Hôm nay,  

Thiền: Lý Thuyết Và Thực Hành

26/08/201300:00:00(Xem: 12282)
Thiền phát nguyên từ trường Mahayana Buddhism ở Trung Hoa vào thế kỷ thứ 6 dưới tên gọi là “Chán”. Từ khởi nguyên đến thế kỷ 13, vì ảnh hưởng bởi các triều đại vua chúa Trung Hoa, và bởi đạo Lão và những đệ tử kế tiếp của đạo Lão, cho nên Thiền nguyên thủy đã được biến thiên nhiều lần. Sau đó lại bị ảnh hưởng bởi đạo Khổng, cho nên tuy hình thức tu tập vẫn giống nhau, nhưng ý tưởng và lý do tu tập cũng như kết quả của sự tu tập lại khác nhau. Khi được truyền bá sang các nước khác, lại biến đổi đôi chút, như sau khi Thiền được phát triển ở Nhật thì được đặt tên là Japanese Zen. Tiếng “Zen” từ đó ra đời để khi sang đến Tây Phương, thì Thiền đã trở thành một môn khoa học để tự trị bệnh và thăng tiến tinh thần, không còn tư tưởng của Đạo Phật nữa. Ở Tây Phương, ai cũng có thể tập Thiền được, không cần phải là tu sĩ Phật giáo. Bởi vậy, khi nói đến Thiền, người ta thường hỏi: Thiền nào? Thiền Phật Giáo? Hay Zen?

Từ Trung Hoa, Thiền được phổ biến sang Đại Hàn, Nhật Bản, và Việt Nam. Vào năm 580, một Tỳ Kheo người Ấn Độ tên là Tì Ni Đa Lưu Chi đã mang “Chán” sang Việt Nam. Từ đó, Thiền đã đi khắp nước Việt và quy tụ được rất đông môn đồ, và chỉ được thực hành trong giới Tu Sĩ Phật Giáo mà thôi. Nhưng đến thế kỷ 20, với sự du nhập của văn hóa Tây Phương, Thiền hay Zen đã bắt đầu phát triển và cho phép mọi người được tự thực hành như một phương pháp để bảo vệ sức khỏe và tăng cường sự hưng phấn của sinh hoạt óc não.

Trong phạm vi ngắn ngủi của bài viết này, chúng tôi chỉ xin nói đến Thiền hay Zen là phương pháp Tập Trung Tư Tưởng làm trẻ hóa sinh hoạt tế bào não, đem lại an bình cho tri thức, cũng như để các tế bào não có cơ hội nghỉ ngơi ngay trong khi tỉnh thức. Sau các giây phút nghỉ ngơi, tế bào óc não sẽ thoải mái hơn, và làm việc tích cực hơn, trả lại sự thông minh, tinh tế đã mất đi vì thời gian. Từ đó, cả cơ thể sẽ hoạt động mạnh mẽ chống lại bệnh tật. Đặc biệt là Thiền sẽ là Lá Bùa cứu mạng ngay lập tức khi chẳng may bị xuất huyết não, hay bị nhồi máu cơ tim một cách lạ lùng.

Vậy, Thiền là gì? Rất đơn giản. Không nói đến Thiền có tính cách Tôn Giáo, người tập Thiền là để trả lời câu hỏi: Tôi là gì?

Nhiều người tự hỏi: “Tôi từ đâu đến? Trước khi tôi sinh ra, tôi là vật thể gì, thuộc hành tinh nào? Hay là đầu thai từ một kiếp nào đó? Rồi khi tôi chết đi, tôi sẽ đi đâu?

Những câu hỏi này, nếu không có một sự hướng dẫn Tôn Giáo, nhất định sẽ đưa người hỏi đến ngõ cụt, và làm cho người thắc mắc trở thành điên loạn. Do đó, Thiền giúp người ta vượt qua sự thắc mắc đó là câu nói: “Không cần biết làm gì!” Tôi chỉ biết là tôi đang sống, vậy tôi cứ sống. Tôi đang ăn, vậy tôi cứ ăn. Tôi đang làm việc, tôi cứ làm việc. Hỏi làm chi cho cuộc đời thêm rắc rối, như mang rơm nặng bụng!

Nếu tôi nhìn thấy mặt trăng sáng, tôi biết là mặt trăng sáng. Khi tôi thấy bầu trời xanh, tôi biết là bầu trời xanh. Khi tôi nhìn thấy gia đình, vợ chồng, con cái, tôi biết là tôi có gia đình. Khi tôi yêu và được yêu, tôi biết là tôi đang yêu và được yêu. Nhưng khi tôi mất tình yêu, tôi biết là tôi đã mất tình yêu. Mất mát thì đã sao? Quá khứ là chi? Cần gì đào sâu nguyên nhân của quá khứ! Tương lai là gì? Cần gì tìm hiểu. Cái gì đến thì sẽ đến, nếu là chuyện không vui, có muốn tránh cũng không được. Nếu là chuyện vui, thì chẳng cần phải đi đón, niềm vui cũng tới.

Quá khứ là những hình ảnh không thật!. Cũng một sự việc xẩy ra, nếu hợp với mình thì thấy nó vui, nhưng với một kẻ khác, thì lại thấy đó là chuyện bực bội. Cũng một chuyện đó với một người, khi trí óc còn tinh tường, thì quá khứ của một người được nhìn tới với những khía cạnh vui. Đến khi già thì quá khứ lại lộn xộn, cái nọ xọ ra cái kia, đôi khi buồn thành vui, vui biến thành áo não. Nhớ chuyện đầu, quên chuyện đuôi. Như thế, quá khứ không phải là điều cụ thể, vĩnh viễn bất di bất dịch. Vậy, với cái không vĩnh viễn, thì níu kéo làm gì?

Tất cả chuyện diễn tiến chung quanh chúng ta đều có giá trị tương đối, không có gì là tuyệt đối. Chúng ta tưởng là đang đứng thẳng dưới bầu trời, nhưng có biết đâu, đối diện bên kia quả đất, người đang đứng ở bên đó cũng tưởng là họ đứng thẳng trước bầu trời. Khi chúng ta ngồi xe đang chạy, nhìn chung quanh, thấy cây cối chạy vù vù, nhưng thật ra chúng không chạy, mà chính xe của chúng ta chạy. Mà chúng ta có thật chạy không? Cái phương tiện của chúng ta chuyển động còn ta thì ngồi ngay một chỗ.

Khi chúng ta ngồi trên phi cơ, nhìn xuống đất, thấy con người nhỏ như kiến, nhưng cũng lúc đó, người ở dưới đất lại thấy chúng ta chính là những con kiến ngồi trong cái máy bay tí xíu. Vậy, chẳng có gì là tuyệt đối. Tình yêu, tình bạn, tình đồng hương, đồng môn, đồng khóa… cũng chỉ là những giá trị tương đối, lúc còn lúc mất.

Nàng Kiều, khi thấy mả Đạm Tiên thì than thở rằng: “Sống làm vợ khắp đàn ông. Hại thay, thác xuống làm ma không chồng!” Trịnh Công Sơn đã viết: “Anh đến đây…rồi nằm xuống, không bạn bè, không có ai, không có ai từng ngày, không có ai đời đời, ru anh ngủ vùi. Mùa mưa xuống, trong nghĩa trang này, có loài chim thôi…” cho dù anh là Đại Tướng, là Nhà Văn, Nhà Thơ, Nhạc Sĩ, Họa Sĩ, Võ Sư nổi tiếng, được bao người yêu thích.

Sống và chết cứ quyện vào nhau. Vui và buồn cứ đổi phiên cho nhau. Thời gian dài ngắn, thì tùy thuộc vào số mệnh mỗi con người. Cho nên, cái gì hiện tại, thì cứ biết hiện tại. Thiên nhiên trước mắt, thấy sao thì hưởng như thế, không đòi hỏi được hơn, không vì nóng nực, bực bội quá, mà tự nhiên khí hậu mát mẻ đi…

Hiểu như thế, biết như thế, và tin như thế, trí óc sẽ thanh thản, thoải mái, không muộn phiền, lo âu, tỉnh táo với mọi sự việc chung quanh ta. Nếu lỡ buồn, thì buồn 5 phút, rồi quên đi. Nếu có vui được bao nhiêu, thì cứ hưởng, vì chút nữa, sẽ có thể gặp chuyện buồn. Để ý mà coi, sau những tràng cười dòn dã, là một khoảng thinh lặng kéo dài, không ai nói với ai một lời.

Đó là Thiền trên phương diện lý thuyết, còn thực hành? Càng dễ hơn nữa! Chỉ cần thinh lặng, dẹp bỏ mọi tư tưởng chán nản, căng thẳng, lo âu, tính toán, để nhớ lại những điều căn bản trên, rồi từ từ tập trung tư tưởng để chẳng nghĩ gì nữa, không thiết tha gì nữa, lắng xuống, lắng xuống mọi suy tư, cho đầu óc rỗng không tối đa (không có gì là tuyệt đối, thế nào cũng có chút lợn cợn!), nhưng tương đối thanh thản. Ngồi Thiền cũng được (Tọa Thiền) mà nằm Thiền cũng được (Ngọa Thiền), vừa đi vừa Thiền cũng được (Hành Thiền). Trong khi đó, thì hít vào thật chậm, rồi dồn hơi thở xuống bụng trước (đan điền), ngưng lại 3 giây (đếm thầm trong đầu 1, 2, 3), sau đó, từ từ thở ra, cũng thật chậm. Khi theo dõi hơi thở của mình, thì mọi tư tưởng sẽ biến đi mất, óc rỗng không, sáng láng, cơ thể nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe như thể tháo gia, ngồi nghỉ, ăn uống, chờ tiêu cơm rồi vận động tiếp, mạnh mẽ hơn, nhanh nhẹn hơn.

Một điều gần như không tin nổi là Thiền sẽ cứu mạng khi găp “stroke” (xuất huyết não) hay nhồi máu cơ tim (heart attack). Đang làm việc bình thường, tự nhiên thấy đau đầu khủng khiếp, thấy mắt mờ, choáng váng, tay chân run rẩy hoặc giật loạn, miệng lắp bắp, nói không ra lời, là triệu chứng của “stroke”. Hãy nhắm mắt lại ngay và hít thở theo Thiền chừng 10 lần là triệu chứng sẽ qua đi, sau khi khỏe lại, thì mới đi tìm Bác Sĩ. Còn như nếu lúc đó, mà kêu 911, đợi xe đến, thì đã trễ rồi! Đang lái xe, đang ăn nhậu, chợt thấy tim đau lói, cơn đau chạy dài từ tim xuống dưới cánh tay trái, mệt mỏi lạ thường, chỉ muốn nằm lăn ra.. đó là triệu chứng “heart attack”. Cũng lập tức thở theo Thiền, chừng 10 lần là cơn đau tim sẽ qua….Rồi mới đi tìm bác sĩ.

Thiền mang nhiều điều lợi như thế, sao không tập để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ tính mạng? Hãy đến lớp Thiền và Khí Công (không nhận học phí) được mở tại Võ Đường Nhu Đạo Quận Cam (Orange County Judo Training Center) số 10706 Garden Grove Bl, Garden Grove, CA 92843, bắt đầu khai giảng vào ngày Chủ Nhật mùng 8 tháng 9 năm 2013, từ 8 giờ đến 9 giờ 30. Lớp học được mở mỗi sáng Chủ Nhật. Gọi (714) 398-3678 để biết thêm chi tiết.

Ý kiến bạn đọc
28/08/201320:16:45
Khách
Bài viết chứng tỏ tác giả không hiểu biết nhiều về Phật giáo và có khả năng nghiên cứu yếu kém. Có thể dịch từ các trang web chứ không phải tác giả viết.
27/08/201307:38:50
Khách
Xin lổi Anh Chu Tất Tiến . Anh Viết không đúng về lịch sử của thiền rồi. Thiền của Phật rất nhiều tông phái.
Phát sinh từ Ân Độ. Riêng thiền Tông được đức Phật truyền cho ngài Ca Diếp là sơ tổ. Đến ngài Bồ đề Đạt Ma là tổ thứ 28. Ngài là người truyền thiền tông qua Trung hoa vào thế kỷ thứ 6. Làm gì có chuyện trường Mahayana Buddhism. Mahayana Buddhism là Đại thừa Phật giáo
Tình thân
26/08/201318:24:36
Khách
Anh Tiến là Công giáo mà hiểu rành đạo Phật nhiều hơn nhiều Phật tử thông thừong, rất quý.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.