Hôm nay,  

Chuyện Làng Văn: Chú Bé Bắt Được Con Công, Con Báo, Hay Con Hổ?

08/11/200200:00:00(Xem: 4488)
Chưa năm nào giải thưởng văn học trên thế giới lại lắm chuyện như năm nay. Trước tiên, xin nói chuyện giải Booker (mới được đổi tên là Man Booker), trong giới viết và đọc tiếng Anh.
Vào năm 1981, nhà văn Brasil, Moacyr Scliar, cho xuất bản cuốn "Max and the Cats", (Max và Mèo), thuật câu chuyện một cậu bé Do Thái, sống sót sau một vụ đắm tàu, và thấy mình chia sẻ chiếc xuồng cấp cứu với một chú báo. Tháng rồi, Yann Martel thắng giải Man Booker Prize, trị giá 75 ngàn (chắc là đô la Mỹ), với cuốn "Life of Pi" (Đời của Pi), câu chuyện một cậu bé người Ấn Độ, sống sót một vụ đắm tầu và sau đó chia sẻ một chiếc xuồng cấp cứu với một con hổ.
Chuyện trùng hợp không phải là tình cờ, bởi vì tác giả thừa nhận, ông đã được gợi hứng từ cuốn sách của nhà văn Brasil. Nhưng sóng gió nổi lên, và những mũi dùi báo chí đã nhắm vào nhà văn người Canada này, Mr. Martel, 39 tuổi, hiện đang lên như diều, danh tiếng cũng như tiền bạc (cuốn sách của ông đã từng bị những nhà xuất bản lớn quăng vào sọt rác). Rằng ông ta có tội (guilty), vì đã "cầm nhầm" ("sao chép", hay là "vay mượn"), tác phẩm của một trong tiểu thuyết gia nổi tiếng nhất của Mỹ Châu La Tinh.
Dr. Scliar, một y sĩ năm nay 65 tuổi, gốc gác Do Thái di dân, đã thú nhận, ông ngỡ ngàng vì cơ sự xẩy ra, và vì thái độ của Mr. Martel.
"Phản ứng của tôi là bối rối, khỏi nói thì ông cũng biết," ông trả lời phỏng vấn qua điện thoại, từ nhà riêng tại Porto Alegre, ở phía nam Brasil. "Một cách nào đó, tôi cảm thấy "khoái", vì có một nhà văn khác đã coi ý tưởng của tôi là quá tốt, quá hay, nhưng về một mặt khác, tôi thấy hơi kỳ kỳ, bởi vì ông ta sử dụng ý tưởng đó mà vờ tôi đi, chẳng thèm bàn bạc, ngay cả thông báo cũng không. Một ý tưởng thì cũng là tài sản vậy. Một tài sản tinh thần."
Mr. Martel thừa nhận, một cách gián tiếp, món nợ với Dr. Scliar, trong ghi chú của tác giả, ở trong "Đời của Pi", qua đó, ông cám ơn nhà văn Brasil, vì "tia lửa đời sống" ("the spark of life"). Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian, vào cuối tháng rồi, ông nói, "Tôi nhớ mình đã nghĩ thầm, nó đây rồi", khi ông vớ được bài phê bình của John Updike trên tờ Điểm Sách New York Times.
Nhưng qua hồ sơ lưu trữ, chẳng có một bài nào của Mr. Updike trên tờ Nữu Ước Thời Báo, qua đó ông điểm cuốn của nhà văn người Brasil, và trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại, ông cho biết, ông chưa hề nghe nói tới cuốn "Max and the Cats", cũng như tác giả của nó, là Dr. Scliar. Bài điểm sách duy nhất trên tờ Times, là vào tháng Bẩy, 1990, sau khi cuốn sách được xuất bản tại Mỹ (loại bìa mỏng, nay đã tuyệt bản), trong đó, người điểm sách, Herbert Mitgang, đã coi đây (Max and the Cats), là một cuốn tiểu thuyết sáng giá ("a brilliant novella"), vì đã mở rộng những vùng chân trời cho văn học Nam Mỹ". Còn về phần tác giả của câu chuyện "chú bé bắt đưọc con báo" ("mô phỏng" một bài đồng dao của trẻ con người Việt: "Chú bé bắt được con công, đem về biếu ông, ông cho... giải thưởng The Man Booker!"), Dr. Scliar cho biết, trong lưu trữ tất cả những bài điểm cuốn sách mà ông có được từ nhà xuất bản, chẳng có bài nào của Mr. Updike. "Đây lại là một khía cạnh ly kỳ khác, của 'vấn nạn' [đạo văn]."

Trong một bài tiểu luận đăng trên Web (www.powells.com), của một tiệm sách độc lập, the Powell's City of Books, Mr. Martel viết, mặc dù bài điểm sách mà ông còn nhớ mài mại đó "toát ra một vẻ dửng dưng [của người điểm sách, theo nghĩa, đây cũng chỉ là một cuốn cuốn đường được nếu không muốn nói, dở]", nhưng ý niệm của Dr. Scliar đã tạo "một tác động, kích thích trí tưởng tượng của tôi, giống như bị điện giật", do tính đồng nhất tuyệt vời về thời gian, động tác, và nơi chốn". Nhưng, bởi vì, ông còn thấy mình bị vướng mắc, do "vừa ham muốn vừa ấm ức" (a " mix of envy and frustration"), rằng tại sao mà mình lại không tự mình nghĩ ra một ý tưởng như vậy, cuối cùng ông quyết định "không thèm" tìm đọc cuốn sách "chú bé bắt được con báo" (Max and the Cats). "Tôi thực tình không muốn đọc nó," ông viết. "Tại sao lại chuốc thêm cay đắng" Tại sao lại đọc nó để rồi nhận ra rằng, một cú mở hay ho như thế mà lại bị làm hỏng, bởi một nhà văn tầm tầm" Tệ hơn nữa, giả sử như Updike đã lầm, giả sử như không chỉ cú mở, mà luôn cả cuốn sách, đều thật là tuyệt vời" Tốt nhất, là đừng đọc nó, và cứ thế tiếp tục biết, khởi đi bằng cái cú mở đầu tuyệt vời đó."
Jennifer Gilmore, của nhà xuất bản cuốn "chú bé bắt được con hổ", (nhà xb Harcourt), cho biết, tác giả hiện đang trên đường du lịch, không có mặt tại căn nhà của ông tại Berlin, thành thử không gọi điện thoại để phỏng vấn được. Và bà nói thêm, tuy nhiên, Mr. Martel bây giờ tin rằng, bài điểm sách "chú bé bắt được con báo" ở trên Điểm Sách Nữu Ước (NYRB: The New York Review of Books) chứ không phải trên The Times. "Bởi vì ông ta không sống ở Nữu Ước, nên ông đã lẫn lộn hai tờ". "Ông ta không chắc, là bài điểm sách là của John Updike. Ông ta đoan chắc, chưa từng đọc cuốn kia [tức cuốn" chú bé bắt được con báo"]." Nhưng hôm nay (ngày 5 tháng 11, 2002), cả hai tạp chí trên đều cho biết, họ không thể nào tìm ra đưọc bài điểm sách, như được mô tả, trong hồ sơ của họ.
(còn tiếp)
Jennifer Tran
Thông báo:
Tạp chí VHNT trên lưới, do Phạm Chi Lan chủ biên, và trang Tin Văn do Nguyễn Quốc Trụ phụ trách, trân trọng thông báo tới độc giả và thân hữu:
Do server saomai.org bị trục trặc kỹ thuật, nên không thể đưa báo và trang Tin Văn lên lưới được. Chúng tôi hiện đang tìm cách khắc phục, và có thể, sẽ phải dời qua một server khác. Xin cáo lỗi cùng tất cả bạn đọc và thân hữu.
PCL & NQT

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.