Hôm nay,  

Nguyễn Mạnh Trí: TƯỞNG NIỆM 40 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA-PHẦN II, KỲ VIII

19/01/201400:00:00(Xem: 7119)

TƯỞNG NIỆM 40 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA-PHẦN II

Nguyễn Mạnh Trí

Các bản tin tức từ Đà Nẵng, quốc nội và hải ngoại về 40 năm tưởng niệm trận Hải chiến Hoàng Sa:

KỲ VIII

1. NTD.ORG (17-1-2014): Giáo sư Carl Thayer: “Cần tổ chức hội thảo quốc tế về hải chiến Hoàng Sa”.

2. RFI (18-1-2014): Lần đầu tiên Việt Nam kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974.

3. VOA (19-1-2014): Trận chiến Hoàng Sa và một lịch sử được viết lại.

4. RFI (19-1-2014): Hà Nội : Tập hợp tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh ở Hoàng Sa.

5. BVN (19-1-2014): Sài Gòn tưởng nhớ Hoàng Sa.

6. BVN (19-1-2014): Và rồi hôm nay cánh cửa đã hé mở.

7. ĐCV (19-1-2014): Hamburg-CHLB Đức: Tưởng niệm 40 Năm Hải chiến Hoàng Sa.

8. VNN (19-1-2014): Triển lãm tư liệu minh chứng chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.

9. ĐCV (19-1-2014): Phỏng vấn về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa.

10. BVN (20-1-2014): Một buổi sáng giàu kịch tính tại vườn hoa Lý Thái Tổ.

PHẦN I

  1. TNO (30-12-2013): Sẽ kỷ niệm sự kiện 40 năm Hoàng Sa và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.
  2. RFA (1-1-2014): Sự thật về hải chiến Hoàng Sa.
  3. ĐNO (3-1-2014): 43 đồ án dự thi kiến trúc Nhà trưng bày Hoàng Sa.
  4. BVN (4-1-2014): Bốn mươi năm – Hoàng Sa, nhớ và nghĩ - chuyện của một hạm phó.
  5. BVN (5-1-2014): Hải chiến Hoàng Sa, 40 năm nhìn lại.
  6. NTD.ORG (6-1-2014): Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Cần vinh danh những người hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa.
  7. TNO (6-1-2014): Nuôi chí giành lại Hoàng Sa.
  8. ĐVO (6-1-2014): Thiên đường Hoàng Sa.
  9. TTO (6-1-2014): Nhật Tảo nằm lại, không kích bất thành.

10. BBC (6-1-2014): Thay đổi khi tưởng niệm xung đột với TQ?

11. RFA (6-1-2014): Vinh danh tử sĩ Hoàng Sa: một cơ hội hòa giải.

12. SGTT (7-1-2014): Người Việt bí mật chụp ảnh Hoàng Sa năm 2011.

13. NTD.ORG (7-1-2014): Vì sao Mỹ cố ý phớt lờ để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa?

14. TNO (7-1-2014): Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: ‘Cần tôn vinh những quân nhân VNCH chống ngoại xâm’.

15. RFA (7-1-2014): Hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng 1958?

16. BVN (8-1-2014): Hai bà quả phụ Hoàng Sa.

17. BVN (8-1-2014): Nhịp cầu Hoàng Sa.

18. RFA (7-1-2014): Người lính miền Bắc nghĩ gì về trận hải chiến 1974.

19. TNO (9-1-2014): Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974.

20. ĐNO (9-1-2014): Tâm huyết và tình yêu với Hoàng Sa.

21. PTT (9-1-2014): Trăn trở về Hoàng Sa 40 năm.

22. RFA (9-1-2014): Thách thức cho Việt Nam ở Hoàng Sa.

23. TNO (9-1-2014): Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 6: Không quân Việt Nam Cộng Hòa lên kế hoạch giành lại Hoàng Sa.

24. BBC (9-1-2014): 'Để dân kỷ niệm cuộc chiến 1979.

25. ĐNO (10-1-2014): Thắp sáng tình yêu biển đảo.

26. NVO (10-1-2014): Dân lập qũy “Nhịp cầu Hoàng Sa”.

27. BBC (10-1-2014): Thời điểm đưa TQ ra tòa 'đã chín muồi'.

28. VOA (10-1-2014): Hoàng Sa có vai trò thế nào với an ninh Việt Nam và khu vực?

29. NTD.ORG (11-1-2014): Tưởng niệm 40 năm sự kiện Hoàng Sa.

30. NTD.ORG (11-1-2014): Công bố tư liệu chính quyền Sài Gòn về Hoàng Sa .

31. BVN (11-1-2014): Tâm thư gửi các em sinh viên và thanh niên nhân sự kiện 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.

32. NTD.ORG (11-1-2014): Diễn giả quốc tế chỉ trích Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974.

33. BVN (11-1-2014): Danh sách đóng góp quỹ "Nhịp cầu Hoàng Sa".

34. ĐCV (11-1-2014): 40 năm trận Hoàng Sa Oanh Liệt.

35. TNO (12-1-2014): Từ bài học Hoàng Sa 1974.

36. VOA (12-1-2014): Hải chiến Hoàng Sa ‘nóng’ trên diễn đàn ở Đại học Harvard.

37. RFA (12-1-2014): Người Việt trong và ngoài nước hưởng ứng Quỹ Nhịp Cầu Hoàng Sa.

38. NTD.ORG (12-1-2014): “Anh em hăng hái lên đường đánh tàu Trung Quốc để bảo vệ Hoàng Sa”.

39. TTO (12-1-2014): Hồi ức sau 40 năm của vợ thiếu tá VNCH Ngụy Văn Thà.

40. BVN (13-1-2014): Thông cáo báo chí về việc gửi thư cho Liên Hợp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa.

PHẦN II

KỲ V

1. BBC (12-1-2014): 'Phải dùng luật thay ngoại giao với TQ'.

2. NTD.ORG (13-1-2014): Ý chí, kiến thức và hành động.

3. BBC (13-1-2014): Mâu thuẫn Biển Đông được hâm nóng lại?

4. BBC (13-1-2014): Từ Hoàng Sa nghĩ về tương lai Biển Đông.

  1. VBO (14-1-2014):Hoàng Sa Thiêng Liêng.
  2. VOA (14-1-2014):Người Việt ký thư yêu cầu đưa tranh chấp Hoàng Sa ra tòa quốc tế.
  3. RFA (14-1-2014):Kiện Trung Quốc, Việt Nam được gì?
  4. NTD.ORG (14-1-2014):4 hoạt động lớn ghi dấu ‘Trung Quốc cướp Hoàng Sa’.
  5. NTD.ORG (15-1-2014):Chúng ta có thể làm điều gì cho Hoàng Sa .

10. VBO (15-1-2014):Nhìn Về Biển Hoàng Sa.

KỲ VI

1. BVN (15-1-2014): Thông báo về lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa.

2. BVN (16-1-2014): Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình.

3. RFA (16-1-2014): Người Việt trong và ngoài nước tưởng nhớ trận hải chiến Hoàng Sa 1974 .

4. TNO (16-1-2014): Quyền kế thừa của nhà nước và chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.

5. NTD.ORG (16-1-2014): Hoàng Sa: Việt Nam cần hành động để thế giới hiểu.

6. NTD.ORG (16-1-2014): Tri ân những người ngã xuống vì Hoàng Sa - Kỳ 1: 40 năm vọng tiếng Quốc.

  1. TTO (Từ 13-1-2014 đến 17/1/2014): Theo Dấu Bằng Chứng Chủ Quyền Hoàng Sa, Trường Sa (Kỳ I-II-III-IV-V).

KỲ VII

1. BBC (17-1-2014): Thời điểm đưa TQ ra tòa 'đã chín muồi'.

2. BBC (17-1-2014): 'Chờ thời để thu hồi trực tiếp Hoàng Sa'.

3. RFA (17-1-2014): 40 năm Hoàng Sa: vượt qua bức tường im lặng.

4. NTD.ORG (17-1-2014): Hải chiến Hoàng Sa 1974: Sống chết gạt bỏ sang một bên.

5. NTD.ORG (17-1-2014): Người quản nội trưởng trên khu trục hạm HQ-4.

6. TNO (17-1-2014): Hải chiến Hoàng Sa 1.1974: Trận chiến không chỉ 30 phút.

7. BVN (18-1-2014): Ai là tác giả bài thơ "Tưởng niệm Hoàng Sa"?

  1. VBO (18-1-2014):Nguyễn Công Bằng: Hoàng Sa, Trường Sa: Một mẫu số đòan kết của người Việt Nam?
  2. BBC (18-1-2014):Đà Nẵng hủy lễ tri ân hướng về Hoàng Sa.

10. BBC (18-1-2014):Từ chiến binh Hoàng Sa thành tù cải tạo.

KỲ VIII

Giáo sư Carl Thayer: “Cần tổ chức hội thảo quốc tế về hải chiến Hoàng Sa“

Nguyentandung.org - Thứ bảy, 18/01/2014

(Hải chiến Hoàng Sa 1974) - Vào ngày 19.1.1974, Trung Quốc đã bất ngờ tấn công và chiếm giữ Hoàng Sa. Kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa, hôm 17.1, PV đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) về công cuộc bảo vệ chủ quyển của Việt Nam đối với Hoàng Sa. 

Theo ông Việt Nam cần làm gì để tiếp tục đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng gây hấn? Liệu các hành động cứng rắn có phù hợp hay không? Tại sao?

Việt Nam hiện có 3 lựa chọn liên quan tới tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa:

(1) Chấp nhận hiện thực rằng Trung Quốc đã chiếm giữ và quản lý Hoàng Sa 

(2) Cần tiếp tục khẳng định tuyên bố chủ quyền thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao

(3) Có thể cố gắng “giành lại” Hoàng Sa bằng lực lượng quân sự.

Trong đó, tôi cho rằng lựa chọn (2) là khả thi nhất trong bối cảnh hiện tại. Để có thể duy trì tuyên bố chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam cần phải phản đối tất cả hành động tăng cường yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

hs-01-hai-chien-content

Hải chiến Hoàng Sa

Ví dụ trường hợp chính quyền tỉnh Hải Nam áp đặt các quy định đánh cá mới có hiệu lực từ 1.1.2014, nếu Việt Nam không phản đối hành động này, nó sẽ được xem như là sự thụ đắc của Trung Quốc trong luật quốc tế.

Xung đột tuyên bố chủ quyền chỉ có thể được giải quyết bằng luật pháp quốc tế khi cả hai quốc gia đều đồng ý. Và Trung Quốc sẽ không thảo luận về tranh chấp Hoàng Sa với Việt Nam vì Trung Quốc càng chiếm giữ Hoàng Sa lâu bao nhiêu, thì ưu thế của Trung Quốc càng lớn hơn bấy nhiêu.

Nhưng nếu Việt Nam kiên trì khẳng định các tuyên bố chủ quyền, thì có thể (dù không chắc chắn) Trung Quốc sẽ thảo luận vấn đề Hoàng Sa với Việt Nam vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Trong trường hợp này, dù chỉ là tranh chấp song phương, nhưng vẫn có khả năng hai bên đồng ý nhờ đến bên thứ ba làm trọng tài, ví dụ như Tòa án Công lý quốc tế.

Vì sự bất đối xứng trong quyền lực kinh tế và quân sự nên Việt Nam sẽ khó có thể hy vọng giành lại Hoàng Sa bằng sức mạnh quân sự.

hs-02-gs-carl-thayer-content

Giáo sư Carl Thayer - Học viện Quốc phòng Úc - Ảnh: Nghĩa Phạm

Việt Nam cần xây dựng những mục tiêu dài hạn nào trong kế hoạch bảo vệ chủ quyền đối với Hoàng Sa? Mục tiêu khả thi nhất là gì? Ví dụ như cho cả thế giới biết về sự đấu tranh không ngừng nghỉ của Việt Nam và Trung Quốc đã chiếm giữ Hoàng Sa bất hợp pháp?

Việt Nam và Trung Quốc nên chân thành thực hiện Hướng dẫn về các nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết các tranh chấp hàng hải. Việt Nam nên duy trì tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao.

Đồng thời, hai bên nên ký kết thỏa thuận hợp tác đánh cá để ngư dân Việt Nam có thể đánh bắt tại vùng biển xung quanh Hoàng Sa, mà không làm phương hại đến các tuyên bố chủ quyền.

Việt Nam nên sử dụng các biện pháp ngoại giao để kêu gọi Trung Quốc đồng ý thảo luận về bất cứ hành động quản lý nào mà Trung quốc muốn đưa ra và tác động của nó tới quan hệ với Việt Nam.

Theo ông, chính phủ Việt Nam nên kết nối với giới học giả như thế nào để tăng cường năng lực đấu tranh bảo vệ chủ quyền tại Hoàng Sa?

Chính phủ Việt Nam đang tài trợ cho 5 hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông cho các học giả trong và ngoài nước. Như hội nghị do Đại học Phạm Văn Đồng tổ chức vào năm ngoái đã đưa ra các thông tin rất quan trọng về Đội Hoàng Sa và các học giả nước ngoài cũng được đưa tới đảo Lý Sơn.

Tôi đề nghị nên tiếp tục tổ chức các hội nghị như vậy và mỗi hội thảo nên có ảnh hưởng cụ thể và riêng biệt để xác định các vấn đề cốt lõi trong tuyên bố chủ quyền của Việt Nam. Năm nay Đại học Tôn Đức Thắng tại TP.HCM cũng sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế về biển Đông.

Thêm vào đó, Việt Nam cũng đã tổ chức rất nhiều hội thảo và hội nghị chuyên đề với các học giả trong nước. Có lẽ bây giờ là thời điểm tốt nhất để tổ chức một chuỗi các hội thảo trong nước dành cho học giả Việt Nam ở trong và ngoài nước, cụ thể là những người có hiểu biết về chính quyền Sài Gòn cũ.

Việt Nam cũng nên xem xét việc tổ chức một buổi hội thảo cho các nhà sử học của Việt Nam và Trung Quốc để nhìn nhận lại trận chiến Hoàng Sa năm 1974.

Tất cả tham luận và nghiên cứu trong các hội thảo và hội nghị này nên được công bố cho công chúng. Có thể thông qua internet, DVD hoặc là sách. Hiện tại điều này vẫn đang được làm tốt và nên tiếp tục công bố thêm các nghiên cứu chuyên ngành.

Để có thể thành công thì cần xây dựng một kế hoạch nghiên cứu dài hạn để xem xét tất cả các vấn đề cốt lõi một cách có hệ thống.

Liệu Việt Nam có thể kỳ vọng vào sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế hay không? Tại sao? Những quốc gia nào có thể sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam?

Sau khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam cũng đã tham gia vào quá trình thảo luận kéo dài và không thành công giữa Trung Quốc và ASEAN về một Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).

Trên thực tế, vào đầu những năm 2000, cả Trung Quốc và ASEAN đều đã trao đổi bạn dự thảo COC và một nhóm làm việc đã được lập ra để hợp nhất hai bản thảo này. Nhiều bất đồng đã nảy sinh và không thể giải quyết, dẫn tới sự chấp nhận “Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông” (DOC) thay cho C0C vào tháng 11.2002.

“Tôi đánh giá là cộng đồng quốc tế sẽ muốn thấy tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa được giải quyết hòa bình theo luật pháp quốc tế, mà không có sự ép buộc hay đe dọa sử dụng vũ lực”.

Một trong những lý do chính trong tranh chấp là phạm vi địa lý của COC. Việt Nam muốn nó bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, nhưng Trung Quốc từ chối. Và rõ ràng là tất cả các nước ASEAN khác đều coi tuyên bố của Việt Nam đối với Hoàng Sa là vấn đề song phương với Trung Quốc.

Vì vậy, tôi đánh giá là cộng đồng quốc tế sẽ muốn thấy tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa được giải quyết hòa bình theo luật pháp quốc tế, mà không có sự ép buộc hay đe dọa sử dụng vũ lực.

Đồng thời, theo luật pháp quốc tế, nếu có tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, các bên liên quan tới tranh chấp không được phép thực hiện các hành động đơn phương và phải hợp tác với các bên khác.

Trung Quốc dường như “cố ý” không nhận ra rằng họ đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam về Hoàng Sa. Vì vậy sẽ rất khó, nếu không muốn nói là không thể, để các quốc gia khu vực tham gia trực tiếp.

Nếu lấy ví dụ về phản ứng quốc tế đối với sự ban hành luật đánh cá mới trên biển Đông bởi chính quyền tỉnh Hải Nam, chúng ta có thể thấy chỉ có Philippines, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Mỹ là phản đối.

Đây là một chỉ dấu cho thấy 8 quốc gia thành viên khác của ASEAN, dù không đồng ý với hành động của Trung Quốc, nhưng cũng không muốn tham gia vào. Hầu hết các quốc gia này đều lo ngại sẽ chọc giận Trung Quốc. Vì vậy, không có quốc gia nào trong đó có thể sẵn sàng cung cấp nguồn lực và hỗ trợ cho Việt Nam.

Vũ Thành Công(Một Thế Giới)

*****

Lần đầu tiên Việt Nam kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974

RFI - Thứ bảy 18 Tháng Giêng 2014

hs-03-40-nam-content

Tưởng niệm 40 năm trện hải chiến Hoàng Sa (dânlàmbáo)

Thụy My

Bản tin của hãng thông tấn AP đề ngày 17/01/2014 nhận định, lần đầu tiên Hà Nội tổ chức kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa đẫm máu năm 1974 giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa với quân Trung Quốc xâm lược, dường như nhằm tăng cường tính chính danh trong nước, vào thời điểm tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông một lần nữa lại bùng lên.

Sau trận chiến không cân sức trong đó 74 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Sự kiện này đặc biệt nhạy cảm vì chính quyền Bắc Việt lúc đó đã không có động thái nào chống lại hành động xâm lăng của Bắc Kinh, hay thậm chí thừa nhận việc sử dụng vũ lực này. Vào thời đó, Trung Quốc viện trợ vũ khí và tiền bạc cho Hà Nội để chiến đấu với quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam.

Tâm lý chống Trung Quốc hiện rất phổ biến ở Việt Nam, và chính quyền Hà Nội bị đả kích là đã không có hành động đủ mạnh mẽ trước những động thái gây hấn của Bắc Kinh. Chỉ có người Việt hải ngoại và các nhà ly khai có truyền thống kỷ niệm hải chiến Hoàng Sa.

Hãng tin AP ghi nhận, tuy nhiên gần đây truyền thông Nhà nước liên tục có những bài viết về dịp kỷ niệm chính thức vào ngày mai, Chủ nhật 19/1, cũng như các bài phỏng vấn gia đình các tử sĩ Hoàng Sa vốn cho đến nay chưa hề nhận được bất kỳ hỗ trợ nào của chính phủ. Trong khi đó báo chí Việt Nam không thể viết về những vấn đề nhạy cảm liên quan đến Trung Quốc nếu chưa được chính quyền bật đèn xanh.

Hãng tin Mỹ nêu ra phát biểu của bà Huỳnh Thị Sinh, quả phụ của hạm trưởng Ngụy Văn Thà, xúc động nói về việc người chồng tử trận đã 40 năm nay mới được nhắc đến. Bên cạnh đó là các hoạt động triển lãm, hội thảo đánh dấu 40 năm Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo AP, chính quyền còn phải đối phó với việc các nhóm đối lập đã loan báo trên mạng sẽ tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội vào ngày mai. Những cuộc xuống đường với mục đích tương tự trong những năm trước đây thường bị ngăn trở. Hãng tin Mỹ cũng nhận định, tuần qua Hà Nội đã có những phát biểu mạnh mẽ chống lại lệnh cấm đánh cá của Bắc Kinh tại Biển Đông, có thể gây ra những xung đột tại vùng biển chiến lược này.

Tags: Biển Đông- Hoàng Sa- Trung Quốc- Việt Nam

*****

Trận chiến Hoàng Sa và một lịch sử được viết lại

Nguyễn Hưng Quốc- VOA - Chủ nhật, 19/01/2014

hs-04-to-quoc-vinh-cong-content

vietnam china protest

x

Từ năm 2009, lúc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên con đường lưỡi bò chạy quanh Hoàng Sa và Trường Sa trong khu vực Biển Đông, trận chiến Hoàng Sa năm 1974 lại trở thành một vấn đề thời sự khiến nhiều người thao thức. Mấy tuần lễ gần đây, trận chiến ấy lại trở thành một vấn đề thời sự lần nữa khi nó sắp tròn 40 tuổi. Lần này, nó không còn là một thao thức nữa. Nó đã tượng hình rõ thành một số nhận thức mới, có khả năng làm thay đổi một số vấn đề.

Nhà báo Huy Đức, trong bài “Hoàng Sa & hòa giải quốc gia” đăng trên facebook ngày 12 tháng 1, 2014, cho kỷ niệm 40 năm trận chiến Hoàng Sa là cơ hội tốt để thúc đẩy tiến trình hỏa giải giữa những người Việt Nam với nhau.

Sự hòa giải ấy khởi phát từ việc nhìn nhận những người lính ở miền Nam trước đây cũng có “ý thức bảo vệ đất nước” không hề kém những người bộ đội ở miền Bắc. Nhận thức ấy dẫn đến một nhận thức khác: Những người “sẵn sàng xả thân bảo vệ non sông, đất nước” khi có ngoại xâm như thế nhất định không phải là “ngụy”. Chính vì vậy, Trung tâm Minh Triết ở Việt Nam đã chính thức tôn vinh bà quả phụ Nguỵ Văn Thà, nguyên Thiếu tá (sau, được truy phong hàm Trung tá), Hạm trưởng hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10, người đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa vào ngày 19 tháng 1, 1974.

Huy Đức xem đó là một hành động có tính chất hòa giải. Nhưng ông muốn sự hòa giải ấy phải đi xa hơn việc “chỉ coi 74 người lính cùng hy sinh với trung tá Ngụy Văn Thà là không phải ‘ngụy’.” Hơn nữa, ông còn mong ước “dù ở đâu trên mảnh đất của ông cha, người Việt Nam chỉ nên để súng ống quay về cùng một hướng. Chỉ có hòa giải quốc gia mới có thể phát triển quốc gia. Một dân tộc không thể vững mạnh nếu như lòng người phân tán.”

Nhà báo Bùi Tín, trong bài “40 năm trận Hoàng Sa oanh liệt”, đăng trên blog của ông ngày 9.1.2014, xem việc kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 là “một thời điểm thuận lợi cho sự nhìn lại lịch sử một cách khách quan, công bằng, minh bạch, trên lập trường dân tộc chống ngoại xâm, đính chính cách nhìn lệch lạc méo mó do lập trường đấu tranh giai cấp của học thuyết Mác xa lạ, còn bị Lênin cực đoan hóa một cách tệ hại”.

Đi xa hơn, Bùi Tín còn đề nghị những việc mà nhà nước nên làm, chẳng hạn, tổ chức việc kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Samột cách thật đàng hoàng; tổ chức cuộc họp mặt với những người tham dự trận hải chiến ấy; xóa bỏ những cách gọi tên đầy thù nghịch như “ngụy quân nguỵ quyền”, “chế độ tay sai Mỹ”, “bán nước”… Và, cuối cùng, cần có chính sách chung về nghĩa trang cũng như chính sách chung cho các thương binh hai bên, v.v.

Ở đây, tránh đi vào những vấn đề cụ thể như vậy, tôi chỉ muốn tập trung vào hai khía cạnh khác liên quan đến việc Trung Quốc đánh cướp Hoàng Sa từ trong tay của quân đội Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974.

Thứ nhất, quan hệ giữa tinh thần quốc gia và thể chế.

Nhìn lại lịch sử, có hai vấn đề nổi bật: Một, thể chế có thể thay đổi nhưng tinh thần quốc gia của người Việt, nói chung, vẫn không thay đổi: Sống dưới bất cứ triều đại hay chế độ nào, người dân Việt Nam nói chung vẫn tha thiết với sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước mình, và khi cần, không ngại hy sinh tính mạng để bảo vệ những giá trị cao quý và thiêng liêng ấy. Hai, bản chất của triều đại hay chế độ được đánh giá chủ yếu trên công việc bảo vệ hay không bảo vệ những giá trị ấy. Cho đến nay, cha ông chúng ta và cả chúng ta không tiếc lời ca ngợi các triều đại nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê hay nhà Tây Sơn chủ yếu vì những chiến công hiển hách của họ trong công cuộc bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Ngược lại, từ thế hệ này đến thế hệ khác, chúng ta nguyền rủa Mạc Đăng Dung và Lê Chiêu Thống cũng vì những sự khuất phục của họ trước kẻ thù.

Ở hiện tại, vấn đề thể chế còn gắn liền với một yếu tố khác mà ngày xưa không có: ý thức hệ. Ở đây, cũng lại có hai khía cạnh: Một, ngày trước, người ta đồng nhất chủ nghĩa quốc gia và ý thức hệ, xem yêu nước, trước hết và trên hết, là yêu chủ nghĩa xã hội. Và hai, trong sự đồng nhất ấy, người ta đặt chủ nghĩa xã hội lên ưu tiên hàng đầu, xem đó như là nguyên tắc chính để hoạch định mọi chính sách.

Khía cạnh thứ nhất đã hoàn toàn bị phá sản kể từ ngày chế độ cộng sản ở Liên xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ, không những giúp phơi bày những mặt trái đáng ghê tởm của chủ nghĩa xã hội mà còn khẳng định một cách dứt khoát: đó chỉ là một ảo tưởng điên cuồng và nguy hiểm.

Khía cạnh thứ hai, dưới mắt giới học giả ngoại quốc, đã được sáng tỏ ngay từ những năm sau 1975. Trong cuốn Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism, được xuất bản lần đầu vào năm 1983, Benedict Anderson đã cho hai cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia năm 1978 và giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 1979 là những cuộc chiến tranh quan trọng trong lịch sử cả thế giới vì, một, đó là những cuộc chiến tranh tổng lực và đẫm máu đầu tiên giữa các nước xã hội chủ nghĩa; và hai, chúng chứng tỏ, điều quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế không phải là ý thức hệ mà chính là chủ nghĩa quốc gia. Là tinh thần dân tộc.

Giới lãnh đạo Trung Quốc biết rất rõ điều đó. Biết, nên ngay sau năm 1975, họ đã xúi giục Khmer Đỏ liên tục tấn công và quấy phá nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa anh em của họ. Biết, nên đầu năm 1979, họ đã xua quân tràn qua biên giới giết hại bao nhiêu người Việt Nam. Biết, nên gần đây họ không ngừng gây sức ép đối với Việt Nam hầu như trên mọi phương diện, từ kinh tế đến xã hội, chính trị và cả quân sự nữa. Tất cả mọi tham vọng đối ngoại của Trung Quốc đều chỉ tập trung vào một điểm: biến Trung Quốc thành một siêu cường quốc, trước hết, trong khu vực; và sau, trên phạm vi thế giới. Hết. Không có chút lý tưởng nào liên quan đến chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản cả.

Tuyệt đối không.

Tiếc, hình như giới cầm quyền ở Việt Nam lại không nhận ra điều đó. Trước, đầu năm 1979, họ tin tưởng: vì tình hữu nghị giữa hai nước xã hội chủ nghĩa anh em, Trung Quốc sẽ không tấn công họ. Rồi Trung Quốc tấn công thật. Sau này, họ cũng lại tin Trung Quốc, một đồng chí tốt và một láng giềng tốt, cũng sẽ không tấn công họ, dù, từ lời nói đến hành động, Trung Quốc cứ lấn hết hòn đảo này đến vùng biển nọ. Họ vẫn tin như thế.
Nên gọi sự tin tưởng ấy là gì nhỉ?

Thứ hai, qua các thay đổi trong cách nhận định về trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, chúng ta thấy rõ một số điều. Một, những người chiến thắng bao giờ cũng có tham vọng giành độc quyền viết lịch sử. Trong gần 40 năm qua, kể từ tháng 4, 1975, chính quyền Việt Nam đã giành, giành một cách triệt để và quyết liệt, sự độc quyền ấy. Họ viết lại toàn bộ lịch sử hiện đại Việt Nam. Họ nhặt sự kiện này và loại bỏ sự kiện khác. Họ tô hồng điều này và bôi đen điều khác. Họ thần thánh hóa người này và súc vật hóa người khác. Trong tham vọng ấy, họ đã gạt bỏ toàn bộ những gì liên quan đến Việt Nam Cộng Hòa trong nỗ lực bảo vệ Hoàng Sa. Gạt bỏ hoàn toàn. Nhưng kết quả ra sao? Trả lời câu hỏi ấy, chúng ta thấy rõ thêm điều thứ hai này nữa: không ai có thể vĩnh viễn chôn vùi hay xuyên tạc sự thật. Sự thật chỉ bị đè nén và giấu giếm chứ không thể bị tiêu diệt. Một lúc nào đó, nó lại xuất hiện. Và khi xuất hiện, nó đòi hỏi lịch sử phải được viết lại.

Ở Việt Nam, chúng ta chỉ quen với khái niệm viết lịch sử chứ ít có dịp làm quen với khái niệm viết lại lịch sử. Trên thế giới, ít nhất với giới nghiên cứu, đó là điều hiển nhiên: Lịch sử luôn luôn được viết lại. Viết đi rồi viết lại. Viết lại rồi viết lại nữa. Hành động viết-lại lịch sử, thật ra, là một trận chiến âm thầm không phải đề giành giật sự thật mà còn để giành giật quyền lực: Người nào giành được lịch sử sẽ giành được cả tương lai.

Trong cuộc giành giật này, tôi cho cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại cũng như cộng đồng giới làm báo trên mạng, cả trong nước lẫn ngoài nước, đã có công đóng góp rất lớn. Bằng cách thường xuyên nhắc nhở đến trận chiến oanh liệt ấy. Với sự nhắc nhở ấy, cùng lúc họ làm được hai việc: Một, họ tạo nên một thứ đối-ký ức (counter-memory), nói theo chữ của Michel Foucault, tức một ký ức khác với ký ức chính thống – vốn được xem là lịch sử - mà nhà cầm quyền muốn bảo tồn. Và hai, bằng việc duy trì thứ đối-ký ức ấy, người ta cũng dần dần gây sức ép lên bộ máy tuyên truyền của nhà nước để, một mặt, họ phải công nhận, ít nhất, một phần sự thật, và mặt khác, viết lại lịch sử với một chút nhân nhượng hơn.

Nhân nhượng chứ không phải thi ân.


* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

*****

Hà Nội : Tập hợp tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh ở Hoàng Sa

RFI - Chủ nhật 19 Tháng Giêng 2014

hs-05-bieu-tinh-content

Biểu tình tại Hà Nội kỷ niệm 40 năm trận hải chiếnHoàng Sa, 19/01/1974-19/01/2014 - REUTERS/Kham

Thanh Phương

Hôm nay, 19/01/2014, đúng 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa, khoảng hơn 100 người, trong đó có hàng chục nhà hoạt động, đã tập hợp tại thủ đô Hà Nội để kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa, tri ân những chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh tại Hoàng Sa, đồng thời phản đối Trung Quốc xâm lược.

Cuộc biểu tình đã diễn ra ở khu vực tượng đài Lý Thái Tổ bất chấp sự ngăn cản của công an. Theo các hình ảnh được đăng trên các trang mạng, những người biểu tình đã mang theo các khẩu hiệu như "Tổ Quốc ghi công - Đời đời nhớ ơn các Anh hùng bảo vệ Hoàng Sa 19/1/1974", "Đời đời nhớ anh anh hùng Ngụy Văn Thà và đồng đội", hoặc “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”.

Bị công an xua đuổi hoặc phá rối bằng các loa phóng thanh cực lớn, đoàn người biểu tình sau đó đã di chuyển về phía bờ hồ để tiếp tuần hành, trước khi giải tán. Đây là cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đầu tiên trong năm nay.

Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay từ Hà Nội, nhà báo độc lập Nguyễn Hữu Vinh mô tả cách thức mà công an phá rối cuộc tập hợp ở Hà Nội và cho biết là những người tham gia tưởng niệm rất phẫn uất trước hành động của công an.


Tưởng niệm tại Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình ở Sài Gòn

Tại Sài Gòn, không có hoạt động kỷ niệm nào diễn ra hôm nay, sau buổi lễ tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa, tổ chức tại Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình ở số 43 Nguyễn Thông.

Tham dự buổi lễ có khoảng 100 người trong đó có giáo sư Tương Lai, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Dũng, tiến sĩ Phạm Chí Dũng … Đặc biệt còn có sự hiện diện của hai bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh và Ngô Thị Kim Thanh, vợ góa của các sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa trong trận hải chiến Hoàng Sa là Ngụy Văn Thà và Nguyễn Thành Trí.

Theo những hình ảnh trên mạng, trong gian phòng diễn ra buổi lễ không có một băng-rôn nào về Hoàng Sa – Trường Sa, mà chỉ có những dòng chữ viết mờ nhạt, rất khó đọc trên tường “Tưởng niệm, tri ân & cầu nguyện cho các đồng bào & chiến sĩ đã bảo vệ biển đảo”, và chữ “Hoàng Sa – Trường Sa ở phía dưới gần như không đọc nổi” .

Trả lời thắc mắc này của chúng tôi, phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Dũng, giảng dạy tại trường đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết :


Trận hải chiến Hoàng Sa đã diễn ra từ ngày 17 đến 19/01/1974. Mặc dù các chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu anh dũng, nhưng do tương quan lực lượng bất lợi, họ đã không thể bảo vệ được quần đảo Hoàng Sa. Tổng cộng 74 chiến sĩ đã hy sinh trong trận này.

Theo ghi nhận của AFP, tuy có nhiều bài nói về kỷ niệm 40 trận hải chiến Hoàng Sa, nhưng báo chí chính thức của Việt Nam không hề loan tin về cuộc tập hợp tưởng niệm hôm nay ở Hà Nội.

Tags: Biển Đông- Chủ Quyền- Hải Chiến- Hoàng Sa- Kỷ Niệm- Trung Quốc- Việt Nam

*****

Sài Gòn tưởng nhớ Hoàng Sa

PV Bauxite Việt Nam - 19/01/2014

Bốn mươi năm qua cứ đến ngày 19.1, ngày giặc Tàu chiếm Hoàng Sa của tổ tiên ta, trong trái tim mọi người Việt Nam lại thầm thì, tha thiết gọi tên Hoàng Sa! Hoàng Sa!

Năm nay tiếng Hoàng Sa không phải chỉ là tiếng thầm thì, tha thiết trong tim mà đã vang lên thành tiếng gọi vang vọng trong không gian, vang vọng trong thời gian, vang vọng từ thế hệ trước sang thế hệ sau, vang vọng ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam, vang vọng ở mọi nơi có người Việt sinh sống trên thế giới.

Chiều 18.1.2014, khoảng 100 người Sài Gòn gọi nhau đến Phòng họp Phạm Tiên Long, 43 đường Nguyễn Thông, quận Ba, để được cùng nhau nhắc đến Hoàng Sa, để nghe tiếng Hoàng Sa từ trong lồng ngực vang trong không gian, để tưởng nhớ những dòng máu Việt Nam đã hòa trong nước biển Hoàng Sa. Tại đây, Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình đã tổ chức thánh lễ tưởng niệm, tri ân và cầu nguyện cho tất cả đồng bào và chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ biển đảo Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988), dưới sự Chủ tế của Linh mục Nguyễn Trọng Viễn.

hs-06-hoi-thao-content

Có mặt ở đây, bên nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu 95 tuổi là hai người vợ góa của hai chỉ huy chiếm hạm chiến đấu và ở lại mãi mãi với Hoàng Sa, bà Ngô Thị Kim Thanh vợ liệt sĩ Nguyễn Thành Trí, Thiếu tá hạm phó hộ tống hạm Nhựt Tảo và bà Huỳnh Thị Sinh vợ liệt sĩ Ngụy Văn Thà, Trung tá hạm trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo. Những trí thức: bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, GS Tương Lai, nhà khoa học Huỳnh Kim Báu, kỹ sư Đỗ Thái Bình, PGS TS Hoàng Dũng, TS Vũ Thị Phương Anh, TS Nguyễn Xuân Nghĩa, các nhà thơ Nguyễn Duy, Hoàng Hưng, nhà văn Phạm Đình Trọng, các nhà báo Lê Phú Khải, Lê Công Giàu, Thế Thanh, Nguyễn Quốc Thái, các nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Thị Khánh Trâm,… bên cạnh những gương mặt của tuổi trẻ Sài Gòn.

hs-07-mam-tuong-lai-kimbau-content

Từ trái qua: Các anh Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Huỳnh Kim Báu, Lê Công Giàu

hs-08-ba-thanh-ba-sinh-content

Từ trái qua: bà Ngô Thị Kim Thanh và bà Huỳnh Thị Sinh

Mở đầu buổi lễ, Linh mục Chủ tế nêu rõ: “Chúng ta nhớ lại lịch sử Hoàng Sa không để oán thù mà để khơi dậy lòng yêu nước, yêu hoà bình và công lý”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã đọc bài luận văn quan trọng “Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam”, trong đó ông lược thuật diễn biến lịch sử của việc quản lý liên tục Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam từ các chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945), Bảo Đại (1949), Việt Nam Cộng Hòa (1955) cũng như quá trình Trung Quốc (Cộng sản) xâm chiếm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Kết thúc bài nói, ông chân thành bộc lộ tâm sự của một trí thức công giáo Sài Gòn đã từng ủng hộ miền Bắc trong cuộc “kiến tạo độc lập – thống nhất”: “Sau tháng 4/1975, dần dần tôi mới thấy ý đồ của TQ đã từ lâu vẫn giữ não trạng “đại Hán” xâm chiếm từng mảng lãnh thổ hay lãnh hải của nước ta mỗi khi có nguy cơ ngoại xâm hay nội chiến. Nói ra quá đau lòng, nhưng đó là sự thật”.

Linh mục Lê Quốc Thăng, người con của một sĩ quan hải quân Sài Gòn (tàu HQ 5) bảo vệ Trường Sa và cháu của hai sĩ quan tham gia chiến đấu trên HQ 10 trong trận chiến bi hùng 17-19/1/1974, đã kết thúc phần giảng lễ với lời nguyện: “Hòa bình không thể tách rời khỏi những đòi hỏi của công lý, được hỗ trợ bằng sự hy sinh, lòng khoan dung nhân từ và tình yêu thương của con người. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các quốc gia, nhất là các nước lớn mạnh biết tôn trọng các công ước quốc tế được ký kết, biết đối xử bình đẳng, tôn trọng giữa các quốc gia và biết đối thoại trong sự thật để xây dựng hòa bình trên thế giới và khu vực”.

hs-09-linh-muc-thang-content

Linh mục Lê Quốc Thăng

Thay mặt những người dự lễ, GS Tương Lai có bài phát biểu đầy nhiệt huyết và mạnh mẽ nói lên tâm tình của trí thức nhân sĩ và nhân dân luôn đau đáu nỗi đau Hoàng Sa, Trường Sa, kiên trì lên tiếng đòi Nhà nước thể hiện quyết tâm bảo vệ biển đảo của đất nước ở những việc làm rõ ràng, cụ thể. Một trong những việc ấy là: sớm chính thức biểu dương lòng yêu nước của các chiến sĩ bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 (xem toàn văn bài Và rồi hôm nay cánh cửa đã hé mởđăng ngay sau bài này).

Sau buổi lễ, một số anh em đến nhà của bà Ngô Thị Kim Thanh, một căn hộ ở chung cư Trần Quốc Toản, để thắp nhang cho liệt sĩ Nguyễn Thành Trí. Vừa đến cầu thang chung cư, thì gặp hai nhà báo Huy Đức và Mạnh Quân đang ôm một giỏ hoa quả đi lên.

Sau khi thắp nhang, kỹ sư Đỗ Thái Bình và nhà báo Huy Đức thông báo cho gia đình liệt sĩ Nguyễn Thành Trí và cả bà quả phụ Ngụy Văn Thà về kết quả cho đến nay của chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa. Hai anh nhấn mạnh chương trình sẽ là một điểm nối kết Nam Bắc, thúc đẩy tình cảm hòa giải hòa hợp dân tộc. Hoàng Sa – đó là nơi chúng ta thấy rõ kẻ xâm lược. Mà xâm lược thì thời nào cũng vậy, là kẻ thù chung của con dân nước Việt, bất kể Nam hay Bắc.

hs-10-do-thai-binh-huy-duc-content

Từ trái qua: kỹ sư Đỗ Thái Bình, nhà văn Phạm Đình Trọng, nhà báo Huy Đức, nhà báo Mạnh Quân, nhà văn Phạm Đình Trọng và hai người con của liệt sĩ Nguyễn Thành Trí – Nguyễn Thị Thanh Thảo và Nguyễn Thanh Triết.

Được đăng bởi bauxitevn

*****

Và rồi hôm nay cánh cửa đã hé mở

Tương Lai – Bauxite Vietnam - 19/01/2014

Thưa qu‎í vị,

Cách đây 3 năm, tại đây, ngày 27.7.2011, chúng tôi đã có dịp được bày tỏ đôi điều suy tư: “Chúng ta cảm động khi thấy tên của những người anh hùng trong các trận quyết tử để bảo vệ Hoàng Sa của năm 1974 và Trường Sa của năm 1988 được những thanh niên yêu nước giương cao trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngay tại Hồ Hoàn Kiếm, trái tim của Thủ đô ngày 24.7.2011 vừa qua. Tấm gương hy sinh của thế hệ đi trước đang tiếp sức cho thế hệ hôm nay tỉnh táo và hiên ngang thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, không đang tâm ngồi nhìn bọn cướp nước đang trăm mưu nghìn kế thực hiện chính sách thâm hiểm của chúng”.

Hôm ấy, chỉ duy nhất bà quả phụ của thiếu tá Ngụy Văn Thà lần đầu tiên có mặt để nhận lời tri ân của chúng ta. Bà Huỳnh Thị Sinh nói: “Lúc đó năm 2011 mới được nhắc nhở đến, và từ đó đến nay luôn được nhắc nhở đến Hoàng Sa - Trường Sa. Người ta nói ông Thà là một anh hùng đánh nhau với một cường quốc”. Và rồi cách đây mấy hôm, tại trụ sở của Viện SENA ở 35 Điện Biên Phủ quận Ba Đình, bà đã gặp gỡ các nhân sĩ trí thức Hà Nội để được nói rằng: “Tôi đau buồn nhưng hãnh diện”, và bà đã cám ơn về “một nghĩa cử đúng đắn, cao cả. Nó có đủ vẻ đẹp của lòng người”. Mới bốn ngày trước đây, ông Đỗ Văn Thọ, cựu hạ sĩ quan điện tử trên khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư đã dõng dạc bộc bạch nỗi lòng của một người lính từng chiến đấu chống lại những tàu chiến Trung Quốc bắn chìm chiến hạm của ta “…Tôi vẫn còn ân hận lắm đấy. Tôi giờ sức khoẻ còn dồi dào lắm, nếu phải ra đi để tái chiếm lại [Hoàng Sa] thì tôi cũng sẵn sàng ra đi thôi….

Kinh Thánh dạy: “Không ai hái trái vả nơi bụi gai, cũng không ai hái trái nho nơi lùm cây dại” (Luca 6:44). Lại nói: “Hãy tìm, các ngươi sẽ gặp; hãy gõ, cửa sẽ mở ra cho các ngươi. Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp và ai gõ thì cửa sẽ mở cho” (Matthiơ 7:9-10). Và chúng ta đã quyết liệt “gõ cửa”.

Liệu có phải “hãy tìm, các ngươi sẽ gặp”? Ngày 30/12 trong buổi làm việc với các nhà sử học, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: “Lịch sử là lịch sử, sự thật là sự thật, còn việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lại là vấn đề khác, thông qua các giải pháp hòa bình”. Ông yêu cầu đưa vấn đề chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa vào sách giáo khoa phổ thông. Đây là điều ông đã long trọng tuyên bố tại diễn đàn Quốc hội ngày 25 tháng 11 năm 2011:Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Lịch sử thường có những bước đi chậm rãi nhưng cũng có những đột phá, chuyển đổi và tăng tốc. Nhanh hay chậm, cuối cùng lịch sử cũng trả về cho cuộc sống những giá trị đích thực của nó. Và rồi hôm nay cánh cửa đã hé mở.

Chúng ta tự hào vì ngay khi còn bị kiêng kỵ, cấm đoán, chúng ta vẫn quyết liệt đi tìm. Tìm ở đâu? Tìm ngay trong chính trái tim ta, trái tim yêu nước đang quặn đau vì một phần lãnh thổ thiêng liêng cha ông ta để lại đang bị Trung Quốc chiếm đoạt, quặn đau còn vì nhiều liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến chống bọn xâm lược từ ngày 17 đến ngày 19.1.1974 để bảo vệ mảnh đất thiêng của Tổ quốc chưa được nhà nước chính thức tri ân.Tôi xin được nhắc lại lời đã nói 3 năm trước tại nơi này:dòng nước mắt trong tim. Chảy lai láng vào hồn…” của mỗi chúng ta. Tâm hồn chúng ta đang hướng về Hoàng Sa, Trường Sa, trái tim của mỗi chúng ta đang đập theo nhịp sóng Biển Đông”.

Ba năm qua, chúng ta nhẫn nại, kiên trì cuộc đấu tranh không mệt mỏi, bất chấp mọi điều thị phi đáng xấu hổ từ những thế lực muốn dập tắt ngọn lửa yêu nước trong tim chúng ta để chiều lòng bọn cướp nước.

Nhưng tình thế đã thay đổi. Cứ nhìn lên mặt báo, những “tờ báo nhà nước”, có thể đo được phần nào những động thái thay đổi ấy. Có một số tờ báo đã mở hẳn một chuyên trang với hàng chục mục tin bài về Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông. Đài Truyền hình Đồng Nai đã công chiếu bộ phim “Hải chiến Hoàng Sa” được sản xuất từ thời Việt Nam Cộng hòa trước 1975. Nhớ lại trước đó không lâu, báo chí nhà nước lúc thì im thin thít, lúc thì dè dặt những mẩu tin về “tàu lạ” càng hiểu thêm về thời tiết chính trị và khẳng định thêm quyết tâm đẩy tới cuộc đấu tranh yêu nước chống Trung Quốc xâm lược. Kinh Thánh có đoạn: “tôi vui chịu yếu đuối, sỉ nhục, gian khổ, bắt bớ và hoạn nạn; vì khi tôi yếu đuối chính là lúc tôi mạnh mẽ” (Cô-rinh-tô 11: 10).

Bước vào năm 2014, ý‎ chí chúng ta càng mạnh mẽ hơn. Mạnh mẽ hơn khi chúng ta biết gắn kết thành một khối vì sự tồn vong của dân tộc, bởi chúng ta hiểu rằng sự tồn vong của dân tộc gắn bó máu thịt với sự tồn vong của mỗi cá thể tạo thành dân tộc ấy.

Chẳng phải chỉ trong Kinh Thánh, theo quan điểm “duyên sanh” của nhà Phật thì mọi tồn tại chỉ tồn tại trong tương quan với những tồn tại khác. Chính quan điểm đó giúp con người có cái nhìn bao dung không những với chính mình mà còn đối với người khác và thế giới quanh mình. “Phật ở ngay trong lòng. Lòng lặng mà hiểu, đó chính là chân Phật” (lời của Thiền sư Trúc Lâm khuyên vua Trần Thái Tông). Quả thật “lòng lặng mà hiểu”, chân l‎ý đó đã gắn kết chúng ta thành một khối mạnh mẽ không thế lực nào có thể chia cắt được. Vì, ngọn lửa của lòng yêu nước và tinh thần dân tộc là nguồn động lực vô tận đẩy tới cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc, ngọn lửa ấy nằm trong trái tim của mỗi chúng ta như bài thơ “Gốc lửa” của thiền sư Khuông Việt ra đời cách nay hơn 1,000 năm đã biểu tả:

Trong cây vốn có lửa - Mộc trung nguyên hữu hỏa

Sẵn lửa, lửa mới sinh ra - Nguyên hỏa phục hoàn sanh

Nếu cây không có lửa - Nhược vị mộc vô hỏa

Khi cọ xát sao lại thành - Toàn toại hà do manh

Chính ngọn lửa yêu nước đang cháy sáng ấy giục giã chúng ta. Chúng ta hiểu rằng:

Nếu tôi không cháy lên

Nếu anh không cháy lên

Nếu chúng ta không cháy lên,

Thì làm sao

Bóng tối

Có thể trở thành

Ánh sáng?

(Nazim Hikmet. Cao Xuân Hạo dịch)

Xin cám ơn đã nghe tôi nói.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

*****

Hamburg-CHLB Đức: Tưởng niệm 40 Năm Hải chiến Hoàng Sa

Đàn Chim Việt – 19/1/2014

Hôm nay (18.01.2014), từ 14 – 15 giờ 30, trước cửa LSQ CHND Trung Hoa tại Hamburg, đã diễn ra Lễ tưởng niệm 40 Năm hải chiến Hoàng Sa và cuộc Biểu tình phản đối những hành động xâm lược của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam suốt mấy chục năm qua.

Chứng kiến cuộc biểu tình từ đầu chí cuối, chúng tôi ghi nhận có khoảng gần 100 người gồm đủ các lứa tuổi. Thành phần tham gia là các anh chị em khách thợ xuất xứ từ các nước Đông Âu, hiện đã an cư lạc nghiệp tại Landkreis Harburg – CHLB Đức.

Cũng giống nhưcuộc biểu tình lần trước, lá cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH; cờ đỏ sao vàng CHXHCN VN và cờ ba màu đỏ-đen-vàng của CHLB Đức đều hiện diện.

Theo lời giải thích của đại diện cho Ban tổ chức - ông Hoàng Mạnh Tiến và ông Hoàng Tuấn, buổi lễ hôm nay là chủ yếu là để tri ân 74 anh hùng vị quốc vong của VNCH đã anh dũng hy sinh cho Hoàng Sa của nước ta đúng 40 năm trước. Nhưng nhân dịp này cũng tri ân luôn 64 liệt sỹ đã ngã xuống trước họng súng xâm lăng của kẻ thù ở bãi đá Gạc Ma vào tháng 14.03.1988. Tất cả các anh, dù khác nhau về màu cờ sắc áo hay chính kiến. Nhưng đều chiến đấu dũng cảm và hy sinh như những anh hùng cho Hoàng Sa-Trường Sa, lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của đất mẹ Việt Nam. Các anh xứng đáng được tổ quốc ghi công và toàn dân Việt Nam tri ân tưởng nhớ! Đó là chân lý mà không ai, dù với lý do nào có thể phủ nhận.

Thật bất ngờ lớn với tôi, hôm nay có một thuyền nhân hiện đang cư ngụ tại TP Hamburg. Anh tới đăng ký với BCT xin được tham gia đứng chung dưới cả ba lá cờ, cùng hát và hô vang các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc, khẳng định Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam. Tâm sự với mọi người anh thẳng thắn nói: “Tôi đã từng nhiều lần đi biểu tình chống lại lá cờ của người CS. Nhưng nay tôi muốn tới đây để nói với mọi người rằng, sau 40 năm, kể từ ngày Hoàng Sa bị Tàu Cộng cướp trắng, người Việt Nam mình đã dần tìm được tiếng nói chung.”

Trước lúc chia tay ra về, anh còn bày tỏ:

- Tại sao người Việt mình không biết dẹp bỏ những bất hòa trong qúa khứ để đoàn kết chống lại kẻ thù chung?”.

Rằng:

- Tại sao phải đợi tới 40 năm, các anh hùng vị quốc vong thân ở Hoàng Sa mới được ngồi chung trên ban thờ cùng với 64 chiến binh dũng cảm đã hy sinh ở Trường Sa như thế này?…

Biết trả lời với anh bạn đồng hương thân thiện, đã mở lòng mình ra sao đây? Xin nhường lại cho những người có trách nhiệm (hay tự nhận thấy thế) trả nhời dùm!

Với cương vị con ong cái kiến, chỉ có chút xíu cỏn con tấm lòng son với quê cha đất tổ, tôi không dám giải thích hay an ủi với anh bất cứ điều gì. Mong anh và mọi người lượng thứ cho!

Để chuộc lại phần nào thiếu sót, xin post lên đây những tấm hình ghi được ở buổi lễ tưởng niệm đáng nhớ này!

—————————————————

Lời phát biểu của Ban Tổ chức Lễ Tưởng niệm 40 Năm Hải chiến Hoàng Sa

Kính thưa toàn thể Quý đồng hương!

Đúng 40 năm về trước, lợi dụng nước ta đang có chiến tranh, Trung Quốc đưa hải quân chiếm đóng các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh. Sau đó đưa chiến hạm và đổ quân chiếm toàn bộ nhóm đảo Lưỡi liềm của Quần đảo Hoàng Sa. Trong cuộc chiến không cân sức diễn ra từ ngày 17 đến ngày 19 tháng Giêng, 74 chiến sỹ VNCH đã ngã xuống, trúng đạn ở đầu hay ngực, thân thể cháy thành than, hay rã tan vào sóng nước. Tất cả, anh dũng chiến đấu, hiên ngang tử trận, gởi lại cho đời lời khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam. Rằng Trung Cộng chính là kẻ xâm lược! Không dừng lại ở đó, bọn Bành trướng Bá quyền Đại Hán tiếp tục lấn chiếm xuống Quần đảo Trường Sa.

Ngày 14 tháng 3 năm 1988 trên bãi đá Gạc-ma, các chiến sỹ hải quân của QĐND Việt Nam đã kết nên bức tường thành bảo vệ lá cờ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Cũng như 74 liệt sỹ Hoàng Sa, 64 liệt sỹ Trường Sa đã vĩnh viễn nằm lại nơi biển khơi của Tổ quốc. Sự hy sinh vì toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam của 138 chàng trai con Lạc cháu Hồng ở Hoàng Sa – Trường Sa dù dưới màu cờ sắc áo nào cũng đều vì đất mẹ Việt Nam. Máu của các anh hòa cùng biển xanh dì dào sóng vỗ và kết tinh thành các cột mốc sừng sững trên biển khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Linh hồn của các anh theo những con tàu vượt đại dương, nói với toàn thế giới rằng HS-TS mãi mãi là của VN.

Thưa toàn thể quý đồng hương Suốt 2 thế kỷ qua, cha ông chúng ta đã khai khẩn và thực thi chủ quyền một cách liên tục đối với hai quần đảo HS-TS, khi chưa có bất cứ quốc gia nào tới chiếm hữu. Các thư tịch cổ của nhiều nước lớn trên thế giới (kể cả của các triều đại phong kiến Trung Hoa) đã chứng minh điều đó.

Vậy mà mấy chục năm trở lại đây, các thế lực hiếu chiến Trung Hoa ngang nhiên dùng vũ lực xâm lấn. Lại vẽ ra cả đường lưỡi bò đòi chủ quyền một cách trái phép trên 80% lãnh hải trên Biển Đông. Ngăn cản và cướp bóc, thậm chí bắn giết ngư dân của Việt Nam ngay trên ngư trường truyền thống từ hàng ngàn năm nay. Cùng với các hành động gây căng thẳng như thành lập Khu hành chính Tam Sa bất hợp pháp; cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam… Nay Trung Quốc còn leo thang ra qui định ngang ngược về đánh bắt cá mới đây ở Biển Đông, đòi ngư dân ta phải xin phép chính quyền TQ mới được làm ăn sinh sống trên chính vùng biển của mình.

Hành xử như vậy, không những phỉ báng đối với lời hay ý đẹp của TQ bấy nay về “tam tương tứ tốt“ về “16 chữ vàng“. Mà còn trà đạp thô bạo lên “Công ước Luật Biển 1982“, trong đó TQ đã tham gia ký kết. Dưới con mắt của dư luận yêu chuộng hòa bình trên thế giới, Trung Quốc đang hiện nguyên hình là “nhà nước cướp biển“ hay “cướp biển đội lốt nhà nước“! Là tác nhân chính gây bất ổn trong khu vực và hòa bình trên thế giới!

Nhân ngày giỗ lần thứ 40 của 74 các anh hùng vị quốc vong thân ở Hoàng Sa, chúng ta nghiêng mình dâng hương để tưởng niệm các anh. Trong khói nhang linh thiêng này, chúng ta còn thấy 64 anh hùng liệt sỹ ở bãi đá Gạc-ma tháng 3 năm 1988 đã hiện về. Thì ra, ở dưới ấy các anh đâu còn phân biệt bên này bên kia nữa. Các anh cùng vị quốc vong thân như bao lớp cha ông đã ngã xuống cho sự tồn vong của quê hương đất nước mình…

Hướng về biển đảo quê hương, chúng ta hãy chung tay làm tất cả những gì hữu ích cho một thế giới Hòa Bình. Chỉ khi nào Công lý – Sự thật và Luật pháp Quốc tế được thượng tôn, tất cả các quốc gia, các dân tộc mới mong có được ổn định để cùng thăng tiến trong hội nhập và phát triển bền vững. Sự nỗ lực của chúng ta hôm nay cũng không nằm ngoài mục đích ấy!

Cộng đồng người Việt LK Harbug xin cảm tạ tất cả quý đồng hương cùng bạn bè Quốc tế đã không quản đường xá xa xôi, tới đây để góp tiếng nói chung!

Xin chân thành cám ơn! 

Vài hình ảnh:

hs-11-co-vang-do-content

*****

Triển lãm tư liệu minh chứng chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Vietnam Net – 19/1/2014

Sáng 19/1, tại Bảo tàng TP Đà Nẵng, Bộ Thông tin & Truyền thông, UBND TP Đà Nẵng tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử”.


Triển lãm trưng bày nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm và gần 150 bản đồ đã được công bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và quốc tế. Đáng chú ý là 4 cuốn Atlas do nhà Thanh và chính phủ Trung Hoa Dân quốc xuất bản, thể hiện cương giới cực nam của Trung Quốc chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam mà không hề nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa.

hs-12-cat-bang-content

Cắt băng khai mạc triển lãm

Nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam khẳng định: “Cuộc triển lãm này trưng bày những bằng chứng lịch sử, tức là những nhân tố hết sức khách quan đang tồn tại trong quá khứ chúng ta sưu tầm được, để làm nền tảng cho cơ sở pháp lý và cơ sở lịch sử chứng minh chủ quyền của nước ta trên biển đảo nói chung, đặc biệt là chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Bản đồ và tư liệu trưng bày tại thành phố Đà Nẵng lần này là bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông. Các tư liệu cho thấy các nhà nước Việt Nam, từ thời kỳ phong kiến đến ngày nay, đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nhiều vùng biển đảo khác thuộc lãnh thổ Việt Nam. Đó là một quá trình liên tục lâu dài, diễn ra hòa bình được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu Việt Nam và các nước.

Phát biểu tại triển lãm, Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhận định đây là một hoạt động thông tin tuyên truyền quan trọng góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài với việc bảo vệ, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

“Triển lãm lần này đã làm đã góp phần làm cho những bằng chứng lịch sử và pháp lý thu được từ Việt Nam và các nước, trong đó có cả từ Trung Quốc, góp phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông. Đó là những lãnh thổ, lãnh hải đã được các thế hệ người Việt Nam từ bao đời nay khai phá, được nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ chiếm hữu, xác lập, thực thi quản lý và bảo vệ chủ quyền một cách liên tục hòa bình trong hơn 400 năm là hoàn toàn phù hợp pháp”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” thu hút sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là thanh niên và thế hệ trẻ. Nhiều người dân từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng về đây dự triển lãm.

Ông Nguyễn Trung, đến từ Hà Nội bày tỏ: “Tất cả những bản đồ và lịch sử nói lên chủ quyền liên tục đối với chủ quyền của nước ta với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là những bằng chứng hết sức sinh động và thuyết phục”.

Triển lãm sẽ kéo dài tới ngày 25/1.

Một số hình ảnh tại triển lãm:

hs-13-trien-lam-content

Triển lãm thu hút đông đảo công chúng 

  • Theo VOV

*****

Phỏng vấn về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa

Đàn Chim Việt - 19/01/14 | Tác giả: Phạm Thanh Nghiên

Phần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5

hs-14-thanh-nghien-content

Tác giả thắp nến tưởng niệm 74 anh hùng hy sinh ngày 19.1.1974 tại Hoàng Sa.

Phần 1

Phạm Thanh Nghiên:Không phải ai trong số chúng ta cũng biết và đựợc biết sự thật về tất cả những gì thuộc về quá khứ, nhất lại là một giai đoạn, một câu chuyện lịch sử với những biến cố đầy đau thương và oán hận.Trận hải chiến Hoàng Sa là một câu chuyện lịch sử như thế. Bốn mươi năm trước, khi bẩy mươi tư người lính Hải quân Việt Nam Cộng Hòa “vị quốc vong thân”trên vùng biển Hoàng Sa, tôi và đuơng nhiên những bạn cùng trang lứa còn chưa ra đời.Tại miền Bắc ngày đó, nhiều “cô, cậu” thanh niên đang là bộ đội của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nhiều người trong số họ hiện giờ đã trở thành những cán bộ đang làm việc, phục vụ cho đảng và nhà nước.Trong số họ, không thể không nói rằng họ không biết hay hoàn toàn không biết về trận hải chiến cũng như sự hy sinh anh dũng của những nguời anh hùng tại Hoàng Sa ruột thịt ngày ấy.

Là một người sinh sau biến cố năm 1975, tôi cũng như rất nhiều nguời dân miền Bắc và nhất là những bạn trẻ đã không có cơ hội để biết về trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Hơn thế, tôi cũng đã từng lĩnh án 4 năm tù giam chỉ vì lên tiếng cỗ vũ cho Nhân quyền và công khai khẳng định chủ quyền biển đảo của dân tộc. Giống như tất cả những bạn trẻ yêu nước khác, Trường Sa- Hoàng Sa luôn ở trong trái tim tôi. Trong hoàn cảnh của một người tù đang bị quản chế, tôi chỉ có thể huớng về Hoàng Sa bằng cách riêng rất hạn chế của mình: thực hiện một chương trình phỏng vẫn để kỷ niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa.Với mong muốn xóa đi, hoặc ít ra cũng thu hẹp lại những ranh giới, khác biệt từ nhiều thành phần trong quá khứ, tuổi tác và chính kiến để có một cái nhìn trung thực,công bằng, biết tri ân với những nguời đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.Để thấy được rằng, bất cứ một sự khác biệt nào cũng có thể vượt qua với một lý do chung, đó là Lòng Yêu Nước.

Bài phỏng vấn đầu tiên này được thực hiện với 3 người để như là một phần nói lên tâm tình của những người dân Việt, có những quá khứ khác nhau, về cuộc Hải chiến Hoàng Sa bảo vệ biển đảo của các Hải quân VNCH.

Vì đây là câu hỏi chung dành cho nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau, xin phép được dùng chung từ “bạn”trong cách xưng hô để thuận tiện cho việc đặt câu hỏi.

- Lê Hưng: Một bạn trẻ ở Hải Phòng sinh sau năm 1975. Sau khi tốt nghiệp Phổ thông trung học, Hưng tham gia nghĩa vụ quân sự và khi dời quân ngũ, anh tiếp tục theo học đại học.Tuy nhiên, trước đây anh không hề biết về trận Hải chiến Hoàng Sa cách đây 40 năm về trước.

hs-15-nhat-dnag-content

Ông Ngô Nhật Đăng

- Ông Ngô Nhật Đăng: Là con trai của nhà thơ Xuân Sách. Ông đã từng phục vụ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 1978 đến năm 1982 và tham gia chiến trường biên giới tại Cao Bằng trong cuộc chiến Việt Trung. Ông Ngô Nhật Đăng là thành viên của nhóm No-U Hà Nội và từng nhiều lần xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam. Hiện ông đang sống tại Hà Nội và vẫn tiếp tục có những hoạt động cổ vũ cho Nhân quyền và nhất là vấn đề toàn vẹn lãnh thổ.

hs-16-ba-ngo-thi-content

Bà Ngô Thị Hồng Lâm

- Bà Ngô Thị Hồng Lâm: sinh 1957 tại HN. Hiện đang sống tại Sài Gòn. Bà Hồng Lâm nguyên là một cán bộ công tác chuyên ngành nghiên cứu lịch sử đảng. Sau khi dời công tác, bà dành phần lớn thời gian cho các hoạt động từ thiện và công khai bày tỏ quan điểm ủng hộ cho Dân chủ, Nhân quyền và đặc biệt là vấn đề Toàn vẹn lãnh thổ.

Xin bạn cho biết, bạn biết gì về cuộc hải chiến HS cách đây 40 năm?

Lê Hưng:Rất tiếc là tôi không hề biết gì về trận hải chiến đó. Vì từ truớc tới nay tôi không thấy báo chí đưa tin hay những người quen của mình nhắc tới. Hoàn toàn không có trong lịch sử mà tôi được học. Có thể thông tin về trận hải chiến 40 năm trước đã hoàn toàn bị che giấu, bưng bít cho đến ngày hôm nay.

Ngô Nhật Đăng:Ngày đó tôi mới bước sang tuổi 16, cũng như tuyệt đại đa số người dân miền Bắc lúc đó tôi chưa bao giờ được nghe nhắc tới Hoàng Sa – Trường Sa. Tôi được biết đến sự kiện này do nghe bố tôi và các bạn của ông nhắc tới: “Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gửi thư ra Hà Nội yêu cầu chính phủ VNDCCH lên tiếng về việc Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa”. Chính câu chuyện đó gây ấn tượng mạnh với bản thân tôi.

Ngô Thị Hồng Lâm:Đó là một cuộc xâm lăng phi pháp, chà đạp lên Luật pháp quốc tế của Trung Quốc cách đây 40 năm của thế kỉ trước nhằm thực hiện ý đồ “muốn biến nước ta từ cái tổ Con Đại bàng thành tổ con Chim Chích” như lời của ông cha ta đã dạy.

Xin cho biết cảm nghĩ của bạn đối với sự hy sinh của 74 người lính hải quân VNCH?

Lê Hưng:Tôi rất kính trọng sự hy sinh cao cả của những người đã chiến đấu bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của dân tộc ta. Tôi là một người theo Đạo Mẫu Việt Nam, tôi tôn thờ những người đã có công giúp dân, đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Ngô Nhật Đăng:Đó là một sự kiện bi tráng, sau này được đọc các tư liệu, các tác phẩm thơ văn tất nhiên là của VNCH tôi càng thấy ngưỡng mộ họ. Có một điều an ủi là sau bao nhiêu năm bị quên lãng các anh đã được “chiêu tuyết” lại, điều đó càng khẳng định: Nhân dân sẽ không bao giờ quên những người con đã đổ máu để giữ gìn đất đai của Tổ Quốc và lịch sử sẽ công bằng.

Ngô Thị Hồng Lâm:Vào thời điểm 19/1/1974, khi ấy mọi thông tin còn bị cộng sản bưng bít rất chặt. Người dân miền Bắc VN hầu như chỉ có một luồng thông tin giáo điểu từ cái gọi là “Đài Tiếng nói VN” nên không được biết kịp thời cuộc đánh chiếm đảo Hoàng Sa của người có bộ mặt nạ “anh em” Trung Quốc. Đây là một cuộc chiến không cân sức giữa Hải quân VNCH và bọn Trung Quốc xâm lược. Mặc dù VNCH không giữ được đảo Hoàng Sa nhưng các chiến sĩ đã thể hiện lòng yêu nước vô cùng mãnh liệt trong cuộc chiến đấu bao vệ Tổ Quốc. Đó là những hy sinh đau thương nhưng rất vẻ vang của tất cả các chiến sĩ VNCH và đặc biệt là 74 người lính Hải Quân VNCH. Họ đã ngã xuống trong trận đánh này, để lại trong lòng chúng tôi hình ảnh đẹp và sự ngưỡng mộ những người con của Tồ Quốc Việt Nam. Chúng ta không được phép quên họ.

Suy nghĩ của bạn về những người lính của cả 2 bên chiến tuyến bảo vệ đất nước? Đối với bạn, có sự khác biệt gì không giữa giữa những người lính VNCH như trung tá Ngụy Văn Thà và với những người lính QĐVN (đặc biệt là đồng đội của ông Ngô Nhật Đăng) đã hy sinh ở chiến trường biên giới Việt Trung vào năm 1979 và 1984?

Và ngày xưa những người lính VNCH bị gán với từ “ngụy”, ngày hôm nay bạn nghĩ sao về điều ấy?

Lê Hưng:Với tôi, những người lính dù là VNCH hay VC đều không không có tội. Là lính, họ chỉ hành động theo lý tưởng và tuân theo mệnh lệnh. Họ là những con người có trái tim yêu nước, yêu dân tộc của mình. Tôi cũng không được biết về cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1984. Cuộc xâm lược của Trung Quốc năm 1979 thì có nghe nói tới. Nhưng tôi nghĩ, sự thật vẫn là sự thật dù có bị bưng bít. Và việc làm ngu ngốc, hèn nhát nhất chính là phủ nhận và bưng bít sự thật.

Về việc những người lính VNCH bị gán với từ “ngụy”, tôi xin phép không trả lời dài dòng vì hiểu biết của tôi có hạn. Nhưng những người lính dù là VNCH hay lính QĐND, họ đều đã đổ máu xương, hy sinh để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ tổ quốc. Người thân của họ đã phải chịu quá nhiều mất mát đau thương. Mẹ già mất con, vợ trẻ mất chồng, trẻ thơ mất bố, bạn bè chiến hữu mất đi một người anh em.

Ngô Nhật Đăng:Tôi đã có thời gian là lính (1978-1982) có tham gia chiến trường biên giới tại Cao Bằng trong cuộc chiến Việt Trung. Tôi tin rằng không có sự khác biệt nào giữa những người lính dù dưới thể chế chính trị nào khi chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, chúng tôi cũng không hề đắn đo và sẵn sàng hy sinh chống bọn cướp nước hồi năm 1979 cũng như các anh hùng giữ đảo Hoàng Sa năm 1974 vậy. Điều đó là chắc chắn.

Không riêng gì người lính và cả những người từng phục vụ trong chính quyền VNCH cũng bị gọi là “ngụy” (xin lỗi, tôi coi đây là một từ “mất dạy”) mà cả những người từng tham gia chính quyền trước năm 1954 cũng bị gọi như vậy. Số này ở lại Hà Nội không di cư vào Nam cũng khá đông, họ cũng bị đi tù (gọi là cải tạo) một thời gian. Tôi cũng có một số bạn bè cùng học là con cái của những người này, quan sát họ tôi cũng có những suy nghĩ khác với những điều thường được “giáo dục” trong nhà trường. Tất cả sách giáo khoa và cả các tác phẩm văn học của Việt nam lẫn Liên Xô mà chúng tôi chỉ được phép đọc đều miêu tả những người phía bên kia cực kỳ xấu xa, độc ác, mất hết nhân tính, sẵn sàng mổ bụng ăn gan kẻ thù… Dù không tin hoàn toàn nhưng dù sao vẫn để lại dấu vết trong đầu óc. Cũng may mắn từ bé tôi đã được đọc các cuốn sách trong tủ sách gia đình những cuốn như “Chuông nguyện hồn ai”, “Phía Tây không có gì lạ” v.v… nó làm cho tôi có những suy nghĩ đúng đắn hơn. Quay về câu hỏi của bạn về những người lính VNCH. Thời chúng tôi cũng thường nghe lén các đài phát thanh Sài Gòn (việc này rất nguy hiểm), các bài hát về chiến tranh về thân phận người lính của phía VNCH cũng gây những xúc động mạnh cho chúng tôi. Tôi còn nhớ, vào cuối năm 1973 (lúc này đã có Hiệp định Paris) một anh bộ đội từ chiến trường ra đến nhà tôi báo tin người cậu ruột của tôi đã chết tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Là con út của bà ngoại, ông chỉ hơn tôi có 6 tuổi nên hai cậu cháu thường quấn quýt với nhau.

Đây là cú gõ cửa đầu tiên của chiến tranh thăm viếng nhà tôi, bố tôi cũng thường đi chiến trường trong những thời gian ác liệt (kể cả thời chống Pháp) nhưng ông chỉ đi ngắn chừng 1 năm và lần nào cũng trở về nguyên vẹn. Anh ở lại nhà tôi 2 ngày trước khi về đơn vị và ngủ chung với tôi, tôi được nghe nhiều chuyện về chiến tranh, khi tôi hỏi anh về những người lính “ngụy” anh văng tục: “Hay ho cái đéo gì, anh em trong nhà tàn hại lẫn nhau”. Và tôi mới biết các anh cũng thường hay nghe lén những ca khúc của Trịnh Công Sơn.

Sau này có một thời gian tôi sống và làm việc ở Sài Gòn, quen biết nhiều hơn, thậm chí có một người từng là Đại úy cũng nhận tôi là em kết nghĩa (anh đã vượt biên năm 84). Theo tôi, dù đã muộn màng, chúng ta phải đánh giá lại giai đoạn lịch sử đau thương này của đất nước, trả lại danh dự cho những người đã nằm xuống vì đạn bom, những người còn sống bị đày ải vì lao tù, chiến tranh đã lùi xa mà vết thương này vẫn chưa lên da non đó là điều không thể chấp nhận.

Ngô Thị Hồng Lâm:Thực tế thì một điều bất hạnh nhất cho một đất nước là có chiến tranh. Bất hạnh hơn nếu đó lại là một cuộc nội chiến muốn thống trị nhau bằng bạo lực. Với nhận thức của tôi thì cuộc chiến của quân đội 2 miền Nam và Bắc Việt Nam là một cuộc nội chiến, “người chiến thắng” chẳng có gì để tự cho mình là cuộc chiến chính nghĩa và vẻ vang. Đây là điều ngộ nhận rất thiếu nhân văn của những người cầm quyền Hà Nội. Cuộc chiến đã tàn 40 năm rồi, đủ độ lùi của thời gian rồi, để “từ nay người biết thương người”. Tuy nhiên, mỗi kỉ niệm 30/4 Ban Tuyên huấn họ vẫn cứ cho phát lại những cuốn băng thời sự cũ “quân ta hừng hực khí thế chiến đấu” nghe sao mà thấy vết thương lòng của dân tộc Việt Nam mãi mãi không thể hàn gắn và câu nói của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt “ngày 30/4 có một triệu người vui thì có một triệu người buồn” vẫn còn nguyên tính thời sự và cuối cùng thì người lính cả 2 bên chiến tuyến họ chỉ là những nạn nhân của cuộc chiến.

Vì thế cho nên không thể có sự khác biệt trong đối xử với người lính của 2 bên chiến tuyến, không thể giữ mãi sự khác biệt bên trọng bên khinh. Càng không thể dùng từ “ngụy” đối với người lính VNCH Trung tá Ngụy Văn Thà và đồng đội của ông đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa, đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc Việt Nam. Cần vinh danh họ. Cũng như những người lính đã hy sinh ở biên giới Việt-Trung vào năm 1979 họ đều là những anh hùng xứng đáng được Tổ Quốc Việt Nam ghi công và đời đời nhớ ơn họ.

Những người lính VNCH bị chính quyền cộng sản gán cho họ từ “ngụy” là một điểu ngô nhận của họ. Cân phải có một sự đổi mới về nhận thức với những người ở bên kia chiến tuyến, để xóa bỏ sự hằn thù dân tộc cho vết thương mau liền da liền thịt, tiến đến hòa hợp dân tộc để tăng cường sức mạnh của Việt Nam trong tình hình hiện nay. Bản thân tôi cực lực phản đối sự phân biệt đối xử hoặc xúc phạm với những người ở bên kia chiến tuyến trong đời sống cũng như nghĩa trang nơi họ yên nghỉ.

Bạn có nghĩ là nên vinh danh những người lính VNCH ở trận chiến HS năm 1974 không? Nếu có, bạn có sẵn sàng tham gia không?

Lê Hưng:Họ xứng đáng được vinh danh, họ xứng đáng được ca ngợi. Nếu không thì máu xương, tuổi trẻ, gia đình mà họ đã phải đánh đổi để dành lấy chủ quyền cho đất nước lẽ nào lại là vô nghĩa hay sao. Chúng ta, thế hệ sau này vô ơn quá.

Ngô Nhật Đăng:Ồ, đó là việc rất nên làm và tất nhiên tôi sẵn sàng tham gia.

Ngô Thị Hồng Lâm:Việc vinh danh những người lính VNCH đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 là việc phải làm để tỏ lòng biết ơn những người con của Tổ Quốc Việt Nam đã hy sinh bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của ông cha ta để lại và qua đó giáo dục nhắc nhở các thế hệ trẻ của Việt Nam lớn lên sau này phải biết ơn những người đã vì bảo vệ biển đảo của Tồ Quốc mà hy sinh. Không được phép vong ân với những chiến sĩ VNCH đã ngã xuống trong trận chiến bảo vệ đảo Hoàng Sa năm 1974 và những chiến sĩ QĐNDVN trong chiên trận bảo vệ biên giới phía Bắc 1979.

Việc bạn hỏi chúng tôi có sẵn sàng tham gia không? Xin thưa rằng, tôi vốn xuất thân trong chuyên ngành Nghiên Cứu Lịch Sử, chúng tôi đã cùng các đồng nghiệp của mình cùng các thế hệ học trò tổ chức lễ giỗ tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ của VNCH đã ngã xuống trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa ngày 19/1/1974 hàng năm mà không cần phải xin phép bất cứ một “ông Kẹ” nào.

Theo bạn, những tương đồng hay khác biệt gì giữa những người lính ngày xưa hy sinh bảo vệ biển đảo và những công dân VN ngày nay xuống đường thể hiện lòng yêu nước và phản đối TQ xâm lấn HS, TS và Biển Đông?

Lê Hưng:Theo tôi, những người cách đây 40 năm bảo vệ TS và những người hôm nay xuống đường biểu tình phản đối TQ xâm lấn nước ta, họ rất tương đồng. Họ là những người yêu nước, dám đứng lên bảo vệ đất nước mình dù biết trước hậu quả là có thể sẽ phải hy sinh mất mát nhiều, thậm chí tù đày hy sinh.

Về cá nhân tôi bất kỳ lúc nào đất nước cần tôi sẽ chiến đấu vì tôi cũng đã từng là lính. Và quan trọng hơn tôi là một con dân đất Việt. Tôi chiến đấu cho Dân tộc, cho Tổ Quốc của chúng ta chứ không phải chiến đấu cho bất cứ một chế độ, một chủ thuyết hay một đảng phái nào.

Ngô Nhật Đăng:Tất nhiên với sự xa cách về thế hệ nên sẽ có những khác biệt, nhưng lòng yêu nước và sự cảnh giác trước “hiểm họa phương Bắc” thì sẽ mãi trường tồn, điều đó ăn vào máu mỗi con dân Việt chân chính.

Ngô Thị Hồng Lâm:Theo tôi sự khác nhau của những người lính VNCH ngày xưa hy sinh bảo vệ biển đảo với những công dân VN ngày nay xuống đường biểu tình phản đối TQ xâm lăng Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông đó là về thời gian. Còn sự tương đồng ở đây chính là lòng tự trọng dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước, mảnh đất thiêng ngàn đời của ông cha ta để lại mà mỗi chúng ta phải có trách nhiệm và ý chí bằng mọi giá phải bảo vệ và gìn giữ. Rất tiếc là khi nhân dân xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lược thì lại bị nhà cầm quyển đàn áp bằng bạo lực để làm vừa lòng “ông bạn vàng” Trung Quốc với cái “mặt nạ 4 tốt và 16 chữ vàng”.

40 năm kể từ ngày 74 chiến sĩ VNCH hy sinh để bảo vệ biển đảo, ngày hôm nay HS vẫn bị chiếm đóng bởi TQ. Theo bạn chúng ta phải cần có những hành động, công việc cụ thể gì mà cá nhân bạn có thể thực hiện hay tham gia góp phần để giành lại HS, TS cho Tổ quốc VN?

Lê Hưng:Tôi xin được nói rằng, con người của tôi không giống như bọn ngu bị nhồi sọ, tôi không bị mù hay bị điếc mà không biết chế độ này như thế nào. Người dân Việt Nam khổ sở ra sao và đang mong chờ điều gì, nhưng họ chưa làm được có thể họ chưa tìm thấy những người bạn đồng hành. Hoặc là chưa vượt qua được nỗi sợ hãi.

Ngô Nhật Đăng:Xin quay trở lại, ngoài câu chuyện về bức thư của ông Nguyễn Văn Thiệu, tôi được nghe kể về sự trả lời từ phía Hà Nội: “Ông Phạm Văn Đồng nói ở hành lang: “Có còn là của mình nữa đâu mà đòi”. Lúc đó Hà Nội đã cảm thấy sock trong việc TQ bắt tay với Mỹ (từ năm 72 qua “ngoại giao bóng bàn” và Nixon thăm Bắc Kinh).

Thầy dạy tôi cũng là một nhà sử học nói với chúng tôi: “Từ năm 1928, Pháp đã cắm các cột mốc chủ quyền “Indochina” (Đông Dương) lên tất cả các hòn đảo ở Hoàng Sa và một số ở Trường Sa”. Có lần tôi hỏi ông về Hoàng Sa và Trường Sa,

Ông trả lời: – Hồi năm 1957, Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai có ký một hiệp ước giữa 2 đảng nội dung: Vì hải quân Việt Nam (DCCH) còn yếu nên Hải quân TQ sẽ giúp Bắc Việt bảo vệ Biển Đông (lúc đó trong sự kiểm soát của VNCH) và Vịnh Bắc Bộ. Hai bên sẽ cùng nhau khai thác các nguồn lợi ở đây, nếu có nước thứ ba thì cũng phải có sự đồng ý của cả hai bên. Đổi lại, TQ trả lại VN 2 hòn đảo Cái Chiên và Bạch Long Vỹ mà họ chiếm lại từ Tưởng Giới Thạch (trước đó là người Nhật).

Riêng điều này thì chính xác vì mẹ tôi kể từng ra Cái Chiên và Bạch Long Vỹ làm “Lễ tiếp quản” (hồi đó bà đang là diễn viên của văn công Quân đội). Tất nhiên thông tin này cần phải kiểm chứng, nhất là từ những người chép Sử.

Tôi có hỏi ông: – Như thế thì làm sao có thể đòi lại được?

Ông trả lời: – Hiệp định ký giữa 2 đảng sẽ trái với luật pháp quốc tế vì nếu hai nước có ký kết một hiệp định tương tự thì phải do chính phủ ký và phải thông qua Quốc hội. Nhưng nếu lôi ra thì lại động chạm đến ông Hồ Chí Minh, đó cũng lại là một điều “kiêng kỵ”. Dù sao đi nữa, việc TQ chiếm Hoàng Sa năm 1974 cũng không thể coi là việc đã rồi, việc này đòi hỏi phải có sức mạnh của cả dân tộc nhất là những người đang ở cương vị lãnh đạo đất nước. Trước hết chúng ta cần phải có quyền được biết tất cả những sự thật liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa. Được công khai lên án những việc làm ngang ngược, càn rỡ của nhà cầm quyền Trung Quốc và tranh thủ sự đồng tình của Quốc tế cũng như tôn trọng các luật biển mà cả hai bên từng cam kết đồng ý.

Ngô Thị Hồng Lâm:Sự chiếm đóng trái phép đảo Hoàng Sa thể hiện sự ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế về chủ quyền lãnh thổ của từng nước trên trường quốc tế. Vì thế mà tất cả mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam rất bất bình và đã từng diễn ra nhiều cuộc biểu tình ở các thành phố lớn của Việt Nam mà mở đầu là cuộc biểu tình cuối năm 2007, rồi rất nhiều các cuộc khác trong năm 2011 và 2012. Đây là việc làm chính đáng của nhân dân cả nước. Lẽ ra phải được những người cầm quyền ủng hộ và tán thành NHƯ một bước quan trọng trong mở đầu cho kênh ngoại giao và đàm phán. NHỮNG CUỘC BIỂU TÌNH CỦA NHÂN DÂN CẦN PHẢI được tôn trọng. Cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ những cuộc biểu tình đầy ý nghĩa lịch sử trong việc giữ nước của nhân dân Việt Nam.

Được biết anh Ngô Nhật Đăng cũng là một trong số những người đã nhiều lần xuống đường biểu tình và thậm chí bị công an bắt giữ chỉ vì thể hiện lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo của Việt Nam. Anh nghĩ sao về hành động này của chính quyền? Và nếu sau này lại có một hoặc nhiều cuộc xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước, anh có tiếp tục tham gia không?

Ngô Nhật Đăng:Rất tiếc cho họ, đáng lẽ đây là một dịp để chính quyền có thể “mượn” được sức dân không những chỉ trong việc bảo vệ chủ quyền mà còn nhiều vấn đề khác nữa. Họ lo sợ những cái không có thật, chứng tỏ họ là những người lãnh đạo thiếu cái tâm và tầm nhìn xa. Rất tiếc, nếu cứ có những hành xử với người dân như vậy thì điều họ lo sợ có thể trở thành sự thật. Đó là điều mà không ai muốn nhưng sức chịu đựng cũng chỉ có giới hạn. Nếu lại có những cuộc biểu tình nữa để bày tỏ lòng yêu nước thì tôi coi việc phải tham gia như là một nghĩa vụ công dân.

Không giống như gần 40 năm qua, báo chí của đảng luôn né tránh, thậm chí bưng bít về trận hải chiến Hoàng Sa năm 74, hoặc chỉ đưa tin một cách rất hạn chế. Năm nay, báo chí “lề đảng” đã không ngần ngại đưa tin về trận hải chiến này và không ngần ngại gọi 74 người lính hải quân VNCH là “anh hùng”, bạn nghĩ sao về việc này?

Ngô Nhật Đăng:Đó là điều họ phải làm từ lâu rồi mới phải, nhưng dù sao muộn còn hơn không. Hơn ai hết họ quá hiểu sự o ép khó chịu của tay “láng giềng to xác”. Đây là lúc lựa chọn giữa đất nước và quyền lợi cá nhân, không có kiểu lập lờ nước đôi được.

Ngô Thị Hồng Lâm:Đúng là năm nay là một năm khá đặc biệt. Trước áp lực của quần chúng bắt buộc Tuyên Huấn chỉ thị báo chí phải đưa tin, bài về cuộc chiến giữ đảo Hoàng Sa của Hải quân VNCH mà những thập kỉ trước họ rất kiệm lời và cho là việc “nhạy cảm” hay “chạm húy”. Hay nói cách khác thì đây là một sự hèn nhát của những người cầm quyền. Nhưng họ không thể làm ngơ mãi được vì lương tâm của họ chắc đã hối thúc họ không thể ngậm miệng thêm nữa trước xu hướng tiến lên của một dân tộc ngàn đời không chịu sống quỳ.

Từ ngàn năm nay, qua bất kỳ thời đại nào, chế độ nào người dân VN ta đều thể hiện lòng yêu nước nồng nàn. Anh nghĩ sao về những bạn trẻ vẫn đang ra sức truyền bá sự thật hiện tại và lịch sử về HS – TS bất chấp tù đầy và bắt bớ, sách nhiễu hay đánh đập?

Ngô Nhật Đăng:Tuyệt vời!!! Tôi không còn biết dùng từ gì hơn để nói về các bạn trẻ đó. Tôi được gặp, được nghe, được nói chuyện với các bạn và đó là niềm hạnh phúc. Không riêng tôi, nhiều người thuộc thế hệ cha chú của tôi cũng vui mừng. Họ bảo: Vẫn có những cô bé, cậu bé như vậy, đất nước này không thể mất.

Theo bạn, 40 năm sau những thế hệ tương lai sẽ đánh giá và nghĩ gì về thế hệ chúng ta ngày hôm nay khi họ cùng chung nhau tổ chức Kỷ niệm 80 năm hải chiến HS năm 1974?

Lê Hưng:Theo tôi nghĩ 40 năm sau, có thể mọi chuyện đã thay đổi rất nhiều. Cũng có thể chúng ta đã lấy lại được Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng nếu vậy thì ngày hôm nay và ngay bây giờ, chúng ta phải dũng cảm và quyết tâm đứng lên tranh đấu đòi lại đất mẹ. Nếu không, thế hệ kế tiếp sẽ lên án chúng ta là những kẻ vô ơn, những kẻ hèn nhát, những kẻ không dám nhìn vào sự thật, những kẻ ngu xuẩn bị tẩy não, bị nhồi sọ.

Nhân đây, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn thành kính sâu sắc tới những người lính VNCH, nhất là 74 vị anh hùng đã “vị quốc vong thân”. Xin hãy tha thứ cho tôi, một cho một thế hệ trẻ sinh sau năm 1975 vì đã suốt một thời gian dài, chúng tôi đã không biết về một phần của sự thật lịch sử. Cảm ơn vì đã cho tôi cơ hội nói lên phần nào tâm tư, trăn trở của tôi.

Ngô Nhật Đăng:Tôi tin rằng lúc đó HSTS đã trở về trong lòng Tổ Quốc, nếu tên những người trong chúng ta được nhắc đến thì đó sẽ là niềm vui sướng vô bờ.

Xin cảm ơn cô Ngô Thị Hồng Lâm, anh Ngô Nhật Đăng và bạn Lê Hưng.

*****

Một buổi sáng giàu kịch tính tại vườn hoa Lý Thái Tổ

Nguyễn Huệ Chi – Bauxite Vietnam - 20/01/2014

Đọc những lời “có cánh” của ông Dương Danh Dy trên BBCngười ta cảm thấy có quyền hy vọng rằng năm nay buổi lễ tưởng niệm chẵn 40 năm Hoàng Sa mất về tay cướp biển Trung Cộng chắc phải có cái gì khác. Sao lại không nhỉ, dầu không nói ra thì như thông lệ, ai mà chẳng biết Nhà nước đã bật “đèn xanh” cho các báo được đề cập đến câu chuyện Hoàng Sa. Mà gì chứ động đến những điều đã từng ứa máu trong trái tim mỗi người về quyền bảo vệ độc lập thiêng liêng của Tổ Quốc thì phải biết, nói bao nhiêu và trong bao nhiêu ngày cho vơi cạn được! Bài vở phong phú mấy đi nữa cũng không thể nào gọi là vừa. Vì thế mới có hiện tượng các tờ báo đã rộ lên đưa tin, viết bài, khiến một người từng trải như ông Dương Danh Dy không khỏi khấp khởi trong bụng. Chúng tôi đều trong tâm trạng đó. Rồi lại có lá thư tha thiết của ông Nguyễn Khắc Mai gửi đến các vị lãnh đạo đất nước, mong một lễ tưởng niệm được diễn ra suôn sẻ và đầy xúc động trong sự “đồng thuận” giữa hai bên, dân chúng và nhà cầm quyền. Ai có lòng với dân với nước mà không mong như thế, không tưởng tượng trước trong đầu mình một hình ảnh “mỹ mãn” như thế. Một lễ tưởng niệm thật trang nghiêm, lại có sự góp mặt của ít ra cũng một vị lãnh đạo ở cấp nào đó, thôi thì không phải tối cao đi nữa ít ra cũng là đại biểu cho Hà Nội chẳng hạn, sẽ giải tỏa đi biết bao điều gây nên hố ngăn cách ngày càng sâu từ mấy chục năm qua, và là cơ hội ngàn vàng để thực hiện cái điều mà Hà Nội từng tuyên ngôn cao giọng cũng đã suốt mấy chục năm, kể từ đầu thập niên cuối thế kỷ XX cho đến tận hôm nay, nhưng vẫn chỉ là chuyện “bọt mép”: chuyện hòa giải hòa hợp giữa những lực lượng khác chính kiến với nhau do cuộc chiến bi thảm gây nên song chưa có cơ hội hàn gắn, trái lại càng thêm nứt rạn bởi những chính sách tệ hại mà “bên thắng cuộc” đã độc đoán thi hành.

Cố nhiên việc các báo đột nhiên im re từ hai ngày trước lễ kỷ niệm cũng đã cho ta ngửi thấy một cái gì đó có vẻ là bất thường. Dù sao, đã là hy vọng ấp ủ trong ngần ấy năm trời ai mà chịu để nguội tắt. Đó chính là những gì ám ảnh trí óc tôi trong buổi sáng mát lạnh ngày Chủ nhật 20-1 tôi ngồi trên xe ôm đi ra bờ Hồ Gươm. Đúng 8 giờ rưỡi tôi xuống xe sát mép vườn hoa Chí Linh. Nhìn về phía tượng đài Lý Thái Tổ thấy người đã tập hợp rất đông, dàn thành một hàng về phía trái bức tượng, còn khắp công viên thì người đứng lố nhố và khuôn mặt nào như cũng có vẻ tươi tỉnh, trong lòng đột nhiên thấy bừng lên một niềm vui rạng rỡ. Lại thêm có cái gì như khói trắng từ dưới tượng đài bốc lên che mờ cả pho tượng. Ô, thế ra người ta đốt nhang nhiều đến thế kia ư? Hay đây là một thứ pháo xịt mua của các cửa hàng Tàu, đốt lên cho thêm long trọng? Nghĩ thế, tôi náo nức bước nhanh lên các bậc cấp và đi về phía tượng đài.

Và tôi đã ... hoàn toàn vỡ mộng. Người biểu tình quả đến rất đông, mới 8 giờ rưỡi mà đã có trên một trăm, đủ cả mặt quen và lạ. Nào Nhóm Cánh Buồm với nhà giáo Phạm Toàn dẫn đầu, có các đệ tử đi sát theo sau. Nào nguyên Viện trưởng IDS Nguyễn Quang A với chiếc blouson nhung nâu vàng cũ quen thuộc và khuôn mặt quắc thước bởi một vết sẹo ở dưới gò má trái rất đặc trưng cho tính cách của anh. Nào nhà văn Dương Tường đôi mắt long lanh và lớp râu cằm trắng lởm chởm sáng nay chưa kịp cạo. Nào Ba Sàm cầm một cây sào inox trên là chiếc camera treo lủng lẳng nhằm thâu tóm tất cả quang cảnh đang sôi động trước mắt. Nào Thượng tá Nguyễn Văn Cung hai tay hai máy, không nói chỉ cười vì bận bịu tác nghiệp. Nào Nguyễn Xuân Diện chạy hết phía này sang phía nọ, mắt nhìn như muốn điểm xem có thiếu ai không. Rồi Nguyễn Lân Thắng, Đào Tiến Thi, Lê Anh Hùng, Bích Phượng, Hà Thị Xuân, Lã Việt Dũng ..., đặc biệt Phan Châu Thành, người bạn cao lớn khỏe mạnh hôm trước còn tặng tôi cuốn cẩm nang Hoàng Sa-Trường Sahôm nay đã phải chống gậy đi rất khó khăn nhưng dáng bộ vẫn mạnh mẽ. Hai anh em ôm lấy nhau, cái ôm nồng nhiệt như đang ôm Hoàng Sa trong tay mình. Còn anh chị em đội bóng NoU thì đứng khắp nơi, đâu cũng nhìn thấy. Lại có cả rất nhiều dân oan với ảnh cụ Hồ đen trắng thời kháng chiến chống Pháp vừa đi vừa giơ lên ngang ngực như cho người ta biết mình không bao giờ quên câu khẩu hiệu “Người cày có ruộng” ông cụ nói thuở nào – có bà ở tận Bình Dương xa xôi cũng ở trong đoàn người này – mà điểm phân biệt họ với dân Hà Nội là cái dáng lam lũ, lếch thếch, nước da đen xạm vì dầu mưa dãi nắng. Đoàn người còn tiếp tục lũ lượt kéo tới, lát sau đã thấy vợ chồng GS toán học Nguyễn Đông Yên, anh chị ấy bị chậm chân một chút vì cứ tưởng buổi lễ sẽ cử hành trước tượng đài “Cảm tử cho Tổ Quốc quyết sinh” nên quanh quẩn đàng ấy khá lâu.

Nhưng tất cả cái khối người đông đảo ùn ùn kéo đến và hăm hở từ xa đều đột nhiên vỡ mộng như tôi, vì ai cũng như ai, bị ách cả lại chừng 20 mét trước tượng đài Lý Thái Tổ. Một tốp thợ đá đang chia nhau ngồi lầm lỳ cưa xẻ những phiến đá lớn nhỏ xung quanh tượng đài (mà chốc sau, khi đã vãn cuộc tôi đi quanh nhìn ngó mới biết các phiến đá họ cưa chỉ là cưa để lấy bụi nên ném vương vãi khắp nơi, hằn sâu lằn ngang lằn dọc như những chú chó đá há miệng cười trong truyện cổ tích, đến là khôi hài). Thì ra đám bụi bốc lên rất cao che mờ cả bức tượng mà vừa đến đầu đường tôi cứ tưởng là khói hương nghi ngút, chính là đám bụi đá do những người thợ đá “hành nghề không đúng lúc” này đây. Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau: một mưu kế đáng gọi là “kịp thời” nhưng cũng đáng gọi là “cùng kế” của đám bộ máy chức năng, cốt để cản trở buổi lễ mà họ cầm chắc là sẽ rất xúc động – mà sự xúc động của lòng dân thì chính là điều bất lợi với nhà cầm quyền nếu nó được tổ chức trọng thể. Dĩ nhiên, với người đã đến đây tưởng niệm thì bụi đá đâu có thấm gì. Người nào cũng hăng hái bước tới, sẵn sàng xông qua đám bụi không ngại lấm lem quần áo để áp sát tượng đài. Thì đã có đây rồi: một đám người mặc thường phục chờ sẵn làm thành hàng rào đẩy họ bật trở lại. Tôi nhìn lướt đám người lặng thinh mà bặm trợn: áo xanh cứt ngựa, áo xanh lá cây năm nay không có nhiều, có thể nói so với mọi năm là một con số không đáng kể, ngay trên khu vực tượng đài chỉ độ mươi lăm cậu là cùng. Nhưng kẻ khoác áo thường phục thì đông vô kể, đông hơn hẳn người biểu tình. Mới vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc có khác, bộ mặt của đội quân chức năng đã được cố tình “trang trí” lại cho hợp với tình thế mới, tuy rằng các xe cảnh sát vẫn đậu nhan nhản ở các ngả đường và vẫn phát oang oang những lời không có gì khác trước: “Đồng bào hãy giải tán ngay, không tụ tập đông người ở vườn hoa... lợi dụng vấn đề nhân quyền làm cho tình hình phức tạp...”

hs-17-thi-cong-content

“Chúng cho thợ mang máy cưa xẻ đá ngồi ngay trước tượng đài, gây tiếng ồn và bụi bay mù mịt, bảo là khu vực đang thi công... mặc dù chả có cái gì cần xây sửa ở chỗ này!”

hs-18-tang-da-content

"Đây là một khối đá mà chính quyền Hà Nội cho mang vào ngay dưới chân tượng đài vua Lý, rồi dùng máy xẻ đá cắt ngang cắt dọc để gây tiếng ồn và bụi khói bay mù mịt, hòng ngăn cản lễ tưởng niệm được diễn ra trong sự trang nghiêm, thành kính".

Cuộc xô lấn đã diễn ra liền ngay đó, kèm theo một “sự cố” có thể nói là mới mẻ: có những kẻ cầm sẵn nơi tay một chiếc loa to với âm lượng phát hết cỡ, đứng lẫn vào đám đông chĩa thẳng tận tai bà con và nói một câu lặp đi lặp lại: “Mời đồng bào giải tán ngay không tụ tập ở đây để thợ đá còn thi công cho kịp tổ chức lễ Tết Nguyên Đán”. Người nói không thay đổi âm lượng và khuôn mặt lạnh tanh không biểu cảm, nói liên miên lặp đi lặp lại có mỗi một câu, nhưng âm thanh phát ra thì xói vào tai với một cảm giác rởn người, nghe không ai chịu nổi. Chính tôi cũng đã bị chiếc loa ấy đẩy bật mình đi mặc dù không có ai đẩy cả. Chắc đây là một mưu kế mới học được của “ông anh” rồi, ngay cả chiếc loa cũng rất đáng ngờ là họ mới thửa được của Tàu và đề thêm chữ CAND vào đấy. Nhưng điều mà kẻ sinh sự không ngờ tới lại chính là chiếc loa tội nợ đó, bởi nó là nguyên cớ làm bùng lên một cơn giận dữ đột nhiên không ai có thể lường. Lập tức những tiếng hô: “Đả đảo bọn tay sai bán nước”, “Đả đảo bọn tay sai của Tàu Cộng” vang dội lên, muôn người như một chĩa miệng trở lại sát vào mặt kẻ cầm loa hô tiếp theo nhau, và dồn dập không ngớt, khiến tôi quan sát thấy rõ kẻ này có lúc đã phải chùn. Sự nhục nhã hình như đã bắt anh ta dao động trong giây lát. Anh Dương Tường ghé tai tôi nói: “Tôi thấy thương cho anh ta quá anh ạ, anh ta phải muối mặt làm một việc mà chắc trong thâm tâm cũng tự thấy tởm cho chính mình, nhưng lại không thể không làm”. Tôi gật đầu với anh, nhưng chưa kịp nói câu gì đã phải quay mặt lại ngay vì sau một lúc có vẻ như bị ứ nghẹn, tiếng loa lại tiếp tục cất lên với cái giọng đều đều rởn người như trước. Người đọc loa vẫn không có động thái nào tỏ ra giận dữ song loa thỉ vẫn chĩa sát vào tai đám người đối diện một cách thách thức, buộc họ phải né người hoặc lui một bước. Giữa tình thế “giáp mặt” đang căng như vậy, kịch tính bỗng nhiên đã nảy sinh. Khi chiếc loa chĩa vào J.B. Nguyễn Hữu Vinh thì anh đứng thẳng ngay người lại, nghiêm trang lật chiếc mũ phớt xuống, vểnh tai lên và nói: “Nào cứ phát lên, phát to lên, tôi sẵn sàng nghe đây”. Chiếc loa lần này đã không làm lay đảo được anh và mọi người nhìn anh hân hoan, cứ như một Lệnh Hồ Xung đang hiên ngang lâm trận và chiến thắng, đến nỗi một kẻ trẻ tuổi đi sát bên kẻ phát loa đã phải sấn đến cố dùng sức để ẩy con người gang thép đứng trước mình làm cho anh ta xốn mắt, và đành giải quyết bằng sức mạnh cái điều mà anh phát loa bất lực hoàn toàn.

hs-19-nguon-tintuc-content

Nguồn:tintuchangngayonline.com

Cuộc mít tinh trước tượng đài thế là không tổ chức được. Anh Toàn rút ra một tờ giấy bảo: “Có mấy câu tưởng niệm liệt sĩ đây định để anh đọc, nhưng còn làm thế nào mà đọc bây giờ”. Tôi cười bảo: “Cứ cất vào túi làm kỷ niệm cái ngày lịch sử hôm nay. Biết đâu đấy, sách giáo khoa Cánh Buồmsẽ in nó”. Vậy mà, người Việt thật là dẻo dai và ứng biến thật linh động. Trong khi nhiều người “tai mắt” đang bận ứng phó với những kẻ phát loa cùng một đám lầm lầm đi theo với khí thế của vai và cơ bắp ở phía gần bức tượng thì ở một phía xa hơn, bà con đã nhân cơ hội tụ tập lại rất đông trước những bậc thềm đi xuống khoảng sân rộng nhìn ra mặt Hồ Gươm. Và thế là khẩu hiệu ở đâu rút ra liền, đủ loại đủ cỡ, trắng đỏ như bươm bướm: “Tẩy chay 16 chữ vàng và 4 tốt”, “Sang năm tới Hoàng Sa”, “Tổ quốc ghi công các anh hùng liệt sĩ”, có cả một băng rôn dài in hình liệt sĩ Ngụy Văn Thà trẻ trung với những lời trân trọng: “Đời đời nhớ ơn anh hùng Ngụy Văn Thà và đồng đội”... Phan Châu Thành đặt gậy sang một bên tay, rút từ trong xắc một tấm băng rất to màu xanh: “Đả đảo Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam – Quyết giành lại biển đảo của Tổ quốc” và mọi người cầm lấy giương cao lên. Không khí trang nghiêm của cuộc mít tinh bắt đầu. Mỗi tiếng hô dõng dạc “Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam”; “Các liệt sĩ Hoàng Sa đời đời bất diệt” thì tiếng hô đế theo rền vang làm chấn động cả quảng trường kèm theo mỗi người một cành hoa trắng bọc nilon từ đâu giơ cao lên đều tăm tắp. Cứ như thế có đến 15 phút và sự phấn khích lan tỏa trên nét mặt của hầu như tất cả những ai đang hiện diện. Có lẽ đây chính là cao trào của buổi sáng hôm nay và chắc chắn cái thông điệp nén trong lòng người dân Việt giờ đây đã có dịp phụt ra, bay đến tận tai Bắc Kinh.

hs-20-bieu-tinh-4-content

Không ngờ phía những người biểu tình lại có được một thành công ngoài ý muốn, đám người cầm loa và những kẻ hộ vệ lật đật bỏ ngay việc đứng chắn trước tượng Lý Thái Tổ để phát loa, chia nhau chạy tới dẹp những người đang tụ tập và hô khẩu hiệu. Nhưng họ chỉ phí công. Mọi sự đã xong rồi. Người ta tản ra, người thì quay trở lại phía tượng Lý Thái Tổ để dâng hoa, bấy giờ đám thợ cưa đá cũng đã biến đâu mất tăm không còn một bóng nào nữa, tha hồ cho đồng bào tự do đặt hoa và khấn vái; người thì kéo ra phía con đường bao quanh Hồ Gươm chuẩn bị một cuộc biểu dương lực lượng như mọi lần. Đi đầu là các bà dân oan tay cầm ảnh cụ Hồ, dấn bước với gói bị lếch thếch. Chàng Ba Sàm cầm chiếc gậy inox lêu đêu đã kịp đi trước để quay cuộc diễu hành của bà con. Nhưng thế này thì gay go to cho các chú chức năng. Đã thua trong cuộc đọ sức vừa qua, vì sơ hở để cho đám đông vẫn cứ tập hợp để hô vang khẩu hiệu được, bây giờ mà lại để cho cuộc diễu hành thực hiện nữa thì rõ là hai bàn thua trông thấy. Thế là kẻ cầm loa cùng đội ngũ bỏ luôn loa, kêu gọi nhau tất lực chạy theo đám diễu hành. Họ chạy băng giữa đường Đinh Tiên Hoàng, hùng hổ xông lên trước đoàn, đẩy bật đoàn trở lại. Sức mạnh cơ bắp vốn được dùng quen thuộc mọi lần nay mới có dịp phô ra không còn giấu giếm. Đối tượng bị co kéo trước tiên và có lẽ cũng là chủ yếu chính là đám các dân oan. Người nào cũng bị những bàn tay to lớn lôi giật, làm cho dúi dụi, cướp phá cả đồ đạc trên tay, phải hai ba người hè nhau co kéo với họ kể từ chiếc dép mới thoát.

hs-21-con-do-content

Một đám côn đồ với trật tự xúm vào đánh mấy phụ nữ

Nhìn những người thấp bé mặt đen đủi, nhễ nhại mồ hôi, tôi cứ thầm hỏi: “Vì sao họ lại là đối tượng hàng đầu của an ninh trong một cuộc biểu dương lực lượng nhẳm bày tỏ lòng yêu nước và mối thù không đội trời chung đối với lũ Tàu Cộng tàn bạo và vô cùng thâm hiểm thế nhỉ?”, “Họ là mối đe dọa thực sự của Đảng và Nhà nước đấy sao?”. Vừa đi vừa bần thần suy nghĩ mà thú thực tôi vẫn không sao tìm được lời giải cho mình. Chốc sau, khi cuộc diễu hành đã bị giải tán, một thanh niên đã bị hai kẻ thường phục ép sát giải đi ngược trở lại phía vườn hoa Lý Thái Tổ, các bà dân oan mệt nhọc lê gót trở về, đi qua chỗ tôi và các anh Phạm Toàn, Dương Tường đang ngồi nghỉ trên một chiếc ghế đá quay mặt ra Hồ Gươm, một bà dừng lại than thở với chúng tôi: “Các anh ơi, mẹ còn gì nữa đâu. Con mẹ chết trận, nhà mẹ chúng cướp rồi. Bây giờ mẹ lấy đường làm nhà đi khắp từ Nam ra Bắc. Tiện gặp biểu tình đây thì mẹ tham gia thôi”. Các anh Toàn và Tường an ủi mẹ, riêng tôi không hiểu sao chợt liên tưởng tới những cái chợ tại trung tâm Thủ đô Hà Nội, chúng cũng bị cướp đi một cách trắng trợn và thương tâm như cuộc đời của mẹ vậy. Chúng bị bán sạch, để cho những tay doanh nhân hám lời chiếm lấy làm của riêng xây trung tâm thương mại, không chừa một cái nào; còn dân thì tất tật phải ra náu tạm tại các đường phố Phùng Hưng, hai bên bờ sông đường Láng, một vườn hoa gần đường Linh Lang, v.v. Nói chung cứ nơi nào náu được thì náu với lời hứa rất ngon lành của những kẻ đứng đầu thành phố, rằng đấy chỉ là trú tạm, ít lâu nữa sẽ trở về khi khu chợ đã “đàng hoàng to đẹp hơn”. Nhưng rồi có bao giờ người buôn bán lại được trở về chốn cũ nữa đâu vỉ chợ đã biến thành của riêng, còn đường phố Hà Nội thì vốn đã nhếch nhác lại nhếch nhác thêm một tầng nấc nữa. “Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng...”, sau này chắc khi viết lịch sử Thủ đô các ông Phan Huy Lê, Dương Trung Quốc... sẽ phải tính điểm cho mấy ngài Phạm Quang Nghị, Nguyễn Thế Thảo, nhất định là thế. Họ đã có công giảm bớt đi được những đường phố vốn trước rất đàng hoàng mà nay thì không bao giờ tìm thấy lại, trừ phi đẩy đám người buôn bán gọi là “tiểu thương” đang náu tạm ở những mái nhà lụp xụp kia gia nhập vào đám dân oan. Dám thế lắm. “Đất nước ngày nay có những người cứ phải đi phiêu lưu cùng trời cuối đất mà không biết đi đâu”, câu nói ấy của anh Hoàng Ngọc Hiến trong hội thảo kỷ niệm 35 năm văn học cách mạng ở đâu bỗng hiện ra ám ảnh tâm trí tôi.

Sau khi đám dân oan ghé lại tâm sự vài câu rồi đi được một chốc, bỗng chúng tôi lại nghe tiếp một giọng nói quen thuộc phát ra từ phía sau lưng: “Mấy người đứng dậy đi ngay đi, đừng ngồi ở nơi này mà mất trật tự. Và nhớ là đừng có nghe Nguyễn Quang A. Trong khi tôi đây đi bộ đội thì anh ta đi học nước ngoài”. Cái giọng không có loa mà không lẫn vào đâu được, đúng là anh cầm loa đối diện với bà con lúc nãy trước tượng đài. Bây giờ anh ta mới bộc lộ cá tính thật. Anh Dương Tường cười bảo: “Cậu ta cứ tưởng mấy bố này không đi bộ đội mà chỉ có mình cậu ta chắc. Thế mà lúc nãy cứ thương cho cậu ta bị dân hành”. Các cô gái trẻ đệ tử anh Toàn vẫn giọng nhỏ nhẹ nói: “Đây là vườn hoa mà anh ta ăn nói cứ như ông tướng”. Còn Anh Toàn đưa mắt nhìn theo bóng cậu ta: “Cậu ta đi nhanh quá chứ không thì bảo ngồi ghé xuống đây chơi với bọn mình ta đối thoại một lúc. Biết đâu có một mẫu người hay cho cuốn giáo khoa Cánh Buồmlấy làm đề tài được đấy”.

Nhân anh Nguyễn Đông Yên và vợ đi qua chào, tôi cũng đứng lên gọi xe taxi, kết thúc một buổi sáng được chứng kiến những vở chính kịch và hài kịch xen lẫn nhau trong cái ngày cách đây đúng 40 năm 74 người con chân chính của đất nước Việt Nam đã ngã xuống giữa biển khơi vì Tổ quốc. Chắc ngày ấy họ không thể đoán được 40 năm sau cái chết của họ lại có lắm chuyện đến là trớ trêu: kẻ hô hào rất nhiều về độc lập tự do – "không có gì quý hơn độc lập tự do" – thì có hay đâu từ mình lại nảy nòi ra một "đàn hậu sinh" trở thành phường quyết liệt chống phá người yêu nước đến là trơ trẽn, còn người dân bên phía chiến tuyến đối lập với họ – những "ngụy quân" trong cách nói đầu cửa miệng một thời của các ông lãnh đạo –, thì cũng có hay đâu nay lại tìm thấy ở họ một niềm an ủi làm cho mình thấy ấm lòng.

N.H.C.

Chú thích:Ảnh không ghi nguồn là lấy từ FB của Nghiêm Việt Anh

MẠNG THAM KHẢO:

nguyentandung.org

bauxitevn@gmail.com

bolapquechoa@blogspot.com

Hồng Thủy + Trần Công Trục + Trung Quốc

Thanh Niên Online

Đất Việt Online

Tuổi Trẻ Online

Saigontiepthi.com.vn

Đà Nẵng Online

Petrotimes

Người Việt Online

Lao Động Online

Đàn Chim Việt Online

BBC - RFA - VOA - RFI

File: ITN-012014-VN-CT-Tuong niem 40 năm Hai chien Hoang Sa-Phan II.doc

Nguyễn Mạnh Trí

E-Mail: prototri2012@yahoo.com

www.tranhchapbiendong.com

Tu chỉnh: 20 tháng 1 năm 2014



.

.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.