Hôm nay,  

Lộ Trình Đổi Mới Việt Nam Còn Gập Ghềnh

7/19/200000:00:00(View: 5646)
SAIGON (Reuters) - Một bài phân tích của Reuters viết từ Saigon ngày 18-7, nhận xét bản thương ước dấu mốc ký kết với Mỹ tuần qua và việc mở cửa Thị trường Chứng Khoán tuần này đã làm tan mây mù che phủ việc đổi mới của nước cộng sản Việt Nam.

Nhưng các nhà phân tích cảnh giác con đường trước mắt chưa hết gập ghềnh đối với nước này.
Sau bao năm lần khân và thất vọng gia tăng về đầu tư ngoại quốc, Việt Nam đã ký bản thương ước ngày 13-7 và có kế hoạch chính thức khai trương thị trường chứng khoán non yểu ngày thứ năm 20-7.

Bản thhơng ước nếu được phê chuẩn sẽ dần dần mở các thị trường được bảo hộ của Việt Nam để đổi lấy quan thuế thấp cho hàng hòa Việt Nam xuất cảng. Đây là một trong những mốc đường quan trọng nhất của Việt Nam kể từ khi đi vào kinh tế định hướng thị trường giữa thập niên 80.

Thị trường chứng khoán khởi sự với một quy mô nhỏ xíu, chỉ có 4 xí nghiệp đăng ký lên danh sách. Dù vậy nó cũng tiêu biểu cho một sự từ bỏ vang dội về những giáo điều của Mác-Lê trước đây đã từng chỉ dậy kế hoạch hóa kinh tế Việt Nam với những hâu quả vô cùng tai hại.
Các nhà ngoại giao, chuyên gia phát triển và các học giả nói thương ước và thị trường chứng khoán tạo cơ hội cho Việt Nam có thể thoát khỏi nhiều năm trì trệ tiếp theo sau sự nở rộ vào giữa thập niên 90 khi Việt Nam còn được gán cho danh hiệu “Con hổ sắp sinh” của Á châu.

Ari Kokko của trường Kinh tế Đại học Stockholm nói về thương ước như sau: “Đây sẽ là những chuyện hết sức quan trọng. Có lẽ là một bước lớn nhất của Việt Nam từ 4 hay 5 năm nay, có thể cả từ trước lâu hơn nữa, bởi vì nó đặt Việt Nam vào một tình thế hoàn toàn mới.

“Trong trung hạn Việt Nam sẽ có nhiều lợi. Những xuất cảng thêm sang Mỹ sẽ tăng nhanh hơn sự gia tăng cạnh tranh của hàng hóa do Mỹ sản xuất”.

Tuy nhiên bản thương ước còn cần phải được Quốc hội Mỹ và Quốc hội Việt Nam phê chuẩn.
Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam ở Trung tâm Á châu-Thái Bình Dương Nghiên cứu An ninh tại Hawaii nói Thương ước cần phải được Quốc hội Mỹ hiện hữu phê chuẩn, nhưng thời biểu công tác của Hạ Viện đã gần hết trong năm bầu cử.

Việt Nam Có Thể Thua To


Thayer nói: “Khi đưa ra bỏ phiếu, tôi nghĩ thương ước sẽ được thông qua, nhưng nếu không được thông qua, nước Việt Nam khốn khổ sẽ bị thua lớn. Sau cuộc bầu cử, Mỹ sẽ có một sự thay đổi hầu hết những nhân vật nắm các chức vụ lớn - Bà Charlene Barshefsky sẽ không còn là Đại diện Thương mại trong chính phủ mới và thương ước sẽ cần phải được phê chuẩn bởi một lớp người khác.

“Lúc đó thương ước sẽ gập nguy cơ là hoặc cần phải thương thuyết lại hoặc để mặc đó cho đến khi Quốc hội mới thấy thuận tiện để xét tới và sẽ có một ông Tổng Thống mới có thể không có những ưu tiên giống như Clinton”.

Ông tiếp: “Và sau khi được phê chuẩn, việc thực thi thương ước lại là một vấn đề khác”.
“Có hai con đường không nên đi. Đó là cố ý cản trở hay chỉ vì không có khả năng do thiếu người có tài cán thích hợp, để hoàn thành công tác đúng mức mỗi khi đến thời hạn chót như trên đã nói. Đây sẽ là một nhiệm vụ kinh khủng cho Việt Nam.

“Nếu Việt Nam không giữ đúng được thời biểu chỉ vì đã đặt quyền lợi vào việc che chở các xí nghiệp quốc doanh vô hiệu năng, Việt Nam sẽ gập phải đủ loại trừng phạt hay xét lại vấn đề.
“Về phía Mỹ. thương ước này không phải là loại giấy dán trên tường để trang trí. Nó có răng thực sự của nó, rồi đây Việt Nam sẽ thấy những cái răng đó”.

Tổng Công Đoàn Mỹ Chống Đối
David Marr, một chuyên gia khác về Việt Nam của Đại học Quốc gia Úc, nói các nhà lãnh đạo bảo thủ Việt Nam có thể tỉnh ngủ với một tâm trạng bấn loạn khổ sở là thấy mình đang mở một cái hũ ảo thuật làm xổng ra những sức mạnh mà họ không thể nào chế ngự được.

“Họ vẫn còn khả năng đập nắp hũ lại, ít ra trong một thời gian ngắn.
“Đây là một thắng lợi cho phe đổi mới, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là thắng lợi trường kỳ. Nếu hỗn loạn xẩy ra, họ sẽ gập thất bại. Cũng có thể phe bảo thủ cười khẩy: Cứ để cho chúng nó có đủ dây thừng để chúng tự treo cổ”.

Sự kiện trên có thể giải thích tại sao không thấy Hà Nội hoan hỉ với thương ước và không có một cấp cao nào đến Washington ký thương ước.

Marr nói: “Họ muốn che kín cái sườn chính trị của họ, nên không thích có những tấm hình chụp cho thấy họ cụng ly sâm-banh với Clinton”.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Dân Việt làm sao thoát Trung, nếu không tiên quyết (và cương quyết) thoát khỏi cái đám Cộng Sản gian tà này.
Đảng Cộng sản chủ trương hồng hơn chuyên, nên hiện tượng con ông cháu cha, quan hệ, quen biết, đút lót, dùng bằng giả, là hệ quả của chính sách nô tài nuôi thân này.
Trong những ngày cuối tháng 10 hàng năm, có một ngày được thế giới ghi nhớ: Ngày tưởng niệm các nạn nhân của đàn áp chính trị… Cội nguồn của ngày này là từ những cuộc đàn áp chính trị ở Liên Xô.
Khoảng cuối tháng 10/2019, theo Yonhap đưa tin, Hàn Quốc tuyên bố sẽ ngừng nhận những đãi ngộ đặc biệt dành cho các quốc gia đang phát triển trong các đàm phán tương lai tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Khoảng cuối tháng 10/2019, hãng tin Bloomberg cho biết, Ngân hàng Trung ương Thái Lan có lẽ đang nhận thấy một điều rằng ngăn đà tăng giá của đồng Baht là một nhiệm vụ ngày càng khó khăn.
BRUSSELS - Liên Âu đồng ý gia hạn Brexit đến sau năm 2019, là 3 tháng sau mục tiêu của Thủ Tướng Anh
BUENOS AIRES - Giới quan sát tiên đoán đúng: Argentina đã bầu lãnh đạo theo phe thiên tả trong kỳ bầu cử Chủ Nhật 27/10.
BAGHDAD - Thêm 7 người chết hôm Thứ Bảy 26/10, khi cảnh sát đàn áp biểu tình chống chính quyền của Thủ Tướng al-Mahdi tại thủ đô.
Tài xế lái chiếc xe tải định mệnh chở 39 xác người được phát hiện tại Anh hồi tuần qua đã ra tòa về tội ngộ sát và buôn người
TT Trump loan báo thủ lãnh Nhà Nước Hồi Giáo (ISIS) đã bị lực lượng đặc biệt Mỹ truy kích và đã nổ bom tự sát. Bản tin cho biết thêm như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.