Hôm nay,  

Giầy Kiểu Mao Vẫn Còn Là Thời Trang Trung Quốc

05/08/200000:00:00(Xem: 4694)
BEIJING (KL) - Cái nhãn hiệu cách mạng ngày xưa như nút áo mầu xanh dương của Mao đã bay mất tại Bắc Kinh. Cái nón gập theo kiểu Mao đội không còn thấy mấy nữa. Nhưng có một cái trong bộ đồng phục của nhà lãnh tụ cộng sản cổ hủ này vẫn còn tồn tại: đó là đôi giầy bố, người Trung hoa gọi là bu-sia.

Trong chiến tranh thứ hai, quân đội Đức nổi tiếng hùng mạnh đã khiến nhiều người Tây phương thích mặc quần áo theo kiểu quân phục của Đức. Trong chiến tranh Việt Nam, có nhiều binh sĩ Hoa kỳ lại khoái mặc bộ đồ bà ba mầu đen và quấn khăn rằn ri mà các du kích thường bận.
Tất cả đều là sự tha hoá vốn sẵn có trong con người, sự tha hoá này thấy nhiều nhất khi con người còn non trẻ. Nhưng sự tha hoá cũng là bịnh hay lây đối với những người thích làm anh hùng, ưa những chuyện dị hợm hoặc bắt chước những kẻ có tên tuổi.

Dân Trung quốc hãy còn ưa chuộng loại giầy bố hay giầy vải. Loại giầy này làm bằng vải mầu đen, khi người ta muốn đi giầy vào chân, người ta phải dùng đót giầy bằng plastic hay bằng vải. Đôi ‘bu sia’ hay loại giầy bố Trung hoa này giống loại hài đi trong phòng ngủ hơn là theo nghĩa của một đôi giầy. Người ta thường thấy các tay múa võ Sơn đông hay múa lân của Trung hoa thường cũng đi loại giầy bố này.

Mặc dầu giầy da kiểu Ý Đại Lợi tuôn ra đầy chợ, giầy vải của hãng Nike và loại dép của hãng này thấy chất đầy đống trong các chợ bán giầy kể từ ngày Trung quốc khởixsướng theo tư bản cách đây hai chục năm, loại giày vải theo truyền thống Trung hoa cũng không bị quên để vẫn len lỏi được vào những đống giầy của thời đại.

Lứa tuổi khoảng hai muơi gì đó với chiếc điện thoại di động cầm tay, chúng cũng đi giầy bố loại này ngay trong khu phố hợp thời trang nhất của Trung quốc. Các ông già hồi hưu cũng mang loại giầy này đi dạo, chơi bài bạc dưới những tàn cây gần quảng trường Thiên An Môn. Ngay những công nhân làm trong công trường xây cất, người ta cũng thấy họ đi loại giầy bố này trong lúc vần những đà sắt nặng và trong những lúc đổ bê-tông, đôi giầy bố công nhân đi không có lót sắt an toàn nơi mũi giầy.

Đối với những bàn chân bị đau vì đôi giày chạy thể thao có đệm êm hay đôi giầy da cứng chắc được chêm, bàn chân bị đau này mà đi đôi guốc trên vỉa hè tráng xi măng hay vỉa gạch của thành phố Bắc Kinh là cả một sự hành hạ. Nhưng nếu bàn chân sỏ vào đôi giày bố không xương chống, không có đệm, bàn chân sẽ thấy dễ chịu được một chút, đôi khi đôi giầy bố này được người dân Trung hoa cho khâu thêm vào gót giầy một miếng bố.

Nhưng những người đã đi loại giầy bố này cả đời như cụ già lưng khòm Gu-Yuqing, 70 tuổi, những nguời này cho biết, đôi bàn chân của họ như bị dính cứng vào những đôi giầy buộc dây hay túm chặt lại trong những đôi giầy bằng da cứng nhắc.

“Giầy bố thiệt gọn, xinh xắn, lại mát mẻ về mùa hè, giầy không bó chặt bàn chân” theo lời cụ Gu, một người gầy ốm, nước da sậm, tóc húi cua, miệng nói chuyện trong khi cụ luớt nhẹ lối vào cửa của đường xe chạy ngầm dưới đất nằm trong quảng trường Thiên An Môn. Cụ Gu cho biết: “Mùa đông hả, tôi đi đôi giầy được làm bằng vải dầy hơn một chút, bên trong có lót lông trừu.”

Đôi giầy bố loại này hấp dẫn, vì giá nó rẻ và một đôi chỉ tốn có một đô-la. Điều này quan trọng đối với dân Trung quốc, lợi tức hàng năm của họ chưa đầy 770 đô-la, đó là đối với người dân sống nơi thị tứ. Còn dân tại đồng quê, lợi tức của họ chỉ bằng một nửa số lợi tức của dân thị thành.

Mặc dầu bộ áo quần của Mao với chiếc nón gập của hắn làm cho người mặc giống như một tên nhà quê hay một đồng chí trung thành với các đường lối của cộng sản từng làm đảo lộn kinh tế và xã hội Trung quốc một thời, nhưng đôi giầy bố kiểu Mao thường đi đó đã thoát được cái ám ảnh hầu như tội lỗi. Phần lớn là nhờ đôi giầy bố loại này đã có trước thời kỳ cách mạng của Trung quốc và chúng được coi như là biểu tượng của nền văn hoá Trung hoa, chứ không phải là tượng trưng một cái gì của con người cộng sản.

“Dân Trung hoa đã mang giầy bố loại này từ đời nhà Thanh. Người dân Trung hoa chỉ mới mang giầy da khoảng chừng hai chục năm qua,” theo như lời của Wang Feng, một giáo chức 25 tuổi, đã mang đôi giầy bố ‘bu-sia’ mầu trắng để đi từ tỉnh Giang tây lên kinh thành Bắc Kinh đi chơi trong mùa hè.

Một trong những nhà chế tạo giầy của Trung quốc không sợ kiểu giầy bố loại này có liên hệ tới cách mạng cộng sản như cựu lãnh tụ cộng sản Mao đã thường mang loại giầy bố này trong nhà hay khi đi ra ngoài và nhất là khi ông ta khoái ăn thịt heo hầm tỏi trong những mùa đông.
Trên lối cửa vào tiệm bán giầy Neiliansheng tại Bắc Kinh, một tấm hình chụp mầu trắng đen đã phô ra hình ảnh một Nhóm Tham Vọng gồm toàn những lãnh tụ cách mạng cộng sản đã quá cố. Tất cả những quan cán này đã đều dùng giầy của cửa tiệm Neiliansheng.

Trong những tấm hình, người ta thấy Mao Trạch Đông ngồi trên đống đất, vẻ đăm chiêu nhìn xuống dòng sông Hoàng hà; Chu Ân Lai tôn kính lại mặc bộ quần áo và đội nón giống kiểu của Mao, đang đứng nói chuyện với một dân làng; Đặng Tiểu Bình, nhà kiến trúc đổi mới của nền kinh tế thị trường, gặp lãnh tụ KimIl Sung của Bắc Hàn, bàn chân của họ Đặng đã sỏ trong đôi giầy da do Neiliansheng đóng.

Cái thiếu như đập vào mắt trên tấm hình là không thấy chủ tịch Giang Trạch Dân đi đôi giầy loại tôn thờ đó. Nhưng Cheng laixiang, tổng quản lý của cửa tiệm Neiliansheng đã cho biết riêng, họ Giang là khách hàng tốt của tiệm giầy này.

“Ra trước công chúng, nhà họ Giang thường đi giầy Tây, nhưng khi ông về nhà thì ông đổi lại để đi giầy bố,” theo lời của Cheng. Nhà tổng quản lý đã cho biết, nhà cựu tổng thống Hoa kỳ George Bush đã mua một đôi giầy của cửa tiệm Neiliansheng khi còn là giới chức liên lạc của Hoa kỳ làm việc tại Bắc Kinh khoảng giữa năm 1970.

Giầy của tiệm Neiliansheng được đóng đầu tiên vào năm 1853, bán với giá 10 đô-la, đắt gấp mười lần đôi giầy nhãn hiệu Phi Mã bán ra đầy thành phố Bắc Kinh thời đó.
Tổng quản lý Cheng đã cho biết, ông tin tưởng dân Trung hoa sẽ mãi mãi đi giầy vải bố, dầu sao ông cũng biết thị trường đã bị hẹp lại. Tổng quản lý đã từ chối không cho biết con số giầy đã bán ra là bao nhiệu, nhưng đã cho biết, xưởng của ông sản xuất hàng năm khoảng 100 ngàn đôi giầy trong 30 năm qua.

Nhà làm giầy đã cho biết Neiliansheng phải làm giầy tốt hơn và kiếm ra thị trường mới.
“Chúng tôi nghĩ rằng, giầy loại này phải được nhắm vào các khu phố Tầu tại Hoa kỳ và âu Châu. Có nhiều người Trung hoa khi sang Bắc Kinh, họ đã mua cả đống giầy mang về trữ khi trở về nơi họ đang ở.”

Tin này làm Việt kiều nhớ lại nhà đại sứ Cabot Lodge của Hoa kỳ sứ đã mặc áo thụng, quần dài và đội khăn đống vào dinh độc lập để tiếp kiến Tổng thống Ngô Đình Diệm của Việt Nam vào những năm 1963.

Người dân Việt nam có câu ngạn ngữ: “Cọp chết để da, người chết để tiếng.” (AP)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.