Hôm nay,  

Larry King - Cnn Phỏng Vấn Tổng Thống Putin

16/09/200000:00:00(Xem: 5259)
Hơn ba tháng trước, Vladimir Putin chính thức đắc cử tổng thống nước Nga. Từ một nhân vật mờ nhạt, tầm thường trong nấc thang quyền lực chính trị, lại được mô tả là người nguy hiểm, có bản lãnh nhất nhì trong cơ quan tình báo KGB thời cộng sản Nga còn làm mưa làm gió, bỗng nhiên một sớm một chiều thành đệ nhất nhân của một đất nước mênh mông có bề ngang bao trùm hơn nửa địa cầu, Vladimir Putin đã tạo nên chung quanh ông một lớp sương mù kỳ bí, một bầu không khí kiêng nể, dè dặt, khó hiểu... Trong thời gian hơn 100 ngày qua, nhiều phóng viên, ký giả đã bỏ công sức, thời gian tìm hiểu về Putin, nhiều sách báo đã đăng bài viết về Putin, nhưng xem ra, chân diện Putin vẫn còn hư hư thực thực, chao đảo giữa nhiều thái cực... Putin là ai" Tương lai chính trị của ông ta sẽ ra sao" Nước Nga sẽ đi về đâu dưới bàn tay lèo lái của Putin" Đó là những câu hỏi không dễ gì có câu trả lời. Đầu tháng 9 vừa qua, nhân dịp Putin tham dự hội nghị thượng đỉnh 2000 tại Nữu Ước, chương trình Larry King Live thuộc đài truyền hình CNN đã thực hiện cuộc phỏng vấn Putin kéo dài một tiếng đồng. Để có thể hiểu rõ hơn chân diện Putin, sau đây mời qúy độc giả theo dõi một số đoạn trong cuộc phỏng vấn của Larry King được phát hình tại Mỹ vào tối Thứ Sáu, 8 tháng 9 vừa qua.

*

L.King: Tổng thống Putin, trước hết xin chào mừng ông và cảm ơn ông đã cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn. Câu hỏi đầu tiên, xin ông cho biết cảm nghĩ của ông kể từ khi nhận chức tổng thống nước Nga cho đến nay" Có điều gì bất ngờ khiến ông ngạc nhiên"

V.Putin: Như ông đã biết, trước khi đắc cử tổng thống nước Nga, tôi đã được ủy quyền làm tổng thống một thời gian. Thời gian được ủy quyền đó, quả thực có nhiều việc làm tôi ngạc nhiên, nhưng tôi đã làm tròn trách nhiệm của một vị nguyên thủ. Vì vậy, cho đến khi chính thức trở thành tổng thống nước Nga, tôi không cảm thấy có điều gì mới lạ một cách đặc biệt. Tuy nhiên, về số lượng công việc của một tổng thống thì hiển nhiên đã gia tăng một cách đáng kể.

L.King: Tổng thống có thấy hứng thú với công việc"

V.Putin: Trên phương diện nào đó, có thể nói là có.

L.King: Nếu vậy, xin hỏi tổng thống một câu hỏi không lấy làm hứng thú lắm, đó là chuyện chiếc tàu ngầm Kursk. Theo tổng thống, chuyện gì đã xảy ra với chiếc tàu ngầm này"

V.Putin: Chiếc tàu ngầm đó bị chìm, đơn giản vậy thôi.

L.King: Nhưng tại sao nó chìm" Cái gì khiến nó chìm mới được chứ, thưa tổng thống"

V.Putin: Đáng tiếc là cho đến hôm nay chúng tôi cũng không biết gì nhiều về nguyên nhân dẫn đến bi kịch này. Điều chắc chắn mà tôi có thể nói với ông là tàu đã bị chìm vì có những vụ nổ. Nhưng nguyên nhân gì dẫn đến những vụ nổ thì chúng tôi không biết. Còn những chuyện khác thì như ông đã biết, vụ nổ đã tạo ra một lỗ hổng khổng lồ có đường kính từ mét rưỡi đến hai mét. Vì lúc đó tàu Kursk đang tập trận, phải ở độ sâu gọi là "periscope depth", tất cả thủy thủ đều đặt trong tình trạng sẵn sàng giao chiến, tập trung trong hai, ba khu water-tight, nên từ 75% đến 80% số thủy thủ trên tàu chết trong vòng 90 giây đồng hồ sau khi tàu bị nổ.

L.King: Thưa tổng thống, cho đến nay, cả thế giới đều thắc mắc tại sao ngay sau khi xảy ra tai nạn, ông không lên tiếng yêu cầu các quốc gia khác giúp đỡ"

V.Putin: Đó là một câu hỏi không có gì khó trả lời. Nhớ lại những sự kiện xảy ra quanh bi kịch này tôi thấy, vào lúc 11 giờ đêm 12 tháng 7, mối liên lạc vô tuyến với tàu Kursk bỗng nhiên bị mất, ngay khi đó, cuộc tìm kiếm tàu Kursk được tiến hành. Thông thường, tiến trình tìm kiếm một chiếc tàu bị mất tích phải mất 7 ngày, nhưng tàu Kursk đã được phát hiện trong vòng 4 tiếng rưỡi đồng hồ. Có điều lúc đó, chúng tôi không biết rõ chuyện gì đã xảy ra. Tuy nhiên, bên hải quân đã có đầy đủ những phương tiện cần thiết được chế tạo để nhằm thực hiện một cuộc giải cứu cho loại tàu ngầm Kursk. Đến khi việc giải cứu xem ra không trôi chảy, bên hải quân mới nghĩ đến một số biện pháp khác, nhưng cũng thất bại. Về sau, tôi mới biết, khu vực chế tạo để một tàu ngầm thực hiện sứ mạng giải cứu có thể đáp khi khẩn cấp trên tầu Kursk đã bị vỡ, nên cuộc giải cứu không thể tiến hành được.

Đến ngày 15 tháng 7, lần đầu tiên dự án nhờ ngoại quốc giúp đỡ được một tùy viên quân sự tại tòa đại sứ của chúng tôi [Nga] tại Anh đề nghị. Ngay lập tức, chúng tôi chấp thuận đề nghị này. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng không phải ở chỗ chấp thuận sự giúp đỡ của ngoại quốc sớm hay muộn. Vấn đề quan trọng là ở chỗ lực lượng giải cứu mất 6 ngày mới mở được nắp tầu ngầm. Như vậy, dù thế nào chăng nữa, cơ hội giải cứu cũng không có.

L.King: Tổng thống có nghĩ, trong tương lai một ngày nào đó, mọi người sẽ biết rõ mọi chuyện liên quan đến tai nạn đã xảy ra cho tàu ngầm Kursk"

V.Putin: Chúng tôi sẽ cố gắng làm hết khả năng của mình để vấn đề trở nên sáng tỏ. Làm như vậy, điều quan trọng không những chỉ vì chúng tôi cần biết rõ chuyện gì đã xảy ra đối với các thủy thủ của tàu ngầm Kursk, mà còn vì mục đích ngăn chặn những tai nạn tương tự trong tương lai. Sự thực, đây không phải là tai nạn đầu tiên tại Nga mà là chiếc tầu ngầm nguyên tử thứ tư bị tai nạn. Kể từ năm 1967, đã có 19 vụ tàu ngầm Nga đụng phải các vật khác nhau dưới mặt nước. Chúng tôi biết, về phía Hoa Kỳ cũng đã có những tai nạn tương tự, và hai tầu ngầm của qúy quốc đã bị thiệt hại.

L.King: Tổng thống có thảo luận với tổng thống Clinton về kế hoạch hợp tác giữa hai quốc gia quanh các hoạt động dưới mặt biển cũng như của tàu ngầm"

V.Putin: Hiển nhiên là chúng tôi đã làm điều đó. Thông thường, tôi và tổng thống Clinton thảo luận về nhiều vấn đề, và tôi vô cùng biết ơn tổng thống Clinton đã có những phản ứng nhanh chóng và thích hợp ngay khi bi kịch [tàu Kursk] xảy ra. Cụ thể, ngay trong lần điện đàm đầu tiên, tổng thống Clinton đã ngỏ lời chia buồn, đưa ra đề nghị giúp đỡ... Điều này chứng tỏ, trong tương lai, vấn đề an toàn của tàu ngầu sẽ được cả hai quốc gia cùng quan tâm.

L.King: Tổng thống có quan tâm đặc biệt đến cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ"

V.Putin: Đương nhiên là trước tiên và điều tôi quan tâm nhất vẫn là những gì đang xảy ra tại nước Nga của tôi. Nhưng Hoa Kỳ là quốc gia thân hữu quan trọng nhất của nước Nga. Vì vậy, chúng tôi rất quan tâm đến những gì đang xảy ra có liên quan đến tổng thống tương lai của nước Mỹ.

L.King: Trong số những ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ, tổng thống có thiện cảm đặc biệt với ai không"

V.Putin: Tôi nghĩ trong vấn đề này dân tộc Hoa Kỳ là người chọn lựa và chúng tôi sẽ chấp nhận sự chọn lựa đó.

L.King: Hiện dư luận tại Mỹ đang xôn xao về tin một thương gia Mỹ tên là Edmund Pope bị cáo buộc tội làm gián điệp tại Nga, và hiện đang có nhiều cuộc vận động để ông ta được trở về Mỹ. Theo tổng thống, câu chuyện này nên hiểu như thế nào"

V.Putin: Quả thực, cơ quan an ninh của quốc gia chúng tôi tin là ông Pope đã có những việc làm bất hợp pháp, và hiện một cuộc điều tra về ông ta đang được tiến hành. Theo luật hình sự, ông ta sẽ được cung cấp tất cả những tài liệu và phương tiện cần thiết để biện hộ. Trong khi trao đổi với tổng thống Clinton, tổng thống cũng đã bầy tỏ những lo ngại về vấn đề ông Pope. Sự thực thì chúng tôi không hề che giấu bất cứ điều gì quanh chuyện này. Nhưng tương tự các quốc gia khác, nước Nga chúng tôi cũng có cả một tiến trình luật pháp phải được thực hiện, để rồi sau đó, tùy thuộc vào tình hình và mối giao hảo giữa hai quốc gia, chúng tôi sẽ nghiên cứu xem chúng tôi có thể làm được điều gì quanh vấn đề này.

Điểm quan trọng nữa là tùy thuộc vào quyết định của tòa án. Qúy vị phải đồng ý, trong một quốc gia dân chủ, chỉ có tòa án là có quyền quyết định một người có tội hay vô tội.

L.King: Có báo cáo cho biết là Pope hiện đang rất yếu. Theo tổng thống, nếu sức khoẻ của ông ta qua sa sút, thì điều đó có ảnh hưởng đến quyết định của tổng thống hay không"

V.Putin: Nếu tình thế diễn biến tới chỗ tùy thuộc vào sự quyết định của tôi, lẽ đương nhiên, sức khỏe của ông ta là điều tôi phải cân nhắc. Có điều, nhìn chung, ngay cả trong trường hợp tòa án kết tội ông Pope, tôi thành thực không nghĩ điều đó sẽ gây nên những thiệt hại nghiêm trọng cho cơ quan tình báo [của qúy quốc]. Nên hiểu, đây là những luật lệ trong một trò chơi mà mỗi bên đều có bổn phận phải tôn trọng.

L.King: Tổng thống từng là một gián điệp... Ý tôi muốn nói... tổng thống từng làm việc cho KGB. Vậy theo tổng thống, việc do thám các quốc gia thân hữu ở thời điểm hiện nay có còn thích hợp"

V.Putin: Hoạt động tình báo ở thời điểm hiện nay không còn là chuyện chui rúc trong cống rãnh dưới đường phố Moscow hay New York. Hoạt động tình báo hiện nay là thu thập tin tức. Vì vậy, tôi có thể nói, nhiệm vụ của những người làm công tác tình báo hiện nay rất giống nhiệm vụ của những người làm công tác truyền thông báo chí. Cả hai cũng cùng mục đích thu thập, sàng lọc những tin tức cần thiết, rồi trình bầy những tin tức đó để những người hữu trách có thể căn cứ vào đó đi đến những quyết định thích hợp. Hiểu theo chiều hướng này tôi thấy, hoạt động tình báo có thể là những hoạt động cần thiết để giải quyết những tranh chấp có tính quốc tế.

L.King: Được biết, tổng thống là người cố gắng ngăn cản, không muốn Hoa Kỳ thực hiện việc chế tạo hệ thống phòng thủ hỏa tiễn chống hỏa tiễn ABM Tại sao vậy" Tại sao một quốc gia, chế tạo một hệ thống hỏa tiễn chỉ thuần túy nhằm mục tiêu phòng thủ lại làm cho tổng thống chống đối"

V.Putin: Đầu đuôi là thế này. Khi hai quốc gia Mỹ Nga đồng ý giới hạn hệ thống hỏa tiễn ABM không phải là không có lý của nó. Lý do là khi bố trí hệ thống hỏa tiễn ABM trên lãnh thổ một quốc gia là nhằm ngăn chặn không cho hỏa tiễn từ một quốc gia khác thâm nhập vô quốc gia mình. Hiển nhiên, việc bố trí hệ thống ABM để phòng thủ toàn bộ không phận quốc gia là một chuyện không tưởng, theo quan điểm của các chuyên viên quân sự hiện nay. Nhưng ở đây ta cứ giả sử đó là chuyện có thể thực hiện được thì chuyện gì sẽ xảy ra" Theo tôi, nếu một quốc gia thực hiện được chuyện đó, quốc gia đó sẽ dễ có ấn tượng, hay nói đúng hơn, dễ có ảo tưởng, không thể bị trừng phạt. Từ ảo tưởng này sẽ dẫn đến thế thăng bằng chiến lược trên thế giới bị phá vỡ, và những nhà lãnh đạo của quốc gia đó dễ dàng rơi vào các phiêu lưu quân sự nguy hiểm.

Khi bàn bạc về vấn đề này với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, tôi luôn luôn nhắc họ nhớ đến thuở khởi thủy của cuộc chậy đua vũ khí nguyên tử. Tôi nhắc họ nhớ lại một sự thực, vũ khí nguyên tử đầu tiên được chế tạo tại Hoa Kỳ. Sau đó, các khoa học gia có công phát minh ra vũ khí nguyên tử tại Mỹ đã âm thầm trao cho Sô Viết những bí mật về vũ khí nguyên tử. Tôi luôn luôn hỏi các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, "Liệu qúy vị có làm được những điều các khoa học gia Hoa Kỳ đã làm"" Chắc chắn câu trả lời là không. Chính phủ Nga cũng vậy, chúng tôi không thể nào làm được chuyện đó. Vậy tại sao các khoa học gia Hoa Kỳ đã làm như vậy" Câu trả lời ở đây là, các khoa học gia Hoa Kỳ đã khôn ngoan và thông thái hơn. Họ đã tự nguyện trao những bí mật về vũ khí nguyên tử cho Nga là nhằm tạo lập thế thăng bằng chiến lược trên thế giới. Và quả nhiên, suốt trong thời gian hơn nửa thế kỷ qua, chính thế thăng bằng chiến lược này đã cứu nhân loại thoát khỏi một cuộc xung đột quy mô, cứu thế giới thoát khỏi một cuộc đại chiến. Nay nếu chúng ta phá vỡ thế thăng bằng chiến lược này, cả thế giới sẽ đối diện một sự nguy hiểm vô cùng lớn lao, và điều này sẽ không mang lại lợi ích cho bất cứ quốc gia nào, kể cả Nga và Mỹ.

L.King: Về cuộc tranh chấp tại Chechnya, tổng thống giải thích thế nào"

V.Putin: Ông cho phép tôi được nhắc lại một số sự kiện lúc ban đầu. Kể từ năm 1996, Nga đã triệt thoái hoàn toàn khỏi Chechnya. Trên danh chính ngôn thuận, Nga không thừa nhận nền độc lập của Chechnya, nhưng trên thực tế, Chechnya được độc lập đầy đủ. Cụ thể, toàn bộ cơ cấu hành chánh, cảnh sát, quân đội, tòa án của Nga được giải thể, và tổng thống của Chechnya được bầu ra theo những điều luật trái hẳn tiến trình bầu cử của luật pháp Liên Bang Nga. Nhưng rồi sau đó chuyện gì xảy ra" Chắc qúy vị ai cũng biết, toàn bộ nền độc lập của Chechnya rơi vào tay ngoại bang, lãnh thổ của họ bị chiếm đóng bởi quân đánh thuê ngoại quốc, bởi những lãnh tụ tôn giáo cực đoan, những kẻ cuồng tín từ A Phú Hãn và một số thế lực khác tại vùng Đông Ả Rập. Những đội hành quyết được thành lập, hàng loạt người bị chém đầu, bị bắt bớ, bị cầm tù. Trong giai đoạn này, hơn 200 ngàn người bị bắt làm con tin. Và nước Nga, cũng tương tự như Hoa Kỳ lúc khởi thủy của cuộc chiến tranh Việt Nam, đã không có những phản ứng kịp thời, khiến tội ác tiếp tục nảy nở và quân khủng bố quốc tế được dịp thâm nhập, ẩn nấp, tung hoành.(1) Đó là lý do khiến quân đội Nga phải phản ứng để bảo vệ lãnh thổ và bảo vệ nhân dân Nga.

L.King: Nước Nga hiện có tới nửa dân số sống trong nghèo đói, tham nhũng hối lộ, Mafia nổi lên khắp mọi nơi. Trong tình trạng đó, tổng thống nghĩ sao về sự ổn định và thịnh vượng của nước Nga"

V.Putin: Larry, với tôi, những chuyện này không có gì đáng ngạc nhiên lắm. Lý do là nước Nga hiện đang trải qua những thay đổi lớn, chưa từng có trên thế giới. Những kinh nghiệm mà nước Nga đang trải qua chưa hề xảy ra ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Một quốc gia chuyển biến từ một chế độ độc tài, một nền kinh tế quan liêu thụ động sang một thể chế dân chủ, một nền kinh tế thị trường, quốc gia đó cần phải ấn định rõ vị trí của nhà nước, những luật lệ cần thiết phải có để ràng buộc mọi người. Đây là những điều không dễ dàng thực hiện trong một sớm một chiều. Ngoài ra, tôi cũng không thể không nhắc đến cái gọi là "di sản tư tưởng" tại nước Nga. Suốt nhiều chục năm qua, người Nga đã được dậy dỗ, nhào nặn về "thiên đàng cộng sản". Với người cộng sản, tư tưởng cộng sản tuy bị thối rữa, lỗi thời, nhưng nó đã trở thành xương thịt, thành cuộc sống của họ. Và với nước Nga, đó cũng là cả một quá khứ. Nay nó sụp đổ, tạo nên cả một khoảng trống vắng mất niềm tin. Điều này ảnh hưởng đến vị thế của nhà nước, uy tín của chính phủ.

L.King: Tổng thống Putin, ông có tin vào đấng quyền năng trên cao"

V.Putin: Tôi tin vào nhân loại. Tôi tin vào thiện ý của con người. Tôi tin, tất cả chúng ta hiện diện trên trái đất này là để làm điều tốt lành. Và nếu chúng ta cùng làm điều tốt lành, chắc chắn sự thành công sẽ chờ đợi chúng ta. "Chúng ta" mà tôi đề cập đến ở đây là mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc, quốc gia với quốc gia. Làm được như vậy, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu cao cả đó là sự thoải mái trong chính tâm hồn của mỗi chúng ta.

Lược dịch: Hữu Nguyên

(1) Nguyên văn tiếng Anh, "And Russia, finding itself in a similar situation like America found itself in the wake of the Vietnam War, did not respond to it at the time, and naturally that promoted, in a way, those international terrorists who swept - who had their cradle now in this area, their nest was set up there..."

Vì trong cuộc phỏng vấn, tổng thống Putin đã nghe và trả lời qua thông dịch viên, nên có một số từ, ngữ và ý tưởng của tổng thống được diễn tả không rõ ràng trong bản văn tiếng Anh. Riêng câu trả lời trên, nếu hiểu theo đúng nghĩa của đoạn văn tiếng Anh, ta sẽ thấy hai điểm quan trọng và táo bạo trong tư tưởng của tổng thống Putin. Thứ nhất, tổng thống Putin thừa nhận sự tham chiến của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam là cần thiết tương tự như sự tham chiến của Nga tại Chechnya. Thứ hai, tổng thống Putin cho rằng những biến động phức tạp tại Chechnya hiện nay là hậu quả của sự phản ứng không kịp thời của Nga, tương tự như sự phản ứng không kịp thời của Mỹ vào lúc khởi thủy của cuộc chiến tranh Việt Nam. Nếu hai điểm trên đây quả thực là ý tưởng của tổng thống Putin, ta phải thừa nhận đó là một bước ngoặt quan trọng ảnh hưởng đến mối quan hệ Nga Việt cũng như tương lai tự do, dân chủ tại Việt Nam. Để có thể hiểu quan điểm của tổng thống Putin một cách minh bạch, Sàigòn Times đã email một lá thư cho tổng thống Putin trong đó có một số câu hỏi liên quan đến câu trả lời của ông. Hy vọng, ông sẽ phúc đáp trong một ngày gần đây, và khi đó chúng tôi sẽ trình bầy cùng qúy độc giả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.