Hôm nay,  

TT Obama Đi Phi Châu

03/07/201300:00:00(Xem: 6472)
Theo lịch trình công du, TT Obama đi Phi châu bảy ngày, từ 26-6-2013, thăm ba nước: Senegal, Nam Phi và Tanzania. Một chuyến đi rất dài so với nhiều vấn đề phải làm, đối nội, đối ngoại của một vị tổng thông Mỹ, đệ nhứt siêu cường thế giới. Đối chiếu với Trung Cộng, khi mới lên làm Chủ Tịch Đảng Nhà Nước, Ông Tập cận Bình cũng chọn đi Phi Châu, trước TT Obama. Nên chuyến đi dài ngày của TT Obama có thể xem như một chuyến đi tranh giành ảnh hưởng của Mỹ tại Phi Châu đối với Trung Cộng. Đó là chuyện phải làm của Mỹ trong chiến lược toàn cầu, trong đó có kế hoạch chuyển trục quân sự và 60% hải lực Mỹ sang Á châu Thái bình Dương, thành lập TPP liên kết về kinh tế các nước hai bờ đông và tây của biển này, loại TC ra ngoài để có thể gọi là bao vây quân sự và kinh tế đối với TC. Chiến lược toàn cầu này của Mỹ sẽ thiếu nếu không ngăn cản bước chân khổng lồ của TC, một chế độ CS mới trổi dậy thành đệ nhị siêu cường kinh tế lớn mạnh nhưng thiếu trách nhiệm với cộng đồng thế giới và văn minh Nhân Loại. Nhìn chung chuyến công du này, TT Obama rất thành công, khắc phục được một phần lớn những thiếu sót trước đây của Mỹ do quá bận bịu với cuộc chiến ở Trung Đông và cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới đã lơ là nếu không muốn nói là đã để trống Phi Châu cho TC một thời gian khá lâu.

So với TC, Mỹ là nước có nhiều người Mỹ gốc Phi Châu. Kể cả TT Obama cũng là người Mỹ gốc Phi Châu. Sự đắc cử của TT Obama là một nguôn cảm hứng cho hầu hết nhân dân các nước Phi Châu. Đó là một bằng cớ hùng hồn Mỹ là một hiệp chủng quốc, sắc tộc nào cũng có thể vươn lên.

Trong khi đó TC là một chế độ chuyên chiếm đất nước, đồng hoá thành Hán tộc các nước. TC mới chiếm được chánh quyền là thôn tính Cộng Hoà Hồi Giáo Turkestan của người Duy ngô nhĩ theo Hồi giáo và văn hoá Thổ nhĩ kỳ, sáp nhập thành tỉnh Tân Cương của TC. TC cũng thôn tính Tây Tạng, cào bằng văn hoá nước này. Và hiện thời TC đang bành trướng chiếm biển đảo của các nước Á châu Thái Bình Dương, biến Á châu Thái bình Dương không còn thái bình nữa.

Trong Chiến Tranh Lạnh, TC chuyên khai thác sự phân biệt màu da, nghèo giàu giữa Tây Phương và các nước Á châu, Phi châu để làm nổi bật sự trổi dậy và lãnh dạo của TC.

Sau khi Liên xô sụp đổ, TC chuyển sang kinh tế thị trường. Hoa kỳ và Tây Phương giúp TC rất nhiều. Viện trợ, đầu tư vốn liếng, khoa học, kỹ thuật cho TC và TC trổi dậy. Kinh tế TC tăng trưởng từ 10% trở lên. Nên kỹ nghệ của TC tạo TC thành một kho hàng rẻ tiền để xuất cảng và một nền kỹ nghệ cần nguyên, nhiên liệu như con người cần hơi thở.

Phi Châu đất rộng người thưa, tài nguyên dồi dào chưa khai thác là địa điểm tốt cho ngưòi khổng lồ chân đất sét là TC. TC coi là đó là thị trường tốt vì dân nghèo mà hàng TC thì rẻ. TC coi nguồn tài nguyên và nhiên liệu của Phi Châu là món ăn thoả mãn sự thèm khát của TC.

Mấy đời Chủ Tịch Đảng Nhà Nước, mấy đời Thủ Tướng Chánh phủ của TC, người nào cũng công du TC. Ba đại công ty quốc doanh dầu khí của TC có mặt ở Phi Châu từ 1993. 30% tổng số dầu Trung Quốc nhập cảng là từ Phi Châu. 700 xí nghiệp quốc doanh Trung Quốc hoạt động ở Phi Châu. TC nhờ khéo lo lót, giá rẻ mấy cũng làm nên đã thắng Mỹ, Đức và Nhật. TC giành được trọn gói thầu lớn, làm 528 cây số đường sắt đông tây dài 1216 cây số của Algeria. TC nuốt gọn hợp đồng trị giá 3 tỉ Mĩ kim với Gabon để khai thác mỏ sắt, làm đường sắt, Nhiều nhiều lám, khó kể hết trong phạm vi khuôn khổ một tiểu luận này.

TC có lợi thế hơn Mỹ trong đấu thầu, giao thương và đầu tư. TC lo hối lộ nếu bị bể về nước không bị tội đưa hối lộ như các công ty Mỹ. Mỹ viện trợ, giao thương và đầu tư thường chú ý đến tình hình tự do, dân chủ, nhân quyền của nước nhận. Còn TC thì không, mèo trắng mèo đen con nào bắt được chuột cho TC là tốt. TC chỉ đòi hỏi một điều kiện không được thừa nhận Đài Loan, là một đảo quốc TC coi như một tỉnh của mình; mà Đài Loan thì dâu còn mấy nước thừa nhận.


Việc làm ăn rầm rộ của TC rất có lợi cho TC ở chánh trường Liên Hiệp Quốc. Các nước Phi Châu thường bỏ phiếu theo Trung Cộng, chống lại các nghị quyết của Tây Phương, nhứt là Mỹ khi lên án TC về vấn đề vi phạm nhân quyền hay khi Đài Loan xin vào các tổ chức quốc tế.

Nhưng thức khuya mới biết đêm dài, nằm trong chăn mới biết chăn có rận. Các nước Phi châu bây giờ không nghe TC nói nữa mà nhìn TC làm. TC chuyên khai thác tài nguyên của các nước đem về TQ mà không sản xuất hàng hoá có lợi phần nào cho nước sở tại. Phi châu quá lo công nhân TC tràn ngập lãnh thổ nước mình, cướp công ăn việc làm của người sở tại, sống trong khu vực riêng như một quốc gia trong một quốc gia. Phong trào dân chúng Phi Châu chống các công ty và công nhân TC nổi lên rất nhiều và mạnh.

Trong khi TC gần như một mình một chợ ở Phi Châu, thì Mỹ quá bận bịu quá nhiêu với chiến tranh Trung Đông và chiến tranh chống khủng bố phải một phần bỏ trống Phi Châu cho TC. Bỏ trống đến nổi thời TT Bush, năm 2008, Mỹ viện trợ cho Tanzania 700 triệu đôla để cải thiện hệ thống đường sá và những cơ sở hạ tầng khác ở Tanzania. TC nhờ tài lo lót và nhận thầu giá thấp giành được trọn gói thầu. Người dân Tanzania đâu có mấy người biết trên giấy tờ đó là viện trợ Mỹ, mà chỉ thấy trên thực tế ngoài công trường công nhân và kỹ sư TC làm nên khen TQ giúp cho đất nước mình.

Và TT Obama cũng vậy, lần đầu tiên một ngươi Mỹ gốc Phi Châu đắc củ làm tổng thống Mỹ, cả Phi Châu mừng rỡ và hãnh diện. Thế nhưng năm 2009, Ông chỉ đi xẹt qua Phi Châu, chóp nhoáng ghé thăm Ghana không quá 24 tiếng dồng hồ - như làm có lệ vậy thôi. Ngưới dân Phi Châu thất vọng, nghĩ TT Obama và nước Mỹ không đoái hoài gì đến Phi Châu. Chẳng những thế gần đây Mỹ chuyển trục quân sư sang Á Châu làm các nước Phi Châu càng thêm thất vọng. Nên việc các nước Phi Châu quay sang TC, một đệ nhị siêu cường đang cần tài nguyên của Phi Châu, và vì thế TC thành đối tác hàng đầu của Phi Châu từ năm 2009.

Nên chuyến đi Phi Châu 7 ngày của TT Obama là một bước ngoặc, một hành động chiến lược vô cùnh cấn thiết, không có không được của Mỹ. Phải chứng tỏ sự chiếu cố, quyết tâm tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở Phi Châu. Nhưng Mỹ vẫn minh bạch và trung thành với những giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền mà Mỹ cổ võ.

Tại Senegal, một quốc gia Pháp thoại, thành công tiêu biểu trong nỗ lực cải tiến tự do, dân chủ ở Phi Châu, trạm dừng đầu tiên trong chuyến công du 7 ngày qua 3 quốc gia Phi châu,TT Barack Obama ca ngợi tiến bộ dân chủ mà các quốc gia Phi châu đã đạt được. Ông cũng ca ngợi cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela. TT Obama đã đến Nam Phi, chặng dừng chân thứ nhì, bên cạnh việc thúc đẩy tương quan thương mại của Hoa Kỳ, Ông cũng nhấn mạnh về tự do. Phụ tá Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Ben Rhodes nói với đài VOA rằng ông Obama nói muốn thấy một cuộc bầu cử tự do, công bằng và khả tín ở Zimbabwe, cũng như có không gian cho một giới truyền thông độc lập và các yếu tố khác về dân chủ trong nước.

Ông đi thăm và rất xúc động trước Đảo Goree, biểu tượng buôn bán nô lệ từ thế kỷ thứ 18. Tại Nam Phi Ông bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với Ô Mandela, nhà tranh đấu chống chủ nghĩa phân biết chủng tộc này, TT Obama không đến giường bịnh mà thăm gia đình của Ô. Mandela thôi.

Trong chuyến công du kéo dài 7 ngày này, TT Obama bày tò lòng mong muốn của Mỹ - là thắc chặt tương quan với Phi Châu trên căn bản hợp tác bình đẳng và thương mại hai bên đều có lợi và tôn trọng nhau trong niềm tương kính, chớ không theo kiều xin cho hay khai thác tài nguyên của các nước chở về Mỹ, như TC đang làm theo kiểu thực dân coi Phi Châu là thuộc địa khai thác..

Dư luận báo chí từ Pháp hiểu biết Phi Châu nhiều nhứt, cho rằng chuyến công đi này có lợi cho Mỹ và cho Phi Châu. Còn TC thì e ngại Mỹ sẽ lấn sân TC ở Phi Châu./.( Vi Anh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.