Hôm nay,  

Việt Nam: Phiên Tòa Tép Riu Năm Cam

21/02/200300:00:00(Xem: 4750)
Ngoài bộ ba Huy-Hạnh-Chiến, còn cấp cao hơn nào trốn được "
Phạm Trần
Hoa Thịnh Đốn.- Phiên tòa xử tham nhũng thối nát lớn nhất chưa bao giờ có trong trong lịch sử và hệ thống cầm quyền của đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam mang tên "vụ án Năm Cam" sẽ được đem ra xét xử ngày 25-2 tại Sài Gòn.
Năm Cam, tên thật của Trương Văn Cam, 56 tuổi sinh ở Sài Gòn ngày 22-4-1947, người được báo chí trong nước gọi là "ông Trùm" đứng đầu danh sách 155 bị can. Trong số 21 cán bộ công chức và các cơ quan bảo vệ pháp luật từng giữ các chức vụ có quyền sinh sát từ miền Nam ra miền Bắc có ba viên chức cấp cao là Bùi Quốc Huy, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an; Trần Mai Hạnh, nguyên Ủy viên Trung ương đảng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo và Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam và Phạm Sĩ Chiến, nguyên Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao.
Theo lời Đồng Thị Ánh, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao ở Sài Gòn thì phiên tòa xử các bị cáo, với 24 tội danh khác nhau từ đánh bạc, gá bạc, tống tiền đến lợi dụng chức vụ để che giấu hoặc tiếp tay tội phạm và giết người, sẽ kéo dài 55 ngày. Ánh cũng cho biết đã có 79 Luật sư đăng ký bào chữa cho 102 bị cáo và 3 người bị hại.
Đảng và nhà nước đã chuẩn bị và tuyên truyền về phiên tòa rầm rộ và chi tiết , kể cả việc cho trực tiếp truyền hình và phát thanh ra ngoài tòa án mọi diễn tiến từ đầu đến cuối. Tuy nhiên liệu các "Nhà báo" trong nước có được viết ra hết những lời khai của Năm Cam và đồng bọn hay không, nhất là của ba viên chức Huy, Hạnh và Chiến là điều chưa rõ ràng. Và liệu những lới khai của can nhân và bào chữa, đối đáp giữa luật sư và các công tố có được dịch ra tiếng nước ngoài cho các nhà báo ngoại quốc theo dõi hay không cũng chưa được nói đến.
Vẫn theo lời Đồng Thị Ánh thì có 22 nhà báo nước ngoài đã đăng ký theo dõi cuộc xử, cùng với 151 người phục vụ trong các cơ quan báo chí nhà nước. Tòa án sẽ sử dụng 3 thông dịch viên cho cuộc xử.
Nhà nước Việt Nam coi phiên tòa xử vụ Năm Cam là một thử thách rất lớn để lấy lại uy tín đang hao mòn trong nhân dân và đảng viên trong nỗ lực thanh toán các tệ nạn xã hội, trong đó quan liêu và tham nhũng của các án bộ, đảng viên và công chức là chính. Do đó mọi con mắt của người dân và người nước ngoài sẽ đặt vào theo dõi 55 ngày xét xử, dù kết quả như thế nào.
NỘI DUNG
Câu hỏi đang gây nhức nhối cho hệ thống cầm quyền ở Việt Nam là tại sao một tay "anh chị" có nhiều tội phạm pháp luật như Năm Cam mà có thể điều khiển được hai ngành Công an và Tư pháp từ 1992 đến khi bị bắt ngày 12-12-2001 "
Sự lộng hành, theo như ngôn ngữ của báo chí nhà nước, của băng đảng Năm Cam đã làm cho nhiều người chết, nhiều người bị tống tiền, bị lừa bịp làm táng gia bại sản cho nhiều gia đình từ Nam ra Bắc kéo dài suốt 11 năm và ăn sâu vào hệ thống cầm quyền, báo chí và leo lên tận Trung ương Đảng mà từ thời Nguyễn Văn Linh đến Đỗ Mười sang Lê Khả Phiêu rồi qua Nông Đức Mạnh mà đảng và nhà nước vẫn không hay biết gì "
Mãi cho đến khi Năm Cam bị bắt cuối năm 2001 thì các hành vi phạm tội của bộ ba Bùi Quốc Huy-Trần Mai Hạnh-Phạm Sĩ Chiến mới bị phơi bầy trên mặt báo chí. Trong số những người làm báo còn chút lương tâm đưa bộ ba cao cấp ra ánh sáng, phải kể đến sự can đảm và công đầu tiên của Nhà báo Trần Đình Bá, Thượng tá báo Quân đội Nhân dân. Ông Bá là người đã khui ra vụ tham nhũng có liên hệ với băng đảng Năm Cam của Trần Mai Hạnh sau khi thấy tên Hạnh xuất hiện trong danh sách được Trung ương Đảng chấp thuận ra tái ứng cử vào Quốc hội khóa XI tại tỉnh Bạc Liêu.
Ông Bá cho biết ông đã phải trao tài liệu cho báo chí sau khi đã gửi thư khiếu nại và tố cáo Hạnh ở khắp mọi nơi, kể cả gửi cho Bộ Chính trị và Trung ương Đảng nhưng không thấy ai hành động gì. Ba báo tiếp tay ông Bá "đánh" Hạnh đầu tiên là các tờ Thanh Niên, Tuổi Trẻ và Tiền Phong.
Nhưng sau thấy báo chí cứ tự ý loan tin, kể cả loan tin trước khi có tin chính thức về cuộc tổng điều tra các viên chức nhà nước và vụ Năm Cam thì đảng ra lệnh cho các báo không được tự ý đưa tin khi Ban điều tra chưa chính thức công bố để ngăn chặn theo điều được gọi là "lợi dụng" của "các thế lức thù địch." Báo chí cũng bị cảnh cáo là đã có những sơ sót, tiếp tay cho hành động "nói xấu chế độ và nhà nước" hay "vạch áo cho người xem lưng".
Nhưng sự ngăn cấm này không áp dụng cho những người có thẩm quyền được nói, chẳng hạn như Lê Đức Bình, cựu Ủy viên Trung ương Đảng. Bình bảo : "Quá trình điều tra mở rộng vụ án Năm Cam cho thấy một số cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất đã đồng lõa, bênh vực, bao che, chạy tội cho tên trùm xã hội đen Năm Cam và đồng bọn...." (Tạp chí Xây Dựng Đảng, tháng 8-2002)
Hay của bà Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Trung ương: "Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu của chúng ta tuy đã có được một số kết quả bước đầu, nhưng quy mô của nó chưa bị thu hẹp; tính nguy hiểm, tính gay go và ác liệt của nó chưa có dấu hiệu suy giảm..." (Tạp chí Cộng sản số 13-2002)
Nhưng Năm Cam là người như thế nào mà đã có thể làm lung lay tận gốc chế độ " Theo tài liệu điều tra chính thức phổ biến thì Trương Văn Cam đã phạm tội đâm chết người từ năm 15 tuổi (tháng 11/1962). Sau khi mãn hạn tù về nhà buôn bán đồng hồ, radio cũ ở chợ Huỳnh Thúc Kháng (Sài Gòn) rồi chuyển qua "nghề" đánh bạc và mở sòng.
Cuộc đời cờ bạc của Năm Cam trôi nổi vào tù ra khám như cơm bữa từ năm 1977, nhưng đượng sự không hề nản chí trong việc tổ chức các sòng bài đỏ đen, băng đảng đi đâm thuê, chém mướn và tống tiền.

Cuộc điều tra sau ngày Năm Cam bị bắt (12-12-2001) kết luận y là: "Một tên tội phạm nguy hiểm, đứng đầu một tổ chức tội phạm lớn, hoạt động theo kiểu xã hội đen. Y đã thâu tóm, chỉ huy toàn bộ hoạt động của đồng bọn trên một địa bàn rộng dưới các hình thức cưỡng đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc và đánh bạc, cho vay lãi nặng, kinh doanh rửa tiền qua các dịch vụ nhà hàng, vũ trường, khách sạn, kinh doanh địa ốc..."
Tóm lại, Năm Cam bị truy tố 7 tội: "Giết người với vai trò chủ mưu, cố ý gây thương tích, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, đưa hối lộ, che giấu tội phạm" và "tổ chức cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài." Và theo như luật pháo hiện hành của Việt Nam thì Năm Cam có đủ điều kiện bị án tử hình.
Cùng bị bắt giam với Năm Cam còn có vợ thứ nhất là Phan Thị Trúc và vợ hai là Trương Thị Lành và một vài người con đẻ và con rể.
Luật sư được Tòa chỉ định bào chữa cho Năm Cam là Nguyễn Đăng Trừng, Chủ nhiệm đoàn Luật sư thành phố. Có điều lạ, theo tin báo chí trong nước, chính Năm Cam đã yêu cầu và chỉ đồng ý để Luật sư Trừng bào chữa trước tòa, mặc dù các con của Năm Cam đã đứng ra mướn luật sư khác.
Vẫn theo tin của báo trong nước, Năm Cam cho biết nếu Luật sư Trừng không bào chữa thì đương sự sẽ tự bào chữa lấy. Vì vậy phiên tòa đã tạo sự chú ý thêm cho người theo dõi.
BỘ BA HUY-HẠNH-CHIẾN
Đối với ba viên chức cao cấp nhất trong vụ án là Bùi Quốc Huy, Trần Mai Hạnh và Phạm Sĩ Chiến thì bản cáo trạng chỉ buộc Huy vào tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"; Hạnh bị buộc 2 tội "nhân hối lộ và cố ý làm tiết lộ bí mật công tác"; Chiến bị cáo "nhận hối lộ".
Các tội danh của ba người này chỉ bị án từ "cải tạo không giam giữ" đến "tù tối đa là 15 năm", theo các điều 279,285 và 286 của Bộ Luật Hình Sự.
Họ bị cáo buộc che chở cho Năm Cam, đàn em Năm Cam, để mặc cho đàn em dính vào mạng lưới của tổ chức Năm Cam và nhận tiền của nhóm tội ác này trong nhiều năm mà chỉ bị truy tố bằng ấy tội thì nghi vấn còn nhiều trong vụ án. Bởi vì đây là lần đầu tiên có một số viên chức cao cấp trong đầu não lãnh đạo bị đưa ra trước công lý về các hành vi tham nhũng và có liên can đến tội ác của nhóm băng đảng "xã hội đen".
Bùi Quốc Huy đã dính vào băng đảng Năm Cam từ 1996 đến 7-2001, trước 5 tháng ngày Năm Cam và đồng bọn bị bắt, khi giữ chức Giám đốc Công an Sài Gòn, mà chỉ bị cáo vài tội danh nhẹ như thế thì cũng khó hiểu đối với cuộc điều tra của cảnh sát Việt Nam bây giờ. Nhưng Trương Hữu Quốc, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát lại nói:"Với tội lợi dụng chức vụ, Ban chuyên án đã tranh luận nhiều. Nhưng để kết luận phải chứng minh ông Huy làm trái cái gì và trục lợi thế nào." (Báo Thanh Niên, Phụ nữ Tiền phong, 21-10-2002)
Huy sinh ngày 23-12-1945 tại Đồng Tháp, trước khi được tiến chức từ Giám đốc Công an tỉnh An Giang lên Sài Gòn công tác từ 4-1990 rồi lên chức Giám đốc Công an thành phố từ 4-1996, Huy đã giầu có và củng cố quyền hành kháp mặt. Đến nỗi chính Mai Chí Thọ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng phải hỏi Huỳnh Thành Việt, người tiền nhiệm của Huy ở An Giang, rằng :"Đồng chí đi mới có mấy tháng mà Năm Huy cất nhà bằng hội trường A, hội trường B của Tỉnh ủy Đồng chí biết không "" (theo hai báo Thanh Niên và Phụ nữ TpHCM, 21-10-2002)
Trần Mai Hạnh đẻ ở Hải Dương ngày 1-1-1943, xuất thân từ Thông Tấn Xã Việt Nam rồi nhanh chóng leo lên đến Ủy viên Trung ương Đảng từ tháng 6-1996, làm Đại biểu Quốc hội khóa 10 từ tháng 7-1997. Tội của Hạnh là đã nhận tiền của gia đình Năm Cam để viết báo và gửi thư can thiệp trả tự do cho Năm Cam sau khi Năm Cam bị Bộ Nội vụ đưa đi "tập trung cải tạo" tháng 5-1995.
Phạm Sĩ Chiến sinh ngày 7-5-1947 tại Thái Bình, xuất thân từ mỏ than Vàng Danh rồi dần đà leo lên đến chức Phó Viện trưởng viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao từ tháng 4-1995 cho đến ngày bị cách chức, 5-9-2002 Chiến đã nhận hối lộ can thiệp trả tự do cho Năm Cam năm 1996 với yêu cầu "xét hủy bỏ quyết định tập trung giáo dục cải tạo."
Vụ án này diễn ra còn liên quan đến hành vi bênh vực và đồng lõa của hai bị cáo Nhà báo là Võ Quang Thắng của báo Công an Thành phố Sài Gòn và Hoàng Linh, phóng viên báo Tuổi Trẻ.
Như vậy, vụ Năm Cam không những chỉ liên can đến những tay cờ bạc mà còn có ăn chia của nhiều cấp trong Bộ Công an, ngành Tư pháp và Báo chí. Năm Cam, nếu chỉ là tay quèn như tiểu sử công bố mà qua mặt được từ Trung ương Đảng xuống đến cấp Thành phố thì cái guồng máy cai trị bây giờ có giá trị gì với nhân dân "
Nhưng tại sao khi báo chí đăng lời tuyên bố của Thiếu tướng Lê Thành, Phó cục trưởng cục Cảnh sát Nhân dân nói rằng:"Tới đây có thể còn có những đối tượng giữ chức vụ cao hơn nữa bị tiếp tục truy tố." (báo Thanh Niên ngày 29-11-2002) thì Nhà nước lại bỏ mất chữ "hơn" để trừng phạt hai phóng viên Bùi Ngọc Cải của báo Gia Đình và Xã hội và Đặng Thanh Hải của báo Thanh Niên là hai tờ đã đăng lời tuyên bố của tướng Thành"
Ngay sau khi lời tuyên bố của tướng Thành lên báo thì dư luận trong nước bàn tán xôn xao chờ xem cấp nào cao hơn bộ bai Huy-Hạnh-Chiến sẽ phải ra trước vành móng ngựa. Nhưng hy vọng bị dập tắt nhanh chóng bởi Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng lên tiếng cải chính. Sau đó, Bộ Văn hóa-Thông tin cũng ra thông báo viết:"Thực tế cho đến nay, qua kết luận điều tra và cáo trạng vị án Năm Cam và đồng bọn, không có người nào giữ chức vụ cao hơn những người đã bị khởi tố liên quan đến vụ án này."
Nhưng dù đảng có hết sức thanh minh thanh nga thì vụ án Năm Cam, dù sẽ đem xử nay mai, hãy còn nhiều nghi vấn đối với cấp cao điển hình như Lê Minh Hương, Cựu Bộ trưởng Bộ Công an, cấp chỉ huy chức tiếp của Bùi Quốc Huy.
Vì vậy mà Đảng đã dốc toàn lực để làm một chuyến rửa mặt vào ngày 25-2 tới đây./-
Phạm Trần (2-03)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.