Hôm nay,  

Tướng Cao Văn Viên Kể Lại Các Cuộc Hội Đàm Ngưng Bắn

07/07/200100:00:00(Xem: 4848)
LTS- Thể theo yêu cầu của một số đông bạn đọc, kể từ tháng 7/2001, trong các số báo phát hành vào Thứ Bảy hàng tuần, VB sẽ phổ biến các tài liệu tổng lược về cuộc chiến VN dựa theo hồi ký của một số nhân vật đã từng giữ các chức vụ trọng yếu trong Chính phủ và Quân lực VNCH. Trong tháng 7/2001 này, VB trân trọng giới thiệu đến bạn đọc những ghi nhận của cựu Đại tướng Cao Văn Viên, nguyên Tổng Tham mưu trưởng Quân lực VNCH, về một số sự kiện chính xảy ra trong cuộc chiến VN. Phần này được trình bày tổng lược dựa theo hồi ký của cựu Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ xuất bản (dịch giả Duy Nguyên chuyển dịch sang Việt ngữ), có phần bổ sung của VB đối chiếu với các tài liệu của Khối Quân sử Phòng 5/Tổng Tham Mưu QL.VNCH, tài liệu của cựu Đại tướng Westmoreland và các tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ. Sau đây là bài tổng lược những ghi nhận của Tổng Tham mưu trưởng QL.VNCH Cao Văn Viên về tiến trình ngưng bắn.

* Các cuộc hội đàm sơ khởi và những đề nghị giải pháp hòa bình
Ngày 31 tháng Ba năm 1968, Tổng thống Lyndon B. Johnson đưa ra sáng kiến hòa bình và tạm thời ngưng oanh tạc miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Một tháng sau CSBV đồng ý thương thuyết, và cuộc gặp gỡ đầu tiên diễn ra ngày 10 tháng Năm 1968 giữa đại diện Hoa Kỳ là ông W.Averell Harriman và đại diện CSBV là Xuân Thủy. Kết quả đàm phàn không có gì đáng kể. Lần thứ hai, vào ngày 31 tháng Mười năm 1968, Tổng thống Johnson tuyên bố ngưng hẳn các cuộc oanh tạc trên lãnh thổ miền Bắc. Lại có thêm nhiều cuộc hội đàm diễn ra. Tuy nhiên sau hơn một năm bàn cãi, thương thảo, các cuộc hội đàm vẫn không đạt được kết quả cụ thể nào cả.

Ngày 7 tháng Năm năm 1969, như là một phần của tiến trình hòa bình, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đưa ra đề nghị sáu điểm với nội dung như sau:
1. Địch phải rút hết lực lượng ra khỏi miền Nam Việt Nam
2. Địch phải chấm dứt mọi hoạt động tại các căn cứ ở Lào và Căm Bốt.
3. Hòa hợp hòa giải dân tộc.
4. Thống nhất hai miền Nam Bắc trong hòa bình.
5. Quốc tế sẽ giám sát và bảo đảm ngăn chận mọi cuộc tấn công của lực lượng Cộng quân.
6. Ân xá cho tù nhân Cộng sản bị giam giữ tại miền Nam nếu họ cam kết không quấy rối trật tự trị an và tuân hành luật pháp quốc gia.

Một tháng sau, ngày 8 tháng Sáu 1969, “Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc” (một tổ chức của CSBV tại miền Nam) đưa ra đề nghị 10 điểm. Những điểm dị biệt mấu chốt là:
1. Việt Nam Cộng Hòa đòi lực lượng Cộng sản phải rút về Bắc thì ngược lại Cộng sản đòi Hoa Kỳ và lực lượng đồng minh phải rút ra khỏi miền Nam vô điều kiện.
2. Việt Nam Cộng Hòa chủ trương hòa giải dân tộc thì Cộng sản đòi lập hiến pháp mới và một chính phủ liên hiệp (điều mà VNCH phản đối mạnh mẽ nhất).
3. Cả hai bên đều kêu gọi có sự kiểm soát quốc tế, nhưng Việt Nam Cộng Hòa muốn quốc tế bảo đảm rằng trong tương lai CS không mở những cuộc tấn công miền Nam, trong khi Cộng sản lại đòi Hoa Kỳ và Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam dưới sự giám sát của CS.

Các điểm bế tắc nổi bật trong các cuộc thương thảo kéo dài trong suốt những tháng đầu năm 1970 là những dị biệt không thể dung hòa được. Tuy nhiên, để bày tỏ thiện chí, Hoa Kỳ đơn phương tuyên bố sẽ rút 25 ngàn quân vào tháng Tám năm 1970, sau đó sẽ thực hiện hoàn tất chương trình Việt Nam hóa.

Sau nhiều cuộc hội đàm diễn ra trong các năm 1970, 1971 nhưng không có kết quả, đến ngày 20 tháng Ba năm 1972, Hoa Kỳ tỏ ý muốn tái tục cuộc hòa đàm. Ban đầu CSBV đồng ý nhưng sau đó đòi hoãn lại cho đến ngày 15 tháng Tư. Hoa Kỳ ấn định lại ngày 24 tháng Tư thì CSBV không phúc đáp. Mãi đến 31 tháng 3 CSBV mới cho biết. Trong khi đó thì CQ đã mở cuộc tổng tấn công một số phòng tuyến của các đơn vị VNCH vào ngày 30 tháng 3/1972.

Ngày 2 tháng 5/1972, cố vấn Tổng thống Nixon là ông Kissinger đã gặp đại diện CSBV là Lê Đức Thọ để yêu cầu CSBV chấp thuận ngưng bắn, thả tù binh Mỹ, và chỉ vậy chứ không có gì khác, và Hoa Kỳ sẽ rút quân trong vòng 4 tháng. Thế nhưng CSBV vẫn khăng khăng từ khước. Lê Đức Thọ một mực đòi loại bỏ chính phủ VNCH để thành lập chính phủ liên hiệp. Đối với Hoa Kỳ, nếu chấp nhận đòi hỏi này chẳng khác nào ngậm bồ hòn. Do đó, Hoa Kỳ buộc lòng phải tăng cường mạnh mẽ các cuộc oanh tạc vào những mục tiêu quân sự của CSBV, rải mìn phong tỏa cảng Hải Phòng và nhiều hải cảng khác. Do có Nga và Trung Cộng khẩn khoản nên các cuộc hội đàm mới được mở lại vào các ngày 1, 14 và 19 tháng Tám 1972. Những lần gặp gỡ này, tuy CS vẫn đòi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức trước khi có ngưng bắn, nhưng giọng điệu của CS đã mềm mỏng hơn. CS nhìn nhận có hai chính phủ và hai quân đội cùng hiện diện.

Ngày 16 tháng Tám 1972, ông Kissinger đến Sài Gòn. Ông gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và giải thích rằng những áp lực chính trị tại Hoa Kỳ và ảnh hưởng của những áp lực này có phương hại như thế nào đến cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ sắp đến (Tổng thống Nixon tái tranh cử). Ông Kissinger cũng mang theo một quyết tâm của Tổng thống Nixon về một giải pháp cho cuộc chiến tranh VN. Do đó ngày 11 tháng Chín 1972, ông Kissinger và Lê Đức Thọ gặp nhau tại Paris. Lần họp này hai bên đã có những điều khoản được đưa ra. Những khoản thỏa thuận là: “Vì có sự hiện diện của hai chính phủ, hai quân đội và các lực lượng chính trị khác tại miền Nam, thì sự hòa hợp hòa giải, nếu đạt được, hai bên không tìm cách lấn lướt nhau. Dân chúng miền Nam không bị ép buộc phải lựa chọn chế độ Cộng sản hay chế độ thân Mỹ.” Như vậy, lần đầu tiên, CS rút lại yêu sách là đòi loại bỏ chính phủ VNCH.

Lần họp sau đó vào ngày 26 tháng Chín 1972, CSBV thêm một điểm nữa vào thỏa thuận này, nói về việc thành lập chính phủ Hội đồng Hòa hợp Hòa giải Dân Tộc. Ngày 8 tháng Mười 1972, ông Kissinger và Lê Đức Thọ lại gặp nhau. Trong cuộc gặp này, lần đầu tiên CSBV chịu bàn chuyện tách hai vấn đề: chính trị và quân sự riêng rẽ nhau. CSBV và Hoa Kỳ sẽ chấm dứt tấn công nhau bằng cách thỏa thuận ngưng bắn tại chỗ, một giải pháp chính trị cho miền Nam sẽ được hai bên bàn thảo thêm.

* Chi tiết về bản thảo thỏa hiệp ngưng bắn
Theo bản thảo được Kissinger và Thọ chấp nhận, thỏa hiệp ngưng bắn gồm 9 điểm sau đây:
- Hoa Kỳ tôn trọng độc lập, chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam.
- Cuộc ngưng bắn sẽ có hiệu lực hai mươi bốn giờ sau khi thỏa thuận được ký kết. Tất cả lực lượng Hoa Kỳ phải rút khỏi Việt Nam trong vòng 60 ngày.
- Tất cả tù binh được phóng thích trong vòng 60 ngày.
- Một hệ thống hành chánh gọi là Hội Đồng Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc gồm 3 thành phần được thành lập để tổ chức các cuộc tổng tuyển cử.
- Việc thống nhất tổ quốc sẽ được tiến hành từng bước theo đường lối hòa bình.
- Một Ủy Hội Quốc Tế Giám Sát và Kiểm Soát sẽ được thành lập.
- Một hội nghị quốc tế để bảo đảm hòa bình được triệu tập trong vòng 30 ngày.
- Tất cả mọi bên phải hứa tôn trọng nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, Căm Bốt.
- Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm trong việc tái thiết miền Bắc và Đông Dương.
Từ 9 điểm nêu trên, các đơn vị Cộng quân được lệnh chuẩn bị để khởi động một chiến dịch “giành dân lấn đất”, bắt đầu từ ngày 22 tháng Mười năm 1972.

Kỳ sau: Đại tướng Cao Văn Viên kể lại những cuộc hội đàm tại Sài Gòn giữa Hội đồng An ninh Quốc gia VNCH và phái đoàn của ông Kissinger.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.