Hôm nay,  

Nguyễn Mạnh Trí: TƯỞNG NIỆM 40 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA-KỲ IV

12/01/201400:00:00(Xem: 6621)

TƯỞNG NIỆM 40 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA-KỲ IV

Nguyễn Mạnh Trí

Các bản tin tức từ Đà Nẵng, quốc nội và hải ngoại về 40 năm tưởng niệm trận Hải chiến Hoàng Sa:

2014 

  1. TNO (30-12-2013): Sẽ kỷ niệm sự kiện 40 năm Hoàng Sa và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.
  2. RFA (1-1-2014): Sự thật về hải chiến Hoàng Sa.
  3. ĐNO (3-1-2014): 43 đồ án dự thi kiến trúc Nhà trưng bày Hoàng Sa.
  4. BVN (4-1-2014): Bốn mươi năm – Hoàng Sa, nhớ và nghĩ - chuyện của một hạm phó.
  5. BVN (5-1-2014): Hải chiến Hoàng Sa, 40 năm nhìn lại.
  6. NTD.ORG (6-1-2014): Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Cần vinh danh những người hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa.
  7. TNO (6-1-2014): Nuôi chí giành lại Hoàng Sa.
  8. ĐVO (6-1-2014): Thiên đường Hoàng Sa.
  9. TTO (6-1-2014): Nhật Tảo nằm lại, không kích bất thành.

10. BBC (6-1-2014): Thay đổi khi tưởng niệm xung đột với TQ?

11. RFA (6-1-2014): Vinh danh tử sĩ Hoàng Sa: một cơ hội hòa giải.

12. SGTT (7-1-2014): Người Việt bí mật chụp ảnh Hoàng Sa năm 2011.

13. NTD.ORG (7-1-2014): Vì sao Mỹ cố ý phớt lờ để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa?

14. TNO (7-1-2014): Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: ‘Cần tôn vinh những quân nhân VNCH chống ngoại xâm’.

15. RFA (7-1-2014): Hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng 1958?

16. BVN (8-1-2014): Hai bà quả phụ Hoàng Sa.

17. BVN (8-1-2014): Nhịp cầu Hoàng Sa.

18. RFA (7-1-2014): Người lính miền Bắc nghĩ gì về trận hải chiến 1974.

19. TNO (9-1-2014): Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974.

20. ĐNO (9-1-2014): Tâm huyết và tình yêu với Hoàng Sa.

21. PTT (9-1-2014): Trăn trở về Hoàng Sa 40 năm.

22. RFA (9-1-2014): Thách thức cho Việt Nam ở Hoàng Sa.

23. TNO (9-1-2014): Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 6: Không quân Việt Nam Cộng Hòa lên kế hoạch giành lại Hoàng Sa.

24. BBC (9-1-2014): 'Để dân kỷ niệm cuộc chiến 1979.

25. ĐNO (10-1-2014): Thắp sáng tình yêu biển đảo.

26. NVO (10-1-2014): Dân lập qũy “Nhịp cầu Hoàng Sa”.

27. BBC (10-1-2014): Thời điểm đưa TQ ra tòa 'đã chín muồi'.

28. VOA (10-1-2014): Hoàng Sa có vai trò thế nào với an ninh Việt Nam và khu vực?

29. NTD.ORG (11-1-2014): Tưởng niệm 40 năm sự kiện Hoàng Sa.

30. NTD.ORG (11-1-2014): Công bố tư liệu chính quyền Sài Gòn về Hoàng Sa .

31. BVN (11-1-2014): Tâm thư gửi các em sinh viên và thanh niên nhân sự kiện 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.

32. NTD.ORG (11-1-2014): Diễn giả quốc tế chỉ trích Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974.

33. BVN (11-1-2014): Danh sách đóng góp quỹ "Nhịp cầu Hoàng Sa".

34. ĐCV (11-1-2014): 40 năm trận Hoàng Sa Oanh Liệt.

35. TNO (12-1-2014): Từ bài học Hoàng Sa 1974.

36. VOA (12-1-2014): Hải chiến Hoàng Sa ‘nóng’ trên diễn đàn ở Đại học Harvard.

37. RFA (12-1-2014): Người Việt trong và ngoài nước hưởng ứng Quỹ Nhịp Cầu Hoàng Sa.

38. NTD.ORG (12-1-2014): “Anh em hăng hái lên đường đánh tàu Trung Quốc để bảo vệ Hoàng Sa”.

39. TTO (12-1-2014): Hồi ức sau 40 năm của vợ thiếu tá VNCH Ngụy Văn Thà.

40. BVN (13-1-2014): Thông cáo báo chí về việc gửi thư cho Liên Hợp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa.

*****

Tâm thư gửi các em sinh viên và thanh niên nhân sự kiện 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam

Nguyễn Khắc Mai – Bauxite Việt Nam - 11/01/2014

Các Em thân mến, chúng tôi xin được xưng hô như vậy cho thân mật. Trong số chúng tôi, những người gửi lá thư này, có người U90, 80, 70, nhiều người trong tuổi tứ thập bất hoặc và ngũ thập tri thiên mệnh (*).

Vào tháng 1- 2014 này, chúng ta đứng trước sự kiện 40 năm trước, Trung Quốc thừa cơ Mỹ rút khỏi chiến tranh Việt Nam, đang đi đêm với họ, hai miền Nam Bắc Việt Nam vẫn chưa có hòa bình, họ đã ngang nhiên tuyên bố Hoàng Sa là của họ, rồi lập tức đem cả hải lục không quân đánh chiếm Hoàng Sa, bấy giờ đang do Chính phủ VNCH quản lý. Lực lượng Hải quân Việt Nam đã chiến đấu anh dũng, bắn chìm, bắn hỏng nhiều tàu giặc, nhưng cũng tổn thất nặng nề. 74 chiến sĩ đã hy sinh oai hùng, để lại tấm gương “Quyết tử để bảo vệ Hoàng Sa thân yêu”. Bốn mươi năm qua, họ cưỡng chiếm Hoàng Sa, tổ chức nhiều hoạt đông phi pháp ở đó. Năm 1988 còn đưa quân chiếm giữ nhiều đảo và bãi đá ngầm ở Trường Sa của chúng ta. Họ còn có nhiều hành động cản trở, phá hoại những hoạt động bình thường trên vùng biển của chúng ta. Đặc biệt là họ đã đối xử vô nhân đạo, theo lối hải tặc đối với ngư dân Việt Nam làm ăn trên vùng biển của mình.

Chính phủ và nhân dân ta kiên quyết lên án, phản đối những hành vi trái lý, trái lẽ của Trung quốc.

Gửi lá thư này cho các Em, chúng tôi không kêu gọi, không dặn dò, không lên lớp, mà chỉ muốn bàn bạc với các Em như những người bình đẳng, có chung một tư tưởng, một tình cảm, một trách nhiệm với Non Sông, Đất Nước của mình, không phân biệt trẻ hay già. Hơn nữa, chính các Em sẽ là lớp người nắm lấy tương lai, vận mệnh của Đất Nước, chính các Em sẽ là lớp người gánh vác những công việc to lớn, nặng nề, khó khăn, thay thế lớp người cũ, thực hiện những công việc mà cha anh đã chưa làm trọn. Cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, đòi lại những phần đất, biển đảo của Tổ tiên đã bị ngoại bang xấu xa, gian ác cướp đoạt.

Khi đứng trước tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp, nóng bỏng, chúng ta nhớ tới lời dự báo chiến lược như sấm truyền của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585):

Biển Đông vạn dặm dang tay giữ,

Đất Việt muôn năm vững trị bình.

Như thế, một chiến lược Biển toàn diện, quyết tâm thực thi cao, công tâm, chí lớn phải đặt ra. Thế hệ mới phải đứng trên vai cha anh, tài trí hơn, giỏi giang hơn, dũng khí hơn, nói được và làm chủ được cả trên bốn lĩnh vực: Bảo vệ chủ quyền. Phát triễn kinh tế Biển. Nâng caotrình độ khoa học Biển. Xây dựng văn hóa Biển. Chính trong tay các Em là những nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng ấy. Khi Tuổi trẻ bàn việc Ra Biển Lớn, chúng tôi từng thưa với các Em, ra biển lớn phải dọn dẹp cái ao nhà. Các Em muốn xứng đáng với Nhân Dân, với Đất Nước không thể không coi trọng “dọn dẹp cái ao nhà”. Cái ao nhà của chúng ta, nay có thể hình dung như sau. Chung quanh Ao là lâu đài, trụ sở, hội trường… đèn điện sáng choang… Nhưng cái “Ao Nhà” thì đầy rác, bẩn thỉu, thối tha. Để bảo vệ chủ quyền, để xây dựng Đất nước giàu mạnh, làm cho nhân dân có dân quyền, có nhân quyền, có tự do, hạnh phúc, điều trông đợi chính là ở con người. Vì thế, xin hãy kiếm tìm một nhân cách cá nhân Việt mới. Xin hãy góp sức xây dựng một nhân cách Dân tộc Việt mới. Chưa bao giờ chúng tôi thấy công việc học và hành của các Em lại đầy ý nghĩa như thế.

Riêng năm 2014 này chúng tôi muốn bàn với các Em một việc. Hãy đánh dấu sự kiện 40 năm mất Hoàng Sa này bằng một hoạt động. Các Em hãy cùng nhau tổ chức một sinh hoạt với chủ đề: Tôi biết Hoàng Sa là của Việt Nam.

Các Em hãy cùng nhau tìm hiểu, thảo luận, nêu chính kiến về 5 vấn đề sau:

- Địa lý, địa mạo… tiềm năng kinh tế và các mặt khác của Hoàng Sa.

- Lịch sử, pháp lý về quyền thụ đắc lãnh thổ của Việt Nam đối với Hoàng Sa.

- Những lập luận phi pháp phi lý của phía Trung Quốc về Hoàng Sa.

- Cuộc chiến bi hùng đã xảy ra và gương anh dũng hy sinh của 74 chiến sĩ đã quyết tử để bảo vệ Hoàng Sa.

- Dư luận quốc tế ủng hộ lập trường của Việt Nam.

Các Em sẽ có cơ hội làm chủ nhân của Đất Nước, học hỏi lấy từ bài học bi hùng của Dân tộc, tự tìm thấy nghĩa vụ của mình, biết đền đáp công ơn của những người đã chiến đấu, bỏ mình vì Đất nước, góp phần mở rộng dư luận trong nước và quốc tế, yểm trợ mạnh mẽ cho Nhân Dân và Chính Phủ trong sự nghiệp lâu dài và gian khó này.

Nhân dịp này chúng tôi tha thiết đề nghị các nhà trường, các Thầy, Cô, các Cấp ủy, các cấp Chính quyền, ban Tuyên giáo, Báo chí, các Viện nghiên cứu, các tổ chức Đoàn và Hội SV… hãy cùng các Em sinh viên, thanh niên bằng những hình thức khác nhau, tổ chức sinh hoạt này có kết quả. Xin đừng gây cho các Em có cảm tưởng các Em đơn độc, bị khó dễ và bị những người có uy quyền quay lưng lại với giới trẻ có tâm huyết với những vấn nạn của Đât Nước.

Sớm đưa giới trẻ Đại học vào trách nhiệm xã hội là minh triết (khôn ngoan, sáng suốt), cũng chính là trao gởi trách nhiệm và niềm tin của Dân tộc vào tay thế hệ nối tiếp. Vì thế chúng tôi thật sự cảm động và trân trọng đánh giá cao nhiều hoạt động không hề ngây thơ, tự phát của nhiều nhóm SVTN đã không hề vô cảm, rất chủ động, rất khí phách đã tố cáo trước dư luận trong nước và quốc tế những hành động sai trái xấu xa của phía Trung Quốc.

Như Nguyễn Trãi từng nói “Bui một tấc lòng ưu ái cũ” (lòng ưu ái nghĩa là lòng lo nước thương dân, ưu quốc, ái dân), chúng tôi chia sẻ tâm tình này với các Em. Xin nhờ báo giới, các trang mạng của cơ quan, đoàn thể; các trang mạng xã hội chuyển tới các Em sinh viên thanh niên trong cả nước.

Thân yêu và trân trọng chúc các Em Năm Mới khỏe mạnh, học giỏi và nhiều niềm vui.

Thay mặt nhóm Chương trình Minh triết Làm chủ Biển Đông

Nguyễn Khắc Mai

––––––––––––––––

(*) Theo Khổng Tử, con người 40 tuổi thì chẳng còn nghi hoặc, 50 tuổi thì biết mệnh trời.

Được đăng bởi bauxitevn

Nhãn: Hoàng Sa

*****

Diễn giả quốc tế chỉ trích Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974

Nguyentandung.org - Thứ bảy, 11/01/2014

(Hải chiến Hoàng Sa 1974) - Ngày 10/1, tại khách sạn “Le Meridan” ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã diễn ra cuộc hội thảo bàn tròn với chủ đề “Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc và những thách thức hàng hải mới đối với châu Á-Thái Bình Dương và cấu trúc an ninh biển Đông”. 

hs-01-ban-do-content

Bản đồ cổ thể hiện Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

Tại New Delhi, cuộc hội thảo do viện nghiên cứu “Stratcore Group” của Ấn Độ tổ chức, với sự tham dự của nhiều học giả, chuyên gia nghiên cứu chiến lược, chuyên gia nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ, các quan chức ngoại giao đoàn và báo chí tại New Delhi.

Có mười diễn giả đã trình bày tham luận về các vấn đề liên quan đến hành động của Trung Quốc đơn phương thiết lập ADIZ trên vùng biển Hoa Đông; nguy cơ đối đầu giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực, đặc biệt với Nhật Bản; nguy cơ đối với an ninh hàng hải tại biển Hoa Đông, cũng như những thách thức mới đối với toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương và cấu trúc an ninh biển Đông.

Chủ tọa cuộc hội thảo đã trình bày tham luận, nêu rõ bối cảnh Trung Quốc thiết lập ADIZ trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, và cho rằng hành động này sẽ ảnh hưởng đến cân bằng chiến lược tại châu Á về dài hạn.

Một số diễn giả khác cũng chỉ trích hành động tấn công và chiếm đóng của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa năm 1974, đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988, chiếm đóng bãi Vành khăn năm 1994, chiếm bãi Cỏ Rong của Philipnes và ban hành lệnh cấm bắt cá tại biển Đông thời gian gần đây; lên án việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực tại biển Đông, biển Hoa Đông nhằm thay đổi thực trạnh hiện nay.

Các diễn giả cho rằng việc giải quyết tranh chấp chủ quyền tại biển Đông là vấn đề khó khăn và phức tạp, đòi hỏi các bên liên quan phải tuân thủ Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS 1982), tìm kiếm giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về Cách ứng xử (DOC) và hướng tới Quy tắc ứng xử (COC); kêu gọi tất cả các bên có tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ trong khu vực kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có thể phá hoại sự ổn định hoặc làm phức tạp hay leo thang bất đồng, trong đó phải kiềm chế hành động đưa người lên cư trú tại các quần đảo hiện chưa có người ở; giải quyết bất đồng với tính chất xây dựng.

Các diễn giả tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ các cường quốc ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga…đối với việc các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc phát triển COC của các bên hữu quan ở biển Đông, đồng thời kêu gọi tất cả các nước ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực của ASEAN trong vấn đề này./.

(Vietnam+)

*****

Nhịp Cầu Hoàng Sa: Đã nhận được gần 135 triệu đồng

Huy Đức - Bauxite Vietnam – 11/1/2014

Chỉ mới vận động qua Facebook, chúng tôi đã nhận được134,625,939 VND, vẫn còn một đoạn đường khá xa để tới đích đến mà chúng tôi mong muốn: giúp hai bà quả phụ của hai người anh hùng Hoàng Sa – trung tá Ngụy Văn Thà và thiếu tá Nguyễn Thành Trí – cải thiện chỗ ở, giúp những người lính già Hoàng Sa đang gặp khó khăn. Nhưng rất vui khi bên cạnh những bạn đọc đóng góp những khoản tiền lớn như ông Tạ Duy Hinh, góp 30 triệu VND, trung tá Vũ Hữu San, hạm trưởng hạm Trần Khánh Dư (tham gia trận hải chiến Hoàng Sa) góp 18 triệu VND, bắt đầu xuất hiện những bạn góp 200 nghìn VND như Nguyễn Võ Xuân Thùy, Đào Đình Bình ... Nhịp Cầu Hoàng Sa rất mong có nhiều bạn trẻ tham gia như vậy bởi mục đích của chương trình không chỉ là đền ơn, đáp nghĩa mà còn để mỗi chúng ta không quên rằng, Hoàng Sa vẫn đang còn bị quân Trung Quốc chiếm đóng.

Danh sách đóng góp quỹ "Nhịp cầu Hoàng Sa"

Minh bạch, không để thất thoát một xu đồng tiền tình nghĩa! 

Tên chủ tài khoảng: DO THANH TRIEU
Số tài khoản: 1000343796 (cho cả VND và ngoại tệ)
Ngân hàng: CITI BANK VIETNAM Chi nhánh Hồ Chí Minh
Swiftcode: CITIVNVX

Hướng dẫn về việc chuyển tiền :

1/ Tên chủ tài khoản là Đỗ Thanh Triều, chỉ cần viết tiếng Việt không dấu DO THANH TRIEU.
2/ Số tài khoản đó chung cho cả tiền Việt Nam Đồng (VND) và các ngoại tệ khác là số gồm 10 chữ số 1000343796
3/ Ghi ngân hàng Citibank Vietnam là đủ. Khi chuyển tiền ,có trường hợp một số ngân hàng online hỏi thêm chi nhánh nào thì ta ghi thêm Ho Chi Minh City .
Về Ngân hàng Citibank Việt nam có trang nhà www.citibank.com.vn.Citibank N.A. Việt Nam,Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh tại tòa nhà Sunwah, 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Giờ hành chính: 8:30 sáng - 8:00 tối Điện thoại: (84 8) 3824 2118; CitiPhone: (84 8) 3521 1111; Chi nhánh thành phố Hà Nội Tòa nhà International Center,Tầng 1, 17 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Ha Noi, Vietnam.Giờ hành chính: 8:30 sáng - 8:00 tối Điện thoại: (84) 43825 1950 CitiPhone: (84 8) 3521 1111.Là ngân hàng toàn cầu ,cần biết chi tiết cách liên hệ xin bấm vào trang này.

4/ Hiện nay,chúng tôi không nhận tiền mặt không thông qua ngân hàng.

Có gì trục trặc xin liên hệ:

Trân trọng cảm ơn,

Theo thông báo của Ngân hàng Citibank lúc 19 giờ chiều ngày 10/01/2014 có 52 hạng mục đóng góp với tổng số tiền là 134 triệu 625 nghìn 939 đồng như bảng sau đây. Chúng tôi sẽ cập nhật liên tục. Trân trọng cảm ơn các vị đã đóng góp và tên tuổi viết không đầy đủ, không có dấu như lúc chuyển tiền, mong quý vị thông cảm.

*****

40 năm trận Hoàng Sa Oanh Liệt

Đàn Chim Việt - 11/01/14 | Tác giả: Bùi Tín

hs-02-6-binh-si-content

Một số binh sĩ VNCH đã hy sinh

Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1/1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của hải quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.

Năm nay là một thời điểm thuận lợi cho sự nhìn lại lịch sử một cách khách quan, công bằng, minh bạch, trên lập trường dân tộc chống ngoại xâm, đính chính cách nhìn lệch lạc méo mó do lập trường đấu tranh giai cấp của học thuyết Mác xa lạ, còn bị Lênin cực đoan hóa một cách tệ hại.

Đây cũng là một dịp hiếm có để trí thức, ngành sử học, ngành giáo dục nước ta nhìn lại một lần cho rốt ráo bản chất một số sự kiện lịch sử, tự mình đính chính những sai lầm, lệch lạc trong nhận thức, để từ bỏ những lập luận, nhận định và ngôn từ sai trái.

Hãy bắt tay vào việc kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt chống quân bành trướng Trung Quốc một cách đàng hoàng sâu sắc, với nhiều hoạt động thiết thực. Như một số blogger đã và đang làm, hãy tường thuật lại trận hải chiến Hoàng Sa này với nhiều hình ảnh lịch sử được lưu trữ, phỏng vấn các nhân vật tham chiến còn sống ở trong nước cũng như ở hải ngoại, thăm hỏi gia đình các liệt sỹ, tổ chức các buổi chiếu phim, nói chuyện rộng khắp.

Tôi cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại 40 năm trước tôi từng phụ họa với sự giải thích của ông Lê Đức Thọ và Ban Tuyên giáo trung ương rằng: “Hãy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ”. Quả là một sự trấn an gượng gạo, theo quan niệm bạn, thù, ta cực kỳ ngu muội, tăm tối, phản dân tộc.

Hiện nay đang có những việc làm đầy ý nghĩa rất đáng được hoan nghênh và hưởng ứng rộng rãi. Như nhà báo Huy Đức đã sưu tầm đầy đủ lai lịch về 74 liệt sỹ hải quân Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mình trong trận đánh oai hùng này. Anh đã tìm đến gặp một số gia đình liệt sỹ, và có sáng kiến cùng một số bạn có tâm huyết dựng lên “Nhịp cầu Hoàng Sa“, nhằm quyên góp để giúp một số gia đình liệt sỹ Hoàng Sa đang lâm vào cảnh túng thiếu, đặc biệt là bà Huỳnh Thị Sinh, vợ trung tá hải quân Ngụy Văn Thà, và bà Ngô Thị Kim Thanh, vợ đại úy hải quân Nguyễn Thành Trí.

Tôi muốn đề xuất với Bộ Quốc Phòng, Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Văn hóa, Hội Lịch Sử Việt Nam … nhân dịp này hãy cùng phối hợp tổ chức một số cuộc gặp mặt với những người từng dự trận hải chiến lịch sử đó. Hiện có người đang ở Hoa Kỳ như hạm trưởng Vũ Hữu San, ở Pháp như cựu chiến binh Vương Văn Hà, và ở trong nước còn có gần một chục người, hiện ở Sài Gòn, Huế, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Khánh Hòa và Bình Thuận. Nhà báo Huy Đức và ông Lữ Công Bảy, một cựu chiến binh trên Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ4, chắc chắn có đầy đủ các địa chỉ này. Đây chắc chắn sẽ là một cuộc họp rất có ý nghĩa và gây nhiều xúc động.

Trong những cuộc gặp mặt giao lưu như thế, trên tinh thần bình đẳng tôn trọng nhau, anh em ruột thịt, sẽ xóa bỏ triệt để trên thực tế sự đối lập địch ta, mọi người sẽ thấm thía rằng trong 30 năm chiến tranh, người Việt ta bắn giết người Việt ta là nhiều nhất, hăng say nhất. Đã đến lúc phải nhận ra sâu sắc điều đau đớn ấy để cùng nhau thấy rõ sự sai lầm, dại dột của mình, nhằm từ nay thương yêu, cố kết với nhau hơn, chung sức giữ nước, xây đắp tương lai hòa bình, dân chủ, phát triển phồn vinh cho toàn dân.

Đã đến lúc nhà nước nên ban hành những quy định mới, về việc sử dụng khái niệm, ngôn từ trên sách vở báo chí. Như xóa bỏ các từ “ngụy quân ngụy quyền”, “chế độ tay sai Mỹ”, “ngụy quyền bán nước”, cũng như những khái niệm đã đi sâu vào dĩ vãng trong quan hệ quốc tế như “giặc Mỹ xâm lược”, “chống Mỹ cứu nước”, đánh xong giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay…

Đã đến lúc cần có một sắc lệnh coi các nghĩa trang là chung cho các tử sỹ của các bên, và một chính sách xã hội chung cho các thương binh các bên không phân biệt, cũng như cho những gia đình quân nhân, cựu binh các bên cần trợ giúp.

Đó là tình nghĩa dân tộc được khôi phục và phát huy.

Trong nghĩa trang lớn Arlington giữa thủ đô Washington, các liệt sỹ từng chiến đấu ở hai bên trong cuộc nội chiến Nam/Bắc (1861-1865) được chôn cất bên nhau, xen kẽ nhau, không chút phân biệt. Đây không phải là sự cao thượng khoan dung của kẻ chiến thắng, chỉ là nét ứng xử của một dân tộc văn hiến.

Tấm gương nóng hổi về việc từ bỏ con đường bạo lực, thực hiện trọn vẹn hòa hợp dân tộc bị chia rẽ lâu dài của Nelson Mandela, tấm gương đẹp của Miến Điện hòa giải giữa những thế lực dân tộc từng thù ngịch nhau một thời rất đáng để mọi người Việt Nam ta suy nghĩ nhân kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt.

Dân chủ và Hòa hợp dân tộc sẽ là đôi cánh thần kỳ để dân tộc Việt Nam ta vươn cao bay xa trong bầu trời tự do của thời đại mới.

Bùi Tín(VOA)

*****

Từ bài học Hoàng Sa 1974

Thanh Niên Online - 12/01/2014

Hôm qua 11.1, tại Hà Nội, Trung tâm Minh Triết (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN) đã tổ chức buổi gặp mặt tưởng niệm 40 năm sự kiện Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm.

Tham dự có nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực biển đảo.

hs-03-trao-tang-content

Bà Huỳnh Thị Sinh nhận tấm phù điêu tôn vinhhành động vì biển đảo VN - Ảnh: Trường Sơn

Chà đạp luật pháp quốc tế

Vinh danh doanh nhân hướng ra biển đảo

Ngày 11.1, tại Nhà hát TP.HCM, Trung tâm văn hóa doanh nhân Việt Nam phối hợp Tạp chí Văn hóa doanh nhân Việt Nam tổ chức lễ biểu dương và vinh danh 105 doanh nghiệp, doanh nhân với chủ đề: “Doanh nhân Việt Nam hướng ra biển đảo”. Buổi lễ nhằm tôn vinh, ghi nhận những đóng góp tích cực của doanh nhân, thể hiện trách nhiệm với biển đảo quê hương. Đây là lần thứ 11 liên tiếp Trung tâm văn hóa doanh nhân Việt Nam và Tạp chí Văn hóa doanh nhân Việt Nam thực hiện chương trình tôn vinh này, và là lần đầu tiên tổ chức tại TP.HCM.

Hoàng Việt

Tại buổi gặp mặt, Trung tâm Minh Triết đã ra tuyên bố trong đó khẳng định việc chiếm đoạt một phần quần đảo Hoàng Sa (1956) và đem quân cưỡng chiếm hoàn toàn Hoàng Sa năm 1974 của Trung Quốc là phi pháp, chà đạp lên luật pháp quốc tế. Tuyên bố cũng lên án hành động xâm chiếm lãnh thổ VN mà Trung Quốc vẫn tuyên bố là nước quan hệ “láng giềng hữu nghị”.

Tuyên bố của Trung tâm Minh Triết cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Chính phủ VN, khẳng định chủ quyền của VN ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lên án và tố cáo trước dư luận quốc tế về hành động xâm lược của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết nhận xét với chiến lược biển đầy tham vọng bành trướng, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục gây hấn với các nước trong khu vực, ngang nhiên vạch ra “đường lưỡi bò” trên biển Đông, công bố “Vùng nhận diện phòng không” (ADIZ) ở biển Hoa Đông, gây khó dễ cho các hoạt động bình thường của các nước trong khu vực. Cũng theo ông Nguyễn Khắc Mai, hệ thống lại những sự kiện đã xảy ra 40 năm qua, mọi người đều thấy các hành động của Trung Quốc uy hiếp hòa bình, phát triển của khu vực và làm cho cả thế giới lo ngại.

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, ông Nguyễn Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chia sẻ 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm lược là sự kiện đau buồn nhưng cũng nhân dịp này cần có sự thức tỉnh rõ hơn vấn đề hòa hợp dân tộc. Theo ông Nguyễn Trung, việc nhìn nhận những binh lính VN Cộng Hòa (VNCH) đã hy sinh cho Hoàng Sa cũng là những người yêu nước đã ngã xuống cho Tổ quốc là vô cùng cần thiết.

Ý thức bảo vệ đất nước

Ông Nguyễn Đăng Quang, một trong những thành viên tham dự Phái đoàn liên hiệp quân sự 4 bên sau Hiệp định Paris (1973) kể lại chính các sĩ quan VNCH mà ông có dịp tiếp xúc đã có dự đoán về việc Trung Quốc sẽ tấn công Hoàng Sa và Trường Sa ngay từ năm 1973.

Cụ thể trong một buổi làm việc chính thức, một thiếu tá VNCH đã hỏi ông Quang: “Chúng ta đều là người Việt, hiện tại chúng ta đang là kẻ thù của nhau nhưng sau này có lẽ sẽ không là kẻ thù của nhau nữa. Tôi xin hỏi liệu sau này có một cường quốc phương Bắc xâm chiếm một mảnh đất nào của chúng tôi hoặc của các ông thì các ông sẽ đối phó ra sao?”. “Lúc đó tôi mới ngoài 30, nhiều vấn đề cũng chưa hiểu rõ để đủ sức trả lời câu hỏi này. Chỉ một năm sau đó khi xảy ra sự kiện Hoàng Sa tôi mới thấy rằng chính những người ở phía đối địch hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”, ông Quang nhớ lại.

Tại sự kiện này, Trung tâm Minh Triết đã trao tặng bà Huỳnh Thị Sinh, quả phụ thiếu tá Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo của quân đội VNCH, người đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 tấm phù điêu tôn vinh hành động vì biển đảo VN và một khoản tiền hỗ trợ do trung tâm vận động đóng góp.

Còn nhiều vấn đề

Theo GS-TS Nguyễn Chu Hồi - nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo VN (Bộ Tài nguyên - Môi trường), việc tưởng niệm Hoàng Sa 1974 cũng như các sự kiện khác là quan trọng nhưng điều quan trọng hơn là từ sự kiện đó rút ra những bài học cho tương lai.

Theo ông Hồi, liên quan đến vấn đề biển đảo vẫn còn quá nhiều góc cạnh mà hiện VN đang bỏ trống, trong đó có cả những vấn đề lý luận về chiến lược phát triển kinh tế biển. Trong khi đó phía Trung Quốc khẳng định rõ ràng của chung thì khai thác trước, của riêng Trung Quốc thì phải giữ riêng, những khu vực còn tranh chấp thì củng cố, trong trường hợp không còn con đường nào khác mà buộc phải phân chia thì Trung Quốc không bao giờ chịu thua.

Trường Sơn

*****

Hải chiến Hoàng Sa ‘nóng’ trên diễn đàn ở Đại học Harvard

VOA - Chủ nhật, 12/01/2014


hs-04-dien-gia-content

Các diễn giả đang thảo luận tại cuộc hội thảo về Hoàng Sa tại Harvard hôm 11/1/2014

MASSACHUSETTS - Cuộc chiến trên biển gây nhiều thương vong cho phía Việt Nam năm 1974 đã được đưa ra ‘mổ xẻ’ dưới nhiều lăng kính khác nhau của các nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Harvard hôm 11/1.

Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc chương trình tiếng Việt tại trường đại học danh tiếng nằm ở bang Massachusetts, cho VOA Việt Ngữ biết, cuộc hội thảo được tổ chức để đánh dấu tròn 40 năm trận hải chiến đẫm máu.

Ông Bình cũng nói rằng ý kiến của các chuyên gia Mỹ và Canada gốc Việt tham gia diễn đàn có thể đóng góp phần nào vào việc tìm ra giải pháp cho cuộc tranh chấp lãnh hải trên biển Đông.

Ông nói: “Chúng tôi muốn lắng nghe ý kiến của các chuyên gia từ những góc độ khác nhau, từ lịch sử, pháp luật, kinh tế hay thương mại. Nếu như kết quả của các công trình nghiên cứu của các diễn giả và kết quả của hội thảo này được nhiều người biết đến thì chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ góp phần giải quyết vấn đề biển đảo ở biển Đông một cách hòa bình”.

Trung Quốc lấy nốt Hoàng Sa rồi để từ đó mới nói rằng Trung Quốc có lãnh hải mấy trăm dặm, thành ra, gây tranh chấp khắp khu vực. Trung Quốc gây sự, chiếm chỗ này, chiếm chỗ kia,để mà người ta phải tới để điều đình với Trung Quốc.

Ông Ngô Vĩnh Long nói.

Ông Ngô Vĩnh Long, Giáo sư khoa lịch sử của Đại học Maine, là một trong các diễn giả thuyết trình tại cuộc hội thảo với sự tham gia của nhiều thành phần, trong đó có khá nhiều sinh viên người Việt.

Về tác động của cuộc chiến trên biển năm 1974 đối với các diễn biến những năm sau đó, ông Long nhận định với VOA Việt Ngữ rằng nó là điểm khởi đầu cho một loạt các rắc rối mà Trung Quốc gây ra sau này.

Theo ông, việc Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa là nhằm thâu tóm và kiểm soát biển Đông.

Ông Long nói: “Trung Quốc lấy nốt Hoàng Sa rồi để từ đó mới nói rằng Trung Quốc có lãnh hải mấy trăm dặm, thành ra, gây tranh chấp khắp khu vực. Trung Quốc gây sự, chiếm chỗ này, chiếm chỗ kia, để mà người ta phải tới để điều đình với Trung Quốc. Khi mà tới nói chuyện với Trung Quốc thì Trung Quốc tuyên bố chỉ nói chuyện song phương thôi, chứ không nói đa phương. Trung Quốc dùng sức mạnh của các nước lớn để ăn hiếp các nước nhỏ”. 

Liên quan tới khía cạnh pháp lý trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên đi theo cách làm của Philippines.

Tiến sỹ Tạ Văn Tài, cựu giảng viên trường luật của Đại học Harvard nhận định với VOA Việt Ngữ rằng Hà Nội nên theo gót Philippines đưa Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế để phân xử.

Bên kia có trình hồ sơ thì họ xem, không trình thì họ cứ tuyên bố một bản án mà dĩ nhiên nó không có tính cưỡng hành, nhưng mà ít ra nó cũng tạo được một cái thế về luật pháp, về chính nghĩa cho Việt Nam và Philippines. Đó là điều nên làm.

Tiến sỹ Tạ Văn Tài nói.

Ông Tài nói: “Hai tòa án chính là tòa trọng tài và tòa luật biển. Muốn giải thích điều khoản nào về luật biển, một bên có quyền đưa ra và bên kia không ngăn cản được. Bên kia có trình hồ sơ thì họ xem, không trình thì họ cứ tuyên bố một bản án mà dĩ nhiên nó không có tính cưỡng hành, nhưng mà ít ra nó cũng tạo được một cái thế về luật pháp, về chính nghĩa cho Việt Nam và Philippines. Đó là điều nên làm”. 

Trung Quốc từng tuyên bố rằng nước này không có ý định tham gia vụ kiện mà Bắc Kinh cho là nỗ lực của Philippines nhằm hợp thức hóa việc chiếm đóng các đảo của Trung Quốc ở biển Đông.

Tiến sỹ Tài cho rằng Hà Nội hiện chú tâm theo dõi vụ kiện do Manila khởi xướng để xem có thể học được gì.

Ông nói: “Đối với Trung Quốc, một anh khổng lồ hung hăng, dùng ngoại giao súng ống thì chỉ có cách dùng luật pháp, là khí giới của kẻ yếu chống kẻ mạnh, giống như Nguyễn Trãi nói, đem đại nghĩa (tức luật pháp) để thắng hung tàn. Trước tòa án, dù là không có lôi được ông Tàu ra, nhưng nếu mà có một bản án, kết án lập trường của ông Tàu, điều đó rất có lợi cho dư luận quốc tế chống nước Tàu và bảo vệ các nước nhỏ ở Đông Nam Á”.

Tiến sỹ Vũ Quang Việt, một chuyên gia từng làm việc cho Liên Hiệp Quốc và hiện nghiên cứu về cuộc tranh chấp biển Đông, cũng có cùng quan điểm với ông Tài.

Ông Việt cho rằng Việt Nam ‘là nước nhỏ thì phải dựa vào luật pháp quốc tế để giải quyết’, và rằng việc ‘Philippines làm là đúng đắn và Việt Nam nên ủng hộ’.

Việt Nam muốn kiện thì phải tìm ra cái gì liên quan tới Việt Nam, chứ không thể lấy các điểm [đưa ra tòa] của Philippines được.

Tiến sỹ Vũ Quang Việt nói.

Ông nói: “Việt Nam có thể đưa Trung Quốc ra tòa bất cứ lúc nào, nhưng Việt Nam cần phải tìm hiểu để biết những vấn đề nào cần đưa ra tòa được. Việt Nam muốn kiện thì phải tìm ra cái gì liên quan tới Việt Nam, chứ không thể lấy các điểm [đưa ra tòa] của Philippines được”.

Ông Paul Reichler, luật sư đại diện của chính quyền Manila trước tòa trọng tài quốc tế từng nói với VOA Việt Ngữ rằng quyền lợi của Việt Nam ‘hoàn toàn giống với hai điểm chính mà Philippines mang ra tòa’.



Trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm ngoái, khi được hỏi về việc Manila đưa Bắc Kinh ra tòa, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nói rằng đó là ‘thẩm quyền của Philippines’ và rằng Việt Nam ‘tôn trọng Philippines”.

Trong khi đó, tiến sỹ Ngô Như Bình cho rằng chính quyền Hà Nội cần phải cho người dân thấy rõ ‘quan điểm của mình, quan điểm của phía Việt Nam’ trong vấn đề biển Đông.

*****

Người Việt trong và ngoài nước hưởng ứng Quỹ Nhịp Cầu Hoàng Sa

Thanh Trúc, phóng viên RFA - 2014-01-12

hs-05-nguy-van-tha-content

Cố Thiếu tá Hải Quân Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10, hy sinh vì tổ quốc trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 - RFA files

Để tưởng nhớ trận hải chiến đánh Hoàng Sa và 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh khi liều chết chống trả tàu Trung Quốc xâm lấn hải đảo nước Việt 40 năm trước, người Việt Nam trong và ngoài nước hưởng ứng lời kêu gọi yểm trợ gia đình các quân nhân đã bỏ mình hay còn sống sót mà hai tổ chức Nhịp Cầu Hoàng Sa và No - U Sài Gòn đang thực hiện mấy hôm nay.

Quỹ Nhịp Cầu Hoàng Sa

Đã có hơn 73 triệu đồng đóng góp vào Quỹ Nhịp Cầu Hoàng Sa trong 24 giờ đầu tiên, và đến chiều tối ngày thứ Bảy thì số tiền khắp nơi gởi về đã lên tới hơn một trăm triệu đồng.

Đó là tin đọc được trên trang blog của Nhịp Cầu Hoàng Sa, với hướng dẫn chi tiết về cách liên hệ và tài khoản ngân hàng Citibank để gởi tiền, bên cạnh danh sách những người đóng góp. Ông Đỗ Thái Bình, một thành viên của Nhịp Cầu Hoàng Sa, cho đài Á Châu Tự Do biết:

Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa do mấy anh em chúng tôi cùng nêu ra được hai ngày rồi, sự đóng góp của bà con miền Bắc, miền Nam và của nước ngoài như thấy ở trên blog thì cũng được trên một trăm triệu.

Đến ngày 19 này thì chúng tôi có dự kiến đến thăm các gia đình các bà quả phụ sống ở Sài Gòn. Chúng tôi cố gắng làm thế nào để có được mái nhà cho bà Ngụy Văn Thà đầu tiên, đấy là tất cả ý định của anh em chúng tôi.

Người mà ông Đỗ Thái Bình của Nhịp Cầu Hoàng Sa đang nói tới chính là vợ của trung tá hải quân Ngụy Văn Thà, thuyền trưởng đã hy sinh theo chiến hạm HQ-10 trong trận chiến Hoàng Sa 40 năm trước.

hs-06-ba-nguy-van-tha-content

Bà Quả phụ Ngụy Văn Thà hôm Thứ Tư 27-7-2011 được mời dự lễ vinh danh tử sĩ VNCH trận Hoàng Sa 1974 tại Sài Gòn ở câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình

Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa do mấy anh em chúng tôi cùng nêu ra được hai ngày rồi, sự đóng góp của bà con miền Bắc, miền Nam và của nước ngoài như thấy ở trên blog thì cũng được trên một trăm triệu

Ông Đỗ Thái Bình

Nhìn chung thì gia đình có người thân tử thương trong trận hải chiến Hoàng Sa, điển hình như bà quả phụ Nguyễn Văn Thà hoặc bà quả phụ của thiếu tá hải quân Nguyễn Thành Trí, cũng chết theo tàu HQ-10, và cả những người sống sót trở về, ông Đỗ Thái Bình nói tiếp, gần như đều có những khó khăn trong cuộc sống:

Thí dụ như bà Trí thì cũng có những khó khăn của bà Trí. Bà Thà thì hiện nay là chưa có chỗ ở mà phải ở nhờ với cô em. Thông qua bà con , tất cả mọi nơi trong nước, đều đóng góp để giúp đỡ phần nào. Chúng tôi cũng biết rằng trong quá khứ thì bà con ở nước ngoài cũng đã có giúp đỡ hai bà với các thương binh của Hoàng Sa ở trong nước cũng nhiều, đặc biệt những khóa hải quân những bạn đồng môn của hai ông Ngụy Văn Thà và Nguyễn Thành Trí. Nhưng trong dịp này mà nếu có điều kiện và nhiều bà con khác có thể giúp đỡ được nữa thì rất tốt.

Từ tiểu bang Connecticut, Hoa Kỳ, anh Trần Thắng, chủ tịch IVCE, một tổ chức về văn hóa và giáo dục thường có những chương trình hướng dẫn và sinh hoạt với du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ, cũng là người từng sưu tập trên 80 tấm bản đồ thế giới trong mục đích xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai dãy đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tự nguyện đứng ra giúp đỡ lời kêu gọi của Nhịp Cầu Hoàng Sa trong nước bằng cách truyền tải thông tin này cho mọi người ở bên ngoài:

Tình cờ đọc trên blog thì thấy anh Huy Đức và một số bạn bè ở TPHCM đang quyên góp tiền để giúp các gia đình những người lính miền Nam Việt Nam đã tham gia trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Thấy vậy thì mình lấy thông tin đó rồi forward lại cho mọi người

anh Trần Thắng, chủ tịch IVCE

Tình cờ đọc trên blog thì thấy anh Huy Đức và một số bạn bè ở thành phố Hồ Chí Minh đang quyên góp tiền để giúp các gia đình những người lính miền Nam Việt Nam đã tham gia trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Thấy vậy thì mình lấy thông tin đó rồi forward lại cho mọi người. Hình thức đóng góp là gởi thẳng cho Citibank ở Việt Nam, còn người nào chuyển tài khoản về Việt Nam không được thì có thể chuyển sang IVCE rồi IVCE sẽ chuyển về trong nước.

hs-07-bieu-ngu-content

Biểu ngữ tưởng nhớ những người bỏ mình ở Hoàng Sa, Trường Sa trong cuộc biểu tình - Anh Ba Sàm

No-U Sài Gòn và No-U Hà nội

Trong khi đó thì đã ba ngày qua, tổ chức qui tụ những người trẻ là No-U Sài Gòn, thường cùng với No-U Hà Nội lên tiếng phản đối hành động vạch đường lưỡi bò của Trung Quốc trên biển Đông, cũng đã phát động quyên góp với danh sách 10 gia đình chiến sĩ Hoàng Sa 1974 cần giúp đỡ, kèm theo tên và số tài khoản trong Vietinbank để mọi người có thể chuyển tiền vào:

Trên trang web của No-U SG, người ta có thể đọc thấy những giòng chữ cảm động rằng với tinh thần vì Hoàng Sa, Trường Sa và tinh thần yêu nước bất khuất, chúng tôi, No-U Sài Gòn, chân thành kêu gọi mọi người chung tay góp sức để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính ngưỡng đến các anh, những anh hùng vị quốc vong thân, để thế hệ người Việt hôm nay và mai sau sẽ vẫn mãi mãi ghi nhớ đến các anh, để tiếp tục hy vọng một ngày nào đó Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam sẽ không còn chỉ là trong tiềm thức và tiếng hô vang của đồng bào.

Một trong những người của No-U Sài Gòn khởi xướng yểm trợ Hoàng Sa 1974, bạn Nguyễn Hoàng Vi, báo cho biết:

Số tiền ủng hộ em nhận được là 400 đô Úc, 200 đô Canada, 250 đô Mỹ cộng với 3 triệu 3, ba triệu ba trăm ngàn tiền Việt, của những người bạn ở trong nước góp lại. Hôm nay tụi em chỉ mới thăm được gia đình bác Roa thôi, ngày mai mới thăm được gia đình bác Long.

Như lời Nguyễn Hoàng Vi vừa trình bày, từ hôm qua các bạn trong No U Sài Gòn đã lên Đức Trọng, đến thăm và tặng quà cho ông Phạm Ngọc Roa, cựu trung úy tàu HQ-4. Hôm nay, Chúa Nhật, No-U Sài Gòn sẽ lên Dalat để thăm gia đình ông Nguyễn Đình Long cũng là HQ-4.

Được biết No-U Sài Gòn sẽ tiếp tục nhận tiền yểm trợ 10 gia đình, có người hy sinh hoặc bị thương nhưng trở về được từ trận hải chiến Hoàng Sa 1974, cho đến hết ngày 17 tới.

*****

“Anh em hăng hái lên đường đánh tàu Trung Quốc để bảo vệ Hoàng Sa”

Nguyentandung.org - Chủ nhật, 12/01/2014

(Hải chiến Hoàng Sa 1974) - Đó là câu nói đầu tiên khi tiếp xúc với phóng viên của ông Trần Văn Hà – một trong những người từng tham gia hải chiến Hoàng Sa năm 1974.

hs-08-nhat-tao-content

Chiến hạm Nhật Tảo HQ10

Ông Trần Văn Hà, hiện đã 61 tuổi, đang sống ở ấp 2, xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai (Bạc Liêu).

Ông Hà được xem là một trong số ít người trên chiến hạm Nhật Tảo HQ10 còn sống đến nay sau trận hải chiến 40 năm trước.

hs-09-mr-ha-content

Ông Hà thời trẻ

Khi ấy ông mới 21 tuổi, chưa có vợ và tâm lý rất phấn khởi khi nhận được lệnh ra Hoàng Sa đánh tàu Trung Quốc.

“Không riêng gì tôi mà anh em trên hạm đều hăng hái lên đường đánh tàu Trung Quốc. Lúc đó là chiều 18.1.1974 khi hạm đang ở Đà Nẵng để sửa máy điện ở hầm máy số 2”, ông Hà nhớ lại.

Hạm chạy suốt đêm, từ chập choạng tối 18.1 đến rạng sáng 19.1.1974 thì gặp hạm Lý Thường Kiệt HQ-16 ngoài Hoàng Sa.

Lúc này HQ-10 và HQ-16 bên trục Bắc, HQ-4 và HQ-5 bên trục Nam.

“Chúng tôi liên tục phát loa, tìm mọi cách xua đuổi tàu Trung Quốc nhưng không được. Đến hơn 10h sáng 19.1.1974, HQ-10 nhận lệnh khai hỏa và bắn trúng mục tiêu”, ông Hà nhớ lại.

hs-10-mr-ha-now-content

Ông Hà hiện tại

Cùng với HQ-10, các khẩu pháo của HQ-16 cũng tác xạ dữ dội khiến lôi hạm 389 của Trung Quốc hư hại nặng và bốc cháy.

Trong đó, đài chỉ huy của đối phương bị tiêu hủy, nhiều thủy thủ đoàn thiệt mạng.

Lúc này, thế áp đảo của HQ10 gặp trở ngạy khi khẩu đội pháo chính phía trước chiến hạm bị trục trặc.

Hầm máy 1 bị trúng đạn làm nhiều người thiệt mạng, trong đó có hạm trưởng là Hải quân thiếu tá Ngụy Văn Thà.

“Hạm phó Nguyễn Thành Trí bị thương nặng. HQ10 lao vào đối phương làm chiếc của Trung Quốc nghiêng sang một bên”, ông Hà kể.

Theo ông Hà, trong tình thế nguy cấp, hạm phó ra lệnh bỏ tàu, xuống bè được 28 người. Lúc đó, hạm phó Nguyễn Thành Trí không muốn rời tàu nhưng anh em nài nỉ nên viên sĩ quan này mới xuống bè và đã tử vong vào 1h sáng 20.1.1974.

Xuống bè thả trôi được một lúc, ông Hà và những người đi cùng thấy thêm 2 tàu Trung Quốc xuất hiện. Tuy nhiên, những tên lính trên tàu không nã đạn vào 28 người lênh đênh trên biển mà bắn xối xả vào chiếc Nhật Tảo như để trả thù.

Lúc này, đạn cũng khạt ra liên tục từ hạm Nhật Tảo và ông Hà không còn nghe tiếng súng nữa khi trời chập choạng tối.

“Có lẽ lúc ấy HQ-10 bị chìm. Chúng tôi trôi trên biển suốt 3 ngày, 2 đêm trong tình trạng thiếu lương thực. Đến khi được tàu buôn của Hà Lan cứu vớt thì chỉ còn 21 người sống nhưng sức khỏe rất nguy kịch”, ông Hà cho biết thêm.

Sau 5 tháng điều trị, ông Hà trở về đơn vị đóng ở Bến Lức. Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, ông Hà lấy vợ là cô bạn cùng quê Long An.

“Năm 1979 tôi ở Bến Lức, làm việc trong nhà máy cơ khí. Cuộc sống khó khăn quá xuống Bạc Liêu mưu sinh và ở lại vùng đất này cho đến giờ”, ông Hà chia sẻ.

Theo ông Hà, khi chiến hạm HQ-10 chìm xuống biển đã kéo theo rất nhiều thi thể chiến hữu của ông. Ngoài ra, trong túi hành trang của thủy thủ cơ khí này có cả thư từ của người yêu mà ông mang theo bên mình. Ông hi vọng có dịp đặt chân trở lại Đà Nẵng, thăm lại Hoàng Sa – nơi ông nhiều lần tham gia tuần dương. Trong đó kỷ niệm không thể quên là rất tự hào khi tham gia đánh tàu Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

(Một Thế Giới)

*****

Hồi ức sau 40 năm của vợ thiếu tá VNCH Ngụy Văn Thà

Tuổi Trẻ Online - 12/01/2014

40 năm là quãng thời gian đằng đẵng bà Huỳnh Thị Sinh, vợ hạm trưởng Ngụy Văn Thà, một mình nuôi ba đứa con gái nên người. “Giờ các cháu có gia đình hết rồi, đi làm công nhân thôi nhưng cũng ổn, tôi có ba cháu ngoại”.

hs-11-ba-sinh-net-mat-content

Nét mặt đầy xúc động của bà Huỳnh Thị Sinh khi nhắc về người chồng quá cố của mình là thiếu tá Ngụy Văn Thà - Ảnh: Nguyễn Khánh

Buổi tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đoạt bằng vũ lực và 74 chiến sĩ hải quân VN cộng hòa đã ngã xuống trong trận hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974 được tổ chức ngày 11-1 tại Hà Nội. 

Buổi tưởng niệm có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, gia quyến của cựu binh Hoàng Sa Ngụy Văn Thà (thiếu tá - hạm trưởng hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 tử trận trong trận hải chiến Hoàng Sa).

Hồi tưởng về những ngày trước chuyến đi định mệnh của thiếu tá, hạm trưởng Ngụy Văn Thà, bà Huỳnh Thị Sinh rưng rưng kể:

“Hôm đó anh Thà nói với tôi là đi công tác ở Đà Nẵng. Tôi nghĩ đó là chuyến công tác bình thường, cứ đi rồi về nhà 10 ngày rồi đi nữa. Lần đó ông mới đi rồi trở lại và bảo: Tàu của anh bị hư, phải sửa chữa. Tôi hỏi: Sao cứ đi đi về về hoài vậy anh? Anh ở nhà được khoảng 1 tuần rồi đi luôn, đó là chuyến cuối cùng anh không trở về nữa”.

“Anh Thà hiền lắm, chỉ cười thôi à! Anh cứ đi đi về về vậy nhưng cũng ít khi kể về công việc của mình. Lần cuối đó tôi chỉ biết anh đi Đà Nẵng chứ đâu biết anh ra tận Hoàng Sa. Mấy ngày sau khi anh đi, thấy báo chí nói tùm lum là có trận chiến đó rồi bao nhiêu người chết."

Bà Sinh kể: "Con gái tôi mới 9 tuổi vừa đọc vừa đánh vần rồi hỏi: Mẹ ơi, bộ ba chết rồi hả, sao con thấy báo nói nhiều quá! Rồi mấy ngày sau có người đến báo tin là anh Thà chết trên tàu rồi. Sau đó, một số đồng đội của anh có tìm gặp tôi và kể về anh. Lúc tàu chìm, anh đã chết!”, bà Sinh rưng rưng kể.

40 năm là quãng thời gian đằng đẵng bà Huỳnh Thị Sinh một mình nuôi ba đứa con gái nên người. “Giờ các cháu có gia đình hết rồi, đi làm công nhân thôi nhưng cũng ổn, tôi có ba cháu ngoại”, khóe mắt bà lấp lánh niềm vui.

Người vợ của Thiếu tá, hạm trưởng Ngụy Văn Thà chia sẻ suốt mấy năm nay chỉ mong ước có một căn nhà, lập bàn thờ cho người chồng đã khuất. 40 năm không thấy xác, không thấy dù chỉ một chút kỷ vật trở về ...

Hà Hương

*****

Thông cáo báo chí về việc gửi thư cho Liên Hợp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa

Bauxite Vietnam - 13/01/2014

Ngày 19/01/2014 đánh dấu 40 năm Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Từ 40 năm, Việt Nam bị cướp một phần lãnh thổ, Việt Nam đổ một phần máu thịt.

Tuy nhiên, theo luật quốc tế, chủ quyền Hoàng Sa vẫn thuộc Việt Nam. Hiến chương Liên Hợp Quốc không cho phép thụ đắc lãnh thổ bằng bạo lực. Với điều kiện người Việt Nam phải luôn nhắc với thế giới hành vi cưỡng đoạt của Trung Quốc, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Và tìm mọi cách yêu cầu Trung Quốc đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế, tổ chức thích hợp nhất giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia.

Đó chính là nội dung của lá thư chúng tôi gửi cho Liên Hợp Quốc, với niềm tin mãnh liệt rằng một thế giới hòa bình và công bằng chỉ tồn tại khi mỗi quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế.

Lá thư được viết bởi hai tổ chức dân sự hoạt động vì Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông của Việt Nam : Quỹ Nghiên cứu Biển ĐôngNhóm Biển Đông tại Pháp.

Lá thư được góp ý bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới về công pháp quốc tế trong tranh chấp lãnh thổ, bởi các nhà hoạt động dân sự kinh nghiệm, với sự nghiêm túc và cẩn trọng cao nhất.

Vì chúng tôi mong muốn thông điệp của người Việt Nam và những người yêu chuộng công lý đến với các cơ quan pháp quyền cao nhất và có thẩm quyền nhất của thế giới, đó là :

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc

Ban Pháp quyền Liên Hợp Quốc

Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế

Tòa án Công lý Quốc tế

Hãy cùng chúng tôi nhắc nhở thế giới sự vi phạm trắng trợn pháp luật quốc tế của Trung Quốc khi xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974. Hãy cùng chúng tôi đề nghị Trung Quốc chấp nhận đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế.

Hãy cùng chúng tôi ký tên vào lá thư này:

https://docs.google.com/forms/d/12LCwqTdqX_vOdpM5BR80hmXN1Xjnm2D6ivRTAYZFsrs/viewform

Một tiếng nói có thể nhỏ, nhưng một triệu âm thanh sẽ làm thay đổi thế giới.

Lê Trung Tĩnh

Quỹ Nghiên cứu Biển Đông- Nhóm Biển Đông tại Pháp

----------------------------------------------------

NGƯỜI DÂN VIỆT NAM VÀ CÔNG DÂN TỪ KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI

Danh sách người ký

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc

Ban Pháp quyền Liên Hợp Quốc

Uỷ ban 1 của Liên Hợp quốc (Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế )

Tòa án Công lý Quốc tế

19 tháng 1 năm 2014

Kính thưa Quý Bà, Quý Ông,

19 tháng 01 năm 2014 đánh dấu 40 năm ngày nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sử dụng sức mạnh quân sự để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trong bối cảnh tình hình căng thẳng và phức tạp ở Biển Đông và ở Biển Hoa Đông, đặc biệt sau khi Trung Quốc đơn phương thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông chúng tôi mong muốn nhắc lại với các Quý Vị về sự kiện xảy ra 40 năm trước đây. Hy vọng rằng sự kiện lịch sử bi thương này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hiện tại và từ đó dự báo về một tương lai tốt hơn, nhằm xây dựng một thế giới hòa bình và công bằng hơn. Tiếp đó, chúng tôi cũng muốn khẳng định tầm quan trọng của việc thượng tôn luật pháp quốc tế - nền tảng của hòa bình và phát triển thịnh vượng. Thúc đẩy pháp quyền ở cấp độ quốc tế là sứ mệnh trọng tâm của Liên Hợp Quốc. Là những công dân của thế giới, chúng tôi nhận thức được cần phải chia sẻ một phần trách nhiệm vô cùng lớn lao và quan trọng này.

Theo nhiều bằng chứng lịch sử, trước thời kỳ thực dân Pháp vào năm 1884, Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, mà không có bất kỳ sự phản đối nào từ bất kỳ quốc gia nào trong suốt hai thế kỷ. Trong thời kỳ thực dân Pháp, nước Pháp đã thực thi rõ ràng và mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

Trong thời kỳ hậu thực dân và những năm Chiến tranh Việt Nam, từ 1956 đến 1975, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền ở hai bên vĩ tuyến 17 theo các Hiệp định Giơ-ne-vơ. Quần đảo Hoàng Sa, nằm ở phía Nam vĩ tuyến 17, đương nhiên thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa. Chính phủ của Việt Nam Cộng hòa luôn luôn biểu hiện rõ ràng và cụ thể các hoạt động và hành vi nhằm duy trì chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và đã đóng quân tại đây ngay sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương.

Vào ngày 15 tháng 01 năm 1974, chỉ chưa đầy một năm sau khi ký kết Hiệp định hoà bình Paris hạn chế sự hiện diện của Quân đội Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam, Trung Quốc đã đổ quân xuống các đảo phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa (nhóm Trăng Khuyết) và trong vài ngày sau đó tăng cường triển khải lực lượng Hải quân.

Vào ngày 19 và 20 tháng 01 năm 1974, Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng toàn bộ quần đảo sau trận chiến ác liệt với Hải quân Việt Nam Cộng hòa.

Trước hành vi sử dụng vũ lực một cách trắng trợn này, Quan sát viên của Việt Nam Cộng hoà tại Liên Hợp Quốc đã yêu cầu đưa vụ việc này ra Hội đồng Bảo an. Trong một công hàm ngoại giao gởi đến các bên ký kết Hiệp định hoà bình Paris, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã yêu cầu Hội đồng Bảo an triệu tập một phiên họp đặc biệt để xem xét vụ việc này. Tuy nhiên, Trung Quốc, với quyền phủ quyết của mình, đã ngăn chặn tất cả những nỗ lực nhằm mở một cuộc thảo luận về vụ việc này tại Hội đồng Bảo an.

Nước Việt Nam thống nhất sau 1975, luôn liên tục khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Bất chấp những phản đối của Việt Nam, Trung Quốc vẫn tiếp tục chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và xây dựng trên đó nhiều cơ sở hạ tầng đáng kể.

Hành động quân sự của Trung Quốc năm 1974 xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa rõ ràng đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng những biện pháp hòa bình. Nguyên tắc này, được quy định lần đầu tiên vào năm 1928 trong Hiệp ước Briand-Kellogg, sau đó đã được long trọng tái khẳng định nhiều lần trong các văn kiện pháp lý nền tảng của Liên Hợp Quốc. Tuyên bố năm 1970 về các Nguyên tắc của luật pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia đã khẳng định một cách rõ rằng "[m]ỗi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để xâm phạm sự tồn tại của một quốc gia khác hoặc để giải quyết tranh chấp quốc tế về các đường biên giới quốc tế, bao gồm các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến đường biên giới của các quốc gia. "

Tuy nhiên chúng ta không thiếu các biện pháp có thể đưa đến một giải pháp hoà bình cho tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, một trong những biện pháp hòa bình đó là đưa tranh chấp này ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế. Thế nhưng Trung Quốc đã hoàn toàn làm ngơ trước mọi đề xuất theo hướng này. Nếu như Trung Quốc không ngừng khẳng định họ có bằng chứng rất mạnh về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, tại sao họ lại không đồng ý đưa tranh chấp này ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế, tổ chức quốc tế thích hợp nhất để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia?

Đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, mà chức năng chính liên quan đến tranh chấp này được quy định tại Điều 33 (và rộng hơn là trong Chương VI) của Hiến chương, cũng có thể là một biện pháp để đưa đến một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp.

Nhưng một lần nữa, Trung Quốc đã ngăn ngừa bất kỳ ý định nào ​​đưa vấn đề này ra thảo luận tại Hội đồng Bảo an, cụ thể là năm 1974, hoặc sau đó là năm 1988 khi Việt Nam có cố gắng tương tự đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an.

Sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, từ chối đàm phán hoặc phân xử bởi một cơ quan tài phán quốc tế, rõ ràng không phải là những hành vi và cách hành xử có lợi cho một thế giới hòa bình và ổn định.

Do đó, chúng tôi kiên quyết kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và chấp nhận đưa tranh chấp đối với quần đảo Hoàng Sa ra phân xử tại Tòa án Công lý Quốc tế.

Thế giới đã chứng kiến ​những đau khổ khủng khiếp trong quá khứ khi các quốc gia, vì lợi ích riêng của họ, không tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Không ai muốn điều đó tái diễn.

Ngày 19 tháng 01 năm 2014 đánh dấu 40 năm việc Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. Đây cũng là dịp để cả thế giới nhìn lại sự kiện này và cũng là dịp để Trung Quốc có thể sửa chữa sai lầm của mình trong quá khứ.

Hãy cùng chúng tôi làm tất cả cho một thế giới hòa bình, ổn định và công bằng, và chúng ta chỉ có thể xây dựng một thế giới như vậy khi mỗi quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế.

Trân trọng,

Người dân Việt Nam và công dân từ khắp nơi trên thế giới

Danh sách người ký

-------------------------------------------------------------------------------

Press Release: Letter to the United Nations on the 40thanniversary of China’s seizure of the Paracel archipelago

January 19ththis year marks the fortieth anniversary of China’s seizure of the Paracel archipelago. For the past 40 years, China has occupied the whole archipelago.

However, according to international law sovereignty over the Paracel archipelago still belongs to Viet Nam. The United Nations Charter prohibits the acquisition of territory by force.

Viet Nam must always remind the world of this flagrant breach of international law by China, always affirm its sovereignty over the archipelago, and urge China to accept the submission of the sovereignty dispute to adjudication by the International Court of Justice.

That is the content of the letter we are sending to the United Nations, in our conviction that world of peace and justice exists only when every country respects international law.

The letter is written by two non-governmental organisations that work for justice for Viet Nam and the other small countries that are parties to South China Sea disputes: the Southeast-Asia Sea Research Foundationand the Bien Dong tai Phap Group.

We would like to bring the voice of Vietnamese and other peace-loving peoples around the world to the highest and most competent legal authorities of the world:

United Nations General Secretary

United Nations Rule of Law Unit

United Nations First Committee (Disarmament and International Security)

International Court of Justice

Let us remind the world of the flagrant violation of international law when China invaded the Paracel archipelago in 1974. Let’s urge China to submit the dispute to the International Court of Justice.

Please join us in signing this letter:

https://docs.google.com/forms/d/12LCwqTdqX_vOdpM5BR80hmXN1Xjnm2D6ivRTAYZFsrs/viewform

One voice may be small, but a million will change the world.

Le Trung Tinh

Southeast-Asia Sea Research Foundation- Bien Dong tai Phap Group

------------------------------------------------------------------------------------------

Vietnamese and people from all over the world

Signatory list

United Nations General Secretary

United Nations Rule of Law Unit

United Nations First Committee (Disarmament and International Security)

International Court of Justice

19thJanuary 2014

Madam, Sir,

The 19thof January this year marks the fortieth anniversary of the China’s seizure of the Paracel archipelago.

In the context of recent tensions, notably in the East China Sea following the establishment by China of an “Air Defense Identification Zone”, we would like firstly to draw your attention on this anniversary with the hope that history will help us understand the present and thereby better predict the future for the sake of a peaceful world. Secondly, we would like on this occasion to remind the importance of respect for international law as a cornerstone of world peace and stability. Promoting the rule of law at the international level is at the heart of the United Nations’ mission. As world citizens, we feel compelled to share part of this responsibility.

According to numerous historical documents, before the French colonization in 1884, Vietnam enjoyed undisputed sovereignty on the Paracel archipelago, without any rivalry, for nearly two centuries. During the period of French colonization in Vietnam, France clearly and strongly asserted sovereignty over the archipelago.

During the post-colonial period and the years of the Vietnam War, from 1956 to 1975, Vietnam was divided in two parts on either side of the 17th parallel by the 1954 Geneva Accords. The Paracel archipelago, lying south of this line, naturally came under the sovereignty of the Republic of Vietnam. The Government of the Republic of Vietnam never departed from a clear and well stated intention to maintain its sovereignty over the archipelago. It maintained military contingents there ever since French troops withdrew from Indochina.

On January 15, 1974, Beijing landed troops in the western islands of the Paracel archipelago and in the following days reinforced its operation by a strong maritime deployment.

On January 19 and 20, 1974, China attacked and completely took over the islands after fierce fighting against the forces of the Republic of Vietnam.

After these acts of extreme violence, the Republic of Vietnam’s observer at the United Nations requested the review of the matter by the Security Council of the United Nations. In a diplomatic note sent to all signatories of the Paris Accords, the administration of the Republic of Vietnam requested a special session of the Security Council. Yet China, due to its veto in the Security Council, blocked all efforts to open a debate on the issue.

Ever since, Vietnam, reunited after 1975, continued to clearly assert its sovereignty over the Paracel archipelago. Despite all these challenges, China continues occupying the whole archipelago and develops there considerable infrastructures.

The Chinese military intervention in 1974 on the Paracel archipelago constitutes an obvious breach of international law, including the principle according to which all international disputes must be settled exclusively by pacific means. This principle, originally enshrined in the 1928 Briand-Kellogg Pact has been solemnly reaffirmed on number of occasions since then in the framework of the United Nations. Hence, the 1970 Declaration on Principles of International Law Concerning Friendly Relations and Co-operation among States unambiguously states that "[e]very State has the duty to refrain from the threat or use of force to violate the existence of another State or as a means of settling international disputes on international borders, including territorial disputes and problems concerning the borders of States."

There is nevertheless no lack of means to find a solution to the dispute over the Paracel archipelago, one of them being the submission of the dispute to the International Court of Justice. However, Beijing has turned a deaf ear to all proposals in this direction. If China continuously asserts the strength of evidence of its sovereignty over the archipelago, why does it not agree to submit the case to the most appropriate organization for resolving such disputes between States?

Reference to the United Nations Security Council, whose competences in that respect flow from Article 33 (and more generally Chapter VI) of the Charter could be another mean to move towards a peaceful settlement of that dispute.

But here too, China prevented any initiative of the Security Council, in particular in 1974, or after in 1988, when Vietnam attempted to make a similar call to the Council.

The use of force, the threat to use force, and the refusal to negotiate or to submit the dispute to settlement by an international court are obviously not actions and behaviors in favor of a peaceful and stable world.

We therefore firmly urge China to comply with international law and to accept the submission of the Paracel archipelago dispute to the arbitration of the International Court of Justice.

The world witnessed in the past terrible sufferings as nations for the sake of their own benefit did not respect the basic principles of international law. No one wishes such situations to recur.

January 19, 2014, the 40th anniversary of China’s seizure of the Paracel archipelago, is an occasion for the whole world to look back and for the parties to correct mistakes made in the past. Let us do all for a world of peace, stability and justice, where each nation respects international rules.

Sincerely,

Vietnamese and people from all over the world

Signatory list

Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 01:23

Nhãn: Hoàng Sa

MẠNG THAM KHẢO:

nguyentandung.org

bauxitevn@gmail.com

bolapquechoa@blogspot.com

Hồng Thủy + Trần Công Trục + Trung Quốc

Thanh Niên Online

Đất Việt Online

Tuổi Trẻ Online

Saigontiepthi.com.vn

Đà Nẵng Online

Petrotimes

Người Việt Online

Lao Động Online

Đàn Chim Việt Online

BBC - RFA - VOA

File: ITN-011314-VN-CT-Tuong niem 40 năm Hai chien Hoang Sa-Ky IV.doc

Nguyễn Mạnh Trí

E-Mail: prototri2012@yahoo.com

www.tranhchapbiendong.com

Tu chỉnh: 13 tháng 1 năm 2014



.

.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.