Hôm nay,  

Thư Kêu Gọi Của HĐ Thẩm Mỹ Cali: Nói Thẳng Những Gì Bạn Thấy

18/05/201300:00:00(Xem: 11698)
“Hãy nói thẳng những gì bạn nhìn thấy.”

Là lời kêu gọi trong lá thư gởi cho những thân chủ ngành thẩm mỹ của tiểu bang California.

“Thấy gì nói nấy/hãy nói lên sự thật.” Thấy vậy mà không phải vậy.

Chuyện nầy không dễ dàng như ta nghĩ. Thời gian qua, hội đồng thẩm mỹ đã hiểu rõ về vấn đề nầy. Nhiều thân chủ không thoải mái khi nói về việc phải giữ gìn sạch sẽ với những nhân viên thẩm mỹ, từ anh thợ hớt tóc cho đến những thợ làm móng tay, dưỡng da hay thợ về điện giải- ngay cả khi họ biết rất rõ về những tiêu chuẩn vệ sinh căn bản hay gặp những trường hợp mất vệ sinh xảy ra ngay trước mắt.

Tại sao? Đó là vì tính chung thủy giữa thân chủ và với người thợ lâu năm quen thuộc đã cản trở lời nói thật.

“Tôi không muốn làm tổn thương tới người thợ ấy” hoặc “Tôi cảm thấy ngượng miệng” "tôi không muốn làm họ mắc cở". Họ đều nói vậy.

Câu nói khác là “Tôi không muốn vì bị phê bình mà họ không phục vụ tôi một cách tử tế.”

Nhưng, nếu nhân viên thẩm mỹ làm việc trong môi trường mất vệ sinh, thì đâu phải là việc làm tốt, xứng đáng cho ta phải tôn trọng và làm ta ngần ngại, rồi giống như đồng lỏa để che đậy sự thật?

Sự thông cảm hay thủy chung của khách quả là con đường hai chiều.

Nếu ta là một chuyên viên về một ngành nào đó trong nghề thẩm mỹ, cho dù có là thợ hớt mái tóc hay làm đẹp cho mặt mày tay chân, ta cần phải muốn thân chủ của ta nói lên những thắc mắc nếu có, khi thấy những sự mất an toàn hay vệ sinh. Bởi vì, không chừng bạn là người đã không thấy những điều ấy vì quá bận rộn trong tiệm, đã bỏ qua, là điều thường xảy ra.

Nếu ta là học viên rất giỏi trong trường, là một thí sinh qua kỳ thi khó khăn để cầm trong tay mảnh bằng từ hội đồng thẩm mỹ, ra đời là người thợ giỏi, ta có thẩm quyền và trách nhiệm để làm việc cũng như bảo vệ sự an toàn cho thân chủ một cách đúng đắn và hữu hiệu. Ta hiểu biết việc bảo vệ an toàn cho thân chủ là một chuyện vô cùng quan trọng.


Danh dự của chuyên viên thẩm mỹ là có trách nhiệm giữ vệ sinh trong việc làm và nơi làm việc của mình. Ta hiển nhiên biết rõ, những người khách không hài lòng về sự vệ sinh và an toàn của lần phục vụ nầy thì có thể sẽ không có lần tới, không lâu sau con số khách hàng tới lui dần dần biến mất.

Khi mất một người khách là ta mất đi một phần tài chánh.

Hơn nữa, nói lên, chỉ ra, cho thấy những khuyết điểm, người khách đã cho người thợ cơ hội để sửa chữa, đỡ tốn kém hơn là bị thanh tra viên vào khám xét và bị phạt.

Việc bảo vệ ngưòi khách và người thợ là trách nhiệm và sứ mệnh của hội đồng thẩm mỹ.

“Hảy nói lên khi nhìn thấy điều sai” là một chương trình đang hô hào, kêu gọi sự hưởng ứng của mọi người.

Chương trình đưa lên mục tiêu:

“Cùng chung sức làm việc thân chủ - tiệm thẩm mỹ, và hội đồng thẩm mỹ.“

Tất cả là cho sự an toàn, sức khoẻ cho cả hai bên cung cầu.

Vì vậy cho nên các chuyên viên thẩm mỹ đừng nên ngạc nhiên và nổi giận khi bị thân chủ phàn nàn.

Tuy “lời thật mất lòng” nhưng nếu không ai nói lên sự thật thì mình cứ theo cái đà làm việc theo phương cách mất vệ sinh thì ta có lợi ích gì ngoài việc làm cho bịnh hoạn lây lan, bị phạt nặng nếu có? Trường hợp khách mang bịnh truyền nhiễm bắt nguồn từ tiệm làm nails đã có xảy ra trong quá khứ.

Hội đồng thẩm mỹ đang ra sức kêu gọi mọi người chúng ta chung sức ủng hộ việc “thấy gì nói nấy-hãy nói lên sự thật để sửa đổi” của người khách.

Bắt đầu từ cửa tiệm và người thợ, chấp nhận lời phàn nàn của người khách, sự làm việc theo đúng tiêu chuẩn của người thợ là phương cách tốt nhứt để có được những phục vụ bảo đảm an toàn vệ sinh cho mọi người.

Trương Ngọc Bảo Xuân (Lược dịch từ lá thư kêu gọi của hội đồng thẩm mỹ, tiểu bang California.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.