Hôm nay,  

Tài Liệu Chiến Sử Việt Nam, 50 Năm Hiệp Định Genève (kỳ 2)

22/05/200400:00:00(Xem: 5648)

PHÁI BỘ QUÂN SỰ HOA KỲ TẠI CHIẾN TRƯỜNG ĐÔNG DƯƠNG

LTS: Như đã trình bày trong bài viết tuần trước, cách đây 50 năm, vào giưã tháng 5/1954, tại Hội nghị quốc tế Genève về tình hình Đông Dương (khai diễn vào ngày 26/4/1954), Pháp và Việt Minh đã bắt đầu thương thảo về một hiệp định ngưng bắn trên chiến trường Việt Nam. Sau hơn 2 tháng bàn thảo qua nhiều phiên họp, ngày 20 tháng 7/1954, Hiệp định đình chiến tại VN gồm 47 điều, đã được ký kết, trước sự phản đối quyết liệt của phái đoàn đại diện Chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Theo điều khoản chính của Hiệp định, một giới tuyến quân sự từ cửa sông Bến Hải đến làng Hồ Bồ Su và biên giới Việt Lào (vĩ tuyến 17), phân đôi đất nước Việt Nam. Trong tinh thần tưởng niệm ngày 20 tháng 7 năm 1954, , Việt Báo giới thiệu đến bạn đọc loạt bài chiến sữ " Vĩ tuyến 17, Hiệp định Genève, 50 năm nhìn lại", đăng vào số báo thứ Bảy hàng tuần. Loạt bài này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau đây: Quân lực VNCH trong giai đoạn 1946-1955( Khối Quân sử/Phòng 5/Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH); Đông Dương Hấp Hối của cựu Đại tướng Quân đội Pháp Henri Navarre; hồi ký của các cựu Tướng lãnh VNCH: cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, cựu Thiếu tướng Đỗ Mậu, cựu Đại tướng Cao Văn Viên; Việc từng ngày 1945-1964 của tác giả Đoàn Thêm; tài liệu riêng của VB.
* Hoa Kỳ thành lập phái bộ Quân sự Hoa Kỳ tại Đông Dương.
Chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam được khai triển kể từ tháng 5/1950, sau khi Hoa Kỳ quyết định viện trợ cho lực lượng Liên Hiệp Pháp để ổn định tình hình chiến trường Đông Dương, ngăn chận sự phát triển của lực lượng Việt Minh (lực lượng Cộng sản Việt Nam). Ngày 15 tháng 7/1950, phái bộ Quân sự Hoa Kỳ (U.S military mission) đến Việt Nam. Ngày 23/12/1950, Hoa Kỳ ký hiệp ước đa phương với Pháp, Quốc gia Việt Nam, Cao Miên. Theo nội dung Hiệp định, Hoa Kỳ sẽ viện trợ quân sự gián tiếp cho các quốc gia Đông Dương thông qua Pháp. Sau khi hiệp định này được ký kế, Phái bộ Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ (Military assistance advisory group, gọi tắt là M.A.A.G) được thiết lập tại Đông Dương nói chung và Quốc gia Việt Nam nói riêng.
Theo tài liệu của Khối Quân sử/Phòng 5/Bộ Tổng tham Mưu QL.VNCH, Phái bộ Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ, kể từ được thiết lập cho đến giưã năm 1954, khi Hiệp định Genève ký kết vào ngày 20-7-1954, chỉ giao dịch, liên lạc và bàn thảo với các cơ quan của Pháp tại Đông Dương, rất ít khi liên lạc với các cơ quan của Quốc gia Việt Nam, kể cả Bộ Tổng Tham Mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam do Tướng Nguyễn Văn Hinh giữ chức Tổng tham mưu trưởng. Phái bộ Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ thường chỉ tổ chức các cuộc các phái đoàn thăm viếng các cơ quan quân sự và đơn vị Quân đội Quốc gia Việt Nam. Trong các năêm 1953 , 1964, các phái đoàn của M.A.A.G đã có nhiều cuộc thăm viếng các binh đoàn Việt Nam.
* Tổng tư lệnh Quân đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương xin Hoa Kỳ gia tăng quân viện
Trong thời gian giữ chức vụ Tổng Tư lệnh Quân đội Pháp tại Đông Dương ( tháng 12/1950-tháng 1/1952), Đại tướng De Lattre De Tassigny đã thành công trong việc thuyết phục Hoa Kỳ viện trợ quân sự và tài chính cho chiến tranh Đông Dương (chương trình viện trợ của Hoa Kỳ cho Đông Dương chính thức tiến hành từ giưã năm 1950, trong thời gian đầu, chỉ hạn chế qua các tiếp trợ kinh tế và quân dụng, chỉ đến tháng 9/1951, Hoa Kỳ mới gia tăng sự viện trợ quân sự một cách mạnh mẽ.)
Giưã tháng 9/1951, Đại tướng De Lattre De Tassigny công cán tại Hoa Kỳ. Ông đã được Chính phủ Hoa Kỳ hứa giúp trong vòng 6 tháng với mức quân viện 200 phi cơ, 300 đại bác, 1 triệu viên đạn đại bác, 15 triệu viên đạn thường, 150 tàu xuồng đổ bộ, 100 ngàn súng trường, đồng thời Hoa Kỳ còn viện trợ tài chính quân phí kể từ đầu năm 1952.
Ngày 28-9-1951, hai ngày sau khi Đại tướng De Lattre kết thúc cuộc công du, hải vận hạm Eartham Bay của Hải quân Hoa Kỳ đã chở từ quân cảng ở Manila của Phi Luật Tân đến Sài Gòn rất nhiều vũ khí nhẹ và đạn dược, quân dụng đủ loại.
Cũng trong ngày 28-9-1951, một loại chiến cụ quan trọng khác của Hoa Kỳ do chính Lực lượng Không quân Hoa Kỳ mang tới Việt Nam tiếp trợ cho chiến trợ cho chiến trường Đông Dương. Đó là 30 phóng pháo cơ B-26 của Hoa Kỳ đã cất cánh từ Phi Luật Tân bay thẳng tới phi trường Cát Bi gần Hải Phòng để giao cho Không quân Liên Hiệp Pháp.
Cuộc chuyển giao các phi cơ này đã diễn ra trong vòng bí mật: không tổ chức lễ tiếp nhận, không không được công bố thông tin, không chụp hình. Tại phi trường Cát Bi, các phi công của Hoa Kỳ và Pháp chỉ đối diện chào nhau, sau đó, các dấu hiệu của Không lực Hoa Kỳ trên phi cơ được sơn quét thay thế ngay bằng các dấu hiệu của Pháp.


Cũng cần ghi nhận rằng trong năm 1952, chương trình viện trợ của Hoa Kỳ có những sự kiện chính sau đây:
-Ngày 10-3-1952: Hoa Kỳ đã chuyển cho Pháp 52 phóng pháo B 26 và 22 thủy phi cơ Grumann Goose.
-Ngày 23-5-1952: Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận viện trợ kinh tế cho Việt Nam 23.5 triệu Mỹ kim. Một phái đoàn viện trợ kinh tế và kỹ thuật được đặt tại Sài Gòn (Special Technical Economical Mission: STEM).
-Ngày 18-6-1952: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố: Hoa Kỳ tăng cường viện trợ cho các quốc gia không liên kết để các quốc gia này tăng cường quân lực. Hiện Hoa Kỳ gánh chịu 1/3 kinh phí chiến tranh Đông Dương.
-Ngày 8-10-1952: Pháp yêu cầu Hoa Kỳ viện trợ 650 triệu Mỹ kim cho cuộc chiến Đông Dương, nhưng Quốc hội Hoa Kỳ chỉ chấp thuận viện trợ 525 triệu Mỹ kim.
* Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower và chương trình quân viện cho Quốc gia VN
Ngày 20 tháng 1/1953, cựu Đại tướng Lục quân Hoa Kỳ Dwight David Eisenhower, chính thức trở thành Tổng thống Hoa Kỳø. Là một nhà quân sự từng là Tổng tư lệnh tối cao của Lực lượng Đồng minh tại châu Aâu trong năm 1944, và cũng từng là Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ từ tháng 11/1945 đến tháng 2/1948, Tổng thống Eisenhower đã vô cùng quan tâm đến tình hình chiến sự tại Triều Tiên và Đông Dương. Trong năm 1953, ông đã cử Phó Tổng thống Nixon (trở thành Tổng thống Hoa Kỳ từ 1969-1974) đến thăm Việt Nam để quan sát và ghi nhận thực trạng của chiến trường Đông Dương mà Việt Nam là trung tâm điểm. Sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Nixon, Tổng thống Hoa Kỳ đã quyết định gia tăng quân viện cho lực lượng Quân đội Quốc gia Việt Nam trong đội hình của Quân đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương. Sau đây là những chỉ biểu thời gian về một số sự kiện liên quan đến quân viện của Hoa Kỳ cho Liên Hiệp Pháp và Quốc gia Việt Nam trong năm 1953 và 6 tháng đầu năm 1954, trước khi Hiệp định Genève ký kết vào ngày 20-7-1954.
-Ngày 24-2-1953: Hội nghị Quân sự họp tại Đà Lạt dưới quyền chủ tọa của Quốc trưởng Bảo Đại, có sự tham dự của Bộ trưởng đại diện chính phủ Pháp là ông Letourneau, Đại tướng Salan, Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm. Tổng trưởng Quốc phòng Lê Quang Huy, Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam, quyết định thành lập 54 tiểu đoàn Khinh quân trang bị vũ khí do Hoa Kỳ viện trợ.
-Ngày 2-3-1953: Hoa Kỳ giao cho Pháp 1 tàu công binh xưởng và 6 tàu tuần tiễu.
- Ngày 26-3-1953:Chính phủ Hoa Kỳ giao cho Pháp 46 phi cơ chiến đấu.
-Ngày 10-4-1953: Quân đội Quốc gia Việt Nam nhận được 12 tiểu chiến hạm do Hoa Kỳ viện trợ
-Ngày 18-5-1953: Hội nghị Quân sự Anh-Hoa Kỳ-Pháp họp tại Tân Gia Ba, quyết định: Không bỏ Bắc Việt nếu Trung Cộng xâm lăng. Vì đây là tiền đồn chống Cộng của Đông Nam Á.
-Ngày 21-8-1953: Việt Nam, Lào, Cao Miên được Hoa Kỳ mờitham dự hội nghị Quốc tế San Francisco để xem xét hòa ước sắp ký với Nhật Bản.
-Ngày 19-9-1953: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố: về phương diện yểm trợ vũ khí, Việt Nam chỉ đứng sau Triều Tiên.
-Ngày 21-9-1953: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố Chánh phủ Hoa Kỳ đồng quan điểm với Pháp về công cuộc chống Cộng tại Đông Dương, và sẽ xúc tiến viện trợ tiếp.
-Ngày 24-11-1953: Trưởng phái đoàn viện trọ Hoa Kỳ tại VN tuyên bố: Hoa Kỳ viện trợ kinh tế cho VN 25 triệu Mỹ kim tài khoá 1951-1952.
-Ngày 2-9-1953: Chính phủ Hoa Kỳ viện trợ thêm 385 triệu Mỹ kim nưã trước ngày 31-12-1954, với điều kiện là Pháp phải tăng cường nỗ lực quân sự và sớm hoàn bị tổ chức Quân đội Quốc gia VN, Lào, Cao Miên.
-Ngày 1-4-1954: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Foster Dulles đọc diễn văn quan trọng nêu rõ chính sách Hoa Kỳ tại Á Đông : không thưà nhận Trung Cộng và bảo vệ Tự do cho Đông Nam Á.
-Ngày 26-4-1954: Khai mạc Hội nghị Genève về Triều Tiên và Đông Dương. Cứ 1 ngày họp về Triều Tiêm, thì ngày kế tiếp họp về Đông Dương. Trưởng phái đoàn VN là ngoại trưởng Nguyễn Quốc Định.
-Ngày 26-5-1954:Tại Hội nghị Genève, Pháp và VM đã thỏa hiệp ngừng bắn, thu quân về những khu vực chỉ định. VM muốn sự phân chia khu vực giản dị: nghĩa là cắt đôiViệt Nam, VM rút về Bắc, Pháp rút về Nam. Pháp chưa trả lời. Anh tán thành, Mỹ phản đối. VN giữ nguyên lập trường: chỉ có một Việt Nam thống nhất.
-Ngày 3-7-1954: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố: không được Pháp thông báo gì về kế hoạch của Pháp đối với Đông Dương.(Kỳ sau: Toàn cảnh chiến trường Đông Dương 1950-1954)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.