Hôm nay,  

Tại Sao Dân Trí, Đạo Đức Suy Đồi Ở Các Nước Cộng Sản

26/05/200400:00:00(Xem: 5276)
Ba lê ngày 20/05/2004
Một hiện tượng làm nhiều người ngạc nhiên và ngay cả những người cộng sản sáng suốt cũng phải công nhận : đó là không riêng gì tình trạng kinh tế, mà ngay cả tình trạng dân trí không phat triển và đạo đức suy đồi tại những nước cộng sản.
Thật vậy, chúng ta không cần làm những cuộc nghiên cứu mất thì gờ, hao công tốn của, chỉ cần quan sát, nhận xét về tư cách, trình độ một vài lãnh tụ cộng sản Việt Nam hiện nay, đọc một vài tờ báo, qua một vài tin tức, như sáng nay tôi đọc tờ báo Người Lao Động, số ngày 18/05/2004, với tin một cậu ấm ở Việt Nam, phá nhà, đánh bộ mẹ, cầm dao đâm bố mẹ, mỗi khi cậu cần tiền để chơi bời, hút sách ; chỉ như vậy chúng ta cũng có thể đi đến kết luận là dân trí ở Việt Nam hiện nay rất thấp kém, tình trạng đạo đức gia đình và xã hội Việt Nam hiện nay đang băng hoại trầm trọng.
Tại sao như vậy"
Dân trí đây là sự hiểu biết của dân. Người ta thường nghĩ đây là sự hiểu biết thiên về sách vở, thiên về khoa học, kỹ thuật chuyên môn, có được là do đi học ở nhà trường. Nhưng trí ở đây trong 2 chữ dân trí bao gồm sự hiểu biết rộng rãi hơn. Đồng ý là có cả những sự hiểu biết khoa học, kỹ thuật chuyên môn từ nhà trường. Nhưng có thể nói trí ở đây là trình độ văn hóa của một dân tộc. Đó là cách sống, cách cư xử, nói năng, suy nghĩ : sống thế nào cho phải đạo, được mọi người tôn trọng, kính phục, không bị ai chê cười, ở thế hệ này và ngay cả ở thế hệ sau ; nói năng có giữ lời lẽ lễ độ hay không ; suy nghĩ có chín chắn không. Như vậy, dân trí là cả một văn hóa, văn minh của một dân tộc. Từ đó đưa đến đạo đức, tức là lẽ phải và phép tắc phải noi theo. Một dân tộc có dân trí cao thường là một dân tộc có đạo đức, có một nền văn hóa cao từ lâu. Nếu như vậy thì những nước cộng sản như Liên Sô, Trung Cộng và Việt Nam là những nước có một truyền thống văn hóa cao từ lâu, tại sao ngày hôm nay, dân trí họ lại bị chê là thấp kém, đạo đức của họ lại bị coi là băng hoại" Trái lại dân tộc Hoa Kỳ là một dân tộc có một nền văn hóa mới hơn 2 trăm năm, tại sao lại có thể nói dân trí họ tương đối cao và tương đối có đạo đức " Chúng ta sẽ có dịp bàn sau chi tiết hơn đến trường hợp Hoa Kỳ, nhờ họ có một cơ chế chính trị tốt, dân chủ, nhờ giới lãnh đạo khá, giai tầng trí thức giỏi. Ở đây trong hạn hẹp bài này chúng ta chỉ nói đến dân trí và đạo đức tại những nước cộng sản, đặc biệt là Việt Nam.
Dân trí thấp kém, không phát triển, đạo dức băng hoại, suy đồi ở những nước cộng sản bắt nguồn từ nhiều nguyên do : 1) Lý do thứ nhất là lý thuyết Mác Lê chủ trương tiêu diệt văn hóa và văn minh cổ truyền ; 2) Thứ hai là lý thuyết Mác Lê chủ trương bãi tôn giáo, một hàng rào quan trọng ngăn cản con người làm bậy, một trường học to lớn khuyên con người làm lành, tránh ác : 3) Thứ ba, Marx chủ trương bãi bỏ gia điénh, căn bản giáo dục, đạo đức và trí thức đầu tiên của con người ; 4) Giáo dục học đường của những nước cộng sản là giáo dục độc khuynh, chỉ có chấp nhận tư tưởng Mác Lê, trở nên thấp kém ; 5) Từ những nguyên nhân trên đưa đến nguyên nhân cuối cùng là xã hội cộng sản thấp kém về đủ mọi mặt, tất nhiên như vậy là giáo dục xã hội không có, xã hội không mang lại một gương tốt nào ngoài những gương xấu.
I) Lý thuyết Mác Lê chủ trương tiêu hủy văn hóa, văn minh cổ truyền
Marx viết : " Bởi lẽ đó, chủ nghĩa cộng sản chủ trương hủy diệt chân lý muôn thửơ, bãi bỏ tôn giáo và đạo đức thay vì cải thiện ; chế độ cộng sản đi ngược lại tất cả mọi sự phát triển xã hội có trước nó. " (K. Marx-Le Manifeste du Parti communiste - trang 44-Uninion générale d'Editions-Paris 1962).
Đây là một sự lầm lẫn to lớn của Marx và những người cộng sản, nghĩ rằng để sáng tạo văn hóa và văn minh mới thì phải thiêu hủy văn hóa và văn minh cũ. Ngày hôm nay người ta ý thức rất rõ rằng thiêu hủy văn hóa, văn minh cũ là triệt tiêu văn hóa, văn minh ; và ngược lại bảo tồn văn hóa, văn minh chính là sáng tạo văn hóa, văn minh.Văn hóa, văn minh là hành động thế thứ trao truyền, là kết quả của những hành động tích lũy từ đời này qua đời nọ. Nó có thể ví như một cái cây, rễ cây là quá khứ, thân cây là hiện tại, và cành lá là tương lai. Rễ cây phải lớn, ăn xâu vaò lòng đất để mang nhựa lên thân cây ; thân cây phải to lớn để phân phát nhựa ; cành lá phải rườm rà để lấy không khí từ thập phương.Một nền văn hóa, ngay dù có sai trái, như một cây cam, ngay dù quả nó có chua, chúng ta cũng nền sửa từ từ, thay vì chặt vứt nó đi, như Marx và những người cộng sản chủ trương, đến lúc cần, ngay dù quả chua, cũng không có mà ăn. Tâm lý của Marx và những người cộng sản, suy nghĩ cho cùng là tâm lý ấu tri', theo kiểu : " Chân đạp cứt rồi thì chặt chân vứt di, thay vì rửa chân ". Vì vậy, những xã hội cộng sản là những xã hội què quặt về kinh tế cũng như về mặt dân trí, luân lý, đạo đức.
Chúng ta nên nhớ, Marx viết quyển Tuyên Ngôn Thư Đảng Cộng Sản cuối năm 1847, cho xuất bản lần đầu tiên ở Anh năm 1848, lúc Marx mới có 29 tuổi, vì ông sinh năm 1818. Với tuổi 30, cho dù thông minh chăng nữa, nhưng sự hiểu biết còn chưa chín chắn, nhất là Marx lại viết với nhiệt tình của một con người cách mạng. Chủ trương phá bỏ văn hóa, văn minh cũ của Marx chứng tỏ sự suy nghĩ chưa chín chắn của ông.
II) Lý thuyết Mác Lê chủ trương bãi bỏ tôn giáo, một hàng rào uan trọng ngăn cấm con người làm bậäy.
Thật vậy, tôn giáo ngoài vấn đề tâm linh, siêu hình, còn là những hàng rào ngăn cản con người làm ác. Những chùa, nhà thờ là những trung tâm khuyên dạy con người làm điều thiện, các vị tu sĩ đã bỏ hết cả đời minh làm điều thiện, từ bi, bác ái. Không thể có cái nhìn của Marx và những người cộng sản, vơ đũa cả nắm, viện cớ một vài sai trái của tôn giáo, một vài sai lầm của một vài tu sĩ, rồi chủ trương bãi bỏ tôn giáo. Thêm vào đó chùa, nhà thờ còn là nơi cứu những người hoạn nạn, về cả hai phương diện vật chất và tinh thần. Vai trò của tôn giáo là hướng dẫn con người đến những mục đích cao quí, giảm lòng tham, bớt hận thù, tạo lòng vị tha, làm phong phú hóa cuộc sống hữu hạn của kiếp người, để vươn tới, cố tiếp cận cái vô hạn của vũ trụ. Đó chính là hành trình giải thoát tâm linh của con người khỏi xiềng xích ngu muội, lo âu, bất an để đạt tới cảnh tự do, tự tại thực sự ở một kiếp khác, ngay dù là không có, ngay dù là tưởng tượng ; nhưng dù là tưởng tượng chăng nữa, đó cũng là sự phong phú của cuộc sống, là một lời răn đe con người làm bậy, làm ác ở kiếp này! â

III) Marx và những người cộng sản chủ trương bãi bỏ gia đình, chính là bãi bỏ căn bản giáo dục, trí thức, đạo dức đầu tiên của con người. Chính vì vậy mà trí thức, đạo dức bị tụt hậu và băng hoại ở những nước cộng sản.
Ngày hôm nay, những nhà tâm lý, giáo dục đều đi đến kết luận rằng những đứa trẻ có một giáo dục gia đình tốt, thì thường nó dễ thành công ở học đường và cũng dễ thành công ở ngoài đời mai sau, tỷ lệ phạm pháp ít. Ngược lại những đứa trẻ được xã hội giáo dục thường tỷ lệ thành công ở học đường cũng như ngoài xã hội mai sau cũng thấp hơn, tỷ lệ phạm pháp vẫn cao hơn trường hợp đầu.Ở điểm này Marx và những người cộng sản cũng lầm lẫn như trong lãnh vực tôn giáo, chỉ nhìn thấy mặt xấu của gia đình, không nhìn thấy mặt tốt của gia đình, nên mới chủ trương bãi bõ gia đình. Đó là cái nhìn nếu không nói là ấu trĩ, thì cũng là không chín chắn, kiểu " Chân đạp cứt rồi, thì hãy vứt bỏ chân đi ! ", vì vậy xã hội cộng sản là một xã hội què quặt, đạo đức suy đồi, băng hoại là vậy.
IV) Giáo dục học đường của những nước cộng sản là một giáo đục độc khuynh, chỉ chấp nhận một là tư tưởng của Marx, không chấp nhận những tư tưởng khác, nên đã hạn chế sự lựa chọn ngay từ lúc đầu của đứa trẻ, làm cho nó chỉ biết nhìn một chiều, không có cái nhìn đa khuynh, đa diện, làm cho khả thế ứng xử của nó mai sau ở ngoài đời bị hạn chế.
Thật vậy, đây là nhận xét của ông Gorbatchev, cựu Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Liên Sô đưa ra trong Hội Nghi bàn về phát triển kinh tế và xã hội, được tổ chức ở thủ đô Tây Ban Nha vào năm 2003, dưới sự bảo trợ của vua Jean Carlos xứ này. Chủ trương độc khuynh chẳng khác nào chỉ cho đứa trẻ lúc đầu ăn một món ăn, làm sao nó có thể biết hưương vị những món khác, làm sao nó có thể đánh giá đúng các món ăn, và suy rộng ra nữa là đánh giá đúng vấn đề, một khi ra ngoài đời ; ngoài việc chỉ biết nghe chỉ thị, tuân hành chỉ thị từ trên.Vì vậy khả năng phát minh, sáng kiến ở những nước cộng sản rất thấp. Chúng ta chỉ cần mở quyển tự đieÅn về phát minh sáng kiến của thế kỷ 20 vừa qua, chúng ta thấy rõ, Hoa Kỳ và các nước Tây Âu chiếm 90ù%, 10% còn lại là cho các nước cộng sản trong đó có cả Liên Sô, các nước Đông Âu và những nước chậm tiến Á Phi. Năm 2002, viện Nghiên cứu Giáo dục, Khoa học Rockfeller, có chi nhánh ở Úc, có làm một cuộc nghiên cứu tổng kết những về phát minh sáng kiến của những nước Đông Nam Á, trong đó có Cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Viện đã cho ra một bản tổng kết, theo đó Thái lan có 6500 phát minh sáng kiến, Singapour có 7 500, Việt Nam cộng sản có 280 ; riêng Cộng đồng Việt Nam hải ngoại khoảng gần 3 triệu người ở khắp năm châu, nhiều nhất ở Hoa Kỳõ, đạt tới 14 000 phát minh sáng kiến, gấp 50 lần 82 triệu người sống dưới chế độ độc khuynh, độc đảng cộng sảûn Việät Nam. Vì vậy, cũng con người đó, nếu họ sống dưới chế độ tự do, hấp thụ nền giáo đa khuynh, tốt, thì khả năng phát minh sáng chế của họ cao hơn là sống trong chế độ độc đoán, độc tài, độc khuynh giáo dục và chính trị. Chúng ta chỉ nhìn 2 trường hợp Bắc Hàn và Nam Hàn, chúng ta cũng thấy rõ. Trong khi Bắc Hàn đang chết đói dưới chế độ độc tài, độc khuynh, độc đảng cộng sản, Nam Hàn là cường quốc kinh tế thứ 10 trên thế giói, nền giáo dục được coi là một trong những hàng đầu thế giới, Nam Hàn hiện nay được coi là đã bắt đóng góp về phát minh thế giới, năm 2003 vừa qua, đã đóng góp trong tổng số phat minh sang chế thế giới là1,5% ; Hoa Kỳ là 36,3% ; 15 nước trong Hiệp hội Âu châu là 38,6% ; Nhật là 10,6% ; đứng về só lượng phát minh sáng kiến trên 1 triệu người, thì Thụy sĩ và Thụy ĐieÅn đứng đầu thế giới, với con số 1 000, tức cứ 1 triệu người thì có 1 ngàn phát minh sáng kiến, Anh có 700, Hoa Kỳ có 600, Đức và Pháp có 500, Nam Hàn có 200 ; trong khi đó Việt Nam, Trung Cộng và ngay cả Nga không có cái gì ( theo Bilan du Monde- Le Monde - trang 31- Edition 2004 - Paris).
V) Từ những nguyên nhân trên đưa đến nguyên nhân cuối cùng là xã hội cộng sản thấp kém về đủ mọi mặt, tất nhiên là giáo dục xã hội không có. Xã hội cộng sản chỉ trưng bày những gương xấu, đứa trẻ không thể học được mà còn nêu những thí dụ xấu cho đứa trẻ.
Thật vậy, cũng theo ông Gorbatchev, cũng trong kỳ Hội Nghị về phát triển ở Tây Ban Nha, ông can đảm tuyên bố : " Tôi đã bỏ 2/3 cuộc đời theo đuổi lý tưởng cộng sản, nhưng ngày hôm nay, tôi đau đớn tuyên bố : Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo ! "Cựu đại tá Phạm quế Dương, cựu chủ nhiệm tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Quân đội Nhân Dân, cũng nói : " Cộng sản vừa bất tài, bất lực, bất lương!" Bà Dương thu Hương, khi theo đoàn quân "chiến thắng" cộng sản vào miền Nam, bà đã nhìn thấy đời sống văn minh của miền Nam, bà đã khóc lên và than: "Tôi đã ở trong một đoàn quân "chiến thắng". Nhưng những kẻ chiến thắng chính là những người man dại. Còn những người chiến bại, chính là những người văn minh".
Chúng ta thử hỏi một xã hội mà những người man dại, bất tài, bất lực, bất lương, những kẻ chỉ biết tuyên truyền và nói láo cai trị, thì còn đâu là gương tốt cho giới trẻ. Giáo dục thấp kém, đạo đức suy đồi cũng là vì vậy !
Ngày nào còn những kẻ man dại, bất tài, bất lực bất lương, những kẻ chỉ biết tuyên truyền và nói láo làm " Phụ mẫu chi dân ", nắM quyền lãnh đạo, ngày đó giáo dục, đạo đức Việt Nam còn suy đồi, băng hoại ; dân Việt còn tụt hậu và đau khổ !

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.