Hôm nay,  

Viện Sĩ Debov Tiết Lộ Việc Ướp Xác Lenin Và Xác Hồ Chí Minh

05/08/200000:00:00(Xem: 5332)
Trong các chế độ cộng sản, việc ướp xác lãnh tụ đã trở thành một thông lệ nhằm thần thánh hóa lãnh tụ và dễ bề nô lệ hóa dân chúng. Suốt thời gian 3 phần tư thế kỷ qua, một nhân vật đóng vai trò then chốt trong việc ướp xác các lãnh tụ cộng sản bao gồm cả Lenin là viện sĩ Debov. Ngoài Lenin, viện sĩ Debov còn là người đã trực tiếp điều khiển việc ướp xác một số lãnh tụ độc tài cộng sản khác trong đó có Hồ Chí Minh. Dĩ nhiên, chung quanh việc ướp xác các lãnh tụ cộng sản có nhiều tình tiết động trời đã được cộng sản giữ bí mật suốt mấy chục năm qua. Sau thời gian dài im lặng, nay trước những thay đổi trên đường dân chủ hóa của xã hội Nga, viện sĩ Debov đã quyết định tiết lộ những bí mật mà ông đã biết, trước khi ông vĩnh biệt thế giới...

Hỏi: Lenin được đưa vào lăng sáu ngày sau khi ông ta qua đời. Vậy loại dung dịch ướp xác được bào chế thành công trước đó hay là khi Lenin chết, ông mới kịp chế tạo ra nó"

Đáp: Lenin qua đời 6 giờ chiều ngày 21-1-1924. Các bác sĩ đã kịp thời có mặt ngay hôm đó. Trong số này, có nhà bệnh lý học nổi tiếng là viện sĩ Briksov. Chính ông cũng đã làm công việc ướp sơ bộ bằng loại dung dịch đơn giản gồm phoocmalin cho thêm hợp chất clorua chì. Sau đó, thi hài Lenin được đưa vào phòng khánh tiết Câu lạc bộ Công đoàn Liên Xô (trước đây). Rất may là trong những ngày đó, Moscow rất lạnh. Ngày 27-1, thi hài Lenin được đưa vào hầm gỗ vừa xây dựng trên quảng trường Đỏ. Suốt thời gian gần 3 tháng, thi thể Lenin được bảo quản nhờ nhiệt độ thấp của mùa đông. Tuy nhiên, tới tháng 3-1924, trời ấm dần, các tế bào của Lenin có sự thay đổi. Ai cũng hiểu rằng sẽ không giữ nổi thi hài nếu không có biện pháp gì đó. Zerjinski lúc ấy là Chủ tịch Uỷ ban Nhà nước về lễ tang Lenin đã cho gọi các nhà khoa học giỏi nhất của Liên Xô thời bấy giờ hãy bằng mọi cách giữ lấy thi hài Lenin thêm một thời gian nữa. Lúc đó chưa ai đặt ra vấn đề bảo quản thi hài lâu dài. Người đầu tiên được mời thử nghiệm ướp thi hài Lenin là viện sĩ Krasil, nhưng ông từ chối vì không dám mạo hiểm. Khi ấy, người ta nhờ tới giáo sư nổi tiếng người Ucraina đang sống ở Kharkov là Vorobiov. Ông được triệu tới Moscow. Chính ông và nhà sinh học nổi tiếng Zebaski đã đồng ý "thử liều một phen". Ngày 26-3-1924, hai giáo sư cùng với nhóm trợ lý đã tiến hành công việc mà trong lịch sử loài người cho đến lúc này chưa ai làm cả. Kết quả đã thành công tốt đẹp. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, cả hai người đều chưa định hình được thành phần tối ưu của loại dung dịch ướp. Tới đầu những năm 1950, loại dung dịch này mới tìm ra và sử dụng cho tới ngày nay.

Hỏi: Những tế bào bị huỷ hoại trên cơ thể Lenin có được thay đổi không"

Đáp: Hoàn toàn không. Chỉ phải sửa lại lông mày một chút và một vài mảng da tay. Tuy nhiên, có điều trước khi Lenin qua đời, vợ ông đã cắt tóc cho ông. Vì mọi người thường quen với hình ảnh Lenin có tóc nên phải nối dài tóc. Hiện nay, nếu nhìn kỹ vẫn phát hiện ra chi tiết nối tóc này.

Hỏi: Thế còn bộ âu phục Lenin mặc sau lại khác với bộ ông ta hay mặc khi còn sống"

Đáp: Sự thực thì sau khi qua đời, Lenin mặc áo đại cán. Chiếc áo đó ông vẫn mặc trong thời gian quàn tại phòng khánh tiết và một thời gian dài tại lăng. Thế nhưng tới giữa năm 1960, Lenin được thay bộ âu phục mà chúng ta thấy hiện nay. Một thợ may nổi tiếng Moscow được giao cắt và may cho Lenin bộ quần áo này.

Hỏi: Còn vấn đề mà nhiều người quan tâm nhất là liệu thi hài Lenin được giữ tới bao giờ" Có một giới hạn bảo quản nào không"

Đáp: Tôi làm việc ở đây từ lâu nhưng chưa hề thấy có một sự thay đổi nào trên thi thể Lenin. Chúng tôi kiểm tra định kỳ toàn bộ thi thể, từ màu da, khối lượng , các đường nét cơ thể, các chỉ số này luôn ổn định. Thực trạng hiện nay tốt. Còn thời gian ư" Tôi không thể nói một con số cụ thể được. Có thể còn bảo quản được 100 năm, 200 năm nữa. Chúng tôi thường nói thế này: có thể giữ được thi hài Lenin một thời gian dài không xác định.

Khoảng 4 năm một lần, một uỷ ban nhà nước đặc biệt được thành lập bao gồm đại diện Bộ Y tế, các nhà khoa học nổi tiếng nhất của các ngành hữu quan. Uỷ ban này sẽ kiểm tra toàn bộ công việc và sẽ có những biện pháp kịp thời, cần thiết. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa phát hiện ra một " trục trặc" nào đối với thi hài của Lenin.

Hỏi: Thế còn đối với trường hợp ướp xác Stalin"

Đáp: Khi Stalin lâm bệnh nặng, tôi được viện sĩ Mardasov (khi ấy là giám đốc viện) cho mời tới và thông báo rằng: theo giám đinh y học, Stalin khó qua khỏi. Nếu ông ta qua đời, sẽ có quyết định ướp xác. Mardasov đề nghị tôi chuẩn bị mọi thứ cần thiết và tuyệt đối giữ bí mật. Vào ngày Stalin qua đời, tôi đang ở nhà riêng. 9 giờ tối có điện thoại gọi tới, tôi được đưa đi bằng một chiếc xe bịt kín. Khi xe dừng, tôi đã thấy mình ở trước Viện nghiên cứu khoa học về cơ thể sống. Tôi được đưa vào phòng. Sau đó, người ta đưa thi hài của Stalin vào. Trong phòng, dưới sự giám sát chặt chẽ của các nhân viên an ninh, chúng tôi làm nhiệm vụ vệ sinh và sau đó ướp sơ bộ. Stalin mới qua đời 2 giờ trước đó nên thi hài còn rất tốt, chỉ có điều trên mặt rất nhiều tàn nhang và các vết đen. Đấy là lần đâu tiên tôi nhìn tận mặt Satalin. Toàn bộ phủ tạng của Stalin được xử lý bằng các biện pháp y học và sau đó đưa đi đâu tôi không biết. Thi hài được đưa ra tiền sảnh của Câu lạc bộ Công đoàn. Ban ngày, mọi người đến viếng; tối, chúng tôi lại vào sảnh đường làm vệ sinh thi hài. Sau lễ an táng, thi hài Stalin được đưa vào lăng và chúng tôi tiến hành việc ướp xác trong vòng 3 tháng ròng rã. Trong thời gian đó, người ta làm quan tài bằng cẩm thạch cho ông.

Hỏi: Thế còn công việc của viện ở nước ngoài thì sao"

Đáp: Khi Georgie Dimitrov qua đời, Chính phủ Bungari đã yêu cầu Bộ Chính trị Liên Xô (cũ) ướp xác ông. Tuy nhiên, công việc này phải do Bô Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (cũ) quyết định. Bộ Chính trị đã chỉ thị cho Zebarski, lúc này là viện trưởng viện chúng tôi. Như chúng ta điều biết, Dimitrov qua đời tại Moscow, sau đó thi hài ông được đưa về thủ đô Sophia. Zebarski đã cùng với đồng sự của ông tới Sophia làm các công việc ướp thi hài Dimitrov. Tôi không tham gia công việc lần này. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy thi hài Dimitrov là vào đầu năm 1969.

Năm 1952, Traibonsan - Chủ tịch Mông Cổ - qua đời tại Moscow. Sau khi được ướp sơ bộ, thi hài ông được đưa về Ulanbato (Mông Cổ). Ban đầu, Mông Cổ rất muôn giữ thi hài Traibonsan và đã triển khai thiết kế xây dựng lăng, nhưng khi biết rằng làm điều đó sẽ rất tốn kém, họ quyết định thôi và mai táng ông như người thường.

Năm 1953, một tuần sau khi Stalin qua đời, K. Hotman, lãnh tụ Tiệp Khắc cũ, cũng tạ thế. Có nghĩa là chúng tôi đồng thời tiến hành công việc ướp thi hài cả hai nơi, Moscow và Praha vì người Tiệp Khắc không đồng ý đưa thi hài Hotman từ Praha tới Moscow. Chúng tôi đã phải đi đi lại lại, lúc ở Moscow lúc thì ở Praha.

Năm 1969, tại Việt Nam, Hồ Chí Minh sắp qua đời. Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam quyết định giữ thi hài ông ta. Vì thế, tôi có mặt tại Hà Nội hai ngày trước khi ông ta tạ thế. Sau khi ông ta qua đời, chúng tôi đã tiến hành ướp sơ bộ để đưa linh cữu ông vô Nhà Quốc hội ở quảng trường Ba Đình để mọi người thăm viếng. Sau đó là công việc giữ thi hài lâu dài. Phía Việt Nam đề nghị tiến hành công việc tại Hà Nội, nhưng chúng tôi hiểu rằng không thể làm được việc đó vì điều kiện kỹ thuật và tự nhiên tại Việt Nam không cho phép. Các chuyên gia chúng tôi thì quyết định phải đưa thi hài của Hồ Chí Minh sang Moscow để ướp. Tôi trình bày ý kiến này với Lê Duẩn, lúc đó là bí thư đảng CSVN, nhưng ông ta bác bỏ. Lúc bấy giờ, đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng A.N Cosughin dẫn đầu đến dự tang lễ đang ở Hà nội. Một buổi tối, Cosughin gọi tôi tới sứ quán Liên Xô và nói: "Hôm nay, đồng chí Lê Duẩn đã gặp tôi. Đồng chí ấy khóc (sic) và nói rằng không thể đưa thi hài Hồ Chí Minh về Moscow được, đạo lý người dân Việt Nam không chấp nhận cho di chuyển xác người chết đi xa như vậy. Anh xem có còn cách nào không"" Tôi nói: "Chỉ còn cách là đưa toàn bộ máy móc của viện ở Moscow sang đây. Tuy nhiên, tôi không dám đảm bảo một trăm phần trăm công việc sẽ thành công". Cousghin gật đầu: "Thôi được, ngày mai anh đi theo tôi về Moscow, tôi sẽ đưa vấn đề này ra Bộ chính trị".

Sau đó bộ chính trị Nga chấp thuận đề nghị này. Thế là một chuyến bay đặc biệt đã chở toàn bộ máy móc từ Moscow sang Hà nội. Tại Việt Nam, chính phủ đã xây dựng một phòng đặc biệt tại một viện quân y lớn ở Hà Nội để tiến hành công việc. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, Mỹ ném bom vào Hà nội, nên để bảo đảm an toàn, chúng tôi phải di chuyển toàn bộ công việc tới một địa điểm cách thủ đô Hà Nội 10 km. Công việc di chuyển này do một đơn vị bộ đội đặc biệt trung thành với cộng sản dưới sự chỉ huy của Phó tổng tham mưu trưởng Phùng Thế Tài đảm nhiệm. Đáng lẽ việc di chuyển cũng đơn giản, và chúng tôi không tài nào tưởng tượng được công việc di chuyển đó lại kéo dài 2 tuần lễ! Nhưng thật không may, vụ máy bay trực thăng Mỹ đổ quân định giải thoát cho các phi công Mỹ bị bắt giam ở Sơn Tây đã ảnh hưởng đến công việc của chúng tôi. Khi ấy, chính phủ Việt Nam đã quyết định dời đến địa điểm mới. Địa điểm đó nằm bên bờ sông Đà - trong một khu núi non hiểm trở. Công việc xây dựng căn phòng có đầy đủ thông số kỹ thuật vô cùng phức tạp. Công việc của chúng tôi được tiến hành tuyệt đối bí mật, thậm chí dân quanh vùng sông Đà cũng không hề hay biết có một chuyện như thế đang được tiến hành ở đây. Năm 1973, khi Hiệp định Paris được ký kết, Mỹ chấm dứt ném bom ở Hà Nội, thi hài Hồ Chí Minh được đưa về phòng đặc biệt ở một quân y viện tại Hà Nội. Sau khi chúng tôi rời khu vực sông Đà, địa điểm này được khôi phục lại nguyên trạng ban đầu. Nghĩa là không một ai ở đây biết là đã từng có một việc như thế.

Hỏi: Ngoài Lenin, Stalin, Dimitrov, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra, thành viên của viện còn làm công việc ướp xác cho một số nhân vật ở châu Phi, Mỹ Latinh..."

Đáp: Đúng như thế. Tháng 9 -1979, tại Moscow, sau một thời gian lâm bệnh nặng, Tổng thống Angola Gostino Neto qua đời. Ban lãnh đạo Đảng MPLA đã đề nghị Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô giúp thi hài Agostino Neto. Được sự đồng ý của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, thi hài Agostino Neto được ướp sơ bộ tại Moscow và cho vào một container đặc biệt, chở trên một chiếc Boeing về Luanda (thủ đô Angola). Sau lễ viếng tại Luanda, thi hài Neto được đưa trở lại Moscow và chúng tôi làm công việc ướp thi hài cho ông ở Viện nghiên cứu khoa học về cơ thể sống Moscow. Sau đó, thi hài ông được đưa trở lại Angola. Angola đã xây lăng chô ông.

Còn công việc ở Mỹ Latinh thì tháng 10-1995, Lindon Bergnem, Tổng thống nước cộng hoà Guyanna tạ thế. Chúng tôi lập tức tới thủ đô Guyana và sau đó thi hài Bergnem được đưa tới Moscow để ướp và bảo quản ở đó gần một năm để chờ người Guyana xây lăng. Năm 1986, tình hình ở Guyana có nhiều thay đổi. Chính phủ nước này đã từ chối bảo quản thi hài ông và đề nghị đưa về nước để mai táng và chôn cất. Lễ viếng được tiến hành tại sứ quán Guyana ở Moscow. Tất cả nhân viên sứ quán Guyana không thể nào tin được rằng sau một năm qua đời, Bergnem vẫn như đang nằm ngủ. Khi đưa về Guyana cũng diễn ra như vậy. Các chuyên gia Mỹ đã tới tiễn biệt ông và sau đó đã không ngớt lời ca ngợi khả năng và tài nghệ của các chuyên gia Xô viết.

Hỏi: Những nước đang bảo quản thi hài các lãnh tụ có chế tạo được, hoặc biết được công thức loại thuốc ướp do viện của giáo sư bào chế"

Đáp:Công thức đó hoàn toàn được giữ bí mật. Chúng tôi chỉ đưa tới các nước này loại dung dịch đã bào chế sẵn.

Hỏi:Bây giờ nếu có người yêu cầu ướp thi hài, viện có đáp ứng không"

Đáp: Trên nguyên tắc là có. Nhưng nhớ cho rằng chi phí rất cao.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.