Hôm nay,  

Chuyện Dài Dài Thẩm Mỹ (Tiếp Theo): Nhớ Ơn Những Người Khách...

10/08/201300:00:00(Xem: 7728)
Chị Ngà hỏi:

- Tội nghiệp thiệt. Rồi cổ có bị chảy máu nhiều hông?

Tui nhớ hồi mấy đứa con còn nhỏ một tay tui hớt tóc cho nó đặng dợt tay nghề. Trong trường dạy môn nào về nhà đem mấy đứa con ra thực hành liền. Thằng con lớn tới bây giờ còn nhắc “hồi đó má ưa cắt trúng vành tai con đau muốn chết”

Kim cười cười, lắc đầu:

- Dạ không, chỉ xướt một chút thôi nhưng có lẽ là chỗ nhạy cảm nên cô khách mới la cái hoét lấy tay bụm lỗ tai làm ai nấy hết hồn. Rốt cuộc cổ đâu có được trang điểm vì mái tóc xong thì trường tới giờ đóng cửa, báo hại cổ mang cái mặt ướt nước mắt về.

Còn tui, tiêu gần hết hộp giấy quấn tóc, cô khách làm tiêu gần hết hộp giấy chùi nước mắt. Tội nghiệp một điều là cổ rồi cũng ngồi yên cho tới tàn giờ. Cả hai, học trò thực tập và khách, có lẽ đã đốn ngả cả cây cổ thụ.

Thu nhíu mày, hỏi:

- Là sao? đốn ngả cây cổ thụ??? Sao tự nhiên đang nói về vụ uốc tóc nhấp trúng lỗ tai khách rồi nhảy qua vụ cây cối vậy bà?

Vinh nói thay vợ giọng điệu nhấn mạnh cho tới điểm:

- Trời trời, bà Thu sao ngây thơ. Ngây thơ thiệt hay giả nai đó bà? ý vợ tui muốn nói là hai người làm tiêu luôn hai hộp giấy, mà giấy thì làm từ cây từ cây, cây cưa ra nghiền nát ra làm thành giấy đó. Hiểu chưa? Trời!

Thu gật gật, rồi lắt lắt đầu, trề môi:

- Hiểu rồi cha. Mấy ngừơi nói chiện với tui làm ơn nói cho rành nói rõ ra cho rồi khỏi mất công si nghĩ nghĩa bóng nghĩa đen. Xời! mấy cha mấy mẹ làm như nhà văn hông bằng. Xời! thường thường giao tiếp với khách người Mỹ người Mễ, nghe họ nói mất công thông dịch tùm lum trong đầu rồi mới nói ra được câu ngắn gọn trả lời để hòng giữ khách, nói tiếng mình làm ơn đừng để mất công con si nghĩ. Xời!

Chị Ngà vả lả:

- Nói tóm lại, tóc của người Mễ khoẻ lắm mới chịu nổi thuốc uốn như vậy. May cho cô, mái tóc không bị đứt rời gốc như tui. Nhớ có lần tui bị hàm oan. Lần đó tui lãnh làm một cô khách ngừơi da đen. Cô tới để kéo thẳng mái tóc quăn xoắn tít. Lục trong phòng cất thuốc thì chỉ còn lọ thuốc mạnh nhứt mà theo cách xét tóc thì tóc cô ta thuộc loại mỏng te rối nùi như bông gòn, mình phải xài loại có cường độ nhẹ nhứt mới được. Thế nhưng khi nghe nói hết thuốc nhẹ thì cô giáo bảo cứ xài lọ mạnh nầy đi nhưng thoa ít một chút, có gì cô sẽ giúp cho, không sao đâu. Trời thần ơi, thuốc mới vừa thoa lên mái tóc thì thấy tóc đã duổi thẳng băng rồi, mềm rệu. Hoảng hồn, tui mời khách tới bồn gội đầu để xả thuốc ra. Trời thần ơi, khi tay tui vuốt tới đâu tóc rời ra khỏi da đầu tới đó. Hết vía, tui réo cô giáo. Cô giáo chạy tới thấy vậy mới nói đừng vuốt tóc nữa, cứ xả cho thật nhiều nước cho thuốc trôi hết. Xong xuôi, cô giáo ra tay cứu bồ. Cô bàn với khách là nên cắt thiệt ngắn, tóc sẽ mọc khỏe trở lại và sẽ làm bộ móng tay cho khách, khỏi trả tiền thuốc tiền sơn gì hết và còn tặng thêm mấy gói thuốc dưỡng tóc cho cổ về nhà xài nữa. Nhờ tay cô giáo giúp, mái tóc chải bồng bềnh, cô khách không hề hay biết chuyện gì đã xảy ra tại bồn gội đầu.

Một lần tởn tới già.

Láng vừa nói vừa cười:

- Hèn chi, mỗi lần lấy thuốc em thấy chị hay nhìn nhìn, xin lỗi chị nghe, em cứ tưởng tánh chị chủ hay soi mói, hì hì hì…

Kim nói:

- Quên nữa, bửa đó tui đã phải mượn bạn chạy ra tiệm đầu đường mua miếng pizza to tổ bố, 1 đô một miếng mời cổ ăn, đưa cả đống sách báo cho cổ đọc nữa. Làm như dụ con nít không bằng.

Chị Ngà nói:

- Nhớ lại thời còn luyện nghề dưới mái trường thẩm mỹ, vui buồn lẫn lộn. Bửa trước tui có ghé qua mái trường xưa, thăm trường thăm thầy cô và coi tình hình. Nhớ lại thời kỳ vui vẻ đã qua khi nhìn tấm hình chụp chung bạn cùng khóa ra trường cùng lúc đang treo trên tường. Không biết nhiều người bạn ấy lưu lạc phương nào! Tui để cho học trò cắt tóc, coi thử tay nghề sau mấy chục năm của trường đào tạo họ như thế nào. Thấy nhóm học trò đang làm tiệc ăn nhậu nhảy nhót tưng bừng, mừng cho nhóm học trò thi đậu lấy bằng. Nghe cô thầy khoe học trò thi đậu cả nhóm, mừng ghê. Học trò thì ăn tiệc còn bà giáo thì ra phòng thực tập lãnh khách, làm thế học trò.

Khải nói:

- Theo tôi nghĩ, cách thi bây giờ khác hẵn khi xưa, dễ thở, học trò thi đậu cả, là cái chắc.

Tuấn nói:

- Nhưng, cũng phải có học có hành đàng hoàng mới đậu chứ. Tôi nghe những ngừơi học trò nói, nếu không vững căn bản thì khó mà đậu, vì tuy thi trên đầu giả tay giả, lỗ tai thí sinh vừa nghe giám khảo nói đề thi thì bàn tay mình phải biết cách làm, nếu không thuộc thì khó mà liếc nhìn cọp người kế bên được vì thời giờ có hạn, phải không chị? Đang mò mò nửa chừng chưa xong mà nghe tiếng đồng hồ kêu tít tít thì phải ngưng tay liền, nhảy qua bài khác tức thời, đầu óc chưa kịp si nghĩ đã phải như người máy làm liền bài khác. Đừng tưởng bở.

Vinh nói:

- Nhưng, nói về nghề làm nail, dễ là, mình lỡ giũa lên da, bàn tay giả đâu biết kêu?

Chị Ngà nói:

- Ối, ai biết? mình nghe kể lại thôi chớ có thi như vậy đâu mà biết.

Trang nói:

- Không. Thấy dễ mà khó đấy. Tuy bàn tay giả không biết kêu nhưng giám khảo nhìn tay mình cầm cây giũa, cách cầm ngón tay, hoặc nghề dưỡng da, cánh lấy mỹ phẩm từ hộp ra, là biết liền thí sinh nầy có đi học đàng hoàng hay chỉ mua giờ, hay là, thầy cô dạy một nẻo, học trò thu thập một đường. Nghe bạn tui nói vậy. Cầm bàn tay giả, phải tưởng tượng, nếu bàn tay của người khách đang ngồi đối diện với mình thì phải cầm như thế nào? nếu thoa kem thoa thuốc loại thể lỏng lên mặt khách, phải thoa làm sao? Có thoa luôn lên mắt lọt vô lỗ mũi hay không? Đó mới là câu hỏi. Thấy dễ mà khó đấy.

Cô thợ người Mễ, Martha, thấy các bạn nói tiếng Việt líu lo như đàn chim, bật hỏi:

- Các bạn nói chuyện gì thế, dịch cho tôi nghe với.

Thế là Tuấn mở miệng, dịch ráo riết. Các chị chẳng hiểu “mô tê”, lảng qua bàn làm việc của mình, chùi chùi dọn dọn, hạ màn bàn luận.

Chị Ngà ngó ra ngoài, nhìn xa lên trời. Bầu trời Cali, có đám mây cô đơn như đứng khựng lại trong bầu trời xam xám. Chị bâng khuâng.

“Ăn trái nhớ kẻ trồng cây,
Uống nước nhớ người đào giếng”

Chị nhớ ơn những người đã đưa 15 người Việt tỵ nạn đầu tiên vô học nghề làm nail, một nghề lúc ấy ít ai biết tới. Từ đó, họ đã làm bùng lên, xung quanh bộ móng tay dài “xa xỉ” ấy, là một hệ thống kỷ nghệ khổng lồ, hãng sản xuất lan khắp thế giới, từ món nhỏ như cây kềm cây dũa cho tới những dụng cụ lớn như những bồn những chậu làm chân, tạo thêm việc làm nuôi sống và gây niềm hãnh diện cho cả một thế hệ di dân của chúng ta.

Chị nhớ trường nhớ thầy cô nhớ bạn, nhớ những người khách năm xưa.

Chị dõi mắt theo đám mây, mùa hè nhưng không nóng lắm. Mới ăn Tết đây, giờ đã qua tháng tám rồi.

Chị nhìn chị trong gương. Bây giờ tất cả chắc cũng đã bắt đầu già hết trơn rồi. Nhưng, già phần già, trẻ phận trẻ. Thế hệ nầy sắp tàn, thế hệ mới sắp tới.

Và như thế, trái đất vẫn quay đều quay đều/.

Trương Ngọc Bảo Xuân

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.