Hôm nay,  

GS Nguyễn Lý-Tưởng phát biểu trong Hội Thảo về "Công Lý và Hòa Bình Trên Biển Đông"

07/04/201420:24:00(Xem: 4432)
Bài Phát Biểu của GS Nguyễn Lý-Tưởng trong dịp Hội Thảo về "Công Lý và Hòa Bình Trên Biển Đông"
do Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại tổ chức tại San Diego (6 tháng 4/2014)
Kính thưa quý vị quan khách và thân hữu hiện diện,
Năm 1962, cách nay 52 năm, khi còn là sinh viên Đại học Sư phạm (Ban Sử Địa) tại Huế, tôi đã được Giáo sư trình bày về tình hình biển đão Việt Nam, trong đó có đề cập đến Hoàng Sa, Trường Sa. Giáo sư nói: "Các đảo nầy ở ngoài khơi, chỉ toàn là cát và cứt chim, không có người ở". "Từ thời các chúa Nguyễn (thế kỷ 17, 18) đã thuộc về Việt Nam, hàng năm vẫn có đội hải thuyền của ta ra đó thu nhặt các đồ vật do tàu thuyền ngoài biển bị nạn dạt vào. Thời Pháp, trước 1945, đã có lập đài khí tượng trên đảo. Trong thế giới chiến tranh lần thứ 2 (1939-1945), quân Nhật chiếm đảo, nhưng sau khi Nhật đầu hàng thì trả lại cho Pháp. Năm 1950, thời Quốc Trưởng Bảo Đại, Thủ Tướng Trần Văn Hữu đã phát biểu trước Liên Hiệp Quốc xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên vùng đảo nầy. Thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, hải quân Đài Loan đã đổ bộ lên đảo, dựng bia chủ quyền của họ...Sau đó, hải quân Việt Nam Cộng Hòa đến phá các bia đá của Đài Loan và dựng bia đá chủ quyền VNCH." Vị Giáo sư chỉ cho chúng tôi biết đến như vậy mà thôi, không giải thích thêm về vị trí chiến lược hay khả năng kinh tế như có thể có mõ dầu hỏa,v.v.
Từ năm 1964, 1965, tôi mới được biết thêm trên đảo có đài khí tượng, có lính địa phương quân thuộc tiểu khu Quảng Nam thường xuyên trú đóng để canh giữ đảo.
Trong hai ngày 12 và 13/1/2008, tôi được hai ông Tô Văn Lai (giám Đốc Trung Tâm Thúy Nga Paris) và ông Nguyễn Ngọc Ngạn (MC) mời trả lời các câu hỏi về Tết Mậu Thân 1968 ở Huế...qua Paris by Night 91 với chủ đề Huế-Saigon-Hà Nội...Dịp nầy tôi cũng được trực tiếp trò chuyện với Phó đề đốc (tương đương Chuẩn Tướng) Hồ Văn Kỳ Thoại, nguyên Tư lệnh vùng I Duyên hải, phụ trách vùng biển thuộc 5 tỉnh địa đầu giới tuyến (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi) của Việt Nam Cộng Hòa (tức Miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau). Phó Đề đốc Thoại là người đã ra lệnh tấn công tàu của Trung Cộng khi chúng xâm nhập lãnh hải của Việt Nam Cộng Hòa trong khu vực đảo Hoàng Sa ngày 19/1/1974.
Xin phép được nhắc lại một số sự kiện lịch sử:
-Từ những năm 1957, Trung Cộng đã cho quân đội chiếm đóng một số đảo trong vùng biển Việt Nam ở phía Bắc vĩ tuyến 17 (thuộc CS Bắc Việt) mà Hà Nội không lên tiếng phản đối.
-Sau khi Trung Cộng tuyên bố giới hạn lãnh hải từ bờ trở ra là 12 hải lý thì Phạm Văn Đồng, Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hà Nội (tức CS Bắc Việt) đã ký công hàm ngày 14/9/1958 chấp nhận giới hạn đó. Và Trung Cộng đã căn cứ vào nội dung công hàm nầy để tuyên bố chủ quyền của họ trên Biển Đông và ngang nhiên chiếm đóng các hải đảo của Việt Nam.
-Ngày 11/1/1974, Trung Cộng đã tuyên bố chủ quyền của họ trên vùng đảo Hoàng Sa nên ngày 12/1/1974, Bộ trưởng Ngoại Giao của Việt Nam Cộng Hòa, Luật sư Vương Văn Bắc, đã lên tiếng cực lực phản đối hành động xâm lăng và gây hấn của Trung Cộng trên vùng biển nầy...Nhiều tàu đánh cá của Trung Cộng đã xuất hiện tại vùng nầy...
Diễn tiến tình hình:
Vào các ngày 16, 17 và 18/1/1974, hải quân VNCH đã phát hiện tàu Trung Cộng có mặt trong khu vực Hoàng Sa, đồng thời các tàu đánh cá có vũ trang của Trung Cộng cũng tập trung về vùng nầy. Tàu hải quân VNCH đã phát tín hiệu và lên tiếng kêu gọi tàu Trung Cộng rút ra xa vùng chủ quyền của ta, đồng thời báo cáo tình hình về Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH tại Đà Nẵng và Sài Gòn. Tàu Trung Cộng chẳng những không rút lui mà cón áp sát tàu VNCH với thái độ khiêu khích.
Trong những ngày đó, Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đang có mặt tại Đà Nẵng nên Phó Đề đốc Thoại đã trực tiếp trình lên Tổng Thống xin chỉ thị và Tống Thống đã trả lời bằng thủ bút như sau: "Hãy dùng các biện pháp khôn ngoan và mềm dẻo để giải quyết, nhưng cũng phải cương quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của VNCH".
Lúc bấy giờ, phía VNCH đã tăng cường 4 tàu chiến do các Hạm trưởng: Vũ Hữu San ( HQ4), Phạm Trọng Quỳnh (HQ5), Lê Văn Thự (HQ16) và Ngụy Văn Thà (HQ10) chỉ huy...Sau khi hội ý với Đại Tá Hà Viết Ngạc (mới từ Sài Gòn tăng cường ra Đà Nẵng, đang ở trên tàu HQ 5 là tàu chỉ huy) và các sĩ quan hạm trưởng đang có mặt tại vùng biển Hoàng Sa, Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đã quyết định "tấn công trước" vì lực lượng địch mạnh gấp 5 lần bên ta. Nếu ta bị địch tấn công trước thì chắc chắn bên ta sẽ bị tiêu diệt 100%. Đúng 10 giờ sáng ngày 19/1/1974, tất cả 4 tàu hải quân VNCH đồng loạt nổ súng. Thiệt hại về phía VNCH: Tàu Hải Quân 10 bị bắn chìm, Thiếu Tá Ngụy Văn Thà với 24 quân nhân vừa binh sĩ vừa sĩ quan tử trận, 26 mất tích, 23 thủy thủ trôi dạt được tàu của hãng Shell vớt. Tàu HQ 4 và HQ 5 bị hư hại, mỗi chiến hạm có 2 chiến sĩ tử thương. Tàu HQ 16 do Trung tá Lê Văn Thự chỉ huy, bị trúng đạn nghiêng một bên, 01 chiến sĩ bị thương, 16 người trôi dạt trên thuyền cao su về đến Quy Nhơn. Quân Trung Cộng đổ bộ lên đảo, phá hủy các di tích của ta và bắt tất cả lính Địa phương quân thuộc tiểu khu Quảng Nam đang canh giữ đảo (có 43 người bị bắt làm tù binh trong đó có một người Mỹ là ông Jerry Kosh, chuyên viên khí tượng mới từ Tòa Tổng Lãnh Sự Đà Nẵng theo tàu hải quân VNCH ra thăm đảo...)
Theo Giáo sư Trần Đại Sĩ (Giám Đốc Trung Quốc Sự Vụ của Viện Pháp Á) cho biết: Ngay từ giờ phút đầu, Hải quân VNCH đã bắn chìm chiếc soái hạm (tàu chỉ huy) của Trung Cộng, có 24 sĩ quan tử thương trong đó có Đô đốc Phương Quang Kinh, Tư lệnh phó hạm đội Nam Hải (lúc đó ông đang có mặt trên Soái hạm Kronstadt 274 do Hải quân Đại tá Quan Đức, làm hạm trưởng). Các HQ Đại Tá Quan Đức (Kronstadt 274),HQ Đại Tá Vương Kỳ Uy (Kronstadt 271), HQ Trung Tá Triệu Quát (trục lôi hạm 389), HQ Đại Tá Diệp Mạnh Hải (trục lôi hạm 396), HQ Thiếu Tá Tôn Quan Anh (phi tiễn đỉnh 133 Komar), HQ Thiếu Tá Mạc Quang Đại (phi tiễn đỉnh 137), HQ Thiếu Tá Tạ Quỳ (phi tiễn đỉnh 139), HQ Thiếu Tá Ngụy Như (phi tiễn đỉnh 145) đều tử trận. Ngoài ra còn có 6 tàu chở quân (hải vận hạm) bị chìm. GS Trần Đại Sĩ cũng cho biết "đã tìm thấy tên của những sĩ quan tử trận ở trên bia mộ tại nghĩa trang của quân đội Trung Cộng).
Đây là một biến cố độc nhất vô nhị, biểu dương tinh thần chiến đấu bất khuất của chiến sĩ Hải quân VNCH để bảo vệ giang sơn tổ quốc... dám chống lại một cường quốc mạnh gấp mấy chục lần nước ta. Đây cũng là một hành động xác định chủ quyền của Việt Nam chúng ta trên bình diện pháp lý đối với quốc tế. Việt Nam Cộng Hòa xác nhận dân tộc chúng ta, lịch sử của chúng ta, từ thời các chúa và các vua nhà Nguyễn, chúng ta đã là chủ của biển đảo nầy.
Sau hiệp định Paris 1973, Mỹ và Trung Cộng đã có thỏa thuận bí mật với nhau là Mỹ sẽ không can thiệp vào sự tranh chấp giữa Việt Nam Cộng Hòa và Trung Cộng: 1. Điều 4 Hiệp định Paris cấm Hoa Kỳ không được tiếp tục dính líu về quân sự hoặc can thiệp vào nội bộ của Miền Nam VIệt Nam (VNCH). 2. Luật War Power Act của Quốc Hội Mỹ ngày 2/9/1973 cấm Hoa kỳ sử dung lực lượng quân sự ở Đông Dương. Chính vì hai lý do nầy mà Trung Cộng ngang nhiên thực hiện ý đồ xâm lược vùng biển Việt Nam trong khu vực lãnh hải phía Nam vỉ tuyến 17, đặc biệt vùng đảo Hoàng Sa mà không sợ Mỹ can thiệp. Ngày 19/1/1974 khi cuộc hải chiến giữa Trung Cộng và VNCH xảy ra, hạm đội thứ 7 của Mỹ ở gần đó mà vẫn không can thiệp (mặc dù lúc đó Mỹ vẫn là đồng minh chính thức của VNCH). Ngay cả khi các chiến sĩ VNCH bị chìm tàu, lênh đênh trên biển thì tàu của Hải quân Hoa Kỳ đang có mặt trong vùng nầy, vẫn làm ngơ không cứu. Như vậy phải chăng Mỹ đã không tôn trọng luật hàng hải "khi gặp tàu bị đắm thì tàu khác phải cứu người chết đuối, dù đó là bạn hay thù"? (Năm 2011, đài BBC đã tiết lộ hồ sơ mật về vụ Hoàng Sa: lúc đó, Mỹ đã trả lời đây không phải là tai nạn bình thường mà là chiến tranh...nên Mỹ đứng ngoài, không can thiệp vào...)
Sau năm 1975, Việt Nam thống nhất dưới chế độ Cộng Sản (Xã hội chủ nghĩa) thì lại xảy ra cuộc tranh chấp giữa hai nước "xã hội chủ nghĩa anh em". Trung Cộng đã đem quân chiếm hải đảo của Việt Nam (1988) do quân đội Việt Nam đang canh giữ. Một số binh sĩ bị chết, đảo bị chiếm. Về phía Trung Cộng không có thiệt hại gì? (tuồng như lính Việt Nam không dám kháng cự ?) Từ đó, Việt Nam cố giữ những đảo còn lại. Trung Cộng thì đang củng cố lực lượng và lăm le xâm chiến biển đảo Việt Nam, chưa biết lúc nào thì chuyện đó sẽ xảy ra?
Kính thưa quý vị và quý bạn,
Trên đây tôi đã trình bày sơ qua về bối cảnh lịch sử liên quan đến tập tài liệu "Công Lý và Hòa Bình Trên Biển Đông"...do Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp (giáo phận Vinh) chủ biên. Đây là một tuyển tập chứa đựng nhiều tài liệu và bản đồ liên hệ tới chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, cụ thể là những nơi bị quân Trung Cộng chiếm đóng. Sáu tác giả góp mặt trong sách này là các nhà khoa bảng, trí thức ở trong nước, đã có những công trình nghiên cứu giá trị về văn hóa, lịch sử, khoa học. Họ là những người lớn tuổi, đã thành danh trong xã hội. Chúng ta gọi họ là những bậc trí thức (thời xưa gọi là Kẻ Sĩ). Trong 4 hạng dân Sĩ, Nông, Công, Thương thì Kẻ Sĩ, là người trí thức, được kể là đứng đầu.
Trước hết, xin nói về
-Trách nhiệm của Kẻ Sĩ (người trí thức) đối với xã hội mình đang sống
Trong xã hội nông nghiệp thời xưa, người nông dân chiếm đại đa số. Khi có chiến tranh xảy ra, người nông dân không thể bỏ nhà cửa, ruộng vườn để đi nơi khác lánh nạn nên họ phải bám lấy quê hương, bám lấy đất ruộng để sống. Đối với đất nước, họ là người trung thành, là lực lượng bảo vệ tổ quốc, là thành phần chịu thiệt thòi và hy sinh nhiều nhất. Khi có chiến tranh, giới thương nhân, buôn bán chỉ cần mang theo một cái xách tay hay một cái valise cũng có thể chạy đến bất cứ nơi nào tương đối bình yên để làm lại cuộc đời, việc đó không khó khăn gì. Họ quan niệm: không ở nơi nầy thì đến nơi khác, không sống được ở nước nầy thì chạy qua nước khác. Đối với họ quê hương hay tổ quốc cũng là tương đối, không nhất thiết phải trung thành. Do đó, trong xã hội, thành phần buôn bán được sắp hàng chót (sĩ nông công thương).
Nhưng đối với nhà Nho hay Kẻ Sĩ là người được kính trọng trong xã hội, đa số xuất thân từ những làng quê, từ những họ tộc, họ rất gần gũi với nông dân, họ cũng là chủ điền, chủ ruộng. Thời xưa nhà nước tuyển dung nhân tài ra giúp vua, giúp nước qua những kỳ thi. Người học trò nghèo, xuất thân từ làng quê, con nhà làm ruộng, không có tiền thuê phòng trọ, nằm ngủ ngoài đình, ngoài chợ. Qua một đêm, sáng hôm sau nghe xướng danh, có tên mình đậu cử nhân...thế là từ giai cấp nông dân, họ đã bước qua giai cấp lãnh đạo trong xã hội, tương lai họ sẽ là quan lại, là viên chức trong bộ máy của nhà nước. Người con trai lớn lên trong xã hội, theo học chữ thánh hiền, thi đậu ra làm quan, gánh vác công việc của nhà nước, của xã hội. Nếu không thi đậu thì ở nhà dạy học, làm thầy thuốc (lương y)...cũng được mọi người kính trọng. Kẻ Sĩ hay nhà Nho là người có học, sống gần nông dân, nhìn thấy được những khuyết điểm, những sai trái của giới lãnh đạo đồng thời cũng hiểu được những nỗi khổ, những áp bức bất công mà người dân thấp cổ bé miệng phải cam chịu. Quyền lợi của kẻ sĩ và quyền lợi của người nông dân luôn gắn bó với nhau. Khi hữu sự thì kẻ sĩ là người lãnh đạo mà nông dân là hậu thuẫn, là sức mạnh, là lực lượng đấu tranh. Từ thân phận một người dân quê nghèo khó, một anh đồ Nho tay trắng, đã trở thành người trí thức, người lãnh đạo trong xã hội. Vì thế, Kẻ Sĩ hay người trí thức phải có trách nhiệm đối với quốc gia xã hội, đối với dân tộc của mình.
Đa số kẻ sĩ ngày xưa là như thế - và có lẽ kẻ sĩ bây giờ cũng như thế. Tiếng nói của kẻ sĩ là tiếng nói của dân nghèo. Họ lên tiếng thay cho đại đa số dân nghèo. Do đó, những người viết bài phê bình chế độ CSVN gởi lên các Diễn đàn là những kẻ sĩ (là những trí thức) đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với tổ quốc, đối với đất nước, đối với dân tộc, đối với đồng bào.
-Vậy Kẻ Sĩ Tranh Đấu Như Thế Nào? Người trí thức có trách nhiệm phải tìm ra phương thức tranh đấu.
Kẻ sĩ trong nước có hai thành phần: Trí thức Trẻ và Trí thức Già. Mỗi người có một cách tranh đấu, không ai giống ai. Giới Trẻ tranh đấu theo cách của Giới Trẻ. Giới Già tranh đấu theo cách của Giới Già.
-Giới Trẻ tranh đấu với nhiệt tình của tuổi trẻ, với tinh thần bất khuất của tuổi trẻ, chấp nhận hy sinh, chấp nhận bị đàn áp, tù tội
-Giới Già tranh đấu với kinh nghiệm của Giới Già, với tên tuổi và uy tín của mình đã có ở trong xã hội.
Hơn 10 năm nay, giới trẻ đã tích cực vận động để thức tỉnh đồng bào, để cảnh cáo đảng Cộng Sản VN trước các âm mưu và hành động xâm lược của Trung Cộng. Họ đã tổ chức các cuộc biểu tình tại Sài Gòn, Hà Nội, kết hợp với dân oan khiếu kiện để chống Trung Cộng xâm lược, viết những bài lên án Trung Cộng và đảng CSVN phổ biến trên internet; tổ chức tưởng niệm chiến sĩ đồng bào đã hy sinh chống Trung Cộng xâm lược các tỉnh biên giới phía Bắc năm 1979, vinh danh các chiến sĩ hải quân VNCH trong trận hải chiến chống Trung Cộng tại Hoàng Sa 19/1/1974, chống vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên cũng có ý nghĩa là chống Trung Cộng xâm lược. Những tên tuổi nổi bật như Việt Khang, Nguyễn Phương Uyên, Huỳnh Thục Vy, Đinh Nguyên Kha, Đỗ Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Hồ Thị Bích Khương, các thanh niên Công Giáo Vinh, các bạn trẻ Công Giáo Thái Hà, Hà Nội, hai anh em Huỳnh Minh Trí - Huỳnh Anh Tú, nhà báo Điếu Cày, nhà giáo Đinh Đăng Định (mới qua đời), ông Nguyễn Hữu Vinh, Luật sư Lê Thị Công Nhân, Luật sư Cù Huy Hà Vũ, LS Nguyễn Bắc Truyễn, LS Lê Quốc Quân, các nhà đấu tranh dân chủ,v.v....Những người nầy chấp nhận bị đàn áp, bị trả thù, bị mất việc, bị tù, bị xét xử bất công...Đặc biệt trong năm 2013 vừa qua, giới trẻ và trí thức trong nước đã tích cực vận động để bỏ điều 4 Hiến Pháp, thực hiện chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng, tam quyền phân lập, đòi thực thi các quyền tự do dân chủ cho dân....Tất cả các cuộc vận động đó đều nhắm tới mục đích "chống Trung Cộng xâm lược, bảo vệ lãnh thổ lãnh hải của Việt Nam". Muốn có độc lập tự do dân chủ trước hết phải chống Trung Cộng vì đó là hiểm họa to lớn nhất của dân tộc chúng ta từ hàng ngàn năm nay. Đồng thời, phải xóa bỏ chế độ Cộng Sản độc tài, chuyển qua chế độ dân chủ đa nguyên vì đảng Cộng Sản độc tài là tay sai của Trung Cộng. Trung Cộng đã thông qua đảng CSVN để thực hiện mộng xâm chiếm nước Việt Nam chúng ta. Trung Cộng đang từng bước lấn đất, lấn biến, thuê đất trồng rừng, khai thác hầm mõ, cho dân Tàu tràn sang nước ta, lập làng, lập khu kỹ nghệ, khu công nhân người Hoa. Đó là chính sách thực dân đã có từ thời nhà Tần, nhà Hán cách nay hơn 2000 năm. (Nhà Tần đưa người phương Bắc vượt Ngũ Lĩnh xuống phương Nam, định cư luôn ở đó, không cho trở về nữa. Chính sách đó gọi là "thực dân" "Thực" nghĩa là trồng như người ta trồng cây...Đem dân nơi nầy đến định cư nơi khác và không cho trở về quê cũ nữa). Từ năm 1945, khi Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản cướp được chính quyền tại Hà Nội, đã xô đẩy dân tộc Việt Nam vào một cuộc chiến tranh Huynh đệ tương tàn. Cộng Sản Việt Nam vay mượn súng đạn, lương thực, quân trang quân dung của Trung Cộng để thực hiện cho được chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam, áp dung những phướng cách tàn ác của người Tàu lên dân tộc Việt Nam, quyết biến cả nước Việt Nam thành một nước theo chủ nghĩa Cộng Sản. Để thành công, Hồ Chí Minh và CSVN đã bán đất, bán biển, bán đảo, bán hết tài nguyên cho Tàu Cộng để đổi lấy viện trợ quân sự. Bây giờ dân tộc Việt Nam phải chịu mất đất, mất biển, mất cả nước cho Tàu. Người trí thức là thành phần lãnh đạo của dân tộc phải lên tiếng, phải nói thay cho dân nghèo, dân oan...
Đảng Cộng Sản đã bán nước cho Tàu rồi bây giờ im hơi lặng tiếng không dám tranh đấu, không dám đòi hỏi công lý. Chẳng những thế, chúng còn đàn áp, khủng bố những ai chống Trung Cộng, rõ ràng là thái độ hèn với giặc mà ác với dân.
Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu tập tài liệu "Công Lý và Hòa Bình Trên Biển Đông" với quý vị. Đó là sự đóng góp của 6 tác giả có tên sau đây:
1. Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp
2. Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu
3. Nhà Nghiên cứu Đinh Kim Phúc
4. Nhà nghiên cứu Đinh Hoàng Thắng
5. Thạc Sĩ Hoàng Việt
6. Nhà Nghiên cứu Phạm Hoàng Quân.
Trước hết, xin nói về người chủ biên tập tài liệu nầy: Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, năm nay khoảng 70 tuổi, ngài sinh trưởng trong một gia đình là nạn nhân của chế độ Cộng Sản trong cuộc cải cách ruộng đất trước 1954 tại vùng Việt Minh kiểm soát. Khi chưa được 10 tuổi, ngài đã bỏ quê hương, theo bà dì ruột trốn vào Nam (di cư 1954). Ngài vào tu học trong Dòng Đa Minh rất sớm. Trước 1975, được Bề Trên cho xuất ngoại du học, có văn bằng Tiến Sĩ, làm Giáo sư tại Đại Học Roma và Nam Mỹ, được liệt vào hàng thứ hai hay thứ ba trong số các nhà trí thức công giáo tại hải ngoại. Ngài vừa dạy học, viết sách, viết báo và có những tư tưởng tiến bộ. Ngài chủ trương đối thoại, hòa giải theo đường lối của công đồng Vatican II và của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo đệ II. Ngài đã nhiều lần về thăm Việt Nam sau 1975, tiếp xúc với giới trí thức trong nước, trước hết là trao đổi về các vấn đề văn hóa, xã hội, tôn giáo...rồi dần dần đến các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền trong phạm vi công lý và hòa bình theo chủ trương của Tòa Thánh Vatican. Khi còn là Linh Mục, ngài rất băn khoăn trước những vấn đề tình hình chính trị đất nước như "vần đề bauxite ở Tây Nguyên", "vấn đề Biển Đông" "vấn đề Trung Quốc xâm lược dưới nhiều hình thức" "nạn tham nhũng, bất công trong xã hội" "vấn đề tài sản của Giáo Hội" "quyền tư hữu của người dân". Ngài là chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Nguyễn Văn Bình tại Sài Gòn. Năm 2009, ngài tổ chức tọa đàm về "Biển Đông và Hải đảo Việt Nam" nhưng dưới những áp lực từ nhiều phía nên không tổ chức được. Năm 2011, ngài tổ chức tọa đàm lần thứ 2 với đề tài "Công Lý và Hòa Bình Trên Biển Đông" và đã bị công an ra lệnh phải hủy bỏ. Sau đó, ngài được Tòa Thánh Vatican bổ nhiệm làm Giám Mục Giáo phận Vinh kế vị Đức Giám Mục Cao Tình Thuyên (ngoài 80 tuổi, xin về hưu). Ngài được Hội Đồng Giám Mục VN trao trách nhiệm làm Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Năm 2012, ngài đã cùng một số trí thức trong nước ký tên đòi hủy bỏ điều 4 Hiến Pháp để chuyển hướng qua chế độ dân chủ. Qua đầu năm 2013, lần đầu tiên Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã mạnh mẽ lên tiếng góp ý với Quốc Hội và Nhà nước CSVN đề nghị "Hủy bỏ điều 4 Hiến Pháp" (Theo dư luận thì chính Giám Mục Hợp là người chấp bút viết ra "thư góp ý" nầy). Khi nhận lãnh trách nhiệm Giám Mục Giao phận Vinh, ngài chủ trương tranh đấu "ôn hòa, bất bạo động trong tinh thần đối thoại, hòa giải"...Nhưng sau vụ giáo dân Mỹ Yên bị đàn áp dã man với những thủ đoạn lừa gạt, xảo trá của chính quyền tỉnh Nghệ An, Đức Giám Mục Hợp còn bị các cơ quan thông tin tuyên truyền của Cộng Sản vu không, xuyên tạc và buộc ngài vào tội "xúi dục dân làm loan chống lại chính quyền"...Đức Giám Mục Hợp đã cho phép các nhà thờ trong giáo phận Vinh treo biểu ngữ phản đối chính quyền, đồng thời kêu gọi thế giới lên tiếng bênh vực giáo dân và bênh vực cho ngài. Vì tên tuổi của ngài được cả thế giới biết đến,. đặc biệt là bạn bè của ngài thuộc thành phần trí thức luôn bênh vực cho ngài nên CSVN không dám bắt giam ngài. Ngay sau vụ Mỹ Yên xảy ra, một phái đoàn cao cấp của chính phủ Hà Nội và ngành Công An Việt Nam đã đến Vatican vận động với Tòa Thánh...Nhưng Vatican không thể tin vào những lời trình bày xuyên tạc, láo khoét của CSVN được. Có thể nói, năm 2013 vừa qua là năm mà giới trí thức ở trong nước đã vận động tích cực, các cuộc biểu tình, các bài bình luận được phổ biến trên internet về các vấn đề công lý và hòa bình trên Biển Đông, cũng như vận động hủy bỏ điều 4 Hiến Pháp để chuyển qua chế độ dân chủ đa nguyên, tam quyền phân lập. Đức Giám Mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp đã có những câu nói để đời. Chẳng hạn khi các nhà báo hỏi ngài: "Báo chí đăng tàu lạ cướp bóc tàu đánh cá Việt Nam ở Biển Đông" thì ngài trả lời "Tàu lạ tàu quen, tàu xa tàu gần, tàu to tàu nhỏ đều là "Tàu" cả". Có người ngây thơ: tại sao ngài không trả lời đó là tàu của Trung Cộng? Thiết tưởng cách chơi chữ "Tàu" là người Tàu, là Trung Cộng...thì người ta cũng hiểu. Mới đây, có nhà báo bên Pháp hỏi ngài về vụ "Mỹ Yên" thì ngài trả lời "phải tha thứ cho kẻ thù"...Có người không chấp nhận cách trả lời như vậy. Nhưng thử hỏi, có vị Giám Mục hay Linh Mục nào mà không nói "hãy tha thứ cho kẻ thù" ngay cả người giáo dân đã tin đạo Chúa, đã được học hỏi giáo lý của Chúa thì không thể "kêu gọi mọi người "hãy trả thù" mà phải kêu gọi "hãy tha thứ cho kẻ thù". Ngài nói "hãy tha thứ cho kẻ thù" là không nói sai. Đó là giáo lý của Đức Kito, của Đức Chúa Giêsu. Giám Mục là cấp lãnh đạo trong Giáo Hội Công Giáo, không thể nói khác được.
-Ông Nguyễn Đình Đầu: Sau Giám Mục Nguyễn Thái Hợp là nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Dầu, năm nay đã ngoài 90 tuổi, với bài "Lịch sử cuộc Nam Tiến và Biển Đông", ông được đánh giá là một nhà khoa học nghiêm túc, tận tụy, có nhiều công trình nghiên cứu, cống hiến quan trọng cho khoa học Việt Nam.
-Thạc sĩ Nguyễn Kim Phúc là người thứ 3 có đóng góp trong tuyển tập nầy. Năm 2009, với tư cách một công dân Việt Nam, ông đã gởi thư ngỏ đến Hồ Cẩm Đào, Chủ Tịch và Ban Lãnh Đạo Nhà Nước Trung Cộng, đặt vấn đề: Trung Cộng chận bắt, cướp bóc ngư dân Việt ở Biển Đông. Yêu cầu Hồ cẩm Đào trả lời. Nhưng phía Trung Cộng "im lặng"
-Ông Đinh Hoàng Thắng, người thứ 4 đóng góp trong tuyển tập nầy, nguyên là Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, trưởng nhóm tư vấn Bộ Ngoại giao.
-Thạc sĩ Hoàng Việt, người thứi 5, là thành viên của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông, hiện là giáo sư Đại học Luật tại Sài Gòn.
-Ông Phạm Hoàng Quân, người thứ 6, là nhà nghiên cứu về Thư tịch cố Trung Hoa.
Ngoài ra, trong tuyển tập nầy cũng có đăng lại "Bức công hàm" do Phạm Văn Đồng, Thủ Tướng Bắc Việt ký ngày 14/9/1958 chấp nhận lãnh hải 12 hải lý do Trung Cộng công bố. Căn cứ vào công hàm nầy mà Trung Cộng đã chiếm lãnh hải và hải đảo Việt Nam trên Biển Đông.
Kính thưa quý vị,
Dọc qua tuyển tập tài liệu nầy, chúng ta nhận thấy 6 tác giả là những người đang ở trong nước, tuổi cao và đã có danh phận; họ đã tranh đấu theo cách của họ, nghĩa là nói và làm theo cách nào đó để không bị buộc tội "phản nghịch" theo luật pháp hiện hành. Tất nhiên các tài liệu nầy đã bị chính quyền CSVN ngăn chận, không cho phổ biến ở trong nước. Do đó, sách nầy in ra là để "phổ biến nội bộ". Đó là một cách nói để khỏi bị tội "in chui, in lậu, in ấn bất hợp pháp". Thái độ "hèn với giặc, ác với dân" của CSVN đã quá rõ ràng. Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, khi thực hiện tuyển tập nầy, trước hết là việc làm của một nhân chứng (và cũng là việc làm của nhiều nhân chứng, it nhất là 6 nhân chứng mà chúng ta biết tên) mục đích là để lại cho hậu thế, để lại cho lịch sử bằng chứng trên giấy trắng mực đen. Trong "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trải thay vua Lê Thái Tổ nói cho toàn dân biết "dẫu cường nhược có lúc bất đồng, song hào kiệt thời nào cũng có". Người trí thức là nhân chứng thời đại mình đang sống, để lại sách vở, bút tích là để lại bằng chứng cho đời sau.
Sách Nho có câu: "Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã" (Thấy điều nghĩa, điều phải mà không làm là người hèn)
"Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" (Đất nước thịnh, suy...kẻ ngu dốt còn có trách nhiệm huống chi là người trí thức)
"Sĩ khả tử bất khả nhục" (Kẻ sĩ thà chết chứ không chịu nhục)...Đó là thái độ của người trí thức xưa và nay.
Phong trào Giáo dân Việt Nam hải ngoại cho phát hành sách nầy không ngoài mục đích phổ biến công trình nghiên cứu của các nhà trí thức trong nước và ủng hộ công cuộc tranh đấu của họ. Dù là một nhà tu hành, một nhà lãnh đạo tôn giáo, nhưng Giám Mục Nguyễn Thái Hợp cũng là một trí thức, một công dân Việt Nam thì cũng phải có trách nhiệm đối với sự sống còn của dân tộc Việt Nam.
Xin cám ơn quý vị đã lắng nghe.
(GS Nguyễn Lý-Tưởng)
.
.

Ý kiến bạn đọc
19/04/201411:17:45
Khách
kính gởi gs NGUYỄN LÝ TƯỞNG
--- con là con của ĐẠI TÁ NGUYỄN HỮU ĐỆ -năm 1968 là Quận trưởng quận Hương trà , năm 1972 là Tham mưu phó TỈNH QUẢNG TRỊ . con xin được kính chúc GS & gia đình lễ phục sinh hạnh phúc
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.