Hôm nay,  

750 Người Mỹ Dự Khoá Thiền Với Thầy Nhất Hạnh

01/10/200000:00:00(Xem: 4677)
(Dựa theo bài viết của nữ ký giả Sandi Dolbe, nhật báo San Diego Union Tribune.)

Vào tuần thứ hai của tháng 9 năm 2000, tại trường Đại học San Diego có 750 người Mỹ tham dự khóa tu học do Thiền sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn. Trong số những người tham dự khóa tu có một nữ ký giả, bà Sandi Dolbe.

Cũng giống như nữ ký giả Teresa Watanabe tham dự khóa tu học năm ngoái ở trường U.C. Santa Barbara đã viết một bài báo nói về thầy Nhất Hạnh đăng trên báo LA Times. Lần này, sau khóa tu học, nữ ký giả Sandi Dolbe cũng viết một bài nói về Thiền sư Nhất Hạnh và đăng trên tờ The San Diego Union Tribune, số ra ngày 15-9-2000.

Để bạn đọc Việt Báo biết được những cảm nghĩ của một ký giả Mỹ về thầy Nhất Hạnh, tôi xin mạn phép lược dịch bài báo của bà Sandi Dolbe như sau:

Sau buổi học sáng, Lisa Down xếp lại chiếc mền và hai tấm gối cô dùng để ngồi trên sàn gỗ và bắt đầu bước thật chậm rãi ra cửa.

Sự chậm rãi đó là một điều cố ý, cô đặt từng bước chân trái trước bàn chân phải như là đang ra lệnh cho từng cử động ấy.

Tôi đang thực hành theo bài giảng. Down nói, rồi lại tiếp lời:
“Nếu ta thực sự theo dõi từng bước chân của mình, ta có thể tận hưởng giây phút hiện tại.”
Đó là lý do mà Down và hơn 750 người Mỹ đã đến trường UC Sandiego để học về cách sống trong hiện tại dưới sự hướng dẩn của thầy Thích Nhất Hạnh, một tu sĩ Phật giáo Việt Nam 73 tuổi đã nổi danh trên thế giới.

Nhất Hạnh, trong cuốn sách bán chạy nhất của ông và theo lời giảng của ông trong khóa tu học, gọi cách thực tập này là chánh niệm “Đó là cái năng lực giúp chúng ta sống trong hiện tại để thu thập được sự an lạc này”.

Dưới chiếc áo nâu cổ kính trong một thân hình bé nhỏ, vị Thiền sư đang sống ở nước Pháp nói với các học trò của ông: “Anh chị chỉ cần mở mắt nhìn cho rõ là anh chị có thể tận hưởng được những sự kỳ diệu của cuộc sống.”

Khóa tu học được đặt tên là “Con đường của sự hiểu biết và tình thương” được tổ chức trong khuôn viên trường Đại học thuộc thành phố La Jolla, San Diego từ thứ tư cho đến thứ hai. Trong sáu ngày, những người tu học hầu hết là người Mỹ trắng và đều là những người có trình độ học vấn cao, tưởng chừng như là một bằng chứng sống động là Phật giáo đang bành trướng ở Mỹ. Nhưng không phải như vậy đâu.

Bà Down cũng như những người khác đã phải bỏ ra mấy trăm dollars để tham dự khóa tu học này. Không phải là họ đi tìm kiếm một tôn giáo mới. Bà ta đã có rồi, người đàn bà bốn mươi tuổi này theo đạo Quaker và hiện cư trú ở Bainbridge, Washington. Từ Bainbridge bà Down đã bày về San Diego để tham dự khóa tu học. Bà chỉ đến để học hỏi ở thầy Nhất Hạnh một phương pháp giúp bà hiểu về đạo của bà hơn.

Bà June Holly, 79 tuổi, Giáo sư Đại học hồi hưu hiện ở Houston cũng vậy. Bà theo đạo giòng Episcopalian. Bà không thấy có gì mâu thuẫn trong việc vừa đi nhà thờ vừa học Phật pháp. Bà nói: “Chúng ta nói khác, nhưng thật ra chỉ từ một Thượng Đế mà ra thôi”.

* Bổ túc cho nhau
Thầy Nhất Hạnh nói rằng, hai tôn giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo bổ túc cho nhau. Trong một cuộc phỏng vấn, Thầy nói là khi các nhà truyền giáo của đạo Thiên Chúa đến Việt Nam, họ muốn những người Phật giáo đổi qua đạo Thiên Chúa bằng cách tuyên truyền là những gì Phật giáo tin theo là không đúng. Vì vậy bây giờ Thầy phải làm khác đi. Thầy nói: “Chúng ta không nên bỏ cội nguồn của mình. Một người mà bỏ cội nguồn thì không thể có hạnh phúc được”.

Thầy nói tiếp rằng, các anh chị có thể thực tập cả Phật giáo lẫn tôn giáo mà mình hiện có cùng một lúc, tôn giáo này bổ túc cho tôn giáo kia.

Trong khóa tu này cũng có nhiều trẻ em nhưng đa số là người lớn, tuổi từ hai mươi đến người già. Từ sáng cho đến tối họ tháo giày dép để trước thềm Price Center và đi vào phòng hội một cách từ tốn có chủ đích rồi từ từ ngồi trên gối hoặc trên ghế để nghe thầy Nhất Hạnh giảng dạy về Phật pháp và cách thức sống ở đời. Những lúc khác thì các Thiên sinh tập chánh niệm trong lúc đi, đứng, ngồi, nằm, luôn luôn sống trong hiện tại.”

“Ông là người vui vẻ và có một phong thái thanh thảnh nhất trong đời.” David Taylor nói.
David đến từ một nông trại của ông từ Santa Barbara. Điều gì đã thu hút ông đến nỗi ông phải gác lại mọi công việc đang bề bộn trong mùa thu hoạch"

Vì ông chú trong đến vấn đề từ bi và trí tuệ bằng cách thức tập với thầy Nhất Hạnh từng giây từng phút. Ông tâm sự với tôi là ông không nghĩ đến Phật giáo như là một tôn giáo mà ông chỉ xem đó như là một công cụ để giúp ông thăng tiến khi ông phát biểu.

“Công cụ này giúp tôi trở thành một người hoàn hảo như ý tôi muốn”.

* Sự Liên Hệ
Buổi học thứ năm, trong suốt hai tiếng đồng hồ, thầy Nhất Hạnh giảng dạy về sự liên hệ của những tế bào trong cơ thể: “Khoa học dùng tế bào để cấu tạo một sinh vật vì tế bào bao gồm những tế bào khác. Sự liên hệ này rất quan trọng trong đạo Phật: Một là tất cả và tất cả là một.”
Dùng sự điển hình nầy, thầy Nhất Hạnh giảng là chúng ta là sự tiếp nối của ông bà cha mẹ và tổ tiên của mình. Đừng giận hờn vì họ là chính ta. Chúng ta nên thực tập nhìn sâu để hiểu và từ đó tình thương sẽ phát hiện.

Trong một xã hội mà cuộc sống thường chạy đua với thời gian, lời dạy dỗ của thầy Nhất Hạnh là có lý. Bà Kytrine Durham phát biểu: “Chúng ta mất mát rất nhiều trong đời sống. Vì chúng ta chỉ có hiện tại mà không có quá khứ và cũng không có tương lai.”

Ngày kế tiếp là ngày thứ sáu, tất cả Thiền Sinh đều thức dậy sớm để lên Deer Park ở thành phố Escondido, một khu đất rộng hơn 400 mẫu, nơi nầy sẽ xây dựng một tu viện Phật Giáo.
Từ tháng June, một số tu sĩ gồm cả nam lẫn nữ từ Tu Viện làng Mai ở Pháp đã đến Deer Park để chung sức sửa sang cơ sở hiện có tại đây đã được đặt tên là rừng Lộc Uyển. Được biết Tu Viện Lộc Uyển đang có chương trình mong muốn quyên góp số tiền bốn triệu đồng để mua khu Deer Park cộng thêm một triệu để xây cất Thiền đường và để sửa sang những ngôi nhà hiện có cho được khang trang.

Pháp Nghĩa, một Tu sĩ trẻ 27 tuổi, hiện đang cư ngụ tại Deer Park. Thầy lớn lên ở Virginia sau khi rời đất nước Việt Nam. Được hỏi là tại sao Phật giáo lúc này thịnh hành ở Mỹ" Ông đáp:
“Tôi nghĩ vì tôn giáo nầy rất thực tế. Nó giải đáp được những thắc mắc trong đời sống hàng ngày, giúp người ta giải quyết được nhiều vấn đề của họ”.

Thầy Nhất Hạnh cũng được hỏi như vậy và Thầy đã trả lời:
“Có nhiều lý do: Nước Mỹ là một nước trẻ mà người trẻ thì rất cởi mở với nhiều ý kiến mới. Phật giáo đã đem đến cho họ về những điều mà họ đang cần thiết. Đem đến cho họ những lời khuyên thực tế về những vấn đề nan giải và cách thức, để giải quyết nó. Nếu anh hiểu sự thật về sự đau khổ thì anh có thể tìm được sự thật để diệt bỏ nó”.

Trong phòng hội, một tiếng chuông rền vang như nhắc nhở mọi người “trở về với chánh niệm.”

Qua bài báo của ký giả Teresa Watanabe phóng viên báo LA Times năm ngoái và qua những cảm nghĩ của bà Sandi Dolbe trên đây cũng là việc người Mỹ tham dự các khóa tu học với thầy Nhất Hạnh ngày càng đông, tôi nghĩ rằng những lời giảng dạy của Thầy đang từ từ ngấm dần vào cộng đồng người Mỹ. Ý nghĩ đó cũng không phải là không có lý khi tôi được biết có khá nhiều người Mỹ đóng góp tiền bạc để thầy Nhất Hạnh có thể thực hiện việc thành lập Tu Viện tại rừng Lộc Uyển ở Escondido.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.