Hôm nay,  

260 Di Tích Hà Nội Bị Xóa Mất Dấu

06/06/200000:00:00(Xem: 5788)
HANOI (VB)- Các chuyên viên khảo cổ học và bảo tàng trong nước vừa lên tiếng báo động về hiện trạng hàng loạt di tích lịch sử, văn hóa trên toàn Việt Nam đang bị xuống cấp, hư hại nặng, trong khi đó các sở Thông tin Văn hóa CSVN địa phương gần như bất lực trong nhiệm vụ bảo tồn, giữ gìn. Một số bài viết về hiện trạng này đã được đăng tải trên các báo Văn Hóa, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Động, Người Lao Động... như những tín hiệu SOS, thế nhưng mọi chuyện đâu vẫn vào đấy.

Hà Nội với hàng ngàn di tích, đang là thành phố có số lượng di tích bị phá nhiều nhất Việt Nam. Hiện trạng này đã được chính Trương Quốc Bình, phó cục trưởng cục Bảo tồn bảo tàng thuộc bộ Văn hóa-Thông tin CSVN thừa nhận trong một cuộc trao đổi với phóng viên báo Đầu tư. Viên phó cục trưởng cho biết có tới 1,163 trong tổng số 1,774 di tích của Hà Nội đang nằm trong tình trạng xuống cấp và bị vi phạm ở nhiều mức độ khác nhau. Khoảng 23% (hơn 260 di tích) trong số này hiện không còn lại dấu vết gì.

Một chuyên gia ngành văn hoá CSVN đã chua chát nói với phóng viên báo Đầu Tư xét: “Nhiều người dân vẫn coi đất đai nhà chùa như lộc Phật, người người cùng hưởng, nhà nhà cùng hưởng”.


Bản tin của báo Đầu Tư đã nêu ra một trường hợp về tình trạng lấn chiếm các di tích lịch sử. Theo đó, có hơn 100 gia đình cư dân “nhảy dù” vào sống trong khuôn viên chùa Liên Phái; 24 gia đình đang ngụ cư chui trong sân, vườn chùa Quang Hoa; gần 100 gia đình cư dân đã xoá sổ 4 trong 7 gò của di tích Đống Thây; chùa Quang Minh trước đây có 2 ngàn mét vuông diện tích sử dụng, nay chỉ còn chưa đầy 200 mét vuông do 24 cư dân lấn chiếm. Có gia đình thậm chí có tới 3 cơ ngơi nhờ lấn chiếm di tích, có những căn hộ đã được mua đi bán lại tới 6-7 lần…

Theo ghi nhận của phóng viên báo trên, cảnh tượng thường thấy tại nhiều khu di tích là các loại quần áo được phơi phóng rợp trời, những dụng cụ bếp núc được bày ra tận đường đi, thậm chí có cả cảnh làm gà, mổ lợn, xây nhà vệ sinh... trước cửa chùa.

Theo một số quan sát viên, trong khi các di tích lịch sử, văn hóa bị cư dân ở Hà Nội lấn chiếm, phá phách thì việc ngăn chận, xét xử các trường hợp vi phạm, lại không được các cơ quan chức năng CSVN chú ý đến, nếu có thì cũng rất lơ là. Nhiều “ủy ban nhân dân” CSVN quận, huyện cũng né tránh trách nhiệm và qui lỗi cho ngành Văn hóa-Thông tin CSVN.

Các báo quốc nội cũng. đã nêu ra nhiều vụ chùa chiền bị quấy phá và chính quyền CSVN địa phương đã không can thiệp. trường hợp sư cụ Thích Thanh Hy, trụ trì chùa Quang Minh, sau một thời gian dài đề nghị giải quyết không được đã phải ca thán với phóng viên báo Đầu Tư: “Chính quyền cứu tế độ nhân ở đâu chứ chùa thì bị quên rồi”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.