Hôm nay,  

Trung Quốc Đang Bỏ Xa Aán Độ

08/12/200200:00:00(Xem: 3800)
SONEPAT, Ấn độ – Doanh gia Raj Gupta là một trong những nhà chế xuất giầy dép lớn nhất tại Ấn độ, ông đã làm chuyến đi hết sức gây cấn, cần thiết, cứ hai tháng một lần để tới Hong Kong và sau đó nhập cảnh Quảng đông, một tỉnh ở vùng nam Trung quốc.
Chuyến đi của ông Gupta là đi mua máy làm giầy dép của Trung quốc, bởi vì loại máy này ít có sản xuất tại Ấn độ. Ông phải mua da giả hay tổng hợp ngay tại Trung quốc, bởi lẽ các da loại này tại Ấn độ đều kém phẩm chất.
Ông tới tham quan các xuởng làm giầy tại Trung quốc và ông đã học hỏi được những bài học vô giá về kỹ thuật tiền tiến cũng như cung cách làm ăn có tổ chức khá cao.
Khi rút được kinh nghiệm, ông trở về nước và có suy tư về cái nước Ấn độ của ông:
Mặc dầu Ấn độ là một quốc gia dân chủ nhưng đã thua xa Trung quốc, một quốc gia độc đảng hiện cuối cùng đang vật lộn để thoát ra khỏi cái tư tuởng cộng sản đã bị thấm sâu. Nhân dân Trung hoa bị nhiễm tư tưởng cộng sản từ thời Mao Trạch Đông tạo dựng đức tin trong cuộc tranh đấu chống lại Tây phương có thâm ý biến vùng Á châu thành thuộc địa.
Theo ông Kupta nói : “Giá thử Ấn độ đã phát triển hơn, có tới nông nỗi nào mà chúng tôi phải lặn lội như thế. Đáng lý ra chúng tôi phải có loại kỹ thuật này để cạnh tranh cho cả hai thị truờng, quốc tế và quốc nội.”

Ấn độ vẫn còn lạc hậu theo như so sánh với nước láng giềng bên kia rặng núi Hy Mã Lạp Sơn về phương diện quốc gia.
Ấn độ và Trung quốc là hai quốc gia có dân số cao nhất thế giới, hai quốc gia này là hai địch thủ có nền kinh tế suýt soát nhau cách đây hai chục năm, mỗi quốc gia đều có đường lối tranh đấu riêng để thúc đẩy sự tiến lên của đại đa số dân chúng thuộc tầng lớp nông dân quá nghèo, không biết chữ, lòng tin chân chất đều dựa vào các tà đạo hay ma thuật chính trị.
Ngày nay Trung quốc đang nhanh chóng biến đổi hầu hết kinh tế của mình theo bài bản buông lỏng và đầy tham vọng dập theo khuôn của chủ nghĩa tư bản. Trung quốc đã tiến trước và xa hơn Ấn độ.
Trung bình một người dân tại Trung quốc kiếm được 890 Mỹ kim hàng năm, trong khi đó người dân Ấn độ chỉ kiếm chưa đầy 460 Mỹ kim, theo như Ngân hàng Thế giới đã công bố.
Dân số của Trung quốc chỉ cao nhỉnh hơn Ấn độ một chút, thế mà một phần ba dân Trung quốc ngày nay có thể mua thêm được chiếc xe hơi với chiếc xe vận tải hạng nhẹ. Riêng về số máy TV mầu tại Trung quốc hiện nay đã tăng lên gấp ba, còn số máy điều hoà không khí đã tăng lên 12 lần.
Trung quốc đang trở thành một thị trường mầu mỡ cho các doanh gia đầu tư của nước ngoài - Tự giúp mình, người khác sẽ giúp cho.
Trung quốc có các đuờng xa lộ cao tốc, các phi cảng hiện đại và các hải cảng khai rộng. Tất cả chủ yếu là giúp cho số công nghệ chế xuất được tăng tiến và quốc phòng sau này đều nhờ vào công nghệ chế xuất loại này.
Trung quốc không làm chuyện hư cấu như nghiên cứu để phát minh ra loại bánh xe nào đó, một chuyện đã có rồi, tại sao không dùng nó để phát triển thêm.
Kỹ thuật ai cũng có thể học được, còn phần phát minh cần phải có trình độ học vấn. Với dân số Trung quốc một tỷ ba, chỉ cần một số người thông minh cho phổ biến các kỹ thuật. Mỗi người dân Trung quốc là một robot với bộ xử lý là khối óc thiên nhiên. Lập trình cho các bộ xử lý thiên nhiên này không cần các ngôn ngữ điện toán, mà chỉ cần ngôn ngữ phổ thông của người Trung quốc thi mọi việc khó khăn đến mấy cũng đều có thể hoàn tất được..
Còn Ấn độ thì đường xá có hang có lỗ, phi cảng đã lỗi thời, hải cảng kẹt cứng, tất cả đã khiến cho việc xuất khẩu trở nên khó khăn.
Trung quốc đã thu hút vốn đầu tư nuớc ngoài một tháng mới đây thôi cũng bằng Ấn độ thu hút vốn đầu tư này của nguyên năm ngoài.
Một sốá người qui lỗi là Ấn độ có cung cách phát triển chậm chạp, guồng mày hành chánh nhà nước quá nặng nề mặc dầu có nhiều luật lệ cấm đoán về thị truờng đã bãi bỏ từ khi chính quyền New Delhi cho tháo gỡ loại “giấy phép raj” năm 1991
“Giấy phép raj” là license raj, một loại giấy phép cho quyền được mua xe hơi hay xe vận tải theo chính sách Ấn để cứu giúp phần lớn dân Ấn độ có sinh kế nhờ việc chuyên chở bằng xe xích lô ba bánh (rickshaws) .
Cũng như Trung quốc, giai tầng trung lưu của Ấn độ không phát triển nhanh chóng bằng giai cấp trung lưu của Trung quốc, có lẽ là vì giai tầng trung lưu tại Ấn độ được phép phát triển năm 1991, đi sau Trung quốc 13 năm.


Nền kinh tế của Trung quốc đã tăng trưởng từ 8 cho tới 10 phần trăm hàng năm cả hai chục năm, trong khi đó kinh tế gọi là khá của Ấn độ tăng truởng vẫn nằm chết tại mức 6 phần trăm cả chục năm nay. Dân số Ấn độ lại tăng nhanh gấp hai theo như so với Trung quốc, thu nhập đầu người phân đều thấy rõ là đã bị chậm đi hơn nhiều.
Cả hai quốc gia này đều mắc nợ với phần đông xí nghiệp quốc doanh vì sức sản xuất thấp, nhất là Ấn độ lại còn bị nhà nước độc quyền về việc phân phối năng lượng điện.
Nến kinh tế Ấn độ cũng có một ít điểm sáng chói thực sự với những tụ điểm hi-tech. Các tụ điểm hi-tech phồn thịnh này đã nẩy sinh ra tại các thành phố phía nam như Bangalore và Hyderabad.
Các tụ điểm này đã làm lợi cho sự mong muốn của Ấn độ để được phép tự do mậu dịch, có ít luật lệ bó buộc đối với các công nghệ mới, các trung tâm chuyên về phần mềm của computer, dịch vụ điện thoại cho các thể chế tài chánh và các công nghiệp dịch vụ không liên quan tới việc vận chuyển hàng hóa trên những con đường giao thông khốn khổ tại Ấn độ.
Nhưng những chuyện thành công như tại Bangalore và Hyderabad vẫn chỉ là một phần nhỏ nhoi trong nền kinh tế Ấn độ.
Ông Joydeep Mukherji là nhà phân tích về Á châu của cơ quan Tiêu chuẩn và Mức nghèo (Standard & Poor’s), ông cho biết :
“Một tỷ dân không đi làm lập trình điện toán, một tỷû dân này đi làm cho các công ty giầy dép, xe hơi và các cửa hàng chuyên về phục vụ cà phê.”
Các công ty giầy dép tại Ấn độ có được lao công rẻ tiền cả hai chục năm nay như Trung quốc, các lao công Ấn độ có trình độ học vấn tiếng Anh khá hơn Trung quốc. Nhưng “về công nghệ giầy dép, Trung quốc dẫn đầu và sẽ dẫn đầu,” theo lời của ông Martin Merz, một đối tác nằm trong công ty NJB Merz Ltd., hãng chuyên thu mua và bán giầy dép tại Hong Kong.
Ông Gupta và gia đình nắm giữ tập đoàn Action Group, một hãng chế xuất giầy dép lớn hàng thứ hai của Ấn độ, đứng kế sau hãng Bata của Tiệp Khắc. Nhưng cái nhà máy mới nhất trong chục nhà máy của tập đoàn Action có nguyên tòa nhà làm kho chứa hàng nằm kế bên con lộ bẩn thỉu băng ngang thành phố của thủ đô New Delhi có vẻ như đang lo sợ về các đối tác cạnh tranh tại nước ngoài.
Cái khu đất gò bó này chứa vừa đúng 150 công nhân, không thể nào sánh được với các nhà máy tại Trung quốc chứa cả vài chục ngàn công nhân loại chịu cực nhọc trong một tòa nhà phức hợp.
Ông Gupta cho biết, luật lệ địa phương đã ngăn cấm ông xây bất cứ xưởng máy lớn hơn. Đi bộ trong nhà máy có ánh sáng mù mờ như trong buổi sớm mai, hơi cay sè của keo dán giầy bốc ra từ các lọ keo và mùi hơi bốc ra từ các bàn chải do công nhân đang dùng trong lúc ghép giầy.
A.K.Sharma là quản đốc của xưởng này, ông giải thích là hệ thống thông thoáng của xưởng có lúc chạy, có lúc ngưng vì nạn tắt điện.
Việc mất điện hiếm khi nào xẩy ra tại tỉnh Quảng đông của Trung quốc nhờ các nhà máy điện do các công ty trong nước và nước ngoài đầu tư nhiều, nên không bị tắt điện thường xuyên như tại đây.
Lương tối thiểu của nhân công tại thành thị Ấn độ là 3 Mỹ kim, một ngày. Số tiền này tương đối khá cao theo chỉ tiêu của nước thiệt là nghèo, nhưng so sánh tiền lương này lại còn thấp hơn tại tỉnh Quảng đông, nơi mà có sự cạnh tranh để giành những nguời có tay nghề cho đẩy tiền lương lên cao.
Có vài sự thay đổi đang thấy xuất hiện tại Ấn độ. Ngành xây cất khởi sự dựng các xa lộ mới. Một phần tư tổng số tiểu bang tại Ấn độ đã bãi bỏ luật cấm kinh doanh đất đai trong các đô thị.
Chính quyền trung ương của Ấn độ đang tính lại việc phân phối điện được tư nhân hóa, một bước tiến mag lại sự đầu tư cần thiết để tránh nạn bị cắt điện thường xuyên.
Ấn độ cho hạ thấp thuế 35 phần trăm đối với đủ loại hàng hóa như giầy dép, ép buộc các nhà sản xuất phải cạnh tranh theo thị trường quốc tế.
Chương trình mới nhất của gia đình Gupta ít có liên quan tới giầy dép. Thoải mái với thị phần trong nước, không phải tăng năng xuất 3 phần trăm làm giầy để xuất khẩu, gia đình Gupta hiện hiến chín triệu Mỹ kim vào các chương trình xây cất như tòa nhà năm tầng lầu, công trình mỹ thuật, nhà thương vô vụ lợi để săn sóc người nghèo.
(Kim Lai chuyển ngữ theo Theo tin của Keith Bradser, New York Times,)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.