Hôm nay,  

Trang Luật Phap1 Phổ Thông

10/02/200100:00:00(Xem: 3933)

Hỏi (Bà Võ Thị H. Thúy): Chúng tôi kết hôn vào năm 1984. Sau hơn 10 năm chung sống, vì không còn hợp với nhau như những năm đầu của đời sống vợ chồng, nên chúng tôi đã ly thân rồi ly dị vào năm 1995. Vào lúc ly dị, chồng tôi đã đồng ý để cho tôi giữ hai cháu, một gái 9 tuổi, và một trai 7 tuổi, còn chồng tôi, vì phải bận rộn với công việc nên đồng ý phụ cấp theo án lệnh của tòa và thỉnh thoảng đến thăm 2 cháu.
Gần đây khi biết được rằng tôi có quen biết với một người bạn trai vừa ở Việt Nam sang định cư tại Uùc, chồng cũ của tôi không còn có những thái độ thân thiện như trước đây.
Ngoài ra, sau mỗi lần ông ta đến thăm hai cháu và dẫn chúng đi chơi hoặc ăn uống, tôi nhận thấy thái độ và cử chỉ của các cháu sau đó không còn như trước đây. Có lẽ, chồng tôi đã xúi giục, hoặc nói cho các cháu những điều không tốt đẹp nên dạo này các cháu có vẻ cứng đầu và không còn nghe lời chỉ bảo của tôi như dạo trước.
Chồng cũ của tôi còn gọi điện thoại cho tôi và yêu cầu tôi hãy để cho đứa con trai của tôi về ở chung với ông ta. Tôi đã nói cho ông ta biết là tôi hoàn toàn không đồng ý về việc này. Mặc dầu gần đây tôi nhận thấy cháu thường gọi điện thoại cho bố cháu nhiều hơn, đồng thời cũng cho tôi biết là bố cháu muốn cháu về sống chung với bố. Cháu cũng rất lưỡng lự về việc này.
Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng nếu cháu bị bố cháu nhồi sọ sau mỗi lần thăm viếng thì không chóng thì chầy cháu cũng sẽ xin tôi cho cháu về sống với bố của cháu. Mặc dầu bố cháu đang sống một mình, nhưng bạn bè cho biết là ông ta đang mê bài bạc, tôi sợ rằng nếu cháu về sống với ông ta thì cháu sẽ hư hỏng.
Xin LS cho biết là nếu tôi từ chối những yêu cầu của ông ta, liệu ông ta có quyền xin tòa quyết định để cho con trai của tôi về sống chung với ông ta không" Tôi có quyền xin phép tòa ngăn cấm không cho người chồng cũ của tôi thăm các cháu vì sợ các cháu tiêm nhiễm những thói xấu của ba cháu hay không"
Trả lời: Để có thể trả lời câu hỏi nêu trên, thiết tưởng chúng ta nên lược sơ qua về sự quy định của luật gia đình liên hệ đến quyền lợi và ước muốn của đứa bé trong trường hợp hai vợ chồng đã ly dị.
Điều 68F(2) của Đạo Luật Gia Đình đã đưa ra những vấn đề mà tòa cần phải lưu tâm đến khi đưa ra quyết định liên hệ đến quyền lợi nào là quyền lợi tốt nhất cho đưa bé. Những vấn đề này có thể được liệt kê như sau:
· tòa cần phải xét xem những ước muốn được bộc lộ bởi đứa trẻ cũng như bất cứ yếu tố nào liên hệ đến ước muốn của đứa bé mà tòa nhận thấy cần phải lưu tâm đến
· sự quan hệ của đứa bé đối với mỗi bên cha mẹ
· ảnh hưởng của sự thay đổi tình huống
· những khó khăn trong việc thăm nom
· sự trưởng thành của đứa trẻ, phái tính, hoàn cảnh
· sự cần thiết để bảo vệ cho đứa bé tránh khỏi những sự bạo hành về thể chất cũng như tâm lý
· thái độ của cha mẹ
· sự bạo hành trong gia đình
· án lệnh ngăn chận bạo hành
· liệu tòa có nên đưa ra án lệnh để tránh những sự tranh tụng khác có thể xảy ra liên hệ đến đứa trẻ
· bất cứ sự kiện hoặc yếu tố nào khác mà tòa thấy thích đáng
Riêng vấn đề liên hệ đến ước muốn của đứa bé, tòa phải xét xem đứa bé có bộc lộ ý muốn đó hay không. Luật gia đình cũng đòi hỏi tòa án phải lưu tâm đến các yếu tố mà tòa xét thấy có liên hệ đối với ý muốn của đứa bé.


Mặc dầu tuổi tác chỉ là một trong những yếu tố cần xét đến, tuy nhiên, tòa sẽ lưu tâm đặc biệt đến ước muốn của các đứa trẻ 14 tuổi trở lên. Trong một vài trường hợp đặc biệt, tòa án sẽ quyết định để đứa bé được phép có luật sư riêng thay mặt cho em.
Điều 64(1)(b) quy định rằng khi đứa bé được 14 tuổi, tòa án không thể đưa ra án lệnh liên hệ đến việc nuôi giữ và thăm nom đi ngược lại với ước muốn của đứa bé, ngoại trừ tòa nhận thấy rằng vì tình huống và những lý do đặc biệt buộc tòa phải đưa ra những quyết định như thế.
Trong vụ Wotherspoon (1981), vấn đề được đặt ra là liệu tòa án sẽ đưa ra quyết định liện hệ đến ước muốn của đứa con trai có ý định được sống chung với người cha thay vì đang sống với người mẹ. Trong vụ đó, người cha đã nộp đơn xin phép tòa để đương sự được nuôi dưỡng đứa con trai của mình.
Hai vợ chồng đã kết hôn vào tháng 5 năm 1962 và ly thân vào năm 1973. Vào lúc ly thân, người chồng đã đồng ý cho vợ mình nuôi dưỡng 2 đứa bé, và họ đã ly dị vào năm 1975. Không lâu sau đó người vợ đã bắt đầu sống chung và kết hôn với một người đàn ông khác. Người cha cũng đã kết hôn với một người đàn bà khác. Tuy nhiên, trong thời gian 4, 5 năm sau đó đứa con trai đã mong muốn được sống chung với cha của mình. Vì thế người chồng đã nộp đơn để xin tòa cho đương sự được phép nuôi dưỡng đứa bé.
Người vợ đã phản đối lời thỉnh cầu đó với lý do là ước muốn của đứa bé không có lý do chính đáng và rằng đứa bé chưa đủ khôn ngoan để thấy được những hậu quả của việc chuyển đổi sự nuôi dưỡng từ người mẹ sang người cha.
Để giải quyết vấn đề này tòa đã chỉ định luật sư riêng để đại diện cho đứa bé. Trong trường hợp này, vị luật sư đại diện cho đứa bé phải đưa ra những đề nghị mà đương sự thấy được rằng đó là những đề nghị sẽ đem lại những lợi ích và những quyền lợi thiết thực cho đứa bé. Dù ước muốn của đứa bé là yêu tố quan trọng trong trường hợp này, tuy nhiên điều này không nhất thiết rằng những đề nghị đó phải dựa vào ước muốn của đứa bé.
Mặc dầu tòa đã cho phép người mẹ tiếp tục nuôi dưỡng đứa bé, tuy nhiên nếu đứa bé vẫn ao ước được sống với ba của em sau khi tròn 14 tuổi, thì người mẹ phải chuẩn bị tâm lý cho việc chuyển đổi sự nuôi dưỡng này, vì chắc chắn rằng tòa sẽ đưa ra quyết định căn cứ vào đơn xin của người cha và ước muốn của em bé được người cha nuôi dưỡng khi em tròn 14 tuổi.
Dựa vào luật lệ hiện hành cũng như phán quyết vừa trưng dẫn, tôi có thể trả lời cho bà biết rằng người chồng cũ của bà có quyền - và chắc chắn sẽ - nộp đơn xin tòa được phép nuôi dưỡng đứa bé. Tuy nhiên, việc tòa có cho phép ông ta quyền nuôi dưỡng đứa bé hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Bà có toàn quyền nộp đơn xin tòa án gia đình thay đổi những án lệnh mà tòa đã đưa ra trước đây, cũng như đưa ra những án lệnh mà bà cảm thấy cần thiết để bảo vệ cho quyền lợi cũng như tương lai của các cháu. Tuy nhiên việc tòa án có đồng ý để đưa ra những quyết định mà bà thỉnh cầu hay không là một vấn đề khác. Tôi nghĩ rằng lý do mà bà đã nêu ra trong thư không đủ mạnh để tòa đồng ý đưa ra các án lệnh như bà mong muốn.
Tôi đề nghị bà nên đến gặp LS của bà để được cố vấn tường tận hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.