Hôm nay,  

Nhà Văn Phạm Viết Đào

16/06/201300:00:00(Xem: 9225)
Hôm Thứ Năm 13-6-2013, thêm một người viết blog tại Việt Nam bị bắt. Hành vi cầm bút tại quê nhà y hệt như những bước đi tìm dân chủ trong khi len giữa những rừng chông và bãi mìn. Có vẻ như không mấy người viết blog về thời sự tại Việt Nam có thể tự tin vào sự tinh tường của họ khi dò nhìn để tránh đạp nhằm chông hay mìn.

Và thế đó, trong khi chữ viết của họ không chắc đã mang tính bộc phá của những tiếng vang dân chủ, họ đã tự lấy thân mình để hứng những miểng đạn độc tài để mở đường cho những người đi sau. Thấy được những hình ảnh hy sinh này, chúng ta mới biết trân trọng với những người viết blog hiện nay, và đồng thời cũng thấy được cơ may dị thường của dân tộc Miến Điện: có mấy ai trên ngôi vua mà tự ý tuyên bố chuyển sang chế độ dân chủ đa đảng bao giờ?

Bản tin của thông tấn TTXVN, đăng trên báo Dân Trí, kể rằng vào ngày 13/6, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội ra Lệnh khám xét khẩn cấp và Lệnh bắt khẩn cấp đối với Phạm Viết Đào, sinh ngày 10/4/1952 tại Nghệ An; hiện thường trú tại số 02 hẻm 39/7/460 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Bản tin viết:

“Theo cơ quan Công an, ông Phạm Viết Đào bị bắt vì có hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".

Quá trình thực hiện lệnh khám xét, bắt khẩn cấp, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội thực hiện đúng quy định của pháp luật. Thái độ của Phạm Viết Đào chấp hành...” (hết trích)

Nhưng Điều 258 là gì? Đọc kỹ, Điều này viết rất mơ hồ, có vẻ như cố ý viết để diễn giải sao cũng được.

Nguyên văn:

“Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.” (hết trích)

Thử suy nghĩ về “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích...” xem thực sự có ý nghĩa gì? Thế nào là lợi dụng? Những chữ này không có tính định lượng. Và do vậy, diễn dịch sao cũng được.

Một điều dị thường là, trên một trang web thân cận của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, bài viết của tác giả Bạch Dương tựa đề “Phạm Viết Đào là ai?” khi giaỉ thích lý do bắt giam đã ngay lập tức hù dọa thêm một số người viết blog khác:

“...Được biết Phạm Viết Đào sinh năm 1952, tại Nghệ An, từng tốt nghiệp cử nhân văn chương ở Romania. Từ năm 1975 – 1992, ông công tác tại Vụ Điện ảnh của Bộ Văn hóa. Tiếp đó từ 1992 – 2007, giữ chức Thanh tra Bộ Văn hóa, từng xử lý nhiều sai phạm trong lĩnh vực báo chí. Về sau là Trưởng phòng Thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, hiện nay đã nghỉ việc... (...)

Không riêng gì Đào mà hiện nay còn có rất nhiều chủ trang blog đình đàm xuất thân là nhà báo, nhà văn như: Nguyễn Xuân Diện, Bùi Văn Bồng, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Quang Lập, Trương Duy Nhất… họ vốn là những người giỏi chữ nghĩa, có quan hệ rộng trong quá trình hoạt động báo chí, có điều kiện theo dõi những thay đổi, chuyển mình của đất nước nhưng tất cả đều có chung một tư tưởng thích lên giọng “dạy đời” người khác. Và thường nhân danh sự thật, nhân danh tự do, dân chủ để tung hoành đủ thứ vấn đề của đất nước và cá nhân các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước...” (hết trích)

Blogger Trương Duy Nhất đã bị bắt rồi. Vậy là còn 4 người viết blog khác đang bị nêu tên hù dọa. Tại sao? Nói điều phải quấy sao lại gọi là dạy đời? Và ngay cả khi gọi là dạy đời, có phải là có tội? Viết thế nào mà gọi là viết tung hoành? Tung là dọc, hoành là ngang... vậy viết tung hoành là gì? Thậm chí, giả sử có viết tung hoành thì sao gọi là có tội? Những chữ này cũng không có tính định lượng, nên cũng rất mơ hồ.

Nhà văn Đàm Mai Đạo trên trang Dân Làm Báo có lời giải thích rằng, như dường nhà văn Phạm Viết Đào bị bắt vì đụng chạm ông Nguyễn Tấn Dũng. Bài “Nhìn nhận về vụ bắt Phạm Viết Đào” nêu lên:

“...Ông Phạm Viết Đào, một nhà văn 61 tuổi, người đã làm việc nhiều năm với nhiều vị trí khác nhau trong guồng máy chính quyền nhưng vẫn thuộc về lãnh vực tinh thần - thứ mà bản thân ông cũng như tất cả người cộng sản hiểu rõ - khó quản lý nhất và hầu như chưa bao giờ “quản” được. Có lẽ ông Đào cũng không lạ lẫm gì với “phong thái” “bắt người định tội” của chính thể này...

...phải chăng việc bắt Phạm Viết Đào như là một lời khẳng định: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn nguyên đó! Không một ai được phép lờn mặt, hỗn xược mà đả phá ông ta?! Những đám tàn quân lao nhao dưới trướng kẻ khác hay những kẻ ngồi lê đôi mách như mụ hàng xén lắm lời cần phải được dạy cho bài học nhớ đời để biết thế nào là lễ độ hơn?”(hết trích)

Thực sự, bản thân nhà văn Phạm Viết Đào tự nhận là không có tội gì, không vi phạm luật pháp gì.

Trong bài tựa đề “Tìm Cơ Chế Để Tạo Cho Các Nhà Báo Được Bộc Lộ Chính Kiến Của Mình Như Các Blogger,” đăng lại từ FB Nguyễn Lân Thắng trên Basam.info, nguyên thủy là bài tham luận do Phạm Viết Đào đọc tại hội thảo sáng 24/12/2012 tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học-Kỹ thuật Việt Nam do Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) tổ chức, trích:

“...Bản thân tôi là người ham viết blog, mới nghỉ hưu từ 1/6/2012, trang của tôi bị đánh sập 3 lần và không biết ai phá; rất nhiều lần trực tiếp được mời lên yêu cầu giải trình các nội dung, quan điểm cũng như trách nhiệm hành chính (vì tôi là công chức) và trách nhiệm trước luật pháp về những thông tin tôi nêu về những vấn đề tôi viết ra…Tôi đã giải thích, tranh luận sòng phẳng, minh bạch rằng: những điều tôi viết ra không vi phạm 19 điều đảng viên không được làm vì tôi là đảng viên; Tôi không vi phạm luật pháp thông tin ( Luật Báo chí và các văn bản có liên quan)…Tôi là hội viên Hội Nhà văn VN, hội viên Hội Nhà báo VN, thiên chức của tôi cũng giống như anh nông dân, phải có cày và ruộng cho chúng tôi cày cấy; Khi nhà nước thừa nhận cho phép bằng luật pháp hoạt động của những hội này thì nhà nước phải chịu trách nhiệm bảo hộ công việc của chúng tôi, những cư dân hoạt động có thẻ khi chúng tôi không làm gì vi phạm luật pháp…Có ý kiến bác lại: Sao không đưa các ý kiến đó cho các báo mà lại đưa lên mạng; tôi trả lời: nếu đưa tới báo thì báo không đăng; còn gửi cho những người có trách nhiệm, cơ quan có trách nhiệm có liên quan thì tôi không muốn mang tiếng là người đi khiếu kiện, xin-cho…Tôi đề xuất: Hay các ông lập ra một trang mạng tạo cơ chế cho một diện hẹp nào đó được đọc, các ông quản lý để chúng tôi viết trình bày chính kiến của mình: Điều nào sai các ông phản bác, điều nào đúng để những người có trách nhiệm tiếp thu; chúng tôi cũng chỉ mong có thế, vì không có nơi vui vẻ tiếp nhận nên chúng tôi phải tung lên mạng, lên trời…

Tóm lại, cho rằng hiện nay so với báo chí chính thống thì các trang mạng xã hội có điều kiện bộc lộ chính kiến của người viết hơn; vấn đề mà tôi đề câp, kết lại: làm sao để các nhà báo được sống hết mình với tin bài của mình như các trang mạng xã hội, có như thế báo chí mới góp phần hữu ích vào đời sống xã hội…Vấn đề này nó vượt ra ngoài phạm vi cuộc hội thảo này vì nó vướng vào cơ chế, chính sách; Cuộc hội thảo này chỉ bàn tới một vấn đề thuộc phạm vi nghề nghiệp thông tin của báo chí. Tôi muốn bàn tới cái gốc của vấn đề đó là cơ chế-chính sách quản lý thông tin báo chí thuộc trách nhiệm của Bộ Thông tin-Truyền thông; Để phát biểu điều này phải là cuộc hội thảo do Bộ Thông tin-Truyền thông tổ chức và chủ trì…Cách đây không lâu, tôi có đọc văn bản soạn thảo về Nghị định Internet sửa đổi, tôi thấy vô lý vì trong đó có một dòng ghi đại ý: thông tin báo chí mới là chính thống, hợp pháp còn thông tin trên mạng xã hội là không chính thống… Bộ TT-TT cứ quy định còn người đọc người ta cứ vào các trang mạng xã hội để đọc, các hãng thông tấn nước ngoài có uy tín vẫn tiếp cận các blogger để lấy tin vậy thì cái chính thống mà Bộ Thông tin Truyền thông quy định đó ai nghe, ai theo, ai tin và tin ai?

Nếu không bàn tới cơ chế chính sách giải phóng sức sản xuất cho các nhà báo được hành nghề, bộc lộ chính kiến của mình như các blogger thì nếu có tờ báo nào đó mời tôi viết bài tôi cũng lại viết như các nhà báo, nếu muốn được đăng…Và tham gia cuộc hội thảo này, tôi cũng đã phải đắn đo, viết tham luận cẩn thận, rà đi soát lại để không bị kiểm duyệt, biên tập khiến cho ý kiến của mình không được phát. Còn lên trang của tôi thì khi viết xong chỉ một cú nhấn chuột là bài sẽ lên mạng…” (hết trích)

Trước tình hình này, nhiều nhà văn khác cũng đang được gia đình quan ngại.

Như trường hợp một blogger khác: nhà thơ Thái Bá Tân trong bài thơ “Lại Nói Với Con” có bài thơ 5 chữ, trong đó có những dòng như sau:

“Con sợ bố bị bắt?
Bắt thì bắt, đã sao.
Mà sợ cũng chẳng được,
Mà còn có đồng bào.
.
Vì cái tâm bố thẳng,
Vì việc làm bố ngay.
Bố là người dân tốt
Của cái đất nước này.” (hết trích)

Mà nhìn lại, có bao nhiêu người dám nói rằng nhà văn Phạm Viết Đào “tâm không thẳng, việc không ngay, dân không tốt... của cái đất nước này”?

Ai, ai dám nói như thế? Và ai, ai dám bắt nhà văn Phạm Viết Đào như thế?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.