Hôm nay,  

Tin Úc Đại Lợi - Phần Ii

09/12/200000:00:00(Xem: 4115)
XĂNG SẼ TĂNG THÊM 10 XU MỖI LÍT

CANBERRA: Trong những ngày trước Giáng sinh giá xăng có thể sẽ tăng thêm ít nhất hai xu mỗi lít. Và trước năm mới giá xăng có thể tăng thêm 10 xu mỗi lít. Bất chấp triển vọng này thủ tướng John Howard vẫn từ chối không chịu miễn thuế xăng dầu theo mong muốn của cử tri Úc. Giá dầu thô tăng trên thị trường thế giới tuần qua và nhu cầu dùng nhiều xăng dầu trong mùa Giáng Sinh cũng góp phần làm giá xăng tăng cao. Trong khi đó nhu cầu dùng xăng dầu nhiều của mùa đông tại bắc bán cầu và giá trị đồng đô la Úc sụt giảm cũng làm cho giá xăng tại Úc tăng mạnh.

Theo hãng xăng dầu Shell thì mùa đông lạnh giá tại bắc bán cầu khiến cho giá xăng tăng mạnh nhưng hy vọng giá xăng sẽ giảm lại vào giữa năm 2001. Trong kỳ bầu cử liên bang vừa qua, thủ tướng John Howard hứa rằng giá xăng sẽ không tăng vì thuế GST, tuy nhiên hiện nay người lái xe phải trả 9.3 xu mỗi lít xăng cho thuế GST so với chỉ 7.3 xu khi giá xăng là 80 xu mỗi lít. Trong tháng hai đến giá xăng tại Úc sẽ tăng thêm mỗi lít hai xu nữa. Nhiều gia đình đã phải đổ thêm mỗi tuần 20 đô la tiền xăng so với trước đây để chạy các chiếc xe cở lớn. Giá xăng cao có thể làm mất nhiều ghế dân biểu của chính phủ liên đảng trong kỳ bầu cử liên bang sắp đến.

=====
CHÍNH SÁCH GIẢM DI DÂN NEW ZEALAND

CANBERRA: Chính phủ liên bang hiện đang yêu cầu chính phủ New Zealand chấn chỉnh lại luật di trú nhằm ngăn chận mỗi năm có đến 10 ngàn người New Zealand di dân đến Úc. Thủ tướng John Howard đã báo cho chính phủ New Zealand biết rằng mỗi năm có chừng 5000 người New Zealand không đáng được vào Úc.Trong thập niên qua tỷ lệ di dân đến Úc từ một nước thứ ba qua New Zealand đã tăng lên đến 1000%. Những quốc gia như Phi, Iraq, Sri Lanka, Pakistan đã dùng New Zealand làm trạm trung gian trước khi đến Úc định cư. Những di dân này chỉ cần sống tại New Zealand ba năm trước khi có đủ tư cách di dân đến Úc.

Bộ trưởng di trú Úc là Philip Ruddock báo cho chính phủ New Zealand biết rằng cần phải chấn chỉnh luật di trú nếu không Úc sẽ áp dụng những luật lệ gắt gao hơn đối với di dân từ New Zealand. Trong năm 1999 có chừng 9744 di dân Úc sang sống tại New Zealand trong khi có đến 31.615 di dân New Zealand sang định cư vĩnh viễn tại Úc. Hiện có đến 400000 cựu công dân New Zealand sống tại Úc và chính phủ Úc chi mỗi năm 800 triệu đô la tiền trợ cấp xã hội cho số người này. Phe đối lập liên bang cũng ủng hộ ý kiến cần phải gây áp lực lên chính phủ New Zealand để hạn chế di dân từ quốc gia này vào Úc.

=====
CẢNH SÁT KHÔNG ĐIỀU TRA GIAN LẬN BẦU CỬ

CANBERRA: Các viên chức cao cấp của Ủy hội bầu cử Úc cho rằng cảnh sát liên bang làm lơ không muốn nhúng tay điều tra những cáo buộc gian lận bầu cử của các đảng phái chính trị. Theo dân biểu của đơn vị McPherson Mark Lamerton thì ông thông báo việc gian lận bầu cử cho cảnh sát nhưng chẳng thấy cảnh sát tiến hành điều tra gì cả. Theo ông này thì có ba trường hợp gian lận tại đơn vị McPherson được đưa cho cảnh sát liên bang sau kỳ bầu cử năm 1998, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa thấy cảnh sát tiến hành điều tra gì cả. Trong khi đó dân biểu Wayne Swan của đảng Lao động liên bang đã từ chức sau khi bị cáo buộc gian lận bầu cử.

Ông này bị cáo buộc là đã trả tiền cho đảng Dân chủ tại đơn vị Lilley vào năm 1996 để mua phiếu ưu tiên hai của đảng này. Nhưng đảng Dân chủ Úc cho rằng họ chẳng hề nhận tiền bạc gì của đảng Lao động cả. Đồng thời đảng Lao động cũng đang phản pháo bằng cách nêu tên nhiều chính khách liên đảng cũng gian lận trong các cuộc bầu cử liên bang hay tiểu bang. Cuộc tranh cãi giữa các đảng phái về vấn đề gian lận bầu cử khiến cho dư luận Úc nhận thấy rằng chẳng có đảng chính trị nào trong sạch và uy tín của các chính trị gia Úc đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

=====
ÚC BỊ ANH CƯỚP MẤT NHIỀU Y TÁ

CANBERRA: Các bệnh viện Anh đang tìm cách thu hút các y tá Úc sang Anh làm việc bằng cách đề nghị tăng lương 50% và cung cấp vé máy bay miễn phí từ Úc sang Anh. Các giám đốc các bệnh viện ở Anh đã sang Úc tìm cách thuyết phục các y tá Úc sang Anh làm việc để giải quyết vấn nạn thiếu y tá trầm trọng tại Anh. Y tá mới tốt nghiệp đại học tại Úc có số lương là 32 ngàn đô la. Tuy nhiên tại Anh số lương được trả là 50 ngàn đô la. Tình trạng này khiến cho Úc hiện đang thiếu y tá trầm trọng và riêng tại NSW thiếu đến 1300 y tá cho các bệnh viện.

Chính phủ Úc hiện đang chơi trò phản kích bằng cách thâm nhập vào các bệnh viện và trường đại học Anh đề nghị công ăn việc làm cho các y tá tốt nghiệp tại Úc, đồng thời có những biện pháp khuyến khích các y tá Úc đang làm việc ở nước ngoài hồi hương. Hiện nay Úc thiếu chừng 5000 y tá và bộ y tế đang kêu gọi có chính sách tuyển sinh mới đối với ngành y tá để đối phó với nạn thiếu y tá đại học tại Úc. Đối với nhiều sinh viên Úc vừa tốt nghiệp y tá thì vừa có lương cao vừa được đi ra nước ngoài là hết sức hấp dẫn. Bộ y tế hiện có chính sách vận động các học sinh trung học nên chọn theo học nghề y tá sau khi thi HSC.

=====
CẢNH SÁT KHÔNG ĐƯỢC HUẤN LUYỆN TỐT

SYDNEY: Nhiều cảnh sát viên làm việc trên đường phố chống lại tội phạm đang gặp nhiều khó khăn do không được huấn luyện tốt tại trường đào tạo cảnh sát Goulburn. Chương trình đào tạo không thích hợp, thiếu sót và nạn giáo viên kình chống nhau khiến cho cảnh sát ra trường không đủ khả năng để làm nhiệm vụ. Nhiều cảnh sát viên không biết điền các mẫu giấy tờ hành chánh, nhiều cảnh sát không biết cách thẩm vấn nghi can và nhiều người thậm tệ hơn còn không biết dùng máy thông tin vô tuyến được trang bị. Nhiều cảnh sát viên cho biết họ không hài lòng với hai năm đào tạo tại trường.

Khóa học được điều hành bởi trường đại học Charles Sturt University. Tuy nhiên theo lời của các học viên thì thường có những bất đồng ý kiến quan trọng giữa các giảng viên dân sự và các giảng viên xuất thân từ cảnh sát của trường. Nhiều giảng viên dân sự cho rằng cảnh sát thuộc thế hệ cũ toàn là thành phần tham ô và không có đủ khả năng làm việc. Trong năm đầu tiên sinh viên không được trả lương và không biết mình có được nhận vào cảnh sát hay không cho đến ba tuần trước khi kết thúc năm học. Tinh thần và đạo đức của các học viên cảnh sát được cho là luôn luôn rất thấp vì thế không thể có cảnh sát tốt cung cấp cho các địa phương được.

=====
PHẢN ĐỐI XÂY CHÙA PHẬT GIÁO

SYDNEY: Dân cư trên đường Allegra Ave đang phản đối việc hội đồng thành phố Belmore chấp thuận cho biến một tòa nhà cuối đường thành một chùa Phật giáo. Cư dân hiện đang đoàn kết lại với nhau để chống lại việc hình thành chùa nói trên với lý do rằng sẽ có nhiều phật tử lui tới làm ồn ào khu phố yên tĩnh từ xưa đến nay của họ. Nhiều người gửi đơn đến hội đồng thành phố Canterbury lý luận rằng khu phố không thể nhận thêm nhiều xe cộ lưu thông và yêu cầu hủy bỏ dự án cho phép thành lập chùa Phật giáo nói trên. Được biết cư dân nơi này rất bất bình với quyết định đồng ý của hội đồng thành phố Canterbury.

Những người chống đối cho rằng họ không chống việc thực hành Phật giáo nhưng không muốn chùa xây dựng trên đường phố của họ vì không thích hợp. Hiện chỉ có 17 chỗ đậu xe trong khi theo dự đoán của hội đồng thì sẽ có chừng 200 Phật tử lui tới trong các ngày lễ của Phật giáo. Trước sự phản ứng dữ dội của cư dân địa phương, hội đồng thành phố Canterbury cho biết họ sẽ ra các điều luật chặt chẽ cho sinh hoạt của chùa Phật giáo tại địa phương.Theo đề nghị thì chùa chỉ được phép chứa 100 Phật tử mỗi lúc trong những dịp hành lễ. Tuy nhiên sự hứa hẹn trên không làm thỏa mãn những người chống đối.

=====
GÍA GIỮ TRẺ XUỐNG THẤP CHƯA TỪNG THẤY

CANBERRA: Theo một cuộc điều tra của báo Daily Telegraph thì bốn năm sau khi thủ tướng John Howard lên cầm quyền, giá giữ trẻ đã hạ giảm như chưa từng có trước đây. Hiện nay nhiều nhà trẻ chỉ lấy 4.5 đô la để giữ một đứa trẻ trong một ngày. Vì thế đáp lại với những lời than phiền về việc chính phủ không quan tâm đến dịch vụ trông coi trẻ, nhiều người đã cho rằng dịch vụ giữ trẻ dưới chính phủ liên đảng được hưởng lợi nhiều nhất và hiện tại nhiều bậc phụ huynh được nhiều sự lựa chọn khi đi gửi con. Tuy nhiên vấn đề là nhiều bậc phụ huynh không nắm được vấn đề này và không đem con gửi nhà trẻ vì sợ không đủ tiền trả.

Trước đây nhiều hội đồng thành phố tuyên bố phạt nặng những bậc cha mẹ thả con suốt ngày trong thư viện địa phương. Tuy nhiên tình trạng này không còn nữa vì giá giữ trẻ đã xuống thấp khiến ai cũng có thể mang con đi gửi. Một gia đình được chính phủ bồi hoàn tiền gửi con 100% chỉ phải trả 22.5 đô la cho năm ngày gửi con tại nhà trẻ. Hiện nay có chừng 600 ngàn trẻ em được trông coi toàn thời tại các nhà trẻ trên toàn nước Úc. Chính phủ liên bang đã chi bốn tỷ đô la tiền trợ cấp giữ trẻ trong vòng bốn năm qua và bồi hoàn mỗi tuần 122 đô la cho một đứa trẻ, 255 đô cho hai đứa và 398 đô la cho ba đứa.

=====
TRỞ NGẠI TRONG VIỆC MỞ PHÒNG CHÍCH MA TÚY

SYDNEY: Giới thương gia tại Kings Cross lại thực hiện những nổ lực mới nhằm ngăn chận việc xây dựng và mở cửa một phòng chích ma túy hợp pháp tại Kings Cross. Phòng thương nghiệp Kings Cross yêu cầu rằng bộ y tế phải thông báo trước cho cư dân địa phương 14 ngày trước khi phòng chích này được khai trương. Nếu không được thông báo, cư dân sẽ xin một lệnh tòa cấm tiến hành việc xây dựng và mở cửa phòng chích ma túy này. Theo giám đốc phòng thương nghiệp Kings Cross là Malcolm Duncan thì chính tòa án sẽ quyết định phòng chích này có nên được xây dựng và mở cửa hay không.

Trong vòng sáu tháng qua việc hình thành phòng chích ma túy hợp pháp đầu tiên của tiểu bang đã bị nhiều trở ngại khiến cho mọi việc bị đình hoãn nhiều lần. Theo ông Duncan thì giấy phép cho phép hội thánh Uniting Church quản lý phòng chích này là không hợp pháp và cư dân cũng chưa được hỏi ý kiến về phòng chích ma túy này. Theo các nghiên cứu thì nếu phòng chích này được phép hoạt động toàn thời thì tại Kings Cross mỗi năm sẽ có từ 20 đến 80 người không bị chết vì dùng ma túy quá liều. Tuy nhiên cư dân địa phương cho rằng sự an nguy của hàng ngàn người đang sống trong địa phương còn quan trọng hơn nhiều.

=====
MA TÚY VÀ TRỘM CƯỚP ĐI ĐÔI VỚI NHAU

SYDNEY: Sở thống kệ tội phạm liên bang cho biết rằng nhiều tên tội phạm trộm cướp khi bị bắt giam đã bị xét nghiệm thấy có dùng ma túy. Những nghiên cứu khác cũng nhận thấy rằng nạn trộm cướp, đột nhập gia cư khảo của phần lớn đều do những tên nghiện ma túy tiến hành để có tiền thỏa mãn cơn ghiền. Các chuyên viên nghiên cứu khảo sát bằng việc lấy máu các phạm nhân thử nghiệm ma túy và phỏng vấn,đã nhận ra rằng ma túy chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho nhiều người trở thành tội phạm. Nhiều quốc gia cũng khẳng định rằng ma túy là yếu tố hàng đầu khiến cho nhiều người lãnh án vào tù.

Trong các nhà tù nạn buôn bán ma túy vẫn tiếp tục phát triển mạnh với sự tiếp tay của thân nhân và bạn bè vào thăm viếng. Trong năm 1999 cơ quan quản lý nhà tù đã tịch thu 1800 gam cần sa, 160 gam heroin và 900 ống chích từ những người vào thăm nuôi. 1500 người đã bị cấm vào thăm thân nhân sau khi bị phát hiện mang lậu ma túy tuồn vào nhà tù. Thổ dân cũng nghiện ma túy kinh khủng với 90% các thân chủ thổ dân của Legal Aid đều là các con sâu ma túy. Từ năm 1989 số tù nhân gốc thổ dân bị tù cũng tăng lên gấp hai lần. Không có con số chính thức về số phạm nhân ma túy gốc Việt nam trong các nhà tù tại NSW.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.