(Nối kết gửi đến các bạn bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang trao đổi với nhà báo Nguyễn Như Phong, người viết bài MẶT THẬT CỦA MỘT VÀI NGƯỜI MƯỢN DANH "HIỀN SĨ" KHOÁC CHIÊU BÀI "DÂN CHỦ" nhằm bôi nhọ hạ nhục ông Hà Sỹ Phu trên tờ An Ninh Thế Giới ngày 4 tháng 1 năm 2001. Vì các báo nhà nước CSVN né tránh không loan tải, nên tờ Đối thoại, tiếng nói của chủ nhân đất nước, đã tiếp tán phát bài viết này. Xin hoan hô Đối thoại.)
Trao đổi với nhà báo Nguyễn Như Phong về bài Viết MẶT THẬT CỦA MỘT VÀI NGƯỜI MƯỢN DANH "HIỀN SĨ" KHOÁC CHIÊU BÀI "DÂN CHỦ"
Bài báo đăng trên "An ninh Thế giới" số ra ngày 4 tháng 1 năm 2001 có cái tên quyết liệt và nghe có vẻ hạ nhục ở những chữ "mặt thật", "mượn danh", "khoác chiêu bài" nhưng nội dung lại tương đối hiền hoà, tương đối chân thực và không cố tình xúc phạm. Khi nói đến ông Mai Thái Lĩnh, tác giả còn sơ suất viết: Mai Thái Lĩnh thế này ... Lĩnh thế kia ... ; nhưng nói đến tiến sỹ Hà Sỹ Phu, tác giả luôn trân trọng với đại từ "ông". Âu đây cũng là biểu thị một nếp sống văn minh, một tinh thần văn hoá mới của công an ta . Thật là mừng và đáng khích lệ. Có điều băn khoăn là không biết tác giả đã xin ý kiến các ông Hà Sỹ Phu, Mai Thái Lĩnh trước khi đăng bài công bố các buổi trò chuyện riêng này chưa " Nhận dạng con người, tác giả nêu đặc điểm: "bàn tay có những ngón ngắn, ngắn đến mức lạ lùng". Có người cho rằng tình tiết này dụng ý bôi xấu; song tôi nghĩ tác giả đã lưu ý đến một dị tướng. Tướng ngũ đoản phải chăng thường biểu hiện một biệt tài . Tôi không muốn liên tưởng đến Đặng Tiểu Bình vì sợ Hà Sỹ Phu không bằng lòng. Với con mắt nghề nghiệp, nhìn chữ viết, tác giả đoán định ngay đây là một người "được học hành tử tế theo những khuôn mẫu khắt khe của nền giáo dục ngày xưa". Ông cũng khách quan và thẳng thắn khi khẳng định Hà Sỹ Phu "là Phó Tiến Sỹ (lẽ ra nên sử dụng thuật ngữ hiện tại: Tiến sỹ) nghiêm chỉnh chứ không phải như rất nhiều Phó "rởm" như hiện nay". Tuy nhiên, nhà báo lại tỏ ra không công bằng khi mỉa mai: "kể cả khi giữ cương vị Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học Việt nam tại Đà Lạt, ông chưa có công trình nghiên cứu nào giúp ích cho nước, cho dân". Không biết anh Như Phong có đưa ra được dẫn chứng để so sánh xem ở nước ta có mấy nhà khoa học làm quản lý, làm lãnh đạo ở thứ bậc như Hà Sỹ Phu, và ... cao hơn, có công trình nghiên cứu giúp ích cho nước, cho dân nhiều hơn Hà Sỹ Phu không" Hay là hoạ chăng họ chỉ đứng tên chủ nhiệm một cách hoàn toàn hình thức cho vài chương trình, vài đề tài nghiên cứu cấp nọ cấp kia; mà trong đó rất nhiều cái sau khi bảo vệ thì được xếp kỹ vào ngăn tủ, không bao giờ có ai mở ra xem! Vả chăng, thế nào thì được xem là công trình nghiên cứu có ích cho nước, cho dân" Gần đây tôi thấy người ta trao giải thưởng Hồ Chí Minh cho cả công trình khoa học sử dụng bảo vệ luận án Phó Tiến Sỹ ở nước ngoài (giống như Hà Sỹ Phu) mà giá trị chủ yếu chỉ là mô tả kết quả một số thực nghiệm theo giáo sư gợi ý trên các thiết bị thí nghiệm ở Liên Xô.
Nhà báo Như Phong còn phàn nàn "Tiếc thay, ông ta (HSP) đã đi trái nghề"! Song, có nhất thiết rằng trái nghề thì thật là "tiếc thay" không, khi mà nhà văn xuôi cổ điển mẫu mực, nhà tư tưởng có nhiều ảnh hưởng đến văn học Pháp Blaise Pascal lại xuất thân từ một nhà toán học; khi mà người ta nhớ đến tính chất triết học độc đáo ở "Thuyết không thể biết" của Thomas Henri Husly không kém gì các tác phẩm về sinh vật học của nhà sinh vật học này; khi mà những đống góp lớn lao của bác sỹ Nguyễn Khắc Viện chủ yếu lại là các công trình về xã hội học của ông"
Một bạn đồng niên trong Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt nam có lần tâm sự với tôi: "Cứ ở lại làm khoa học tự nhiên như ông lại hơn". Tôi trả lời: "Trong cái buổi xã hội đang chuếnh choáng, vô hướng này, làm chính trị cần thiết và quan trọng hơn nhiều chứ!" Chính trị sai buộc nhà khoa học phải chứng minh ngô bổ hơn gạo; phải chứng minh Darwin là phản động, Mitshurin- Lysenko mới đúng đắn; phải chứng minh một nước nông nghiệp nhất định phải và có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội ngay cả khi không còn hệ thống xã hội chủ nghĩa !!!
Chợt nhớ, gần đây báo chí dấy lên bàn luận về danh hiệu Viện sỹ ở nước ta . Họ bảo chỉ có những Viện sỹ trước đây được các nước XHCN phong thì mới chính hiệu . Các Viện ở nước tư bản và ngay cả những tiến sỹ có công trình nghiên cứu thật đặc sắc nhưng gần đây được các Viện ở Nga (không còn là XHCN nữa) phong tặng, đều không có giá trị! Họ bảo ông Đặng Hữu dù chỉ được Viện con của Liên xô (Viện Cầu Đường ), ông Phạm Minh Hạc dù chỉ được một viện chuyên ngành (Viện Sư Phạm), ông Nguyễn văn Đạo dù chỉ được viện nhỏ của Tiệp Khắc phong nhưng rõ là Viện sỹ bởi vì các viện đó đều là quốc doanh, trong khi Viện Hàn lâm Khoa học New York chỉ là viện tư . (Xin lỗi các anh Đặng Hữu, P M Hạc, N V Đạo, tôi hoàn toàn không có ý đánh giá thấp các anh). Họ không biết ở Hoa Kỳ, hầu hết các trường đại học uy tín nhất, trong đó có Havard đều là đại học tư . Họ không biết gần đây tối thiểu phải là Phó Tiến Sỹ mới được phong, trong khi trước đây Liên Xô và các nước XHCN phong Viện sỹ cả kỹ sư, thậm chí cả người chưa có bằng đại học. Một số nhà báo không am hiểu nhiều trong lĩnh vực này ngộ nhận đã đành, đáng phàn nàn là một số người có học hàm học vị cao cũng hùa theo một cách ngớ ngẩn. Biết đến bao giờ nhà báo, nhà khoa học của ta mới được thoát ra khỏi nỗi cam tâm làm nô lệ tay sai cho những chỉ đạo chính trị không trong sáng! Biết đến bao giờ người ta mới chịu từ bỏ chủ trương "bốc thơm" người-củaĐDảng và sẵn sàng hạ uy thế người-của-nhânđân
Trước tình trạng bất khả phân: Mỹ thường lên án Việt Nam, Trung Quốc ... vi phạm nhân quyền trong khi các nước này lại phản ứng bằng cách tố cáo như thế là can thiệp nội bộ, Hà Sỹ Phu thấy cần thiết phải để cho LHQ đứng ra cầm trịch phân xử, phải cho phép LHQ đi kiểm tra và tổ chức kiểm tra chéo việc thực hiện nhân quyền giữa các nước. Đây là một ý tưởng hay, cần phấn đấu thực thi . Vậy mà khi nghe ông nói, nhà báo lại "tưởng đây là người trên trời rơi xuống, cứ mê mê tỉnh tỉnh".