Hôm nay,  

Đoàn Kết Vì Biển Đông

15/08/201300:00:00(Xem: 10642)
Một dấu hiệu tích cực hiện ra: Khối ASEAN đã chịu thống nhất ý kiến, đòi Trung Quốc chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông. Tuy nhiên, có thể vẫn còn chút mây mờ về lập trường của Cam Bốt nào chăng?

Bản tin RFI hôm Thứ Tư cho biết:

“Các nước ASEAN họp tại Thái Lan hôm nay 14/08/2013 đã nhất trí trong việc gây áp lực đòi Trung Quốc phải chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử trong việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông. Hãng tin Pháp AFP dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Thái cho biết như trên.

Các Ngoại trưởng của mười nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong hội nghị không chính thức kéo dài hai ngày tại thành phố nghỉ mát Hua Hin, Thái Lan, đã thỏa thuận «nói cùng một tiếng nói» trong việc tìm kiếm một «kết luận nhanh chóng về Bộ quy tắc ứng xử». Được biết các Ngoại trưởng ASEAN sẽ gặp các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh vào cuối tháng này.

Cụ thể, theo một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan, thì: «ASEAN sẽ phải có một tiếng nói duy nhất và tỏ ra thống nhất. Điều này không có nghĩa là phát biểu chống lại bất kỳ ai…ASEAN đoàn kết lại thì sẽ dễ dàng thảo luận hơn. Bộ quy tắc ứng xử cần có mục tiêu củng cố niềm tin giữa ASEAN với Trung Quốc…và ngăn chận mọi sự cố bất lợi xảy ra tại Biển Đông».

Từ hơn một thập kỷ qua, các nước ASEAN đã cố gắng tìm kiếm một hiệp ước an ninh với Trung Quốc thông qua một Bộ quy tắc ứng xử hợp lệ. Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, kể cả những vùng biển nằm kề vùng duyên hải của các nước láng giềng nhỏ yếu hơn. Nhà cầm quyền Trung Quốc luôn ngần ngại không muốn chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử, sợ rằng những nhượng bộ sẽ làm yêu sách của mình giảm đi trọng lượng.

Trong diễn đàn an ninh khu vực vào tháng Sáu, các quốc gia ASEAN đã tỏ ra chia rẽ về vấn đề này. Cam Bốt, nước làm chủ tịch luân phiên vào lúc đó đã từ chối ủng hộ đề nghị của Philippines là phải có thái độ cứng rắn hơn với Bắc Kinh. Nhưng theo Bộ Ngoại giao Thái Lan, sau hai ngày thảo luận, hôm nay Phó thủ tướng Cam Bốt đã chấp nhận thống nhất với quan điểm của ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử.

Căng thẳng trong khu vực đã dâng cao do tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, được xem là giàu tiềm năng dầu khí và là điểm nóng về mặt quân sự hiện nay. Các nước ASEAN như Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia cùng với Đài Loan đều đòi hỏi chủ quyền.

Trung Quốc từ chối nâng cấp bản «Tuyên bố về quy tắc ứng xử» năm 2002 lên thành Bộ quy tắc ứng xử có giá trị luật pháp. Bắc Kinh chủ trương thương lượng song phương với từng nước để có thể dùng sức mạnh áp đảo.

Việt Nam và Philippines trong những năm gần đây lên án những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc để tăng áp lực cho yêu sách của mình tại Biển Đông. Năm ngoái, các chiến hạm Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo chính Luzon của Philippines có 140 hải lý.”(hết trích)

Bản tin từ đài VOA cũng ghi tương tự, nhưng cho biết thêm:

“Sau cuộc họp 2 ngày ở Hua Hin, Thái Lan, Ngoại trưởng 10 nước Đông Nam Á sẽ gặp giới chức Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 28 đến 30 tháng này.”

Một bản tin khác của VOA cho biết:

“Hoa Kỳ và Philippines khởi sự các cuộc thảo luận về việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ tại quốc gia Đông Nam Á này.

Hai bên đang đàm phán một thỏa thuận sẽ cho phép các lực lượng và trang thiết bị quân sự của Hoa Kỳ được sử dụng tạm các doanh trại quốc phòng của Philippines.

Manila đang đẩy mạnh khả năng quốc phòng trong lúc Trung Quốc tăng mạnh tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng Biển Đông giàu tài nguyên năng lượng và khoáng sản.

Các giới chức Philippines nói rằng việc gia tăng sự hiện diện luân chuyển của Hoa Kỳ sẽ giúp củng cố tư thế quốc phòng của nước này...”(hết trích)

Trong khi đó, báo điện tử VnMedia - thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam -- ghi nhận tình hình “Báo Trung Quốc cảnh cáo Philippines.”

VnMedia ngày 14-8-2013 ghi nhận:

“...Ngày hôm nay, tờ Tân Hoa xã đã có một bài viết cảnh báo mạnh mẽ Philippines. Với nhan đề “Philippines hãy dừng ngay những hành động đơn phương ở Biển Đông”, tờ Tân Hoa xã cho rằng, việc Manila khởi động các cuộc đàm phán với Washington về sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ trong khu vực là một động thái thêm nữa chẳng giúp gì được cho việc giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông mà còn làm leo thang căng thẳng.

Trong khi Bắc Kinh nhấn mạnh các cuộc tranh chấp phải được giải quyết thông qua đàm phán thì Manila lại đóng tất cả các cánh cửa đàm phán và đưa ra một loạt hành động đơn phương, tờ báo của Trung Quốc đã cáo buộc như vậy. Tân Hoa xã đã liệt kê một loạt hành động đơn phương của Philippines. Cụ thể, tờ báo của Trung Quốc đưa ra việc Philippines đưa cuộc tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc ra tòa án quốc tế bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh. Tiếp đó, Tân Hoa xã cho rằng, Manila “đốt nóng” cuộc đối đầu quân sự bằng cách tăng cường sức mạnh của lực lượng Hải quân đồng thời đưa thêm nhiều binh lính cũng như nguồn lực nước ngoài vào nước này để đối phó với Trung Quốc. Theo đó, Mỹ vừa chuyển giao chiếc tàu chiến thứ hai cho Hải quân Philippines trong khi Nhật Bản chuẩn bị cung cấp thêm 10 tàu tuần tra mới cho quốc gia Đông Nam Á.

Tờ Tân Hoa xã cũng liệt kê việc Philippines tiết lộ kế hoạch cho phép Mỹ và thậm chí là cả Nhật Bản đưa quân vào các căn cứ của nước này.

Tờ báo của Trung Quốc cảnh báo, những động thái đơn phương và sự can thiệp từ bên ngoài sẽ gây phản tác dụng trong quá trình giải quyết các cuộc tranh chấp và sẽ không giúp làm dịu tình hình căng thẳng....”(hết trích)

Đoàn kết đươc ASEAN là một kỳ tích, khi dám đặt vấn đề với nước láng giềng khổng lồ phía Bắc.

Tuy nhiên về riêng Việt Nam, chưa thấy chính phủ Hà Nội có ý muốn đoàn kết toàn dân -- kể cả những trí thức đòi hỏi dân chủ và người Việt hải ngoại -- để một lòng ra sức giữ Biển Đông.

Có phải vì Hà Nội sợ chia sẻ quyền lực cho dân? Và do vậy, có phải đó là lý do những cuộc biểu tình chống Trung Quốc được cho phép ở Manila, nhưng lại bị cấm ở VN?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 12 sắp đến năm nay 2019, là tháng cuối cùng trước khi Hiệp Ước Thành Đô được áp dụng. Năm tới, 2020, Việt Nam sẽ chánh thức do Nhà cầm quyền Tàu Cộng kiểm soát …... Con đường đấu tranh để Việt Nam thoát khỏi quỷ đạo Cộng Sản Tàu e rằng bế tắc!
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Trong khi nhiều người Trung Quốc nhờ công dân Việt Nam đứng tên lập công ty, bơm tiền mua nhà đất ào ạt tại các thành phố du lịch ven biển, xem như đầu tư bất động sản và xây khu nghỉ dưỡng… một số công ty khác lặng lẽ thâu tóm, mua lại nhiều công ty Việt Nam để nắm chặt cổ họng nền kinh tế Việt…
Tội phạm Trung Quốc đóng giả cảnh sát, công tố viên để lừa đảo trực tuyến chuyển hướng sang Đông Nam Á khi bị trấn áp tại quê nhà.
COPENHAGEN - Đan Mạch nhận trọng trách dẫn đầu kế hoạch huấn luyện không tác chiến tại Iraq từ cuối năm 2020.
Theo báo cáo mới nhất của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), các hãng sản xuất xe hơi Mỹ trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của tin tặc trong năm 2018.
Tăng sĩ Phật Giáo Thiền Tông Gregory Filson đang đạp xe xuyên qua nước Mỹ trong một nỗ lực nối kết với đất mẹ và nâng cao ý thức về bệnh Alzheimer’s.
Cảnh Sát Tiểu Bang Massachussetts trở thành đơn vị đầu tiên thử nghiệm Spot, một loại robot chó, được chế tạo bởi Boston Dynamics, để tham gia các đơn vị tháo dỡ bom.
Giá nhà tại 20 thành phố Hoa Kỳ đã tăng cao hơn dự kiến trong tháng 9, cho thấy tín hiệu rằng giá trị nhà đang ổn định ở mức cao, và nhu cầu nhà ở vẫn cao. Đây là đợt tăng giá đầu tiên kể từ năm 2018.
Ronna McDaniel – Chủ Tịch Uy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa (RNC)- đã tuyên bố hôm 26/11 rằng: hành động đầu tiên của tỉ phú Michael Bloomberg khi chính thức tuyên bố tranh cử ửng viên tổng thống đảng Dân Chủ không khác nào cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.