Hôm nay,  

Trở Về Tây Tạng?

30/06/201300:00:00(Xem: 6621)
Bao giờ Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể trở về Tây Tạng như ước mơ của Ngài? Và tại sao Trung Quốc chưa chấp nhận các điều kiện Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra, rằng trong đó Ngài chấp nhận Tây Tạng là một phần của Hoa Lục nhưng chỉ xin độc lập và tự quản trị về văn hóa và tôn giáo? Tại sao Hoa Lục vẫn xem Đức Đạt Lai Lạt Ma là kẻ đòi ly khai, trong khi chính Ngài đã bác bỏ lập trường ly khai và nói rõ là sẽ để Tây Tạng được nhà nước Bắc Kinh quản trị về an ninh quốc phòng?

Có vẻ như TQ đang nhìn thấy một phần và đang hòa dịu hơn, ít nhất cũng là một cách thử nghiệm.

Bản tin Bloomberg News hôm 27-6-2013 ghi rằng chính phủ TQ nới lỏng lệnh cấp các sư Tây Tạng ở 2 tỉnh về việc tôn kính Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh tụ lưu vong.

Chính quyền tỉnh Sichuan loan báo rằng dân chúng có thể treo hình Đức Đạt Lai Lạt Ma và ra lệnh cấm cán bộ nói xấu Ngài, theo bản tin Anh ngữ RFA, dẫn lời cư dân huyện Ganzi. Trong quá khứ, các sư phải giấu kín hình của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Có phaỉ TQ nhượng bộ vì nhìn thấy không thể nào ngăn cản nổi làn sóng người tự thiêu để gây dư luận thế giới, bây giờ đã tới 119 người vị pháp thiêu thân?

Hay phaỉ chăng TQ nhìn sang Tân Cương, và nghĩ cần có giiả pháp cá biệt để trị an Tây Tạng?

Bản tin từ Đaì Quốc Tế Pháp RFI kể về Tân Cương:

“Chính quyền Trung Quốc hôm nay 28/06/2013 đang tăng cường các biện pháp an ninh tại Tân Cương, vùng đất rộng lớn mà dân cư đa số theo Hồi giáo, vào thời điểm sắp đến ngày kỷ niệm vụ nổi dậy đẫm máu tại thủ phủ Urumqi năm 2009. Con số người thiệt mạng trong vụ đụng độ hôm thứ Tư 26/06/2013 đã lên tới 35 người.

Tân Hoa Xã hôm nay gọi vụ đụng độ hôm thứ Tư là «khủng bố». Theo hãng tin chính thức của Nhà nước Trung Quốc, thì đám đông vũ trang bằng dao vào lúc hừng đông đã tấn công vào các đồn công an và trụ sở chính quyền của thành phố Lukqiu nhỏ bé, nằm cách Urumqi 250 km và cách Bắc Kinh 3.000 km.

Bà Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó cũng lặp lại đây là «một vụ tấn công khủng bố thô bạo».

Số người thiệt mạng trong vụ này trước đây được loan báo là 27, nay Tân Hoa Xã điều chỉnh lại là 35 người chết, trong đó có 11 người nổi dậy bị công an bắn chết, và 24 người khác trong đó có cả công an. Trong số các nạn nhân tử thương có 16 người Duy Ngô Nhĩ, bên cạnh đó có 21 công an và thường dân bị thương, bốn người nổi dậy khác bị thương đã bị bắt tại chỗ.

Tình hình đang rất căng thẳng tại Tân Cương, khi tuần tới là đến ngày kỷ niệm bốn năm các cuộc nổi dậy quy mô nhất từ trước tới nay. Tại Urumqi hôm 05/07/2009 và ba ngày liên tiếp sau đó, người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo đã vùng lên chống lại những người Hán ồ ạt đến vùng này sinh sống, khiến họ cảm thấy bị bỏ ngoài lề. Các cuộc nổi dậy bạo lực chưa từng thấy trên đây đã làm khoảng 200 người chết.

Nhật báo chính thức Global Times hôm nay cho biết “Chính quyền địa phương chuẩn bị đối phó với những chuyện có thể xảy ra lúc cận kề ngày kỷ niệm bốn năm”, và nhìn nhận là «Dù vậy, vụ bạo động ở Lukqun vẫn gây ngạc nhiên», trong vùng du lịch gần ốc đảo Turpan này. Tờ báo nói rằng có 9 người bị bắt - trong lúc Tân Hoa Xã đưa tin chỉ 4 người – và cho biết thêm «đa số nghi can 18 hay 19 tuổi, trong đó có các cư dân của Lukqun». Phóng viên báo này không thể vào được Lukqun.


Hai nhà báo của AFP chiều nay khi cố gắng đến Lukqun cũng bị công an vũ trang tạm giữ một tiếng đồng hồ, rồi áp tải về khách sạn ở Turpan. Hôm qua hai phóng viên hãng thông tấn Pháp cũng đã bị công an chận lại trên một ngã đường khác ở gần thành phố Lukqun.

Còn ban tiếng Duy Ngô Nhĩ và tiếng Anh của đài Châu Á Tự Do đặt tại Mỹ hôm qua dẫn nguồn từ các viên chức và người dân địa phương nói rằng có đến 46 người chết, trong đó có 11 người nổi dậy. Hội nghị Thế giới Duy Ngô Nhĩ, một tổ chức ly khai lưu vong nhận định vụ nổi dậy hôm thứ Tư cho thấy «thất bại của chính sách về người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc», và tố cáo «nạn bưng bít thông tin»...”(hết trích)

Dù thế nào đi nữa, Bắc Kinh đã nhìn thấy nền văn hóa khác biệt ở 2 vùng đã dẫn tới phản ứng dị biệt: từ Tân Cương nơi đại đa số dân theo Hồi Giaó, cho tới Tây Tạng nơi dại đa số dân theo Phật Giáo. Hình ảnh thấy rõ: một bên phản ứng bằng bạo động, và một bên là btấ bạo động.

Tuy nhiên, có phảỉ có ảnh hưởng Hoa Kỳ nơi đây?

Bản tin mạng Phayul của người Tây Tạng lưu vong cho biết Đại Sứ Mỹ tại TQ là Gary Locke đang viếng thăm Tây Tạng, nơi ông họp với các cán bộ địa phương và nêu vấn đề nhân quyền.

Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của một đaị sứ Mỹ tới vùng Tây Tạng kể từ năm 2010.

Nolan Barkhouse, phát ngôn nhân báo chí của Tòa Đại Sứ Mỹ ở Bắc Kinh, nói với Phayul qua điện thoaị rằng Đại Sứ Locke sẽ ở Tây Tạng cho tới ngày 28-6-2013.

Đaị Sứ Locke đi thăm Tây Tạng cùng với gia đình và các nhân viên sứ quán khác, trong đó có Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Chengdu.

Barkhouse thêm rằng Đại Sứ Locke đã gặp các cán bộ địa phương và đã nêu vấn đề nhân quyền.

Một bản tin khác từ Phayul cũng nói, ngay tại tu viện Gaden ở giữa Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, cũng được thông báo rằng họ có quyền treo hình Đức Đạt Lai Lạt Ma, dẫn theo tin từ văn phòng Free Tibet bản doanh ở London.

Tuy nhiên, Free Tibet nói rằng sẽ không khôn ngoan nếu suy luận thêm về chính sách TQ trong vùng này, vì chưa rõ lệnh cho treo cờ đã áp dụng toàn bộ lãnh thổ Tây Tạng hay không.

Bản tin Phayul hôm 25-6-2013 lại cho biết, bàn tay sắt công an TQ vẫn xiết chặt: tổ chức nhân quyền OMCT (Tổ Chức Thế Giới Chống Tra Tấn) bản doanh ở Geneva, nói rằng đang quan ngại về an toàn của các nhạc sĩ và ca sĩ Tây Tạng Pema Trinley và Chakdor, và hai nghệ sĩ phụ tá của họ là Khenrap và Nyagdompo. Cả 4 nghệ sĩ này đã biến mất, không rõ ở đâu và số mệnh ra sao.

Trước đó chỉ có tin là Pema Trinley, 22 tuổi, và Chakdor, 32 tuổi, cùng ngụ ở vùng Ngaba, phía đông Tây Tạng đã bị Tòa TQ kêu án bí mật hồi tháng 2-2012.

Trinley và Chakdor bị bắt giam từ tháng 7-2012, vài ngày sau khi họ phổ biến đĩa nhạc “Agony of Unhealed Wounds” (Nỗi Đau Của Những Vết Thương Chưa Lành).

Đĩa nhạc có các ca khúc viết về những cuộc tự thiêu, cùng với các ca khúc ca ngợi Đức Đạt Lai Lạt Ma (lưu vong ở Ấn Độ), Đức Ban Thiền Lạt Ma (bị bắt giam và giấu kín từ thời thơ ấu), Đức Kirti Rinpoche (Tu Viện Trưởng Kirti và đã lưu vong) và Sikyong Lobsang Sangay, lãnh tụ chính phủ lưu vong Tây Tạng.

Thế giới đầy nước mắt vậy. Bao giờ Đức Đạt Lại Lạt Ma có thể trở về Tây Tạng? Khó vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.