Hôm nay,  

Kỳ Thị Địa Phương - Kỳ 2

14/01/200100:00:00(Xem: 4579)
Chánh sách kỳ thị Bắc Nam của CS Hà nội càng rõ trong cuộc bầu cử thành ủy Thành phố Sàigòn cũ, ngày 23 tháng 12, năm 2000 vừa rồi. Trên phương diện công quyền, cuộc bầu cử này là chỉ nhăm mục đích hợp thức hoá cuộc đảo chánh thành uỷ trước đó. Cuộc đảo chánh bắt đầu khi CS Hà nội, cụ thể là Tổng Bí thư điều động Nguyễn Minh Triết, tay chân của Tổng Bí thư, về Sàigon thay thế Trương tấn Sang là bí thư thánh ủy lúc bấy giờ. Sang là người thân tín của Võ văn Kiệt, lãnh tụ của CS Miền Nam. Lột chức chưa đủ. Sang còn bị áp giải ra Hà nội quản thúc gián tiếp bằng cách đưa vào một chỗ ngồi chơi xơi nước và còn bị bôi bẩn trong một vụ tình ái lem nhem để trừ hậu hoạn, không còn làm gì được trong Đảng nữa. Gọi đảo chánh vì Sang bị cất chức khi còn tại nhiệm, bị bứng ra khỏi địa bàn đầy thế lực của CS Nam để đi làm một "cái đuôi trâu" chỉ để đuổi ruồi cho Đảng. Theo tập tục sinh hoạt Đảng, bị cất chức giữa nhiệm kỳ là một biệt lệ, được hiểu ngầm là sai phạm, bị trừng trị.

Trong kỳ bầu cử, Chủ tịch thành phố là Võ viết Thanh cũng bị thanh trừng, bay luôn đâu mất. Số phận chưa biết ra sao. Trong khi đó từ sau cuộc đảo chánh, tân Bí thư thành ủy , Ô. Triết, lo sợ đến nỗi đi đâu, Ô. cũng phải đi bằng xe bọc thép.

Nhưng hành động kỳ thị của CS Hà nội đối với đảng viên Nam vẫn ít tai hại, ít trầm trọng, và ít sâu độc hơn đối với nhân dân Miền Nam. 57 triệu nông dân, đại đa số là dân Nam, lãnh đủ hậu quả của chánh sách nông nghiệp của CS Hà nội. Nông dân có làm mà chẳng có ăn. Càng làm càng lổ. Càng làm càng chết.

Báo Tuổi trẻ xuất bản tại Sàigon cho biết phân bón, thuốc sát trùng, giống hạt, xăng dâu, máy cày, máy xới; cái gì cũng được Uûy Ban vật giá nhà nước cho tăng giá. Trong khi đó, các công ty xuất khẩu, công ty lương thực ép giá gạo mua vô để kiếm lời nhiều. Nhà nước thì chưa bao giờ nói đến việc trợ giá giúp cho nông nghiệp như các nước trên thế giới đã, đang làm. Chi phí sản xuất ra hột gạo vì thế liên tục tăng cao, còn giá bán ra lại bị ép ngày càng sụt. Thiệt hại về phía nông dân là cái chắc.

Chưa đủ, giá cả các mặt hàng kỹ nghệ, các dịch vụ tối yếu như học hành, thuốc men, chữa trị bịnh tăng theo theo chính sách lấy thu bù chi của Nhà Nước. Trên thế giới, giáo dục, y tế, nước nào cũng lấy thuế ra để trợ cấp. VNCS buộc lấy thu bù chi..Thu thì phải thu cuả dân, chớ thu của ai bây giờ. Sau cùng nhân dân, nói chung và nông dân nói riêng, là người lãnh đủ, từ chết tới bị thương.

Chính sách nông nghiệp ác hại của CS Hà nội kỳ thị dân Nam chỗ nào" Không cần phải là "chuyên gia, phó tiến sĩ trong các bộ, cục, vụ, viện" ngoài Hà nội, chỉ một phó thường dân Nam bộ cũng thừa biết. Đồng Bằng Sông Hồng Hà có đổi giống, tăng vụ thế nào đi nữa, cũng chỉ có thể nuôi đủ lổ miệng Miền Bắc mà thôi vì mật độ dân số cao hơn ở Miền Nam. Đồng bằng ven biển Miền Trung ráng lắm cũng sản xuất đủ ăn là phước rồi. Vậy gạo xuất cảng phải là gạo do nhân dân Miền Nam sản xuất. Đây là mặt hàng chiến lược giúp cho VNCS thành nước xuất cảng gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới và tạo nguồn thu ngoại tệ cũng thứ hai sau việc xuất cảng dầu thô.

Nhưng giá phân bón, thuốc trừ sâu, cơ giới, và xăng dầu do Hà nội định giá. Giá gạo mua vào để xuất cảng cũng do Hà nội quyết định. Buôn bán ai chả muốn có lời; lời nhiều càng tốt. Chỉ có người nông dân thấp cổ bé miệng là từ chết tới bị thương vì không đủ phương tiện để tái đầu tư vá tái sản xuất sức lao động. Càng làm càng lổ, càng tàn mạt vì chính sách ép giá của Nhà Nước để xuất cảng có lời và vì chính sách tăng giá bán hàng nhập cảng Nhà Nước cũng để kiếm lời. Chỉ có nhân dân là lổ, không thể tái đầu tư, tái sản xuất, và dĩ nhiên phải ăn vào vốn.
Một nhà báo lão thành, Ô. Bernard Fallières - sau lấy quốc tịch Mỹ đổi tên là Bernard Fall - chết ở chiến trường VN, từng nói, người Việt, nhất là người Nam, chỉ làm chánh trị bằng tấm lòng. Nhiều người Mỹ ở Tòa Đại sứ Sàigon cũng ưa nói, dân làm chánh trị Sàigon hay ăn, nói, làm vì emotions. Có phần nào đúng. Cho nên người ta không lạ thấy cảnh người dân Miền Nam, nhất là dân Nam bộ, sẵn sàng ngồi uống rượu đế nhìn người khác ăn tôm, cá do chính mình cực khổ mò, xúc được. Vì dân Nam thích ngửi mùi thơm hơn ăn thịt. Oâng thần hưởng khói nhang cho hương lý nhậu nhẹt. Cú kêu mặc cú, xôi thịt quỷ thần ăn, Đất nước, ông bà xưa đã nói vậy mà. Trong cháùnh giới VNCH cũng có người nghĩ mà không nói ra rằng dân Miền Nam, ruột để ngoài da, không làm chánh trị được. Vua, tổng thống chưa có người Nam. Cao nhất là thủ tướng.

Nhưng đặc biệt người Miền Nam khi đã làm thì làm tới ổ. Làm múc mùa lệ thủy. Làm mút chỉ cà tha. Chơi xả láng, sáng về sớm. Giặc Chệt Chọt ở Rạch giá là cuộc nổi dậy đầu tiên, chống tới cùng, chống tới chết, chớ không đầu hàng Pháp. PGHH ở Miền Tây là tôn giáo nhưng khi đã chống Cộng thì chống ra mặt, tự võ trang, lập quân đội. Khi CS chiếm Miền Nam, Quân Đội quốc gia không còn. Ba bốn năm sau PGHH còn đánh CS ở Thất sơn, Ô môn, Cờ đỏ, Thốt nốt của Miền Tây. Và trong phong trào đòi tự do tôn giáo, Miền Tây là nơi nóng bỏng đầu tiên và cao độ nhứt.

CS đã gạt gẫm dân Miền Nam khá nhiều rồi. Khởi nghĩa đi trước lại về sau. Mặt trận giải phóng vắt chanh bỏ vỏ. Chưa chịu, CS Hà nội còn lấy vỏ của Mặt trận làm trần bì để bán, đòi bồi thường, viện trợ nhân đạo, đền bù chất độc da cam. Phân biệt đối xử với Miền Nam trong kinh tế chánh trị và xã hội; xem Miền Nam như thuộc địa khai thác cho CS Hà Nội. Bất quá tam rồi. Quá mức ghi vôi rồi. Đã nổi cọc. Chờ xem những ngày sắp tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.