Hôm nay,  

Di Trú: Xin Con Nuôi Từ Việt Nam

22/05/200400:00:00(Xem: 4524)

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.
Trong thời gian gần đây, nhiều người đã liên lạc với Văn phòng Robert Mullins International để hỏi thăm về việc lập thủ tục xin con nuôi tại Việt Nam. Đây là một vấn đề không đơn giản kể từ khi báo chí ở ngoại quốc, và kể cả báo chí ở Việt Nam, đã cáo giác nhiều quan chức tại địa phương đã lập các đường dây buôn bán con nuôi bất hợp pháp cho người ngoại quốc. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã lên tiếng nhiều lần về tệ trạng này và cho đến nay một thỏa ước chính thức - giữa nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam và chính phủ Hoa Kỳ - về việc bảo lãnh con nuôi sang Hoa Kỳ vẫn chưa được công bố. Nhiều người Mỹ, kể cả người Việt Nam có quốc tịch Hoa Kỳ, vẫn đang tìm nhiều cách nhận con nuôi từ Việt Nam, nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là hầu hết người Việt Nam lại muốn nhận con nuôi, không từ các viện mồ côi ở Việt Nam, mà từ con cháu thân nhân của họ. Bài phỏng vấn đặc biệt sau đây được trích từ chương trình đặc biệt của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), liên quan đến việc nhận con nuôi từ viện mồ côi tại Việt Nam.
Câu chuyện nhận con nuôi được thực hiện qua cuộc phỏng vấn bà Lynn Andrews, một giáo chức mới hồi hưu, năm nay 55 tuổi, cư ngụ tại thành phố Cleveland, tiểu bang Ohio, hiện đang chăm sóc, nuôi dạy cho 2 bé trai mà bà đã có công sang tận Việt Nam xin về.
- Thưa bà, tại sao bà lại chọn nhận con nuôi ở một lứa tuổi tương đối muộn màng như vậy"
Tôi không có con trong cuộc hôn nhân. Sau khi ly dị, tôi muốn được làm mẹ. Và tôi xin con nuôi để làm trọn ước mơ được làm mẹ của tôi.
- Tại sao bà lại sang tận Việt Nam để xin con nuôi thay vì xin trẻ em tại Mỹ"
Tôi đã lớn tuổi rồi và lại độc thân, chỉ có một mình, trong khi điều kiện xin con nuôi tại đây khó khăn lắm, thành ra tôi không có nhiều cơ hội. Tuy nhiên lý do chính yếu là do tôi có cảm tình đặc biệt với Việt Nam. Trong nhiều năm dài tôi đã làm giáo viên dạy Anh ngữ cho trẻ ngoại quốc và hầu hết học trò của tôi là các em Việt Nam, nên trong tôi có một sự thúc đẩy là phải sang Việt Nam xin con nuôi.
- Bà xin bé trai đầu tiên vào lúc nào và thủ tục xin con nuôi từ Việt Nam ra sao"
Tôi bắt đầu làm giấy tờ từ năm 1994, qua cơ quan Family Adoption Consultant, họ giúp liên lạc với cán sự xã hội và tôi phải qua một loạt rất nhiều cuộc phỏng vấn của cán sự xã hội để xem tôi có đủ khả năng tài chính và tâm lý tôi có lành mạnh để trở thành một người mẹ gương mẫu hay không. Cán sự đến nhà tôi, xem nhà cửa, xét công ăn việc làm, xem tôi là người như thế nào, và tôi phải có thư chứng nhận của nhiều người nói là họ cảm thấy tôi sẽ là một người mẹ tốt nên tôi mới hội đủ được mọi điều kiện của bộ xã hội liên bang và cơ quan xã hội tiểu bang để được phép xin con nuôi.
- Bà phải chờ bao lâu mới đem được bé con nuôi đầu tiên sang đây"
Từ lúc bắt đầu làm giấy tờ cho đến khi đem được cháu sang tất cả chỉ mất hơn 1 năm.
- Làm cách nào mà bà có thể xin được một bé làm con nuôi ở Việt Nam"
Một người bạn Việt Nam của tôi có người bà con làm trong trung tâm nuôi trẻ mồ côi tại Việt Nam, mà tôi thì không muốn xin trẻ sơ sinh, lúc đó trong viện này có một bé có thể cho làm con nuôi nên tôi được giới thiệu và xin cháu về. Lúc đem từ Việt Nam về cháu được 2 tuổi 8 tháng.
- Bà phải qua những thủ tục như thế nào đối với phía nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam"
Có một loạt rất nhiều thủ tục. Tất cả những giấy tờ mà cán sự xã hội ở đây đã chứng nhận đều phải thuê dịch sang tiếng Việt, tôi phải có giấy chứng nhận là tôi sẽ là người mẹ tốt, và cháu mà tôi sắp xin làm con nuôi hoàn toàn không có cha mẹ chăm sóc cho cháu. Tôi đã mua vé sang Việt Nam 2 lần trước khi đón được cháu về.
- Kể từ khi bà đón cháu đầu tiên từ Việt Nam sang, đời sống của bà như thế nào và sự thích ứng của cháu bé trong hoàn cảnh mới ra sao"
Tôi cảm thấy mình có phúc, được làm mẹ là đã sống trọn được ước mơ mà tôi đã ấp ủ cả một đời. Còn về sự thích ứng của cháu bé thì khi còn ở Việt Nam, cháu chỉ được ăn cháo, không có thịt cá gì cả. Tôi sợ không biết phải cho cháu ăn gì khi đến Mỹ nhưng khi mới lên máy bay thôi, thức ăn dược dọn ra, cháu ăn hết sạch. thành thử về món ăn thì không có vấn đề phải thích ứng.


Khi cháu mới sang Mỹ, lúc nào cháu cũng bám chặt lấy tôi, không rời một bước, nhưng càng lớn cháu càng tỏ ra thích mạo hiểm, cháu thích thể thao, rất nhạy cảm, trở thành một người mẹ của cháu là chuyện tôi học hỏi để sống trong một mái gia đình, cũng có những lúc khó khăn và cũng có những lúc rất dễ chịu. Cháu là một đứa trẻ thích làm thử những chuyện mới, nên điều này giúp cháu thích ứng nhanh.
- Bà có thể cho biết lý do tại sao bà lại xin thêm một bé thứ nhì nữa từ Việt Nam"
Trong thâm tâm lúc nào tôi cũng muốn có 2 con. Tâm lý đứa trẻ sống trong một gia đình có anh, có em vẫn lành mạnh hơn. Nhưng trong một thời gian dài tôi vẫn nghĩ: đến tuổi tôi như thế này rồi nhận nuôi thêm một cháu nữa có lẽ không phải là chọn lựa đúng. Nhưng vào một ngày, tôi và cháu Timothy đi dự một trại hè dành cho các gia đình nhận nuôi con nuôi Việt Nam, khi chúng tôi bước qua ngưỡng cửa vào phòng họp mặt thấy không biết bao nhiêu trẻ Việt Nam ở đấy, tất cả đều ngộ nghĩnh dễ thương. Tôi nói chuyện với các bà mẹ nuôi khác, có bà còn lớn tuổi hơn tôi nữa, và trong một thoáng chốc tôi thấy rằng tôi có thể nhận nuôi thêm một cháu nữa. Vả lại Timothy luôn luôn muốn có em, lúc nào cũng đòi tôi phải cho cháu một đứa em.
- Cuộc sống của bà ra sao với hai trẻ năng động như vậy trong khi bà không còn ở trong lứa tuổi để chăm sóc cho trẻ nhỏ nữa"
Bé đầu tiên về làm con tôi lúc hơn 2 tuổi, dễ cho tôi hơn. Cháu thứ nhì được nhận lúc đã 5 tuổi rồi, cháu có cá tính riêng, cương quyết, và cháu có lối suy nghĩ rất ư thách thức, cháu có cá tính mạnh và rất hướng ngoại. Cả hai cháu đều có dấu hiệu là những người chăm sóc cho các cháu trong các trung tâm tại Việt Nam trước đây thương yêu các cháu, nên khi về sống với tôi, tình thương mến của các cháu dành cho tôi phát triển rất tốt. Và cả hai đều có óc khôi hài hết chỗ nói.
Mỗi cháu đều là cầu thủ trong đội túc cầu dành cho những bé cùng tuổi, cháu lớn Timothy năm nay đã 11 tuổi, cháu bé Danny 8 tuổi, vào mùa xuân thì hai cháu chơi bóng chày, các cháu còn là sói con trong tổ chức hướng đạo, vào chủ nhật cả gia đình chúng tôi đi nhà thờ, mấy mẹ con tôi có một số thân nhân, bạn bè trong vùng và thường thăm viếng nhau, ngoài giờ học ở trường, tôi kèm cho các cháu làm bài tập ở nhà. Nhưng phải nói sau một ngày chăm sóc cho các cháu theo đủ mọi thứ như đã nói ở trên thì tôi cũng đứ đừ.
- Tôi biết rằng bà cố gắng hết sức trong việc gìn giữ truyền thống văn hóa Việt Nam cho các cháu trong khi các cháu lớn lên ở đây, bà có thể cho biết về những hoạt động văn hóa mà bà hướng dẫn các cháu tham gia"
Một trong những điều mà chúng tôi làm là đến dự hội Tết và Tết Trung Thu, lúc nào ra ngoài ăn tiệm là chúng tôi đi đến nhà hàng Việt Nam ăn các món ăn Việt Nam, mỗi năm vào dịp tết và tết trung thu là tôi đến trường của các con tôi, giảng giải cho các bạn học của các cháu biết về hai ngày lễ này của Việt Nam, để cho các cháu hãnh diện, các cháu còn mặc áo dài khăn đóng đến trường vào những này đó nữa, có sách vở gì về Việt Nam là tôi mua và giảng cho các cháu nghe, chúng tôi định một năm nữa sẽ đi thăm Việt Nam để các cháu được thấy lại xứ sở của các cháu.
Trong 5 năm qua, ba mẹ con tôi năm nào cũng dự trại hè dành cho các trẻ Việt Nam được các gia đình ở đây nhận làm con nuôi. Tại đây các cháu cùng với những trẻ Việt Nam khác học về văn hóa Việt Nam, gặp gỡ những gia đình giống như gia đình chúng tôi, có những em Việt Nam được các cha mẹ nuôi người Mỹ nhận làm con nuôi từ nhỏ hiện đang học trung học đến đây sinh hoạt với chúng tôi để cho các cháu bé thấy được những đàn anh, đàn chị gương mẫu.
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.