Trại đã chuẩn bị đón phái đoàn Tòa thánh rồi." Việt cắt ngang, " Dựa vào đâu mà chú nói là chú đóng vai trò quan trọng như vậy." Tỏ thái độ nóng giận Cha nói, "Dựa vào đâu, vào Chúa chứ vào đâu nữa" ( quay qua cán bộ công an đang ngồi đó) Cha Lý nói, " Cho tôi cái thư hồi nảy tôi đã trình bày với các anh. Lấy thư từ tay anh cán bộ Cha nói tiếp " chúng con mang thư này về đưa cho Đức Cha Thể vì Ngài là bề trên của chú. Bức thư này giống bức Tâm thư chú gởi cho Tòa thánh, thư gởi cho Toà thánh chú viết vội vàng vì gấp sau đó chú ngồi viết lại cho Đức Cha. Nội dung thì giống với bức thư gởi cho Toà thánh nhưng thư này có phần văn vẽ hoa mĩ hơn." Bổng nhiên ông Nam nói: anh Lý cho tôi xem lại thư. Quay qua phía ông Nam, với thái độ giận dữ Cha Lý nói lớn, " Các ông đừng chọc tôi tự ái. Tôi làm gì cũng rõ ràng, minh bạch trước mặt các ông cả. Không có gì dối trá, hay dấu diếm, các ông đừng chọc tôi giận. Thư này cũng giống thư kia, có gì đâu mà các ông làm vậy. Nếu các ông không cho tôi xé bức thư trước mặt các ông ngay bây giờ. Tôi đứng lên đi vào luôn, từ này về sau tôi không cần gặp gỡ tiếp xúc với người ngoài xã hội." Ông Nam liền nói, "làm gì mà nóng vậy, từ từ xem nào!
Quay lại gia đình Cha nói. "Thư chú Tri chú đọc rồi, do Nhà nước tin chú nên mới cho chú đọc có cả thư của O Qui và bà Hiền, thư bà Hiền thì viết khôn ngoan, còn thư chú Tri thì dặn chú như con nít. Nói như chú Tri thì đến bao giờ dượng Trường và chú Tri được về. Con nói với chú Tri những gì chú Tri dặn chú biết lâu rồi, không cần phải nói nữa."
Sau đó Cha Lý nhắc lại một vài kĩ niệm về thời thơ ấu như "em còn nhớ chị Hiếu cổng em qua khe qua suối đi học; chú là đứa nhà quê, gia đình mình nhỏ bé, nghèo khổ, dốt nát, không ai học hành nhiều cả, cả giòng họ chỉ có Việt là có cử nhân đầu tiên. Vậy mà Chúa lại dùng em trong việc này." Nội dung này, Cha Lý nhắc lại vài lần như đã học thuộc.( vì có lúc cô Hiếu ngắt ngang, nhưng Cha Lý vẫn nói lại như ban đầu). Đến đây ông Nam nói " Anh Lý theo tôi vào gặp Ban Thắng. Gia đình thông cảm ngồi chờ một chút." Ông Nam cầm bức thư và dẫn Cha Lý vào. Khoảng 15 phút sau,(9h35') Cha Lý trở lại phòng gặp với nét mặt buồn, hơi cúi và đưa cho Việt và nói, " con cầm bức thư photo mà chú gởi cho Tòa thánh cũng được, trong này chú có ký Quản xừ An truyền. Cho chú ký chữ này là Nhà nước đã nhượng bộ nhiều lắm rồi. Con nhớ thăm Đức cha và trao tận tay cho Ngài, chú viết thêm mấy chữ trước mặt các con và nói với Đức cha là bức thư này do chính chú viết. Con cũng nhớ photo cho cha Giải và cha Lợi và các cha. Nói với 2 cha là bức thư này giải thích một phần cho bức thư trước. Cha Lý nói thêm : " để giữ uy tính và thể diện cho Nhà nước chú đã nhận tội rồi". Khi nói như vậy thì giọng nói yếu đi và mắt nhìn lơ chỗ khác. Cô Hiếu kể, hôm rồi có phái đoàn Hà nội vào nhà quay phim, nghe vậy Cha Lý tiếp lời, " ở đây họ cũng có quay trọn một ngày sống sinh hoạt của chú trong phòng giam, cảnh chú đọc kinh, cầu nguyện, ăn cơm họ đều quay vào hết. Họ quay suốt một ngày đến tối mất hết 6,7 cuốn phim. Khi được phóng viên hỏi "những việc làm của Lm trước đây có đúng không, và những việc làm bây giờ có gì sai không" ø Chú trả lời trước óng kính với họ: "Với Chúa, những việc làm trước đây tôi làm đều đúng, và với Chúa những việc tôi làm bây giờ cũng đúng." Còn chuyện quay phim đó là việc của Nhà nước." Lúc chia tay, Cha Lý nói : "Gia đình đừng lo, em không mất Đức tin đâu, cả nhà yên tâm." Buổi thăm kết thúc lúc 10h05'.
Từ ngày 18/12/2001 đến 6/5/2004, gia đình đã gặp mặt Lm Tadêo Nguyễn Văn Lý tổng cộng 14 lần. Trước mỗi lần đi thăm, gia đình đều phải làm đơn ghi rõ ngày đi thăm nuôi và xin phép chính quyền địa phương, đồng thơiø chính quyền yêu cầu nộp 02 bản photo. Trong tất cả các lần thăm nuôi, gia đình đều được yêu cầu viết "Bản cảm tưởng" tương tự như lần thăm nuôi đầu tiên.
Trên đây là những điểm chính trong các lần gặp thăm Lm Tadêo Nguyễn Văn Lý của gia đình. Để Bản tường trình ngắn gọn, có một số chi tiết nhỏ không quan trọng, chúng tôi xin được lược bỏ. Kính mong quí vị thông cảm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.