Hôm nay,  

Miền Tây: Nhiều Nông Dân Bỏ Trồng Lúa, Cho Thuê Đất

29/12/201300:00:00(Xem: 1564)
SAIGON -- Đồng bằng sông Cửu Long tuy là vựa lúa xuất khẩu của cả nước nhưng do trồng lúa không đủ đắp đổi, hàng loạt nông dân đã từ giã cây lúa, cho người khác thuê đất canh tác.

Theo một bài viết trên báo Tuổi Trẻ, tại An Giang, xã cù lao Khánh Hòa, huyện Châu Phú vốn là vùng đất màu mỡ chuyên canh lúa ba vụ luôn cho năng suất cao. Hơn một năm nay, cánh đồng lúa gần 1,000ha ở đây cứ bị teo tóp dần, hiện loang lổ như da beo bởi nhiều thửa ruộng đã biến mất. Người dân đã phá bỏ lúa, đào ao nuôi cá lóc, ươn cá giống hoặc chuyển qua trồng cỏ voi hay các loại hoa màu khác.

Chỉ mấy đám ruộng đang tiếp tục bị đào xới, ông Lê Văn Ngon, ấp Khánh Lợi, bảo: “Trồng lúa cứ bị thua lỗ mãi, thu nhập không đủ sống nên bà con mình đành phải bỏ lúa”.

Tương tự, hộ ông Nguyễn Quốc Khái, ấp Khánh Hòa, cũng đào ô vuông trên ruộng nuôi cá, ương giống bán. Ông Khái cho hay gia đình ông gồm năm người, con cái còn đi học nên không thể trông vào chục công ruộng với giá 4kg lúa chỉ bằng... 1kg thức ăn cho cá lóc. “Cây lúa không đảm bảo cuộc sống thì nông dân phải tính cách làm ăn khác, chứ không lẽ cứ ôm đất với cây lúa mà... chịu chết” - ông Khái chua chát nói.

Bài báo dẫn lời ông Trần Văn Tùng - phó chủ tịch UBND xã Khánh Hòa, rằng gần đây trồng lúa lợi nhuận thấp không đảm bảo cuộc sống, nhiều nông dân đã bỏ lúa chuyển qua nuôi trồng nhiều loại cây con khác. Với tình hình sản xuất tiêu thụ lúa cứ tiếp tục khó khăn như vừa qua thì cánh đồng lúa của xã vốn đã bị thu hẹp có nguy cơ biến mất. Ông Phạm Văn Cường, chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Phú, cho biết không chỉ ở Khánh Hòa mà một số xã khác cũng có hiện tượng tương tự. Tuy nhiên việc tiêu thụ các vật nuôi, cây trồng khác cũng không được ổn định.
resized-z-lua-long-an-2
Ở một cánh đồng lúa vùng Tân An (tỉnh Long An), lúa vụ trước thu hoạch chậm, nông dân gắng gượng xuống giống cho vụ kế.

Cũng theo bài báo thì đối với nhiều nông dân, cho thuê mướn đất đời sống dễ thở hơn. Như ở huyện Tri Tôn (An Giang), hiện một số nơi đang xuống giống vụ đông xuân và tuy lúa hiện nay trên 5,400 đồng/kg - mức giá được coi là cao nhất trong năm - nhưng nhiều hộ có ruộng vẫn không chịu trồng lúa mà tiếp tục cho thuê đất. Ông Lê Văn Tình - ấp Ninh Hòa, xã An Tức - kể gia đình ông có chục công ruộng, trồng lúa nhiều năm qua lợi nhuận đều không đủ đắp đổi, còn vụ nào lúa rớt giá thì bán xong không đủ trả chi phí thu hoạch, nợ mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... nên qua mỗi năm nợ càng thêm chất chồng. Cuối năm 2012, ông quyết định cho thuê trọn đất của mình được 20 triệu đồng (2 triệu đồng/công, trong 1 năm) rồi mua vỏ lãi, hằng ngày đi mua ốc hến quanh vùng về bán cho vựa. Ông Tình cho hay làm liên tục ba vụ lúa mà năm nào may lắm lợi nhuận cao nhất cũng chỉ được 36 triệu đồng, tính ra thu nhập mỗi ngày chưa tới 100,000 đồng, ấy là chưa nói nhiều vụ năng suất thấp, lúa rớt giá. Trong khi với nghề mới này mỗi ngày cũng kiếm được ít nhất 200,000 đồng, nhờ vậy mới đủ trang trải mọi thứ sinh hoạt, lo cho con cái học hành. “Ngày càng nhiều hộ cho thuê đất, người thì chuyển qua buôn bán nhỏ, kẻ làm thợ, con cái đi làm công nhân... đời sống dễ thở hơn xưa” - ông Tình nói.

Còn tại huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) - địa phương có trình độ thâm canh lúa rất cao, năng suất luôn dẫn đầu tỉnh, thế nhưng hiện nay nhiều nông dân vẫn không làm lúa mà cho người khác thuê đất. Có nhiều lý do khiến nông dân “bỏ ruộng”: ít đất làm không hiệu quả, neo đơn không có người làm hoặc cho thuê để đi nơi khác kiếm việc làm thì thu nhập cao hơn.

Theo ông Trần Văn Mì - trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tri Tôn, tình trạng thuê mướn đất trồng lúa đang có xu hướng ngày càng phổ biến, xuất phát từ nhu cầu thực tế. Mới đây qua thống kê, toàn huyện có 43,000ha đất lúa, trong đó chỉ hơn 60% hộ trực canh, số còn lại chủ yếu cho thuê đất canh tác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong những năm gần đây Trung Quốc đẩy mạnh việc xâm chiếm Biển Đông qua nhiều hành động như tự tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông qua ‘đường lưỡi bò’, tự bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa ít nhất 7 đảo nhân tạo trên Biển Đông, lấn áp và đe dọa các nước có tranh chấp chủ quyền Biển Đông như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Đài Loan.
LONDON - 1 cư dân 23 tuổi từ North Ireland bị bắt ngày 22-11 có liên quan với 39 tử thi chở trong container.
MOSCOW - TT Putin hứa hoàn thiện hỏa tiễn nguyên tử được tin là trung tâm của vụ nổ động cơ ngày 8-8 gây thiệt mạng 5 kỹ sư và 2 công nhân.
GENEVA - Phúc trình Landmine Monitor 2019 của “chiến dịch quốc tế vận động cấm mìn - ICBL” xác nhận: tuy các nỗ lực ban hành luật cấm mìn chống người (landmine - địa lôi) thành công và tăng quỹ hỗ trợ nạn nhân, tổn thất nhân mạng vẫn là cao.
LONDON - Ông Nigel Farage, lãnh tụ đảng Brexit, vừa công bố các chính sách về tổng tuyển cử với hứa hẹn “cách mạng chính trị” đặt quyền lợi dân thường lên trên hết.
ANKARA - Bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ loan báo: hơn 200 người tị nạn Syria đã tự nguyện hồi cư sau chiến dịch đánh đuổi dân quân YPG của phe thiểu số Kurd tại vùng đông bắc Syria –họ đã trở về an toàn.
BAGHDAD - Biểu tình chống chính quyền tiếp diễn tại thủ đô Iraq – lực lượng an ninh đàn áp bằng đạn cao su và đạn thật, ít nhất 7 người chết và gần 80 người bị thương hôm Thứ Năm.
HONG KONG - Cảnh sát dồn sức bảo vệ phòng phiếu để bầu cử địa phương được xúc tiến như đã định vào cuối tuần này.
KIEV - Văn phòng của TT Zelenski từ chối cung cấp ghi âm cuộc điện đàm Trump-Zelenski ngày 25-7 theo yêu cầu của đối thủ chính trị.
BEIJING - Giới chức Trung Cộng xác nhận: thương lượng mậu dịch “giai đoạn 1” tiếp tục đúng hướng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.