Hôm nay,  

Karl Marx: Ta Còn Để Lại Gì Không (4)

19/11/200200:00:00(Xem: 3850)
Bất cứ một cuốn sách đều cho thấy phần tài năng, và nỗi quan hoài của người viết nó. Với cuốn của Wheen, người đọc nhận ra, ông mạnh về cách kể chuyện (story) và yếu về phân tích. Ngoài ra, còn vấn đề môi trường [Skidelsky dùng chữ nội dung, context] văn hoá, qua đó, cuốn sách của ông được sản xuất ra và được đón nhận. Môi trường này có thể tạm gọi là hậu hiện đại.
Gọi là hậu hiện đại với tôi [Skidelsky] là một văn hoá đã mất cảm quan, rằng nó là một phần của "dòng tự sự lớn" (grand narrative), và do đó, những sản phẩm đặc thù của nó mang tính chịu chơi và bất cần hậu quả. Trong cuốn Chủ nghĩa Marx và Thể Dạng (Marxism and Form), nhà phê bình Mác xít Fredric Jameson vạch ra con đường trưởng thành của cảm tính hậu-hiện đại đưa tới tính mới lạ của chủ nghĩa tư bản thời kỳ hậu chiến. Trong một nền kinh tế mang tính phục vụ, những "thực tại về sản xuất và về việc làm" không còn quyết định cảm thức của chúng ta nữa. "Chưa từng xẩy ra trước đây, với bất cứ một nền văn minh nào, là chuyện này: con người chẳng còn những thắc mắc, âu lo mang tính siêu hình về phận người, về ý nghĩa của cuộc đời. Ôi chúng sao quá xa vời và cũng thật là vô nghĩa đến như vậy!" Cuốn tiểu sử [Marx] của Wheen đúng là một sản phẩm mang cảm tính hậu-hiện đại. Với tính tếu tếu của nó, với sự sắp xếp những sự kiện cận kề nhau một cách thật là bất ngờ, với tính đứt đoạn (disjunction) giữa văn phong và nội dung; nó liên tục "đánh lừa" người đọc, một khi bạn mong nó [tiểu sử của Marx phải] như thế này, thì nó lại ra thế khác.

Kỹ thuật viết này, của Wheen, là từ báo chí mà ra, nói như Skidelsky, ông mắc nợ nặng nề kỹ thuật viết báo, do ông là mục ký gia (columnist) của tờ báo Anh, The Guardian. Nhà văn Nga, Dostoevsky từng nói, ông khoái đọc báo hàng ngày, bởi vì mỗi cột báo kể một câu chuyện, và những câu chuyện đó chẳng mắc mớ gì với nhau. Chúng nằm kế bên nhau, chỉ vì do yêu cầu về "design" (trình bầy mẫu mã), sao cho có một ấn bản tốt (good copy). Wheen đã trình bầy (treat) cuộc đời của Marx cũng theo một đường hướng như vậy. Trao đổi thư từ giữa Marx và Engels, như ông viết, là một món hổ lốn, hầm bà làng, giữa lịch sử và chuyện tào lao (gossip), kinh tế chính trị và chuyện tục tĩu thời còn đi học, những lý tưởng cao cả và những chuyện cợt nhả." Cũng cùng một hình ảnh như vậy có thể đem ra áp dụng cho cuốn tiểu sử của Wheen.
(còn tiếp)
Jennifer Tran giới thiệu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.