Hôm nay,  

Âm Nhạc, Hồn Thơ Của Lennon Vẫn Ám Ảnh Hoa Kỳ

12/12/200000:00:00(Xem: 5553)
A1OTTAWA (KL) - Chết cách đây hai chục năm, John Lennon vẫn còn phảng phất trong đời sống chính trị và văn hoá của Bắc Mỹ.

Cách đây 20 năm, Mark David Chapman đã hạ sát John Lennon ở ngoài tòa nhà Dakota tại New York, trên đường phố thứ 72 của thành phố này. Cái chết của John Lennon đem lại những gì còn lại của năm 1960 để chấm dứt cái đời khốn kiếp của một nhạc sĩ.

Song Lennon vẫn còn sống, anh sống không phải cho những đám người hâm mộ nhạc nay tóc đã ngả mầu trắng, anh sống không phải để cho những đứa trẻ lớn lên để tìm hiểu nhóm nhạc Beatlles, nhưng có nhiều cái không ngờ và ngạc nhiên đã và đang xẩy ra.

Trường hợp đã xẩy ra : Tại đại hội nghị của đảng Cộng hòa Hoa kỳ tại Philadelphia trong tháng tám vừa qua, khi Dick Cheney buớc lên bục diễn đàn để nhân danh đảng ra ứng cử chức phó tổng thống Hoa kỳ, dàn nhạc khích động tinh thần đã chơi ngay bản nhạc của Lennon sáng tác.

Đó là bài ca “Come Together” (Tựu lại với nhau). Bài ca này là một trong những bài ca nằm trong tập nhạc “Abbey Road”. Bài bài ca này bắt đầu bằng lời “Here come ol’flattop” (“Lão già đầu hói tới rồi”; ghi chú: đầu của Cheney bị hói) và kế tiếp, “One thing I can tell you is you got to be free” (Một điều tôi có thể nhắn bạn là bạn phải được tự do)- cái cảm hứng của năm 1960 có nghĩa khác hẳn với sự cắt giảm thuế cho những người giầu.

Có lẽ ông Cheney cũng chẳng biết rõ Lennon đã khởi sự viết ra bài ca “Come Together” cho cuộc vận động tranh cử tổng thống Hoa ky giữa nhà thống đốc Timothy Leary của tiểu bang California với Ronald Reagan năm 1970.

Leary chưa bao giờ dùng tớiù bài ca này, nhưng Lennon đã làm bài ca sống ngay tại công viên Madison Square Garden năm 1972 vào giữa mùa vận động bầu tổng thống khác, khi Nixon đang cho trục xuất nhà nhạc sĩ này để làm câm đi tiếng nói của phong trào chống chiến tranh tại Việt Nam.

Lennon đã cho đổi lời ca với dòng tựa đề “Come together, stop the war, right now !” (Tựu lại với nhau, ngưng chiến ngay lúc này) và đã được các thính giả hoan hô nhiệt liệt vào thời đó, trong đó có cả Bill Clinton.

Phe Dân chủ của Hoa kỳ cũng cho chơi nhạc của Lennon tại đại hội nghị đảng Dân chủ năm nay: Dàn nhạc đã chơi bài ca “Imagine” (Mơ tuởng), với chủ đề để ca ngợi Jimmy Carter.

Tiếng ca vọng lên, trong khi đó trên màn bạc hiện ra cảnh Jimmy với vợ là Rosalynn, hai người đang đóng đanh dựng nhà và âu yếm các trẻ em. Bài ca dễ nhớ này đã bỏ đi mất lời ca “Imagine there’s no heaven / it’s easy if you try / No hell below us / Above us only sky” (Tưởng tuợng không có trời / bạn làm gì cũng được / địa ngục dưới chúng ta không có / Trên chúng ta chỉ còn có bầu trời) – lời ca này không thích hợp với vị tổng thống đầu tiên sinh ra trong một gia đình trung tín với đạo tin lành.

‘Imagine’ là một bản mơ ca thuộc loại không tưởng, sự mộng tuởng của phái không tưởng bao giờ cũng là nguyên tắc cơ bản của tư tưởng mới cho phe khuynh tả. Tư tưởng này khác hẳn với tư tưởng chính trị giành giật cơm áo cho lớp công nhân của ngày xưa theo thuyết xã hội chủ nghĩa.

“Power to the imagination” (Quyền lực đối với mộng tuởng) là tiếng hô xung phong quan trọng được viết lên tường vào tháng năm 1968.

Ngày nay vùng đất này có đầy những bản yết thị chỉ dân chúng gọi số “1-800-imagine”. John Wiener đã gọi thử và kể lại :

“Bạn không nhận được tiếng ca của Lennon trong “Mơ tuởng không còn quyền sở hữu”. Thay vào đó bạn nhận được sự trả lời về dịch vụ điện thoại không dây của công ty AT & T.”

“Bạn nghe thấy âm chỉ dẫn của một phụ nữ: Nhấn số 1 để nâng cấp diện thoại không dây của bạn, nhấn số 2 để yêu cầu dịch vụ mới, nhấn số 3 để đặt hàng, lẽ dĩ nhiên nhấân vào số 4 bạn được yêu cầu để trở lại những buớc lựa chọn trên.”

Tìm kiếm trong dữ liệu do Nexis tàng trữ, đủ loại “Mộng tưởng vô quyền sở hữu” của nhà nhạc sĩ Lennon này được tìm ra :

Một đảng viên Cộng Hòa đã hát “Imagine no estate tax” (Mơ tưởng không còn thuế bất động sản), nhà bình luận của đài TV hát theo với lời “Imagine no more Regis” (Mơ tuởng không còn phải đăng ký), người vốn sợ kỹ thuật lại thầm ca theo với lời “Imagine no computer” (Mơ tưởng không có computers”, nhà hay chỉ trích của đảng Dân chủ lại ngêu ngao với lời ca nằm ngay trên đầu bản nhạc “Imagine There’s No Nader” (Mơ tuởng không có Nader ra tranh cử nữa).


Những nhạc hồn thơ của Lennon thấy xuất hiện in ở nhiều nơi không đúng chỗ.

Tỷ dụ như tạp chí Time, ngoài bìa có hình Bill Clinton trong nhiệm kỳ tổng thống lần thứ nhất có dòng chữ “You say You want a Revolution” (Bạn nói bạn muốn có một cuộc cách mạng).

Hai năm sau đó, khi phe Cộng Hoà nắm được Hạ viện, tờ New York Times lại chạy tựa đề theo tư tưởng của R.W. Apple “You say You want a Devolution” (Bạn cho biết bạn muốn có sự giải trừ cách mạng).

Đúng vài tháng sau sau khi Joe Lieberman đổi ý về vấn đề tư hữu hóa Trợ cấp Xã hội, tờ báo The New Republic có hàng tít “You say You want an Evolution” (Bạn cho biết bạn muốn co ùmột sự tiến hóa).

Nhưng các nhà báo viết hàng tựa đề có lẽ đã quên hẳn Lennon, chính anh ta đã soạn bài ca “Revolution” (Cuộc cách mạng ) để đáp ứng sự nổi dậy vào Tháng năm 1968 tại Paris. Nhà nhạc sĩ này đã công kích các sinh viên cấp tiến của Pháp chỉ có biết bạo động.

Lennon đã cho thu âm hai bài ca - Bài ca Single là bài hát nhanh ra đầu tiên. Bài ca này được thu âm vào ngày 30 tháng năm 1968 và tung ra tại Bắc Mỹ vào tháng tám sau cuộc bạo động của cảnh sát vào Đại hội nghị đảng Dân chủ tại Chicago.

Bài ca này có lời mở đầu “You say You want a revolution” tiếp theo là lời “count me out” (đếm bỏ tôi ra). Báo chí thuộc phe cấp tiến đã nổi giận. Tờ báo Ramparts đã gọi bài ca này là một sự phản bội; tạp chí New Life Review gọi là “Tiếng than khóc sợ hãi của cậu trưởng giả la làng”.

Mặt khác tờ báo Time tường trình nhóm Beatles đã chỉ trích “Phe cấp tiến trên thế giới” mà tớ báo này đã tìm thấy có “niềm phấn khởi”.

Bài ca thứ hai là bài ca hát chậm, bài ca này nằm trong tập nhạc White Album hai tháng sau đó. Lần này bài ca được Lennon đã cho thêm chữ “in” sau dòng “Count me out” và anh giải thích “I put both in because I wasn’t sure.” Một năm sau Lennon đưa tiếng ca “Power to the People” ra công chúng.

Bài ca “Give Peace a Chance” của Lennon đã được nửa triệu người biểu tình chống chiến tranh ca lên trước tòa nhà Washington năm 1969, nhưng sau đó đã cho sửa lại. John Wiener nhớ các bạn cùng chí hướng, họ đã ủng hộ những ngày đó và ca “Give dictatorship of the proletariat a Chance” (Hãy cho độc tài của lũ vô sản một cơ hội). Tiếp đến có bài ca “Give War a Chance” (Hãy cho Chiến tranh một cơ hội), bản nhạc này trở nên thịnh hành một thời .

Ban biên tập của tạp chí Foreign Afair đã dùng hàng tít này cho bài báo năm 1999 do Edward Luttwak viết. Bài báo này đã chống lại sự can thiệp của Hoa kỳ vào các cuộc xung đột xẩy ra tại địa phương.

Frontline (Tuyến Đầu) cho phát thanh để kể chuyện một câu chuyện tại Balkans năm 1999 có cùng một tựa đề “Give War a Chance” và P.J. O’Rourke đã dùng tựa đề này làm cho cuốn sách của ông được ăn khách nhất.

Sau chót là một công ty có tên là Peace Software đã lấy tựa đề “Give Peace a Chance” làm hâm ngôn (motto) để điều hành công ty.

Lennon có bài ca “God” riêng của mình về hậu thân Beattle, bài ca này đã tạo cho người nghe có cảm giác mạnh trong tập nhạc đơn ca ra lần đầu tiên. Bài ca này như tiếng kinh cầu nguyện du hồn người trong đó có câu “I don’t believe Beattles”.

Tờ báo New York Times đã chạy nguyên trang về cuộc phỏng vấn với Philip Leider, chủ biên của Art Forum, trong đó có bài ca riêng theo hồn thơ của Lennon chiếm tới 23 dòng được ghi lại của tờ báo.

Dòng đầu tiên là “I don’t believe in Andy”, các dòng kế là “I don’t beleeve in Haring; “I don’t beleeve in Fischl”; “I don’t beleeve in Koons”; và cứ thế tiếp tục suốt cho tới dòng 19 toàn đề cập tới tên những nghệ sĩ tài danh đương thời.

Có vài dòng của Lennon mà các nhà chân tu thâm hậu hay các nhà tu khó tính không ưa, nhưng họ khó mà quên đi được những lời nói của Lennon về cái nghiệp chướng (karma) của họ như :

“Cái nghiệp hiện thời tới kiếm anh đấy. Anh vẫn còn nguyên chưa được sờ tới theo như trong sổ bộ đời của Nexis còn ghi lại . Hơn nữa chẳng có ai biết dùng anh để làm gì theo như anh thường khoe “Tôi là loài hải mã (walrus) sống cho loài của mình, làm cái công việc muốn cho mọi người yêu thương để được ý tới.”

(Kim Lai chuyển ngữ Nguyên tác của John Wiener, ông là tác giả của cuốn Gimme Some Truth: The John Lennon FBI Files, kiêm chủ bút của tờ The Nation đã cho đăng bài này)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.